Văn mẫu lớp 6: Suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn của người Việt trong bài Chuyện cổ nước mình | Kết nối tri thức
Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn của người Việt trong Chuyện cổ nước mình.
Hy vọng với 2 đoạn văn mẫu dưới đây, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm tài liệu để hoàn thiện bài viết của mình.
Chủ đề: Bài 4: Quê hương yêu dấu (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đoạn văn suy nghĩ vẻ đẹp tâm hồn của người Việt trong bài thơ
Chuyện cổ nước mình
Vẻ đẹp tâm hồn của người Việt trong Chuyện cổ nước mình - Mẫu 1
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đã cho thấy vẻ đẹp trong
tâm hồn của con người Việt Nam. Nhà thơ đã gợi nhắc cho người đọc về hình
ảnh những nhân vật trong truyện cổ tích xưa. Chàng trai nông dân hiền lành
được ông tiên ban cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” trong truyện “Cây
tre trăm đốt”. Hay người em cần cù, nhân hậu được con chim đền đáp “ăn một
quả trả cục vàng” mà trở nên giàu có, hạnh phúc. Chàng Thạch Sanh có võ nghệ
cao cường, lại dũng cảm đã giết chết chằn tinh, bắn chết Đại Bàng, có đàn thần
đẩy lùi quân giặc rồi lấy được lấy công chúa, sau này còn lên ngôi vua. Câu
chuyện về cô Tấm trải qua biết bao nhiêu lần hóa kiếp, cuối cùng từ quả thị
bước ra trở lại làm người để về bên nhà vua. Tất cả đã thể hiện được những đức
tính, lối sống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: sống phải hiền lành, siêng năng lao
động, phải có trí tuệ đừng và không chạy theo người khác. Tác giả đã thật tinh
tế khi gợi về các nhân vật trong truyện cổ tích để ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Vẻ đẹp tâm hồn của người Việt trong Chuyện cổ nước mình - Mẫu 2
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đã cho thấy vẻ đẹp của
con người Việt Nam. Vẻ đẹp đó được thể hiện qua những nhân vật trong thế
giới truyện cổ tích. Đó là chàng Thạch Sanh dũng cảm, trải qua nhiều kiếp nạn
đã cưới được công chúa, lên làm vua. Cả chàng nông dân hiền lành được ông
bụt cho câu “Khắc nhập! Khắc xuất” có được cây tre trăm đốt, vượt qua thử
thách và lấy được vợ hiền. Hay cô Tấm hiền lành trải qua biết bao nhiêu lần hóa
kiếp, cuối cùng từ quả thị bước ra trở lại làm người, sống hạnh phúc bên nhà
vua. Những câu chuyện cổ còn khuyên nhủ con người về cách sống hiền lành,
nhân hậu. Tiếp đến là “Đẽo cày theo ý người ta” gợi liên tưởng đến thành ngữ
“Đẽo cày giữa được” hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến,
luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác. Từ đó khuyên nhủ con
người phải luôn có chính kiến, tránh a dua theo số đông. Những nhân vật trên
đều thể hiện đức lối sống tốt đẹp về đạo đức, tâm hồn của con người Việt Nam.
Từ đó, người đọc rút ra cho mình những bài học ý nghĩa trong cuộc sống.
Document Outline
- Vẻ đẹp tâm hồn của người Việt trong Chuyện cổ nước mình - Mẫu 1
- Vẻ đẹp tâm hồn của người Việt trong Chuyện cổ nước mình - Mẫu 2