Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức bài Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Thạch Sanh

Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức bài Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Thạch Sanh được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.

Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Thạch Sanh
Phát biểu cảm nghĩ của em về truyn Thch Sanh bài 1
Truyện Thạch Sanh thể hiện cho vẻ đẹp của trí tuệ, tài năng tâm hồn của con
người Việt Nam. Qua câu chuyện, cha ông muốn nhắc lại một chân đúng đắn rằng,
cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác, người tốt bao giờ cũng đánh bại kẻ xấu.
Thạch Sanh truyện kể về người dũng thật thà mộc mạc, sức mạnh phi thường
có thể chém chằn tinh, diệt đại bàng, cứu người bị hại. Ngoài sức mạnh phi thường
ấy, tiếng đàn của chàng có thể vạch mặt kẻ vong ơn bội nghĩa và làm nhụt khí quân
xâm lược.
Thông qua các nhân vật trong truyện câu truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo
đức, công hội tưởng nhân nghĩa, yêu hòa bình của nhân dân ta. Trong
truyện có nhiều chi tiết độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh,
cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…). thể nói, trong những nhân vật
chính diện mà truyện cổ tích Việt Nam đã xây dựng nên thì Thạch Sanh là nhân vật
đẹp nhất và tiêu biểu nhất.
Nhân dân đã tưởng tưởng ra cái nguồn gốc xuất thân của chàng Thạch Sanh thật
lạ. Xét về nguồn gốc thì Thạch Sanh không phải người thường. Theo truyện kể thì
vợ chồng nhà họ Thạch (ở Cao Bằng), tuổi đã già chưa con. Thấy họ tốt bụng,
Ngọc Hoàng sai thái tử xuống trần gian đầu thai làm con. mmang thai nhiều
năm mới sinh ra Thạch Sanh. Lớn lên, chàng lại được các vị thần dạy cho đủ các
môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Như vậy Thạch Sanh là "người trời".
Những chi tiết về sự ra đời lớn lên khác thường của Thạch Sanh ý nghĩa tô
đậm tính chất lạ, đẹp đẽ cho nhân vật tưởng làm tăng sức hấp dẫn cho câu
chuyện. Nhân dân quan niệm rằng, nhân vật ra đời và lớn lên kì lạ như vậy tất sẽ
khả năng, phẩm chất phi thường và sẽ lập được nhiều chiến công lừng lẫy.
Thạch Sanh người trời nhưng khi làm con trong gia đình nông dân chàng đã thành
người cõi trần, có cha mẹ, họ tên, quê quán, nghề nghiệp, cụ thể, rõ ràng. Cuộc đời
và số phận Thạch Sanh rất gần gũi với nhân dân.
Thạch Sanh mồ côi cha từ khi còn ở trong bụng mẹ, rồi vừa mới lớn mất luôn cả mẹ.
Chàng sống một thân một mình từ bé. Đó đặc tính phổ biến của các nhân vật chính
diện trong truyện cổ tích thần kì. Ngoài đặc điểm ấy, nhân vật Thạch Sanh còn
tính chất của nhân vật thần thoại và nhân vật anh hùng trong truyền thuyết.
Thạch Sanh sống trong túp lều dưới gốc đa. Cả gia tài chỉ một lưỡi rìu
cha để lại. Thân cô, thế cô, chàng phải chịu bao khó khăn thử thách của cuộc đời.
Chàng kết thân với Thông coi mẹ con Thông như gia đình của mình. Thế
nhưng chàng bị mẹ con Thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng. Bằng tài năng
của mình, Thạch Sanh đã diệt được chằn tinh.
Sau đó là câu chuyện công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đã xuống
hang tiêu diệt đại bàng, cứu được công chúa. Chàng bị Thông cố tình hãm hại,
lấp mất cửa hang. Trong khi tìm lối thoát, chàng lại cứu được con vua Thủy T
được tặng cây đàn thần. Trở về gốc đa, bị hồn của chằn tinh đại bàng báo thù,
bọn chúng bị Thạch Sanh hạ ngục. Nỗi oan của chàng được giải. Mẹ con Lí Thông
độc ác bị trừng trị, biến thành bọ hung. Thạch Sanh được kết hôn với công chúa.
Hoàng tử mười tám nước chư hầu trước kia bị công chúa từ n nay lấy làm tức giận,
họp nhau kéo quân sang đánh. Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy, quân mười tám
nước rút lui. Thạch Sanh và công chúa từ đó sống hạnh phúc bên nhau.
Những khó khăn, trắc trở với chàng Thạch Sanh cứ tăng dần, thử thách sau bao giờ
cũng gay go hơn thử thách trước. Thạch Sanh đã vượt qua tất cả bằng tài năng, phẩm
chất và sự giúp đỡ của các phương tiện thần kì. Điều đó thể hiện một lời khẳng định
rằng, cái ác mưu xảo quyệt đến đâu cũng không thể thắng được cái thiện
cái đúng đắn.
Thạch Sanh được xây dựng lên là một chàng trai tuy nghèo nhưng đủ ba điều quý
giá ban đầu: sức khỏe, nghị lực tài năng; công cụ mảnh đất quê hương để
từ đó làm nên tất cả.Ở nhân vật Thạch Sanh, yếu tố bình thường gắn liền với yếu tố
phi thường, sức người kết hợp với sức thần một cách chặt chẽ, hài hòa. Những lần
bị Thông yêu quái hãm hại, Thạch Sanh không được Tiên, Bụt hiện lên giúp
đỡ nhưng chàng lại trong tay những phương tiện diệu cung vàng, đàn thần.
Điều này thể hiện ý tưởng sâu xa của nhân dân, tài năng của chàng tài năng của
con người kết hợp với sức mạnh của thần thánh.
Tiếng đàn thần vô cùng kì diệu đã giải oan cho Thạch Sanh, vạch tội Lí Thông, làm
cho công chúa hết câm, khiến cho đội quân xâm lược của ời tám nước phải mềm
lòng nhụt chí, buông giáo xin hàng. Đó tiếng nói nhân nghĩa công lí, đại diện
cho cái thiện, cho tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân.
Với cây đàn thần trong tay, Thạch Sanh được miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, một
anh hùng trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ cuộc sống yên vui
cho mọi người.
Giặc chấp nhận lui binh, được Thạch Sanh dọn một bữa cơm thết đãi. Niêu cơm thần
của Thạch Sanh cứ vơi lại đầy, làm cho quân mười tám nước lúc đầu coi thường
chế giễu, sau đó phải ngạc nhiên khâm phục. Niêu cơm thần ấy tượng trưng
cho sức mạnh tiềm tàng và tấm lòng nhân đạo cao cả, rộng lớn của nhân dân ta.
Cái kết hậu của câu chuyện đã đáp lại cái ao ước đổi đời cho những con người
nghèo khổ nhưng tấm lòng lương thiện của nhân dân ta. Đó thành quả đáng
được hưởng sau những khó khăn thử thách con người đã trải qua. Câu chuyện
một lần nữa khẳng định triết sống ngàn đời của cha ông ta, cái thiện luôn thắng cái
ác, ở hiền gặp lành.
Phát biểu cảm nghĩ của em về truyn Thch Sanh bài 2
Cái thiện luôn thắng cái ác, người tốt bao giờ cũng đánh bại kẻ xấu, đó là những
mà truyện cổ tích mang lại cho chúng ta thông qua những chi tiết, nhân vật thần kỳ,
cấu. Truyện “Thạch Sanh” một trong những câu chuyện cổ tích như vậy.
Truyện Thạch Sanh thể hiện cho vẻ đẹp trí tuệ và tài năng của con người Việt Nam.
Thông qua nhân vật Thạch Sanh, chúng ta có hiểu nhận ra điều nhiều điều lí thú từ
câu chuyện.
Nhân vật Thạch Sanh được tác giả câu chuyện hư cấu tviệc một cặp vợ chồng lấy
nhau đã lâu mà không có con. Ngọc hoàng thấy vậy bèn cử Thái Tử xuống làm con
của họ. Từ đó người vợ có thai, khi người cha mất thì cậu bé chưa được sinh ra. Một
thời gian sau đó, người vợ sinh hạ được một người con trai và đặt tên là Thạch Sanh.
Không lâu sau đó, người vợ cũng mất, về thế giới bên kia với người chồng thì Thạch
Sanh sống côi cút một dưới túp lều trong rừng. Tài sản duy nhất mà người cha để lại
cho cậu đó một cái rìu chặt củi. Ngày ngày cậu đi chặt củi để bán kiếm tiền mua
gạo để ăn qua ngày. Qua chi tiết này, ta thể thấy Thạch Sanh một người khỏe
mạnh, cần cù, chịu khó.
một lần, Ngọc Hoàng cử người xuống để dạy cho Thạch Sanh nghệ, nhiều
phép biến hóa để sống sót, mưu sinh trong khu rừng đầy nguy hiểm rình rập. Nhận
thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, cần cù, Lí Thông đã lợi dụng thông qua nhiều sự việc
đặc sắc, hấp dẫn người đọc. Thứ nhất việc giết Chằn Tinh- một con trăn lâu năm
phá hoại cuộc sống của người dân, hàng năm thì mỗi hộ gia đình phải nộp cho
một mạng người để nó không quậy phá để dân làng yên ổn làm ăn. Đến lượt nhà Lí
Thông thì hai mẹ con họ lừa Thạch Sanh vào thay thế. Với bản tính lương thiện
tin tưởng người khác thì Thạch Sanh đã đi thay Lí Thông. Tất nhiên, với tài năng
sức mạnh của mình, Thạch Sanh không thể nào chịu thua trước một con quái vật
được. Bằng chiếc rìu của mình, Thạch Sanh đã chém đôi con Chằn Tinh. Công lao
to lớn của Thạch Sanh lại bị Thông cướp mất khi tên Thông mang đầu Chằn
Tinh Thạch Sanh đã đưa về để đến lập công với nhà vua. Thông đại diện
của cái ác, người xấu trong câu chuyện.
Câu chuyện không dừng lại ở đó, tên Lí Thông thật độc ác, không có tính người khi
Thạch Sanh đang cứu công chúa thì nó lại lấp hang lại, không có đường cho Thạch
Sanh trốn thoát. Nhưng cũng may thay, cái thiện luôn chiến thắng, bằng sức mạnh
và những phép biến hóa của mình, Thạch Sanh đã giết được con Đại Bàng, ngoài ra
còn cứu sống được Thái tử của vua Thủy.
Nhân vật Thạch Sanh được xây dựng trong câu chuyện là một chàng trai tuy nghèo
nhưng có đầy đủ ba điều quý giá ban đầu: sức khỏe, nghị lực và tài năng; có công cụ
và mảnh đất quê hương để từ đó làm nên tất cả.Ở nhân vật, yếu tố bình thường gắn
liền với yếu tố phi thường, sức người kết hợp với sức thần một cách chặt chẽ, hài
hòa. Những lần bị Lí Thông và yêu quái hãm hại, Thạch Sanh không được Tiên hay
Bụt hiện lên giúp đỡ nhưng chàng lại trong tay những phương tiện diệu cung
vàng, đàn thần. Nhân dân ta muốn khẳng định được tài năng sức mạnh luôn đi
kèm với nhau ở nhân vật thần kỳ có chút hư cấu này.
Tiếng đàn thần cùng diệu đã giải oan cho Thạch Sanh, vạch được tội ác
Thông, làm cho công chúa hết câm, khiến cho đội quân xâm lược của mười tám nước
phải mềm lòng, không còn ý chí chiến đấu, buông giáo xin hàng. Đó tiếng nói
nhân nghĩa và công lí, đại diện cho cái thiện, cho tinh thần yêu chuộng hòa bình của
nhân dân. Qua đó thể hiện rõ yếu tố đặc trưng của truyện cổ tích Việt Nam.
Với cây đàn thần trong tay, Thạch Sanh được miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, một
anh hùng trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác đbảo vệ cuộc sống bình
yên cho mọi người.
Cái kết của câu chuyện cũng là mong muốn của người đọc, của toàn thể nhân dân ta,
chiến thắng của cái thiện luôn cái kết tốt đẹp nhất cho mỗi câu chuyện cổ tích.
Truyện “Thạch Sanh” đã khẳng định lại một lần nữa triết sống của ông cha ta,
người tốt luôn chiến thắng kẻ ác.
Phát biểu cảm nghĩ của em về truyn Thch Sanh bài 3
Trong truyện cổ nước ta thường những nhân vật độc đáo, tiêu biểu cho vẻ đẹp
của trí tuệ, tài năng và tâm hồn của con người Việt Nam.
Thạch Sanh là truyện kể về người dũng sĩ chém chằn tinh, diệt đại bàng, cứu người
bị hại. Tiếng đàn của chàng vạch mặt kẻ vong ơn bội nghĩa làm nhụt chí quân
xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công hội tưởng
nhân nghĩa, yêu hòa bình của nhân dân ta. Trong truyện có nhiều chi tiết thần kì độc
đáo giàu ý nghĩa (như sự ra đời lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần,
niêu cơm thần…). thể nói, trong những nhân vật chính diện truyện cổ tích
Việt Nam xây dựng nên thì Thạch Sanh là nhân vật đẹp nhất và tiêu biểu nhất.
Sự ra đời lớn lên của Thạch Sanh những nét vừa bình thường vừa khác thường.
Xét về nguồn gốc thì Thạch Sanh không phải người thường. Theo truyện kể thì vợ
chồng nhà họ Thạch (ở Cao Bằng), tuổi đã già chưa con. Thấy họ tốt bụng,
Ngọc Hoàng sai thái tử xuống trần đầu thai làm con. mẹ mang thai nhiều năm
mới sinh ra Thạch Sanh. Lớn lên, chàng lại được các vị thần dạy cho đủ các môn
nghệ và mọi phép thần thông. Như vậy Thạch Sanh là "người trời".
Những chi tiết về sự ra đời lớn lên khác thường của Thạch Sanh ý nghĩa
đậm tính chất lạ, đẹp đẽ cho nhân vật tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu
chuyện. Nhân dân quan niệm rằng, nhân vật ra đời và lớn lên kì lạ như vậy tất sẽ
khả năng, phẩm chất phi thường sẽ lập được nhiều chiến công lừng lẫy. Bình
thường chỗ Thạch Sanh con của một gia đình nông dân tốt bụng, sống nghèo
khổ bằng nghề kiếm củi. Khi đầu thai vào nhà họ Thạch, Thạch Sanh đã thành người
cõi trần, cha mẹ, họ tên, quê quán, nghề nghiệp cụ thể, ràng. Cuộc đời số
phận Thạch Sanh rất gần gũi với nhân dân.
Thạch Sanh mồ côi cha từ khi còn ở trong bụng mẹ, rồi vừa mới lớn đã mất luôn cả
mẹ. Chàng sống một thân một mình từ tấm bé. Đó là đặc điểm có tính phổ biến của
các nhân vật chính diện trong truyện cổ tích thần kì. Ngoài đặc điểm ấy, nhân vật
Thạch Sanh còn tính chất của nhân vật thần thoại nhân vật anh hùng trong
truyền thuyết. Thạch Sanh sống trong túp lều cũ ở dưới gốc đa. Cả gia tài chỉ có một
lưỡi búa của cha để lại. Thân cô, thế cô, chàng phải chịu bao khó khăn thử thách của
cuộc đời.
Đầu tiên chuyện chàng bị mẹ con Thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng.
Bằng tài năng của mình, Thạch Sanh đã diệt được chằn tinh. Sau đó là chuyện công
chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đã xuống hang tiêu diệt đại bàng,
cứu được công chúa. Chàng bị Thông cố tình hãm hại, lấp mất cửa hang. Trong
khi tìm lối thoát, chàng lại cứu được con vua Thủy Tề được tặng cây đàn thần.
Trở về gốc đa, bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ gục. Nỗi
oan của chàng được giải. Mẹ con Lí Thông độc ác bị trừng trị, biến thành bọ hung.
Thạch Sanh được kết hôn với công chúa. Hoàng tử mười tám nước chư hầu trước
kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họp nhau kéo quân sang đánh. Thạch Sanh
lấy đàn thần ra gảy, quân sĩ mười tám nước rút lui. Thạch Sanh công chúa từ đó
sống hạnh phúc bên nhau.
Trong truyện, khó khăn, trắc trở cứ tăng dần, thử thách sau bao giờ cũng gay go hơn
thử thách trước. Thạch Sanh đã vượt qua tất cả nhờ tài năng, phẩm chất sự giúp
đỡ của các phương tiện thần kì. Qua thử thách, Thạch Sanh đã dần dần bộc lộ những
phẩm chất quý báu. Đó là tính thật thà chất phác, tinh thần dũng cảm vì nghĩa quên
thân, lòng nhân ái và yêu chuộng hòa bình.
Chiến công, sự nghiệp to lớn của Thạch Sanh gắn liền với tài năng và phẩm chất đẹp
đẽ của chàng. Tác giả dân gian đã phản ánh điều ấy rất thành công bằng nghệ thuật
hoang đường, ảo của truyện cổ tích. Ngoại hình của Thạch Sanh được miêu tả đơn
nhưng rất nét. Đó một chàng trai khôi ngô, khỏe mạnh, quanh năm mình
trần, đóng khố. Gia tài của chàng chỉ hai thứ tầm thường lưỡi a đốn củi
túp lều nát dưới gốc đa. Tuy nghèo nhưng Thạch Sanh có đủ ba điều quý giá ban
đầu: sức khỏe, tài năng, nghị lực; có công cụ lao động và mảnh đất quê hương để từ
đó làm nên tất cả.
Nhờ cây búa của cha để lại phép thuật các vị thần dạy cho, Thạch Sanh đã
chém được đầu chằn tinh. Sau khi đốt xác quái vật, chàng thêm chiếc cung tên
bằng vàng. Thạch Sanh đã dùng cung tên diệt đại bàng, cứu công chúa và Thái tử
con vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Ttặng cho cây đàn thần. nhân vật Thạch
Sanh, yếu tố bình thường gắn liền với yếu tố phi thường, sức người kết hợp với sức
thần một cách chặt chẽ, hài hòa.
Những lần bị Lí Thông yêu quái hãm hại, Thạch Sanh không được Tiên, Bụt hiện
lên giúp đỡ nhưng chàng lại có trong tay những phương tiện kì diệu (cung vàng, đàn
thần). Tài năng của chàng là tài năng của con người kết hợp với sức mạnh của thần
thánh. Tiếng đàn thần cùng diệu đã giải oan cho Thạch Sanh, vạch tội Thông,
làm cho ng chúa hết câm, khiến cho đội quân xâm lược của mười tám nước phải
mềm lòng nhụt chí, buông giáo xin hàng. Đó là tiếng nói nhân nghĩa và công lí, đại
diện cho cái thiện, cho tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân.
Với cây đàn thần trong tay, Thạch Sanh được miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, một
anh hùng trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ cuộc sống yên vui
cho mọi người. Giặc chấp nhận lui binh, được Thạch Sanh dọn một bữa cơm thết
đãi. Niêu cơm thần của Thạch Sanh cứ vơi lại đầy, làm cho quân mười tám
nước lúc đầu coi thường và chế giễu, sau đó phải ngạc nhiên khâm phục. Niêu cơm
thần ấy tượng trưng cho sức mạnh tiềm tàng tấm lòng nhân đạo cao cả, rộng
lớn của nhân dân ta.
Kết thúc truyện, Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa lên ngôi vua. Đây
phần thưởng lớn lao, xứng đáng với những khó khăn, thử thách tài năng của Thạch
Sanh. Kết thúc có hậu ấy thể hiện quan điểm ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, đồng thời
phản ánh ước mơ công lí, ước mơ đổi đời của người lao động thuở xưa.
Phát biểu cảm nghĩ của em về truyn Thch Sanh bài 4
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Saobất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”
Chắc hẳn khi đọc những vần thơ này, một miền kí ức tuổi thơ của chúng ta lại hiện
về với những trang truyện Thạch Sanh qua lời kể của bà, của mẹ bởi đây câu
chuyện cổ tích phổ biến, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Truyện không chỉ
hấp dẫn bởi những yếu tố li kì mà còn bởi giá trị nhân sinh mà nó mang lại. Một câu
chuyện về thiện-ác ở đời, về cách đối nhân xử thế và trên hết là mong ước hòa bình,
ước mơ về công lí xã hội của nhân dân.
Truyện kể về Thạch Sanh, một cậu mồ côi từ nhỏ, vốn thái tử được Ngọc Hoàng
sai xuống đầu thai làm con một gia đình tiều phu nghèo nhưng sống lương thiện.
Chàng sống trong túp lều tranh với tài sản là chiếc rìu bố mẹ để lại. Được một người
anh tên là Lí Thông kết nghĩa, vốn cuộc sống “tứ cố vô thân”, không nơi nương tựa
nên Thạch Sanh vui vẻ nhận lời ngay và lấy làm cảm động cùng, nhưng cũng từ
đó chàng phải chịu bao thách thức khó khăn. Đó khi phải thay hắn canh miếu
thờ, giết chằn tinh mà thực chất là đem thân thế mạng.
Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa rồi bị chính người anh mình tin cậy nhốt
trong hang và lần vào ngục định mệnh khi bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù. Đây
cũng chính là nơi chàng giải oan cho chính mình bằng tiếng đàn được vua Thủy Tề
tặng. Vượt qua bao thử thách, gian nan, ta thấy được trong tâm hồn một chàng trai
bất hạnh ấy bao phẩm chất tốt đẹp. Một đứa trẻ sớm mồ côi, chàng ao ước biết bao
tình thương của người thân, được Lí Thông ngỏ lời kết nghĩa anh em, chàng đồng ý
ngay chẳng chút do dự. Một con người thật thà lương thiện, sống tình nghĩa
và đầy bản lĩnh, biết giúp đỡ người khi gặp khó khăn hoạn nạn.
Khi cứu công chúa và con vua Thủy Tề, chàng cũng không tham phú quý mà chỉ
xin nhận một cây đàn thần rồi trở về gốc đa. Trái với một Thạch Sanh mưu trí,
dũng cảm, lương thiện ấy là một Lý Thông- kẻ độc ác, hèn nhát, trục lợi, toan tính
và đầy ích kỉ. Một kẻ kết thân với người khác chỉ để vụ lợi. Một kẻ sẵn sàng đẩy
em mình vào chỗ chết chỉ để cứu sống bản thân mình. Một kẻ cướp công lao của
người khác để lấy hư danh. Một kẻ giả nhân, giả nghĩa, vô dụng, cơ hội.
cuối cùng kẻ ác bao giờ cũng phải chịu hậu quả, người lương thiện sau cùng cũng
có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó là quy luật của cuộc sống. Thạch Sanh được giải oan,
cưới được công chúa xinh đẹp nết na trước sự khâm phục của mười tám nước chư
hầu. Kẻ bại trận nhục nhã là mẹ con Lí Thông, được sự bao dung của Thạch Sanh
nhưng ông trời đã không lượng thứ cho tội lỗi họ gây ra, nửa đường về bị sét
đánh và biến thành bọ hung.
Mỗi tác phẩm đều chứa đựng những tầng ý nghĩa lớn lao giá trị sâu sắc. Tác phẩm
văn học hay những tác phẩm soi rọi cứu rỗi tâm hồn con người, làm cho con
người vươn tới những giá trị chân , thiện, mỹ. Bằng những chi tiết thần kì như niêu
cơm thần, cây đàn thần,…cốt truyện tuy đơn giản nhưng hấp dẫn, xây dựng hệ thống
nhân vật đối lập giữa thiện và ác, truyện cổ tích Thạch Sanh đã đưa lại cho chúng ta
bài học về cách sống. Hãy sống thật thà và lương thiện, sống tình nghĩa với mẹ cha,
anh em, bao dung với những lỗi lầm của người khác, ngay cả với những kẻ đối xử
không tốt với mình.
Hãy là những con người dũng cảm, lạc quan, vươn lên trước nghịch cảnh, khó khăn
của cuộc sống. Sự an nhiên thanh thản trong tâm hồn sẽ không dành cho những kẻ
độc ác, ích kỉ, trục lợi trên công sức lao động của người khác. Truyện còn giáo dục
cho chúng ta về lòng yêu chuộng hòa bình, tinh thần nhân ái đạo “ăn quả nhớ
kẻ trồng cây”.
| 1/8

Preview text:

Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Thạch Sanh
Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Thạch Sanh bài 1
Truyện Thạch Sanh thể hiện cho vẻ đẹp của trí tuệ, tài năng và tâm hồn của con
người Việt Nam. Qua câu chuyện, cha ông muốn nhắc lại một chân lí đúng đắn rằng,
cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác, người tốt bao giờ cũng đánh bại kẻ xấu.
Thạch Sanh là truyện kể về người dũng sĩ thật thà mộc mạc, có sức mạnh phi thường
có thể chém chằn tinh, diệt đại bàng, cứu người bị hại. Ngoài sức mạnh phi thường
ấy, tiếng đàn của chàng có thể vạch mặt kẻ vong ơn bội nghĩa và làm nhụt khí quân xâm lược.
Thông qua các nhân vật trong truyện câu truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo
đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân nghĩa, yêu hòa bình của nhân dân ta. Trong
truyện có nhiều chi tiết độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh,
cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…). Có thể nói, trong những nhân vật
chính diện mà truyện cổ tích Việt Nam đã xây dựng nên thì Thạch Sanh là nhân vật
đẹp nhất và tiêu biểu nhất.
Nhân dân đã tưởng tưởng ra cái nguồn gốc xuất thân của chàng Thạch Sanh thật kì
lạ. Xét về nguồn gốc thì Thạch Sanh không phải người thường. Theo truyện kể thì
vợ chồng nhà họ Thạch (ở Cao Bằng), tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng,
Ngọc Hoàng sai thái tử xuống trần gian đầu thai làm con. Bà mẹ mang thai nhiều
năm mới sinh ra Thạch Sanh. Lớn lên, chàng lại được các vị thần dạy cho đủ các
môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Như vậy Thạch Sanh là "người trời".
Những chi tiết về sự ra đời và lớn lên khác thường của Thạch Sanh có ý nghĩa tô
đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng làm tăng sức hấp dẫn cho câu
chuyện. Nhân dân quan niệm rằng, nhân vật ra đời và lớn lên kì lạ như vậy tất sẽ có
khả năng, phẩm chất phi thường và sẽ lập được nhiều chiến công lừng lẫy.
Thạch Sanh là người trời nhưng khi làm con trong gia đình nông dân chàng đã thành
người cõi trần, có cha mẹ, họ tên, quê quán, nghề nghiệp, cụ thể, rõ ràng. Cuộc đời
và số phận Thạch Sanh rất gần gũi với nhân dân.
Thạch Sanh mồ côi cha từ khi còn ở trong bụng mẹ, rồi vừa mới lớn mất luôn cả mẹ.
Chàng sống một thân một mình từ bé. Đó là đặc tính phổ biến của các nhân vật chính
diện trong truyện cổ tích thần kì. Ngoài đặc điểm ấy, nhân vật Thạch Sanh còn có
tính chất của nhân vật thần thoại và nhân vật anh hùng trong truyền thuyết.
Thạch Sanh sống trong túp lều cũ ở dưới gốc đa. Cả gia tài chỉ có một lưỡi rìu mà
cha để lại. Thân cô, thế cô, chàng phải chịu bao khó khăn thử thách của cuộc đời.
Chàng kết thân với Lí Thông và coi mẹ con Lí Thông như gia đình của mình. Thế
nhưng chàng bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng. Bằng tài năng
của mình, Thạch Sanh đã diệt được chằn tinh.
Sau đó là câu chuyện công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đã xuống
hang tiêu diệt đại bàng, cứu được công chúa. Chàng bị Lí Thông cố tình hãm hại,
lấp mất cửa hang. Trong khi tìm lối thoát, chàng lại cứu được con vua Thủy Tề và
được tặng cây đàn thần. Trở về gốc đa, bị hồn của chằn tinh và đại bàng báo thù,
bọn chúng bị Thạch Sanh hạ ngục. Nỗi oan của chàng được giải. Mẹ con Lí Thông
độc ác bị trừng trị, biến thành bọ hung. Thạch Sanh được kết hôn với công chúa.
Hoàng tử mười tám nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn nay lấy làm tức giận,
họp nhau kéo quân sang đánh. Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy, quân sĩ mười tám
nước rút lui. Thạch Sanh và công chúa từ đó sống hạnh phúc bên nhau.
Những khó khăn, trắc trở với chàng Thạch Sanh cứ tăng dần, thử thách sau bao giờ
cũng gay go hơn thử thách trước. Thạch Sanh đã vượt qua tất cả bằng tài năng, phẩm
chất và sự giúp đỡ của các phương tiện thần kì. Điều đó thể hiện một lời khẳng định
rằng, cái ác dù có mưu mô xảo quyệt đến đâu cũng không thể thắng được cái thiện cái đúng đắn.
Thạch Sanh được xây dựng lên là một chàng trai tuy nghèo nhưng có đủ ba điều quý
giá ban đầu: sức khỏe, nghị lực và tài năng; có công cụ và mảnh đất quê hương để
từ đó làm nên tất cả.Ở nhân vật Thạch Sanh, yếu tố bình thường gắn liền với yếu tố
phi thường, sức người kết hợp với sức thần một cách chặt chẽ, hài hòa. Những lần
bị Lí Thông và yêu quái hãm hại, Thạch Sanh không được Tiên, Bụt hiện lên giúp
đỡ nhưng chàng lại có trong tay những phương tiện kì diệu cung vàng, đàn thần.
Điều này thể hiện ý tưởng sâu xa của nhân dân, tài năng của chàng là tài năng của
con người kết hợp với sức mạnh của thần thánh.
Tiếng đàn thần vô cùng kì diệu đã giải oan cho Thạch Sanh, vạch tội Lí Thông, làm
cho công chúa hết câm, khiến cho đội quân xâm lược của mười tám nước phải mềm
lòng nhụt chí, buông giáo xin hàng. Đó là tiếng nói nhân nghĩa và công lí, đại diện
cho cái thiện, cho tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân.
Với cây đàn thần trong tay, Thạch Sanh được miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, một
anh hùng trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ cuộc sống yên vui cho mọi người.
Giặc chấp nhận lui binh, được Thạch Sanh dọn một bữa cơm thết đãi. Niêu cơm thần
kì của Thạch Sanh cứ vơi lại đầy, làm cho quân sĩ mười tám nước lúc đầu coi thường
và chế giễu, sau đó phải ngạc nhiên khâm phục. Niêu cơm thần kì ấy tượng trưng
cho sức mạnh tiềm tàng và tấm lòng nhân đạo cao cả, rộng lớn của nhân dân ta.
Cái kết có hậu của câu chuyện đã đáp lại cái ao ước đổi đời cho những con người
nghèo khổ nhưng có tấm lòng lương thiện của nhân dân ta. Đó là thành quả đáng
được hưởng sau những khó khăn thử thách mà con người đã trải qua. Câu chuyện
một lần nữa khẳng định triết lí sống ngàn đời của cha ông ta, cái thiện luôn thắng cái ác, ở hiền gặp lành.
Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Thạch Sanh bài 2
Cái thiện luôn thắng cái ác, người tốt bao giờ cũng đánh bại kẻ xấu, đó là những gì
mà truyện cổ tích mang lại cho chúng ta thông qua những chi tiết, nhân vật thần kỳ,
hư cấu. Truyện “Thạch Sanh” là một trong những câu chuyện cổ tích như vậy.
Truyện Thạch Sanh thể hiện cho vẻ đẹp trí tuệ và tài năng của con người Việt Nam.
Thông qua nhân vật Thạch Sanh, chúng ta có hiểu nhận ra điều nhiều điều lí thú từ câu chuyện.
Nhân vật Thạch Sanh được tác giả câu chuyện hư cấu thì việc một cặp vợ chồng lấy
nhau đã lâu mà không có con. Ngọc hoàng thấy vậy bèn cử Thái Tử xuống làm con
của họ. Từ đó người vợ có thai, khi người cha mất thì cậu bé chưa được sinh ra. Một
thời gian sau đó, người vợ sinh hạ được một người con trai và đặt tên là Thạch Sanh.
Không lâu sau đó, người vợ cũng mất, về thế giới bên kia với người chồng thì Thạch
Sanh sống côi cút một dưới túp lều trong rừng. Tài sản duy nhất mà người cha để lại
cho cậu đó là một cái rìu chặt củi. Ngày ngày cậu đi chặt củi để bán kiếm tiền mua
gạo để ăn qua ngày. Qua chi tiết này, ta có thể thấy Thạch Sanh là một người khỏe
mạnh, cần cù, chịu khó.
Có một lần, Ngọc Hoàng cử người xuống để dạy cho Thạch Sanh võ nghệ, nhiều
phép biến hóa để sống sót, mưu sinh trong khu rừng đầy nguy hiểm rình rập. Nhận
thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, cần cù, Lí Thông đã lợi dụng thông qua nhiều sự việc
đặc sắc, hấp dẫn người đọc. Thứ nhất là việc giết Chằn Tinh- một con trăn lâu năm
phá hoại cuộc sống của người dân, hàng năm thì mỗi hộ gia đình phải nộp cho nó
một mạng người để nó không quậy phá để dân làng yên ổn làm ăn. Đến lượt nhà Lí
Thông thì hai mẹ con họ lừa Thạch Sanh vào thay thế. Với bản tính lương thiện và
tin tưởng người khác thì Thạch Sanh đã đi thay Lí Thông. Tất nhiên, với tài năng và
sức mạnh của mình, Thạch Sanh không thể nào chịu thua trước một con quái vật
được. Bằng chiếc rìu của mình, Thạch Sanh đã chém đôi con Chằn Tinh. Công lao
to lớn của Thạch Sanh lại bị Lí Thông cướp mất khi tên Lí Thông mang đầu Chằn
Tinh mà Thạch Sanh đã đưa về để đến lập công với nhà vua. Lí Thông là đại diện
của cái ác, người xấu trong câu chuyện.
Câu chuyện không dừng lại ở đó, tên Lí Thông thật độc ác, không có tính người khi
Thạch Sanh đang cứu công chúa thì nó lại lấp hang lại, không có đường cho Thạch
Sanh trốn thoát. Nhưng cũng may thay, cái thiện luôn chiến thắng, bằng sức mạnh
và những phép biến hóa của mình, Thạch Sanh đã giết được con Đại Bàng, ngoài ra
còn cứu sống được Thái tử của vua Thủy.
Nhân vật Thạch Sanh được xây dựng trong câu chuyện là một chàng trai tuy nghèo
nhưng có đầy đủ ba điều quý giá ban đầu: sức khỏe, nghị lực và tài năng; có công cụ
và mảnh đất quê hương để từ đó làm nên tất cả.Ở nhân vật, yếu tố bình thường gắn
liền với yếu tố phi thường, sức người kết hợp với sức thần một cách chặt chẽ, hài
hòa. Những lần bị Lí Thông và yêu quái hãm hại, Thạch Sanh không được Tiên hay
Bụt hiện lên giúp đỡ nhưng chàng lại có trong tay những phương tiện kì diệu cung
vàng, đàn thần. Nhân dân ta muốn khẳng định được tài năng và sức mạnh luôn đi
kèm với nhau ở nhân vật thần kỳ có chút hư cấu này.
Tiếng đàn thần vô cùng kì diệu đã giải oan cho Thạch Sanh, vạch được tội ác Lí
Thông, làm cho công chúa hết câm, khiến cho đội quân xâm lược của mười tám nước
phải mềm lòng, không còn ý chí chiến đấu, buông giáo xin hàng. Đó là tiếng nói
nhân nghĩa và công lí, đại diện cho cái thiện, cho tinh thần yêu chuộng hòa bình của
nhân dân. Qua đó thể hiện rõ yếu tố đặc trưng của truyện cổ tích Việt Nam.
Với cây đàn thần trong tay, Thạch Sanh được miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, một
anh hùng trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ cuộc sống bình yên cho mọi người.
Cái kết của câu chuyện cũng là mong muốn của người đọc, của toàn thể nhân dân ta,
chiến thắng của cái thiện luôn là cái kết tốt đẹp nhất cho mỗi câu chuyện cổ tích.
Truyện “Thạch Sanh” đã khẳng định lại một lần nữa triết lý sống của ông cha ta,
người tốt luôn chiến thắng kẻ ác.
Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Thạch Sanh bài 3
Trong truyện cổ nước ta thường có những nhân vật độc đáo, tiêu biểu cho vẻ đẹp
của trí tuệ, tài năng và tâm hồn của con người Việt Nam.
Thạch Sanh là truyện kể về người dũng sĩ chém chằn tinh, diệt đại bàng, cứu người
bị hại. Tiếng đàn của chàng vạch mặt kẻ vong ơn bội nghĩa và làm nhụt chí quân
xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng
nhân nghĩa, yêu hòa bình của nhân dân ta. Trong truyện có nhiều chi tiết thần kì độc
đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần,
niêu cơm thần…). Có thể nói, trong những nhân vật chính diện mà truyện cổ tích
Việt Nam xây dựng nên thì Thạch Sanh là nhân vật đẹp nhất và tiêu biểu nhất.
Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có những nét vừa bình thường vừa khác thường.
Xét về nguồn gốc thì Thạch Sanh không phải người thường. Theo truyện kể thì vợ
chồng nhà họ Thạch (ở Cao Bằng), tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng,
Ngọc Hoàng sai thái tử xuống trần đầu thai làm con. Bà mẹ mang thai nhiều năm
mới sinh ra Thạch Sanh. Lớn lên, chàng lại được các vị thần dạy cho đủ các môn võ
nghệ và mọi phép thần thông. Như vậy Thạch Sanh là "người trời".
Những chi tiết về sự ra đời và lớn lên khác thường của Thạch Sanh có ý nghĩa tô
đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu
chuyện. Nhân dân quan niệm rằng, nhân vật ra đời và lớn lên kì lạ như vậy tất sẽ có
khả năng, phẩm chất phi thường và sẽ lập được nhiều chiến công lừng lẫy. Bình
thường ở chỗ Thạch Sanh là con của một gia đình nông dân tốt bụng, sống nghèo
khổ bằng nghề kiếm củi. Khi đầu thai vào nhà họ Thạch, Thạch Sanh đã thành người
cõi trần, có cha mẹ, họ tên, quê quán, nghề nghiệp cụ thể, rõ ràng. Cuộc đời và số
phận Thạch Sanh rất gần gũi với nhân dân.
Thạch Sanh mồ côi cha từ khi còn ở trong bụng mẹ, rồi vừa mới lớn đã mất luôn cả
mẹ. Chàng sống một thân một mình từ tấm bé. Đó là đặc điểm có tính phổ biến của
các nhân vật chính diện trong truyện cổ tích thần kì. Ngoài đặc điểm ấy, nhân vật
Thạch Sanh còn có tính chất của nhân vật thần thoại và nhân vật anh hùng trong
truyền thuyết. Thạch Sanh sống trong túp lều cũ ở dưới gốc đa. Cả gia tài chỉ có một
lưỡi búa của cha để lại. Thân cô, thế cô, chàng phải chịu bao khó khăn thử thách của cuộc đời.
Đầu tiên là chuyện chàng bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng.
Bằng tài năng của mình, Thạch Sanh đã diệt được chằn tinh. Sau đó là chuyện công
chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đã xuống hang tiêu diệt đại bàng,
cứu được công chúa. Chàng bị Lí Thông cố tình hãm hại, lấp mất cửa hang. Trong
khi tìm lối thoát, chàng lại cứu được con vua Thủy Tề và được tặng cây đàn thần.
Trở về gốc đa, bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ gục. Nỗi
oan của chàng được giải. Mẹ con Lí Thông độc ác bị trừng trị, biến thành bọ hung.
Thạch Sanh được kết hôn với công chúa. Hoàng tử mười tám nước chư hầu trước
kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họp nhau kéo quân sang đánh. Thạch Sanh
lấy đàn thần ra gảy, quân sĩ mười tám nước rút lui. Thạch Sanh và công chúa từ đó
sống hạnh phúc bên nhau.
Trong truyện, khó khăn, trắc trở cứ tăng dần, thử thách sau bao giờ cũng gay go hơn
thử thách trước. Thạch Sanh đã vượt qua tất cả nhờ tài năng, phẩm chất và sự giúp
đỡ của các phương tiện thần kì. Qua thử thách, Thạch Sanh đã dần dần bộc lộ những
phẩm chất quý báu. Đó là tính thật thà chất phác, tinh thần dũng cảm vì nghĩa quên
thân, lòng nhân ái và yêu chuộng hòa bình.
Chiến công, sự nghiệp to lớn của Thạch Sanh gắn liền với tài năng và phẩm chất đẹp
đẽ của chàng. Tác giả dân gian đã phản ánh điều ấy rất thành công bằng nghệ thuật
hoang đường, kì ảo của truyện cổ tích. Ngoại hình của Thạch Sanh được miêu tả đơn
sơ nhưng rất rõ nét. Đó là một chàng trai khôi ngô, khỏe mạnh, quanh năm mình
trần, đóng khố. Gia tài của chàng chỉ có hai thứ tầm thường là lưỡi búa đốn củi và
túp lều nát dưới gốc đa. Tuy nghèo nhưng Thạch Sanh có đủ ba điều quý giá ban
đầu: sức khỏe, tài năng, nghị lực; có công cụ lao động và mảnh đất quê hương để từ đó làm nên tất cả.
Nhờ cây búa của cha để lại và phép thuật mà các vị thần dạy cho, Thạch Sanh đã
chém được đầu chằn tinh. Sau khi đốt xác quái vật, chàng có thêm chiếc cung tên
bằng vàng. Thạch Sanh đã dùng cung tên diệt đại bàng, cứu công chúa và Thái tử
con vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn thần. Ở nhân vật Thạch
Sanh, yếu tố bình thường gắn liền với yếu tố phi thường, sức người kết hợp với sức
thần một cách chặt chẽ, hài hòa.
Những lần bị Lí Thông và yêu quái hãm hại, Thạch Sanh không được Tiên, Bụt hiện
lên giúp đỡ nhưng chàng lại có trong tay những phương tiện kì diệu (cung vàng, đàn
thần). Tài năng của chàng là tài năng của con người kết hợp với sức mạnh của thần
thánh. Tiếng đàn thần vô cùng kì diệu đã giải oan cho Thạch Sanh, vạch tội Lí Thông,
làm cho công chúa hết câm, khiến cho đội quân xâm lược của mười tám nước phải
mềm lòng nhụt chí, buông giáo xin hàng. Đó là tiếng nói nhân nghĩa và công lí, đại
diện cho cái thiện, cho tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân.
Với cây đàn thần trong tay, Thạch Sanh được miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, một
anh hùng trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ cuộc sống yên vui
cho mọi người. Giặc chấp nhận lui binh, được Thạch Sanh dọn một bữa cơm thết
đãi. Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh cứ vơi lại đầy, làm cho quân sĩ mười tám
nước lúc đầu coi thường và chế giễu, sau đó phải ngạc nhiên khâm phục. Niêu cơm
thần kì ấy tượng trưng cho sức mạnh tiềm tàng và tấm lòng nhân đạo cao cả, rộng lớn của nhân dân ta.
Kết thúc truyện, Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Đây là
phần thưởng lớn lao, xứng đáng với những khó khăn, thử thách và tài năng của Thạch
Sanh. Kết thúc có hậu ấy thể hiện quan điểm ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, đồng thời
phản ánh ước mơ công lí, ước mơ đổi đời của người lao động thuở xưa.
Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Thạch Sanh bài 4
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”
Chắc hẳn khi đọc những vần thơ này, một miền kí ức tuổi thơ của chúng ta lại hiện
về với những trang truyện Thạch Sanh qua lời kể của bà, của mẹ bởi đây là câu
chuyện cổ tích phổ biến, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Truyện không chỉ
hấp dẫn bởi những yếu tố li kì mà còn bởi giá trị nhân sinh mà nó mang lại. Một câu
chuyện về thiện-ác ở đời, về cách đối nhân xử thế và trên hết là mong ước hòa bình,
ước mơ về công lí xã hội của nhân dân.
Truyện kể về Thạch Sanh, một cậu bé mồ côi từ nhỏ, vốn là thái tử được Ngọc Hoàng
sai xuống đầu thai làm con một gia đình tiều phu nghèo nhưng sống lương thiện.
Chàng sống trong túp lều tranh với tài sản là chiếc rìu bố mẹ để lại. Được một người
anh tên là Lí Thông kết nghĩa, vốn cuộc sống “tứ cố vô thân”, không nơi nương tựa
nên Thạch Sanh vui vẻ nhận lời ngay và lấy làm cảm động vô cùng, nhưng cũng từ
đó chàng phải chịu bao thách thức và khó khăn. Đó là khi phải thay hắn canh miếu
thờ, giết chằn tinh mà thực chất là đem thân thế mạng.
Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa rồi bị chính người anh mình tin cậy nhốt
trong hang và lần vào ngục định mệnh khi bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù. Đây
cũng chính là nơi chàng giải oan cho chính mình bằng tiếng đàn được vua Thủy Tề
tặng. Vượt qua bao thử thách, gian nan, ta thấy được trong tâm hồn một chàng trai
bất hạnh ấy bao phẩm chất tốt đẹp. Một đứa trẻ sớm mồ côi, chàng ao ước biết bao
tình thương của người thân, được Lí Thông ngỏ lời kết nghĩa anh em, chàng đồng ý
ngay mà chẳng chút do dự. Một con người thật thà lương thiện, sống có tình nghĩa
và đầy bản lĩnh, biết giúp đỡ người khi gặp khó khăn hoạn nạn.
Khi cứu công chúa và con vua Thủy Tề, chàng cũng không tham phú quý mà chỉ
xin nhận một cây đàn thần rồi trở về gốc đa. Trái với một Thạch Sanh mưu trí,
dũng cảm, lương thiện ấy là một Lý Thông- kẻ độc ác, hèn nhát, trục lợi, toan tính
và đầy ích kỉ. Một kẻ kết thân với người khác chỉ để vụ lợi. Một kẻ sẵn sàng đẩy
em mình vào chỗ chết chỉ để cứu sống bản thân mình. Một kẻ cướp công lao của
người khác để lấy hư danh. Một kẻ giả nhân, giả nghĩa, vô dụng, cơ hội.
Và cuối cùng kẻ ác bao giờ cũng phải chịu hậu quả, người lương thiện sau cùng cũng
có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó là quy luật của cuộc sống. Thạch Sanh được giải oan,
cưới được công chúa xinh đẹp nết na trước sự khâm phục của mười tám nước chư
hầu. Kẻ bại trận nhục nhã là mẹ con Lí Thông, dù được sự bao dung của Thạch Sanh
nhưng ông trời đã không lượng thứ cho tội lỗi mà họ gây ra, nửa đường về bị sét
đánh và biến thành bọ hung.
Mỗi tác phẩm đều chứa đựng những tầng ý nghĩa lớn lao và giá trị sâu sắc. Tác phẩm
văn học hay là những tác phẩm soi rọi và cứu rỗi tâm hồn con người, làm cho con
người vươn tới những giá trị chân , thiện, mỹ. Bằng những chi tiết thần kì như niêu
cơm thần, cây đàn thần,…cốt truyện tuy đơn giản nhưng hấp dẫn, xây dựng hệ thống
nhân vật đối lập giữa thiện và ác, truyện cổ tích Thạch Sanh đã đưa lại cho chúng ta
bài học về cách sống. Hãy sống thật thà và lương thiện, sống tình nghĩa với mẹ cha,
anh em, bao dung với những lỗi lầm của người khác, ngay cả với những kẻ đối xử không tốt với mình.
Hãy là những con người dũng cảm, lạc quan, vươn lên trước nghịch cảnh, khó khăn
của cuộc sống. Sự an nhiên thanh thản trong tâm hồn sẽ không dành cho những kẻ
độc ác, ích kỉ, trục lợi trên công sức lao động của người khác. Truyện còn giáo dục
cho chúng ta về lòng yêu chuộng hòa bình, tinh thần nhân ái và đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.