-
Thông tin
-
Quiz
Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lễ hội đền Hùng
Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lễ hội đền Hùng được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Văn mẫu 6 231 tài liệu
Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu
Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lễ hội đền Hùng
Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lễ hội đền Hùng được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Văn mẫu 6 231 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 6
Preview text:
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lễ hội đền Hùng
Thuyết minh về Lễ hội Đền Hùng ngắn nhất
Người dân Việt Nam ta, có lẽ không ai là không biết biết đến câu ca dao: Dù ai đi ngược về xuô
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3
Câu ca dao ấy nói về một sự kiện lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên của
dân tộc ta: Lễ hội đền Hùng.
Theo câu ca dao, Lễ hội đền Hùng được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm Lịch
hàng năm. Tuy nhiên đó là ngày chính hội. Trên thực tế, lễ hội đã được diễn ra từ
ngày mùng 1 tháng 3, với nhiều hoạt động thú vị. Từ trên khắp cả nước, người dân
đổ xô về Phú Thọ để tham gia lễ hội. Họ mang theo các mâm lễ đến các đền thờ Vua
Hùng để thắp hương và bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn đến các vị vua đã có
công lập nên nước ta. Bên cạnh đó, họ còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp bao la, hùng
vĩ của thiên nhiên xung quanh đề thờ vua Hùng. Tiếp theo đó, họ sẽ được đến với
các hoạt động có quy mô lớn như rước thần, rước voi, rước kiệu… Đây là những
hoạt động thuộc phần tế lễ nên rất trang trọng và cung kính. Cùng với phần lễ thì
phần hội cũng được diễn ra rất sôi động với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc và phần
văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc như hát xoan, hát ca trù…
Đến với lễ hội Đền Hùng, người dân được trở về với cội nguồn của dân tộc. Với ý
nghĩa tín ngưỡng và văn hóa to lớn, lễ hội đền Hùng thực sự xứng danh là một trong
những lễ hội lớn bậc nhất nước ta.
3. Thuyết minh thuật lại một sự kiện lễ hội đền Hùng ngắn gọn
Lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn và vô cùng quan trọng của toàn thể dân tộc ta.
Lễ hội này diễn ra từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm,
nhằm tôn vinh các Vua Hùng đã có công dựng nước. Nơi diễn ra lễ hội này là chính
là Đền Hùng ở Phú Thọ - nơi có các đền thờ những vị Vua Hùng. Thời gian lễ hội
diễn ra suốt 10 ngày, nhưng ngày chính hội là ngày mồng 10. Trước đó, người dân
từ khắp nơi đổ về để dâng lễ, thắp hương, gửi tấm lòng thành của mình đến các Vua
Hùng. Ngoài ra, họ còn có thể tham gia thăm thú cảnh đẹp hùng vĩ của những ngọn
núi lớn quanh khu đền thờ. Sau phần tế lễ trang trọng được tổ chức với quy mô lớn,
cùng các màn rước thần, rước voi, rước kiệu hoành tráng. Thì khách đến tham gia lễ
hội sẽ được tham gia cá nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc như hát xoan, hát ca trù và
nhiều trò chơi dân gian khác.
Lễ hội Đền Hùng xứng danh là một trong những lễ hội lớn nhất nước ta. Bởi nó
mang ý nghĩa tinh thần to lớn, lâu đời, đến trở thành một tín ngưỡng ăn sâu vào tiềm
thức của người dân Việt Nam.
4. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lễ hội đền Hùng
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3"
Câu ca dao trên đã nói về một trong những sự kiện lễ hội lớn nhất và vô cùng ý nghĩa,
có từ lâu đời của dân tộc ta. Đó chính là lễ hội đền Hùng được tổ chức ở tỉnh Phú Thọ.
Người ta vẫn biết rằng, ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ tổ Hùng Vương, nên đó
chính là ngày trung tâm của lễ hội đền Hùng. Nhưng thật ra, lễ hội này được tổ chức
kéo dài trong vòng mười ngày, từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 10. Với tình yêu
thương và biết ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước, con cháu nước Việt ta từ
khắp nơi gọi nhau trở về đến tham gia lễ hội đền Hùng. Mang theo những mâm lễ
và tấm lòng thành kính để dâng lên các vị vua. Những mâm lễ ấy không phải thật to
hay hoành tráng mà tùy thuộc vào điều kiện của từng người. Quan trọng nhất phải
là tấm lòng kính yêu và tự hào về những người đã có công dựng nên nước Việt Nam
ta ấy. Sau khi dâng lễ, nhiều người còn ở lại để chiêm ngưỡng những vẻ đẹp thiên
nhiên hùng vĩ quanh những đền thờ Vua Hùng. Đồng thời, họ còn được tham gia
nhiều hoạt động văn hóa thú vị như hát xoan, hát ca trù và chơi những trò chơi dân
gian cổ truyền độc đáo của các dân tộc miền núi phía Bắc. Ngoài ra, họ còn được
trải nghiệm những nét văn hóa khác về ẩm thực, trang phục, nếp sống… mang chất
riêng của bà con nơi đây. Từ đó, văn hóa truyền thống được lan tỏa và đến gần hơn
với mọi người một cách tự nhiên nhất.
Những hoạt động lễ và hội ấy kéo dài suốt mười ngày, nhưng chính hội - tức ngày
mùng 10 thì mới là phần long trọng và được đón chờ nhất. Với sự tham gia của
không chỉ người dân, du khách nước ngoài mà có cả sự hiện diện của các quan chức
cấp cao nước ta nữa. Điều đó đã gián tiếp khẳng định được vị thế của lễ hội này với
đất nước. Sau đó, lần lượt các phần rước kiệu, rước thần, rước voi… của các làng
được tổ chức, hướng về đền thờ các Vua Hùng ở trung tâm. Sau đó, mới đến phần
dâng lễ đầy trang trọng và thành kính, được phát trực tiếp trên kênh truyền thông
của cả nước. Sau phần lễ đó, phần hội lại được tiếp tục để mọi người được tự do hoạt
động và tận hưởng không khí đông vui, nhộn nhịp của hội đền Hùng.
Lễ hội đền Hùng mang một tầm ý nghĩa vô cùng quan trọng, và đã in sâu vào tiềm
thức của nhân dân ta suốt hằng bao năm qua. Nó không chỉ có ý nghĩa to lớn về mặt
tinh thần, mà còn góp phần giúp lan tỏa văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Đồng
thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nền du lịch của vùng đất Phú Thọ nói riêng.