Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức bài Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát

Văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức bài Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.

Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát lớp 6
Đoạn văn thhiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Ngắn nhất
Người dân nước Việt, ai ai cũng biết bài thơ:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3.
Bài ca dao được viết với thể thơ lục bát với vần điệu nhịp nhàng, vừa dễ đọc lại vừa
dễ nhớ. Câu thơ đầu tái hiện nhịp sống bận rộn, tấp nập với guồng quay vội của
cuộc sống. Cặp từ trái nghĩa ngược - xuôi đã mở ra một không gian rộng lớn trên
phạm vi cnước. Trong hoàn cảnh ấy, mọi người cũng không quên được ngày giỗ
tổ Hùng Vương vào mồng 10 tháng 3 âm lịch. Đó là ngày để mọi người tôn vinh, tỏ
lòng biết ơn và tự hào đến các bậc Vua Hùng đã có công dựng nước. Tình thần yêu
nước, tự hào dân tộc đã được thể hiện rõ nét qua bài thơ lục bát trên.
Đoạn văn thhiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Mẫu 1
Người xưa có câu:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Với thể thơ lục bát, câu thơ vừa có giai điệu nhịp nhàng, dễ đọc dễ nhớ. Nhưng cũng
vẫn giữ vẹn nguyên truyền tải được tới người đọc bài học ý nghĩa bên trong câu
chữ. Với dòng thơ đầu, tác giả dân gian đề cập đến một sự thật hiển nhiên mà tất cả
mọi người đều ngầm thừa nhận. Đó chiếc khăn vải đỏ được dùng phủ lên giá đỡ
gương. Hai đồ vật đó chức năng bảo vệ cho mặt gương đứng vững không bị
bám bẩn hay xây xát. Nếu dùng gương, thì phải luôn hai đồ vật đó đi cùng.
Chân ấy được đưa ra để làm đòn bẩy cho điều được nhắn nhủ câu thơ thứ hai.
Rằng cũng như điều đã nói trước là hiển nhiên, thì việc người dân trong một nước
phải yêu thương, đùm bọc nhau cũng hiển nhiên như thế. Từ xưa, nhân dân ta vẫn
gọi nhau con Rồng cháu Tiên, cùng sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
vậy, việc phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau là vô cùng quan trọng. Truyền thống
lành đùm lá rách, truyền thống đoàn kết bao đời nay của đồng bào ta, chính là cách
thực hiện bài học ý nghĩa đấy câu thơ gửi gắm. Đọc bài thơ, em được nhẩm lại
thêm một bài học ý nghĩa mà ông cha ta xưa truyền lại cho con cháu.
Đoạn văn thhiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Mẫu 2
Cuối làng em một hồ sen rất rộng. Nhìn những đóa sen trắng ngần, em lại nhớ
đến bài ca dao “Trong đầm đẹp bằng sen”. Bài ca dao ấy sử dụng thể thơ lục bát
dân gian quen thuộc để khắc họa vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết của đóa hoa sen. Tác
giả dân gian khẳng định ngay từ câu thơ đầu tiên vẻ đẹp độc nhất của hoa sen trong
hồ nước. Để chắc chắn về điều đó, nhà thơ cẩn thận miêu tả đóa hoa từ trong ra ngoài,
rồi lại từ ngoài vào trong. Sắc xanh của lá, sắc trắng của cánh hoa, sắc vàng của nhị
hoa cùng nhau phối hợp tạo nên đóa hoa sen đẹp tuyệt trần. Nhưng quan trọng nhất,
vẫn hương sen thơm ngát, chẳng vướng chút mùi tanh nào từ bùn đất. Dáng vẻ
thanh cao, mọc lên từ bùn tanh nhưng vẫn giữ vẹn nguyên sự trong trắng, thanh
nhã ấy của hoa sen, đã khiến tác giả liên tưởng đến con người Việt Nam. Cũng như
đóa hoa ấy, người dân ta dù sống trong khó khăn, vất vả, dù bị đô hộ, đàn áp thì vẫn
luôn sắt son tình yêu tổ quốc, vẫn luôn giữ mình trong sạch, kiên trung. Điều đó
khiến chúng ta thêm yêu, thêm tự hào về đồng bào của mình. lẽ bởi vậy, nhiều
người vẫn ngầm đồng ý rằng hoa sen chính là quốc hoa của nước ta.
Đoạn văn thhiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Mẫu 3
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nướcngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao được viết bằng thể thơ lục bát đã nhắn nhủ chúng ta về ng ơn lớn lao
trời biển của cha mẹ. Hai câu thơ đầu hai hình ảnh so sánh: công cha - núi Thái
Sơn, nghĩa mẹ - nước biển Đông. Tác giả dân gian đã tinh tế dùng sự to lớn, vĩ đại,
mênh mông của thiên nhiên để khẳng định công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha
mẹ. Đó điều vô cùng thiêng liêng, đáng quý, không gì có thể sánh bằng. Hình ảnh
ẩn dụ “cù lao chín chữ” đã tiếp nối, thể hiện tấm lòng tôn kính của người con dành
cho cha mẹ mình. Họ sẽ luôn khắc ghi, biết ơn ng lao đại của cha mẹ, yêu
thương, hiếu kính mẹ cha hết lòng. Với nhịp thơ lục bát nhịp nhàng và các hình ảnh
so sánh, ẩn dụ tinh tế, bài ca dao đã răn dạy, khuyên nhủ nhẹ nhàng những người
làm con phải biết yêu thương, kính trọng, hiếu lễ với mẹ cha của mình.
Đoạn văn thhiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Mẫu 4
Cậu cai nón dấu lông gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
Bài ca dao trên một bức tranh châm biếm, biếm họa thú vị về một cậu cai, thường
được dân gian rủ tai nhau giải trí sau những buổi làm đồng. Bài thơ khắc họa hình
ảnh một cậu cai có cái danh không xứng với thực. Đường đường là một “viên chức
nhà nước” đội lông ga tay đeo nhẫn quý, cùng oai phong. Thế mà, lại nhà
ngồi không đến ba năm mới được một lần ra nhiệm vụ. Đã vậy, lại chẳng một
món đồ gì, cái áo thì phải đi mượn, còn cái quần thì phải đi vay. Chẳng ra thể thống
gì. Bài thơ đã khắc họa thành công chân dung một cậu cai kệch cỡm, thích phô
trương, làm ra vẻ để lòe thiên hạ, chứ thực ra chẳng tài năng hay của cải gì.
Tiếc thay, chẳng ai bị cậu ta qua mặt cả. Với giọng điệu hóm hỉnh, lối kể thú vị, bài
ca dao không chỉ phê phán một thói xấu trong hội, còn đem đến tiếng cười
thư giãn cho người đọc.
| 1/2

Preview text:

Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát lớp 6
Đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Ngắn nhất
Người dân nước Việt, ai ai cũng biết bài thơ:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3.
Bài ca dao được viết với thể thơ lục bát với vần điệu nhịp nhàng, vừa dễ đọc lại vừa
dễ nhớ. Câu thơ đầu tái hiện nhịp sống bận rộn, tấp nập với guồng quay vội vã của
cuộc sống. Cặp từ trái nghĩa ngược - xuôi đã mở ra một không gian rộng lớn trên
phạm vi cả nước. Trong hoàn cảnh ấy, mọi người cũng không quên được ngày giỗ
tổ Hùng Vương vào mồng 10 tháng 3 âm lịch. Đó là ngày để mọi người tôn vinh, tỏ
lòng biết ơn và tự hào đến các bậc Vua Hùng đã có công dựng nước. Tình thần yêu
nước, tự hào dân tộc đã được thể hiện rõ nét qua bài thơ lục bát trên.
Đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Mẫu 1 Người xưa có câu:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Với thể thơ lục bát, câu thơ vừa có giai điệu nhịp nhàng, dễ đọc dễ nhớ. Nhưng cũng
vẫn giữ vẹn nguyên và truyền tải được tới người đọc bài học ý nghĩa bên trong câu
chữ. Với dòng thơ đầu, tác giả dân gian đề cập đến một sự thật hiển nhiên mà tất cả
mọi người đều ngầm thừa nhận. Đó là chiếc khăn vải đỏ được dùng phủ lên giá đỡ
gương. Hai đồ vật đó có chức năng bảo vệ cho mặt gương đứng vững và không bị
bám bẩn hay xây xát. Nếu có dùng gương, thì phải luôn có hai đồ vật đó đi cùng.
Chân lý ấy được đưa ra để làm đòn bẩy cho điều được nhắn nhủ ở câu thơ thứ hai.
Rằng cũng như điều đã nói ở trước là hiển nhiên, thì việc người dân trong một nước
phải yêu thương, đùm bọc nhau cũng hiển nhiên như thế. Từ xưa, nhân dân ta vẫn
gọi nhau là con Rồng cháu Tiên, cùng sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Vì
vậy, việc phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau là vô cùng quan trọng. Truyền thống lá
lành đùm lá rách, truyền thống đoàn kết bao đời nay của đồng bào ta, chính là cách
thực hiện bài học ý nghĩa đấy mà câu thơ gửi gắm. Đọc bài thơ, em được nhẩm lại
thêm một bài học ý nghĩa mà ông cha ta xưa truyền lại cho con cháu.
Đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Mẫu 2
Cuối làng em có một hồ sen rất rộng. Nhìn những đóa sen trắng ngần, em lại nhớ
đến bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”. Bài ca dao ấy sử dụng thể thơ lục bát
dân gian quen thuộc để khắc họa vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết của đóa hoa sen. Tác
giả dân gian khẳng định ngay từ câu thơ đầu tiên vẻ đẹp độc nhất của hoa sen trong
hồ nước. Để chắc chắn về điều đó, nhà thơ cẩn thận miêu tả đóa hoa từ trong ra ngoài,
rồi lại từ ngoài vào trong. Sắc xanh của lá, sắc trắng của cánh hoa, sắc vàng của nhị
hoa cùng nhau phối hợp tạo nên đóa hoa sen đẹp tuyệt trần. Nhưng quan trọng nhất,
vẫn là hương sen thơm ngát, chẳng vướng chút mùi tanh nào từ bùn đất. Dáng vẻ
thanh cao, dù mọc lên từ bùn tanh nhưng vẫn giữ vẹn nguyên sự trong trắng, thanh
nhã ấy của hoa sen, đã khiến tác giả liên tưởng đến con người Việt Nam. Cũng như
đóa hoa ấy, người dân ta dù sống trong khó khăn, vất vả, dù bị đô hộ, đàn áp thì vẫn
luôn sắt son tình yêu tổ quốc, vẫn luôn giữ mình trong sạch, kiên trung. Điều đó
khiến chúng ta thêm yêu, thêm tự hào về đồng bào của mình. Có lẽ bởi vậy, nhiều
người vẫn ngầm đồng ý rằng hoa sen chính là quốc hoa của nước ta.
Đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Mẫu 3
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao được viết bằng thể thơ lục bát đã nhắn nhủ chúng ta về công ơn lớn lao
trời biển của cha mẹ. Hai câu thơ đầu là hai hình ảnh so sánh: công cha - núi Thái
Sơn, nghĩa mẹ - nước biển Đông. Tác giả dân gian đã tinh tế dùng sự to lớn, vĩ đại,
mênh mông của thiên nhiên để khẳng định công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha
mẹ. Đó là điều vô cùng thiêng liêng, đáng quý, không gì có thể sánh bằng. Hình ảnh
ẩn dụ “cù lao chín chữ” đã tiếp nối, thể hiện tấm lòng tôn kính của người con dành
cho cha mẹ mình. Họ sẽ luôn khắc ghi, biết ơn công lao vĩ đại của cha mẹ, và yêu
thương, hiếu kính mẹ cha hết lòng. Với nhịp thơ lục bát nhịp nhàng và các hình ảnh
so sánh, ẩn dụ tinh tế, bài ca dao đã răn dạy, khuyên nhủ nhẹ nhàng những người
làm con phải biết yêu thương, kính trọng, hiếu lễ với mẹ cha của mình.
Đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Mẫu 4
Cậu cai nón dấu lông gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
Bài ca dao trên là một bức tranh châm biếm, biếm họa thú vị về một cậu cai, thường
được dân gian rủ tai nhau giải trí sau những buổi làm đồng. Bài thơ khắc họa hình
ảnh một cậu cai có cái danh không xứng với thực. Đường đường là một “viên chức
nhà nước” đội mũ lông ga tay đeo nhẫn quý, vô cùng oai phong. Thế mà, lại ở nhà
ngồi không đến ba năm mới được một lần ra nhiệm vụ. Đã vậy, lại chẳng có một
món đồ gì, cái áo thì phải đi mượn, còn cái quần thì phải đi vay. Chẳng ra thể thống
gì. Bài thơ đã khắc họa thành công chân dung một cậu cai kệch cỡm, thích phô
trương, làm ra vẻ để lòe thiên hạ, chứ thực ra chẳng có tí tài năng hay của cải gì.
Tiếc thay, chẳng ai bị cậu ta qua mặt cả. Với giọng điệu hóm hỉnh, lối kể thú vị, bài
ca dao không chỉ phê phán một thói xấu trong xã hội, mà còn đem đến tiếng cười
thư giãn cho người đọc.