Văn mẫu lớp 7: Phân tích truyện Bầy chim chìa vôi (3 mẫu) | Kết nối tri thức
Văn mẫu lớp 7: Phân tích truyện Bầy chim chìa vôi (3 mẫu) | Kết nối tri thức được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 1: Bầu trời tuổi thơ (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phân tích văn bản Bầy chim chìa vôi
Tài liệu bản quyền thuộc về Download.vn
Phân tích văn bản Bầy chim chìa vôi - Mẫu 1
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều có nhiều tác phẩm đặc sắc viết cho thiếu nhi. “Bầy
chim chìa vôi” là một trong những tác phẩm đó. Truyện gửi gắm nhiều bài học ý nghĩa, sâu sắc.
Nhân vật chính trong truyện là Mon và Mên. Tình huống truyện được tác giả xây
dựng khá độc đáo. Khoảng hai giờ sáng, Mon tỉnh giấc rồi quay sang gọi anh trai là
Mên. Liên tiếp những câu hỏi như: “Anh bảo mưa có to không?”, “Nhưng anh bảo
ước sông có lên to không?” đã bộc lộ được vẻ lo lắng, bồn chồn của Mon. Những
câu hỏi dồn dập khiến Mên gắt lên: “Bảo cái gì mà bảo lắm thế”. Nhưng khi nghe
Mon nói rằng: “Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”, Mên cũng
hiểu ra. Đáp lại câu nói của em trai, Mên cũng bộc lộ sự lo lắng: “Tao cũng sợ”.
Thế rồi, cả hai đều không ngủ được, tiếp tục trò chuyện. Mon kể cho Mên nghe
chuyện mình lén thả con cá bống mà bố đã bắt được. Mên không trách mắng em
mà chỉ bật cười khoái chí. Qua chi tiết này, có thể thấy được sự hồn nhiên, thơ
ngây của hai nhân vật này.
Sau một hồi bàn bạc, Mon đề nghị ra bờ sông cứu bầy chim chìa vôi. Không ngại
mưa gió, nguy hiểm, hai anh em lấy đò của ông Hảo để đi. Có thể thấy, Mon và
Mên là những cậu bé dũng cảm, giàu tình yêu thương loài vật. Cả hai tiếp tục trò
chuyện. Khi đến gần bờ sông Mon và Mên lập cập tụt xuống khỏi đò. Mên quấn
cái dây buộc đò vào người rồi gò lưng kéo, Mon lội bì bõm phía sau. Cho đến khi
hai anh em đưa được con đò trở về chỗ cũ thì trời đã tang tảng sáng. Cả hai chạy
ngược lên đoạn bờ sông đối diện với bãi cát. Mon lại hỏi Mên xem bờ sông đã
ngập hết chưa, cánh chim có bay được không. Câu nói của Mon: “Anh ơi, có khi
bố dậy rồi đấy” khiến cho cả hai lòng đầy lo sợ. Thì ra, chúng cũng vẫn là những
đứa trẻ biết lo sợ bị bố mẹ mắng, vậy mà suy nghĩ và hành động lại thật đáng trân trọng.
Đặc biệt, tác giả đã khắc họa một khung cảnh tuyệt đẹp. Khi bình minh đã đủ để
soi rọi những hạt mưa trên mặt sông, cũng là lúc dòng nước khổng lồ đã nuốt
chửng phần còn lại của bãi cát. Những cánh chim chìa vôi bé bỏng đã ướt át bứt ra
khỏi mặt nước, dương cao đôi cánh bay lên trời cao. Từ chiều qua, nước đã dâng
lên nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, chim bố và chim mẹ lại dẫn bầy con tránh
nước đến đó. Những chú chim nhảy đến phần cao nhất của dải cát, nhảy lò cò trên
những đôi chân mảnh dẻ chưa thật sự cứng cáp. Bỗng một con chim đuối sức. Đôi
cánh của nó dừng lại, rơi như một chiếc lá, thế nhưng nó vẫn kiên cường dùng sức
lực của chính bản thân mình để bay lên hòa mình với bầy đàn. Hình ảnh cuối
truyện Mon và Mên đứng yên không nhúc nhích. Khuôn mặt tái nhợt vì nước mưa
hừng lên ánh ngày. Cả hai nhận ra đã khóc từ lúc nào. Đó là giọt nước mặt của sự
xúc động, tình yêu thương.
Như vậy, truyện ngắn Bầy chim chìa vôi, tác giả đã gửi gắm thông điệp sâu sắc.
Chúng ta cần sống hòa hợp, gắn bó và yêu thương loài vật.
Phân tích văn bản Bầy chim chìa vôi - Mẫu 2
Nguyễn Quang Thiều viết khá nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi. Trong đó, truyện
“Bầy chim chìa vôi” của ông đã gửi gắm nhiều bài học ý nghĩa, sâu sắc.
Nhân vật chính trong truyện là hai cậu bé có tên là Mon và Mên. Nội dung của
truyện được tác giả kể lại theo ngôi số ba. Hoàn cảnh xảy là khoảng hai giờ sáng,
Mon và anh trai - Mên đang nằm ngủ. Mon tỉnh giấc rồi quay sang gọi anh. Cậu
đặt ra những câu hỏi một cách liên tục như: “Anh bảo mưa có to không?”, “Nhưng
anh bảo ước sông có lên to không?”, từ đó khắc họa sự lo lắng, bồn chồn của cậu
bé. Những câu hỏi dồn dập khiến Mên gắt lên: “Bảo cái gì mà bảo lắm thế”.
Nhưng khi nghe Mon nói rằng: “Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối
mất”, thì Mên cũng hiểu ra. Đáp lại câu nói của em trai, Mên cũng bộc lộ sự lo lắng: “Tao cũng sợ”.
Điều này khiến hai anh em đều không ngủ được nên lại tiếp tục trò chuyện. Mon
kể cho Mên nghe câu chuyện mình đã lén thả con cá bống mà bố đã bắt được. Mên
không trách mắng em mà chỉ bật cười khoái chí. Chi tiết này cho thấy sự hồn nhiên,
ngây thơ cũng như tấm lòng nhân hậu, yêu thương loài vật của hai cậu bé.
Sau một hồi, Mon đề nghị ra bờ sông cứu bầy chim chìa vôi. Không ngại mưa gió,
nguy hiểm, hai anh em lấy đò của ông Hảo để đi. Điều này xuất phát từ tấm lòng
yêu thương loài vật cũng như sự dũng cảm của Mon và Mên. Khi đến gần bờ sông,
hai anh em lập cập tụt xuống khỏi đò. Mên quấn cái dây buộc đò vào người rồi gò
lưng kéo, Mon lội bì bõm phía sau. Cho đến khi hai anh em đưa được con đò trở về
chỗ cũ thì trời đã tang tảng sáng. Cả hai chạy ngược lên đoạn bờ sông đối diện với
bãi cát. Mon lại hỏi Mên xem bờ sông đã ngập hết chưa, cánh chim có bay được
không. Câu nói của Mon: “Anh ơi, có khi bố dậy rồi đấy” khiến cho cả hai lòng
đầy lo sợ. Dù dũng cảm đấy, nhưng Mon và Mên vẫn là những cậu bé, biết lo sợ bị bố mẹ mắng.
Khung cảnh bờ sông được nhà văn miêu tả tinh tế. Khi bình minh đã đủ để soi rọi
những hạt mưa trên mặt sông, cũng là lúc dòng nước khổng lồ đã nuốt chửng phần
còn lại của bãi cát. Những cánh chim chìa vôi bé bỏng đã ướt át bứt ra khỏi mặt
nước, dương cao đôi cánh bay lên trời cao. Từ chiều qua, nước đã dâng lên nhanh
hơn. Nước dâng lên đến đâu, chim bố và chim mẹ lại dẫn bầy con tránh nước đến
đó. Những chú chim nhảy đến phần cao nhất của dải cát, nhảy lò cò trên những đôi
chân mảnh dẻ chưa thật sự cứng cáp. Bỗng một con chim đuối sức. Đôi cánh của
nó dừng lại, rơi như một chiếc lá, thế nhưng nó vẫn kiên cường dùng sức lực của
chính bản thân mình để bay lên hòa mình với bầy đàn.
Đặc biệt, ở cuối truyện, Mon và Mên đứng yên không nhúc nhích. Khuôn mặt tái
nhợt vì nước mưa hừng lên ánh ngày. Cả hai nhận ra mình đã khóc từ lúc nào. Giọt
nước mắt cho thấy niềm hạnh phúc, sung sướng khi bầy chim chìa vôi con đã thoát
chết, bay lên bầu trời cùng chim bố mẹ.
Truyện ngắn Bầy chim chìa vôi, tác giả đã gửi gắm thông điệp sâu sắc. Con người
cần biết sống hòa hợp với thiên nhiên, biết yêu thương các loài động vật.
Phân tích văn bản Bầy chim chìa vôi - Mẫu 3
Nguyễn Quang Thiều là một tác giả nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông
viết khá nhiều cho thiếu nhi. Trong đó, truyện ngắn Bầy chim chìa vôi là một trong
những tác phẩm hay, giàu ý nghĩa.
Truyện được xây dựng tình huống vào một đêm mưa bão, lúc hai giờ sáng nhân vật
Mon tỉnh giấc. Cậu thấy trời đang mưa to, tỏ ra lo lắng cho những chú chim chìa
vôi con ở ngoài bờ đê. Mon sợ chúng sẽ bị ngập nước rồi chết rét mất. Vậy là, Mon
gọi Mên để cùng ra ngoài bờ sông cứu chim chìa vôi. Những câu hỏi dồn dập như
“Anh bảo mưa có to không?”, “Nhưng anh bảo ước sông có lên to không?”, Mon
đã thể hiện được sự lo lắng và vội vàng của mình. Tuy nhiên, đang trong giấc ngủ
bị gọi dậy, người anh có vẻ cáu gắt lên tiếng nạt em mình: “Bảo cái gì mà bảo lắm
thế”. Ban đầu, người đọc có thể cảm thấy nhân vật anh khá “phản diện”. Tuy nhiên,
đây là phản ứng bình thường khi đang ngủ mà bị làm phiền. Nhất là ngay sau đó,
khi nghe rõ vấn đề, Mên đã cùng Mon ra ngoài bờ sông.
Qua tình huống truyện trên, tác giả đã cho người đọc thấy được tình yêu thương
động vật của hai đứa trẻ dù chẳng lớn tuổi. Chúng bất chấp tất cả dù là nửa đêm,
dù là mưa bão vẫn cố gắng cứu những chú chim nhỏ tội nghiệp. Cảnh cuối cùng,
khi mặt trời bắt đầu hửng nắng, mưa đã tạnh, những chú chim vươn cánh bay đi.
Lúc này, hai anh em đứng dưới ánh nắng sớm, ngẩng mặt lên nhìn chúng và cảm
động đến chảy nước mắt. Chúng không làm việc cao cả quá, nhưng chính những
điều nhỏ nhặt ấy đã cứu những chú chim khỏi cảnh chết đuối.
Qua Bầy chim chìa vôi, tác giả Nguyễn Quang Thiều đã cho người đọc thấy được
một bức tranh cảm động về hai anh em và bầy chim chìa vôi ở ngoài sông. Từ đó,
tình thương của con người cũng được thể hiện rõ, từ những đứa trẻ và từ những loài vật nhỏ.