Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức bài Cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi

Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức bài Cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.

Cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi mẫu 1
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
(1) Đó là những câu thơ em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ nước mình của
nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. (2) Tác giả so sánh khoảng cách giữa đời cha ông với hiện
tại, bằng độ dài vô tận giữa con sông và chân trời. (3) Qua đó, nói giảm nói tránh đi
hiện thực đau buồn, rằng cha ông đã cách chúng ta rất xa, mãi mãi không thể nối
lại. (4) Tuy vậy, món quà tinh thần giá, ý nghĩa cha ông gửi tặng cho chúng
ta vẫn n vẹn nguyên, đó những câu chuyện cổ. (5) Những bài học, những câu
chuyện cuộc sống, những khát khao, hoài mong ẩn chứa trong đó, giúp chúng ta
được hiểu hơn về cha ông của chính mình. (6) Bởi vậy, không chỉ với mỗi nhà thơ,
với bất kì ai, truyện cổ cũng luôn là những tác phẩm đáng để đọc và gìn giữ.
Cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi mẫu 2
(1) Đọc bài thơ Chuyện cổ nước mình, em đặc biệt ấn tượng với các câu thơ:
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
(2) Tác giả đã rất tinh tế khi khắc họa sự xa cách về thời gian giữa thế hệ cha ông
ngày xưa với thế hệ con cháu hiện tại qua một hình ảnh so sánh. (3) Đó khoảng
cách xa vời, không bao giờ kéo lại gần được, như con sông và chân trời - nơi chẳng
bao giờ có điểm cuối. (4) Tuy chẳng thể nào được gặp nhau, nhưng cha ông vẫn để
lại cho chúng ta những câu chuyện cổ - nơi ẩn chứa những bài học ý nghĩa, những
câu chuyện bổ ích. (5) Không chỉ vậy, qua các câu chuyện, chúng ta còn được hiểu
thêm về quan niệm, lối sống, cách suy nghĩ, ước mong của thế hệ cha ông
mình. (6) Đọc truyện cổ, tựa như chúng ta đang được sống trong thế giới cách mình
từ rất xa xưa. (7) Chính vậy tác giả yêu tha thiết những câu chuyện cổ của
nước mình.
Cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi mẫu 3
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
(1) lẽ trên đây những câu thơ em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ
nước mình. (2) Nhà thơ dùng khoảng cách tận về địa lý: từ con sông đến tận chân
trời, để thể hiện sự xa cách về thời gian giữa thế hệ cha ông với con cháu ngày
nay. (3) Thế nhưng khoảng cách ấy dường như đã được xóa mờ đi chính bởi các câu
chuyện cổ. (4) Đọc và ngẫm nghĩ những câu chuyện cổ ấy, chúng ta như được sống
trong thời đại, thế giới của ông cha. (5) Nhìn ngắm những điều đã xảy ra, tham gia
vào các sự kiện đã diễn ra bằng trí tưởng tượng của mình. (6) Để từ đó, hiểu hơn về
cuộc sống, ước mơ, khát vọng của ông cha ta, cũng như thấm nhuần những đạo lý,
bài học cha ông đã đúc kết ra, muốn truyền dạy cho con cháu. (7) Chính bởi
những ý nghĩa to lớn ấy, truyện cổ mãi luôn chiếm một vị trí quan trọng trong
thế giới tinh thần của biết bao thế hệ người dân Việt Nam.
| 1/2

Preview text:

Cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi mẫu 1
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
(1) Đó là những câu thơ em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ nước mình của
nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. (2) Tác giả so sánh khoảng cách giữa đời cha ông với hiện
tại, bằng độ dài vô tận giữa con sông và chân trời. (3) Qua đó, nói giảm nói tránh đi
hiện thực đau buồn, rằng cha ông đã cách chúng ta rất xa, mãi mãi không thể nối
lại. (4) Tuy vậy, món quà tinh thần vô giá, ý nghĩa mà cha ông gửi tặng cho chúng
ta vẫn còn vẹn nguyên, đó là những câu chuyện cổ. (5) Những bài học, những câu
chuyện cuộc sống, những khát khao, hoài mong ẩn chứa trong đó, giúp chúng ta
được hiểu hơn về cha ông của chính mình. (6) Bởi vậy, không chỉ với mỗi nhà thơ,
mà với bất kì ai, truyện cổ cũng luôn là những tác phẩm đáng để đọc và gìn giữ.
Cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi mẫu 2
(1) Đọc bài thơ Chuyện cổ nước mình, em đặc biệt ấn tượng với các câu thơ:
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
(2) Tác giả đã rất tinh tế khi khắc họa sự xa cách về thời gian giữa thế hệ cha ông
ngày xưa với thế hệ con cháu hiện tại qua một hình ảnh so sánh. (3) Đó là khoảng
cách xa vời, không bao giờ kéo lại gần được, như con sông và chân trời - nơi chẳng
bao giờ có điểm cuối. (4) Tuy chẳng thể nào được gặp nhau, nhưng cha ông vẫn để
lại cho chúng ta những câu chuyện cổ - nơi ẩn chứa những bài học ý nghĩa, những
câu chuyện bổ ích. (5) Không chỉ vậy, qua các câu chuyện, chúng ta còn được hiểu
thêm về quan niệm, lối sống, cách suy nghĩ, ước mong của thế hệ cha ông
mình. (6) Đọc truyện cổ, tựa như chúng ta đang được sống trong thế giới cách mình
từ rất xa xưa. (7) Chính vì vậy mà tác giả yêu tha thiết những câu chuyện cổ của nước mình.
Cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi mẫu 3
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
(1) Có lẽ trên đây là những câu thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ
nước mình. (2) Nhà thơ dùng khoảng cách vô tận về địa lý: từ con sông đến tận chân
trời, để thể hiện sự xa cách về thời gian giữa thế hệ cha ông với con cháu ngày
nay. (3) Thế nhưng khoảng cách ấy dường như đã được xóa mờ đi chính bởi các câu
chuyện cổ. (4) Đọc và ngẫm nghĩ những câu chuyện cổ ấy, chúng ta như được sống
trong thời đại, thế giới của ông cha. (5) Nhìn ngắm những điều đã xảy ra, tham gia
vào các sự kiện đã diễn ra bằng trí tưởng tượng của mình. (6) Để từ đó, hiểu hơn về
cuộc sống, ước mơ, khát vọng của ông cha ta, cũng như thấm nhuần những đạo lý,
bài học mà cha ông đã đúc kết ra, muốn truyền dạy cho con cháu. (7) Chính bởi
những ý nghĩa to lớn ấy, mà truyện cổ mãi luôn chiếm một vị trí quan trọng trong
thế giới tinh thần của biết bao thế hệ người dân Việt Nam.