Văn mẫu lớp 6: Tóm tắt văn bản thông tin (7 mẫu) | Cánh diều
Văn bản thông tin sẽ cung cấp những thông tin hữu ích chon người đọc. Trong chương trình môn Ngữ văn 6, học sinh sẽ được tìm hiểu về loại văn bản này. Hôm nay, mời bạn đọc tham khảo Bài văn mẫu lớp 6: Tóm tắt văn bản thông tin, thuộc sách Cánh Diều, tập 2.
Chủ đề: Bài 5: Văn bản thông tin 6 (CD)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tóm tắt văn bản thông tin
Trình tự tóm tắt văn bản thông tin
1. Xác định thông tin chính (thường nêu) ở nhan đề và các đề mục lớn của văn bản.
2. Xác định các thông tin cụ thể của mỗi đoạn hoặc phần trong văn bản (nếu văn
bản có nhiều tiêu đề nhỏ thì các thông tin cụ thể thường nằm ở các tiêu đề ấy);
giữ nguyên các mốc thời gian hoặc giữ lại những mốc thời gian quan trọng.
3. Kết nối các thông tin cụ thể và viết thành bản tóm tắt theo cách thông dụng
hoặc trình bày bằng sơ đồ.
Tóm tắt văn bản thông tin - Mẫu 1 1. Đất nặn:
- Nhà phát minh: Giô-sép Mác Vích-cơ.
- Mục đích ban đầu: Công ty của Vích-cơ chế tạo thành công một loại bột đất
sét để loại bỏ các vết đen do bồ hóng gây ra trong căn nhà do sử dụng than, củi
để nấu nướng. Nhưng người dân sử dụng ga khiến sản phẩm không bán được, công ty thua lỗ.
- Diễn biến và kết quả: Năm 1957, trộn những chất bột nhão để mô phỏng độ
dẻo của đất sét và làm ra đồ chơi trẻ em với nhiều màu sắc. 2. Kem que:
- Nhà phát minh: Phrăng Ép-pơ-xơn
- Mục đích ban đầu: Vô tình dùng một chiếc que trộn bột soda khô và nước lại
với nhau rồi bỏ quên qua đêm.
- Diễn biến và kết quả: Phát hiện ra một “que kẹo băng” và khi nếm sẽ có hiện
tượng nổ li ti. Năm 1923, Ép-pơ-xơn đăng kí bằng sáng chế cho thiết kế này,
đánh dấu sự ra đời của kem que. 3. Lát khoai tây chiên
- Nhà phát minh: Gioóc Crăm
- Nguyên nhân: Crăm khi ấy đang cố phục vụ món khoai tây Pháp do một khách đặt vào mùa hè 1853.
- Diễn biến và kết quả: Do liên tục bị trả món, Crăm đã mất bình tĩnh, làm theo
yêu cầu thái lát mỏng hơn và chiên khô cứng. Sau đó, chúng trở nên phổ biến. 4. Giấy nhớ:
- Nhà phát minh: Xpen-xơ Vin-vơ và Át Phrai
- Nguyên nhân: Năm 1968, tạo ra một chất dính tạm trong phòng thí nghiệm
nhưng không biết sử dụng vào việc gì.
- Diễn biến và kết quả: Vin-vơ đã giúp đồng nghiệp của mình dán một số tờ
giấy lên cuốn sách của mình và từ đó phát minh ra đời.
Tóm tắt văn bản thông tin - Mẫu 2
Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”.
Vào đầu tháng 4 - 1975, tin chiến thắng vang dội từ các chiến trường phía Nam
đã thôi thúc các nhạc sĩ sáng tác. Đến chiều 28 tháng 4, bản tin của Đài tiếng
nói Việt Nam đưa tin về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của Nguyễn
Thành Trung là cú hích để nhạc sĩ cho ra đời bài hát “Như có Bác trong ngày
đại thắng”. Suốt đêm 30 tháng 4, cho đến 1 tháng 5, bài hát đã được cất lên qua
làn sóng phát thanh. Như có Bác trong ngày đại thắng” đã vượt qua sự thử thách
của thời gian, đến với mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, không phân biệt biên
giới, quốc gia. Ở một số nơi, bài hát còn được dùng như bài ca “giã bạn” để kết
thúc các cuộc gặp gỡ, mít tinh, văn nghệ quần chúng.
Tóm tắt văn bản thông tin - Mẫu 3
Bóng đá Việt Nam “thống trị” Đông Nam Á ở thời điểm hiện tại. Và tờ báo
Smmsport của Thái Lan đã đưa ra năm nguyên nhân chính dẫn đến điều đó. Đầu
tiên, các cầu thủ Việt Nam luôn thi đấu đầy nhiệt huyết và khát khao chiến
thắng. Họ luôn thể hiện quyết tâm của mình ở trên sân tập cũng như khi thi đấu.
Thứ hai, sự tự tin đã giúp các cầu thủ Việt Nam không “ngán” bất cứ đối thủ
nào. Thứ ba, giải vô địch quốc gia của Việt Nam (V-League) đang rất phát triển,
có thời điểm còn đi trước giải vô địch của quốc gia Thái Lan. Thứ tư, các cầu
thủ Việt Nam gắn bó với nhau trong khoảng thời gian dài nên thi đấu rất ăn ý
trên sân. Họ hiểu rõ nhiệm vụ của mình và đồng đội trên sân. Cuối cùng, đội
tuyển Việt Nam đang được dẫn dắt bởi huấn luyện viên giỏi. Huấn luyện viên
người Hàn Quốc đã “lắp ráp”, “kết nối” các cầu thủ với nhau trong “một sơ đồ
chiến thuật hợp lí khiến họ trở thành một tập thể mạnh mẽ và hoàn hảo hơn”.
Tóm tắt văn bản thông tin - Mẫu 4 1. Đất nặn
Công ty của Giô-sép Mác Vích-cơ chế tạo thành công một loại bột đất sét để
loại bỏ các vết đen do bồ hóng gây ra trong căn nhà do sử dụng than, củi để nấu
nướng. Nhưng người dân sử dụng ga khiến sản phẩm không bán được, công ty
thua lỗ. Đến năm 1957, trộn những chất bột nhão để mô phỏng độ dẻo của đất
sét và làm ra đồ chơi trẻ em với nhiều màu sắc. 2. Kem que
Phrăng Ép-pơ-xơn vô tình dùng một chiếc que trộn bột soda khô và nước lại với
nhau rồi bỏ quên qua đêm. Tình cờ phát hiện ra một “que kẹo băng” và khi nếm
sẽ có hiện tượng nổ li ti. Năm 1923, Ép-pơ-xơn đăng kí bằng sáng chế cho thiết
kế này, đánh dấu sự ra đời của kem que. 3. Lát khoai tây chiên
Gioóc Crăm khi ấy đang cố phục vụ món khoai tây Pháp do một khách đặt vào
mùa hè 1853. Do liên tục bị trả món, Crăm đã mất bình tĩnh, làm theo yêu cầu
thái lát mỏng hơn và chiên khô cứng. Sau đó, chúng trở nên phổ biến. 4. Giấy nhớ
Năm 1968, Xpen-xơ Vin-vơ và Át Phrai tạo ra một chất dính tạm trong phòng
thí nghiệm nhưng không biết sử dụng vào việc gì. Cuối cùng, Vin-vơ đã giúp
đồng nghiệp của mình dán một số tờ giấy lên cuốn sách của mình và từ đó phát minh ra đời.
Tóm tắt văn bản thông tin - Mẫu 5
Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”.
Vào đầu tháng 4 - 1975, tin chiến thắng vang dội từ các chiến trường phía Nam
đã thôi thúc các nhạc sĩ sáng tác. Đến chiều 28 tháng 4, bản tin của Đài tiếng
nói Việt Nam đưa tin về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của Nguyễn
Thành Trung là cú hích để nhạc sĩ cho ra đời bài hát “Như có Bác trong ngày
đại thắng”. Suốt đêm 30 tháng 4, cho đến 1 tháng 5, bài hát đã được cất lên qua
làn sóng phát thanh. Như có Bác trong ngày đại thắng” đã vượt qua sự thử thách
của thời gian, đến với mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, không phân biệt biên
giới, quốc gia. Ở một số nơi, bài hát còn được dùng như bài ca “giã bạn” để kết
thúc các cuộc gặp gỡ, mít tinh, văn nghệ quần chúng.