-
Thông tin
-
Quiz
Văn mẫu Ngữ Văn lớp 8: Cảm nghĩ về bài thơ Sông núi nước Nam (7 mẫu) | Kết nối tri thức
Văn mẫu Ngữ Văn lớp 8: Cảm nghĩ về bài thơ Sông núi nước Nam (7 mẫu) | Kết nối tri thức. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 14 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Bài 3: Lời sông núi (KNTT) 30 tài liệu
Ngữ Văn 8 1.4 K tài liệu
Văn mẫu Ngữ Văn lớp 8: Cảm nghĩ về bài thơ Sông núi nước Nam (7 mẫu) | Kết nối tri thức
Văn mẫu Ngữ Văn lớp 8: Cảm nghĩ về bài thơ Sông núi nước Nam (7 mẫu) | Kết nối tri thức. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 14 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Lời sông núi (KNTT) 30 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 8 1.4 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:














Tài liệu khác của Ngữ Văn 8
Preview text:
Bài văn mẫu lớp 8
Cảm nghĩ bài Sông núi nước Nam
Cảm nghĩ bài Sông núi nước Nam - Mẫu 1
Suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã không ít lần phải đối đầu với
quân xâm lược bạo tàn hung hãn nhưng chưa một lần nào nhân dân ta khuất
phục trước kẻ thù. Phải chăng, trong trái tim mỗi người đều thấu hiểu sâu sắc
quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với vùng lãnh thổ của cha ông bao đời.
Chính bởi vì thế, có những tác phẩm viết ra từ máu tim của con dân Đại Việt để
thể hiện sâu sắc ý thức dân tộc, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Mà
tiêu biểu là bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” tương truyền của Lý Thường Kiệt, đây
cũng được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.
Đọc những câu thơ, ta cảm thấy trong mình bao la là tự hào, tin tưởng lạ kì. Mới
chỉ ở câu mở đầu, tác giả đã khẳng định:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(Sông núi nước Nam vua Nam ở)
Một câu thơ nhưng mang nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, tác giả đã khẳng định rằng
nước Nam ta có tên, có vua mà một vùng lãnh thổ có vua thì tức là một quốc gia,
hoàn toàn không phải là một nước chư hầu bé nhỏ vô danh. Bởi thế, vùng lãnh
thổ này đã có chủ và quyền sở hữu của nó thuộc về “vị vua” trị vì đất nước bấy
lâu nay. Muốn khẳng định đây không phải là lời nói suông, tác giả đưa ra dẫn chứng:
“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
(Vằng vặc sách trời chia xứ sở) 1
Dùng từ “tiệt nhiên” có ý biểu thị một nội dung theo lẽ vô cùng tự nhiên, mà
điều tự nhiên ấy lại là việc mà đã nói ở câu trên được sách trời ghi lại. Ta hiểu
rằng ranh giới lãnh thổ ta đã được sách trời bao nhiêu đời nay định sẵn, sông núi
nước Nam phải là của vua nước Nam, lãnh thổ nước Nam không ai có quyền
xâm lấn, định đoạt ngoại trừ vị vua Nam trị vì.
Nếu hai câu đầu tiên, tác giả dùng để nói về sự hiển nhiên về quyền của vua,
hay nhân dân nước Nam đối với sống núi nước mình thì hai câu sau, tác giả lại để dành cho quân thù:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.)
Việc nước Nam là của vua Nam đã rõ ràng “tại Thiên Thư”, chỉ khi công nhận
điều này thì mới hợp lẽ, hợp thiên ý còn chống lại điều này chính là kháng ý,
trái ý trời. Quân xâm lược phương Bắc đã ngang nhiên xâm lược bờ cõi còn nô
bộc dân ta, gọi ta là nước chư hầu, không công nhận độc lập của ta cũng như
muốn tước đoạt vùng lãnh thổ của ta, chúng chính là đã phạm tội lớn, làm trái
thiên ý. Và như một hệ quả tất yếu của luật đất trời, đối với những việc làm trái
ý trời thì sớm muộn chúng cũng thất bại. Chúng thất bại vì ta là chính nghĩa còn
chính là phi nghĩa, thất bại bởi chúng là những quân xấu xa muốn chà đạp lên
quyền sống, quyền tự do của nhân dân ta.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt không quá kĩ thuật nhưng mang nhiều nội lực, không
chỉ là liều thuốc tinh thần, cổ vũ quân và dân trong những đêm trường chiến đấu
mà còn là những viên đạn vô hình làm hao mòn sức lực quân địch, góp một
phần không nhỏ vào chiến thắng quân Tống sau này. 2
Không đồ sộ như “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi cũng không đầy lí lẽ sắc
bén như “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, “Nam Quốc Sơn Hà” vẫn tự
hào xếp ngang hàng với những áng văn tuyên ngôn ấy khi lần đầu tiên nêu cao
lá cờ chủ quyền dân tộc để khẳng định quyền làm chủ của nước Nam. Những
câu thơ tuy không nhiều dụng công nhưng âm vang mãi trong lòng mỗi con dân nước Việt.
Cảm nghĩ bài Sông núi nước Nam - Mẫu 2
Trong những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, có rất nhiều
những trận đánh lớn, được ghi vào sổ sách. Những trận đánh mà khiến quân
giặc khiếp đảm, và là nỗi lo lớn khi bất kỳ một dân tộc nào muốn xâm chiếm
Đại Việt. Trong những trận đấu đó, không chỉ có những trận đánh quyết liệt mà
còn có những trận đấu bằng tinh thần. Một trong những ‘trận đánh lớn’ đó đã
được vang lên vào buổi chiều hôm đó. Đó chính là bài thơ “Sông Núi nước Nam”.
Bài thơ như một lời khẳng định chắc chắn của quân và dân ta trước ý định xâm
chiếm của kẻ thù. Bài thơ được tương truyền là do tướng quân Lý Thường Kiệt
sáng tác. Trong một trận đánh lớn, khi cả hai bên đều đã thấm mệt, từ một ngôi
miếu nhỏ của quân ta vọng lên một 4 câu thơ đầy hào hùng:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Chỉ vỏn vẹn trong bốn câu thơ, nhưng khi nghe xong thì tinh thần của quân giặc
đã bị hồn bay phách lạc, không đánh mà chạy. Đó như một lời khẳng định chắc
chắn chiến thắng sẽ luôn thuộc về ta, sẽ không bao giờ có thể thay đổi được. 3
Đất nước của nước Nam là mảnh đất đã có vua cai trị, lãnh đạo. Chứ không phải
là một mảnh đất ‘vô chủ” mà những người khác có thể sang tự ý xâm chiếm.
Một mảnh đất có vua nước Nam, có người dân nước Nam thì cớ gì lại để cho người khác chiếm lấy?
Nếu như câu thơ thứ nhất như để khẳng định chủ quyền của đất nước, của quốc
gia, dân tộc thì câu thơ thứ hai như một lời nói: nước đã có chủ thì những người
sống tại đất nước đó nên sống và cai trị đất nước đó thật tốt chứ không nên
tranh giành hay xâm chiếm đất nước của người khác. Không ai xâm chiếm đất
nước của nhau. Mọi người chỉ có thể nên giúp đỡ nhau chứ không nên tranh
giành, để gây ra chiến tranh. Chiến tranh làm cho cuộc sống của con người ta
trở nên khổ cực, gây nên đau khổ và chia ly.
Đất có chủ, nhưng hà cớ gì mà lũ giặc các ngươi lại sang bên nước ta xâm
chiếm đất nước. Không phải do thiếu đất hay thiếu chỗ ở mà các ngươi sang
xâm chiếm nước ta. Vậy nguyên nhân chỉ do là muốn bành trướng? muốn mở
rộng lãnh thổ mà lũ giặc các ngươi mới sang xâm chiếm đất nước của chúng ta?
Vậy thì như lời tướng quân Lý Thường Kiệt đã nói: “Chúng bay sẽ bị đánh cho
tơi bời”. Bất cứ một lý do nào, bất cứ một hành động xâm chiếm đất nước nào
của chúng sẽ bị những người con dân đất Việt đánh cho tơi bời. Bởi vì đó là
tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc. Là tinh thần bất khuất
không thể nào có thể chịu thua và khuất phục trước quân giặc. Bất kỳ hành động
nào động đến đất nước, đến con dân đất Việt đều sẽ phải trả giá. Không phải vì
cái tôi cá nhân mà ngược lại đó là tinh thần chiến đấu quật cường, sẵn sàng hy
sinh, sẵn sàng nằm xuống để có thể bảo vệ vững chắc được độc lập dân tộc và
chủ quyền lãnh thổ của sông núi nước Nam.
Bài thơ chỉ với bốn câu thơ, không quá ngắn nhưng cũng không quá dài, nhưng
đã thể hiện một lời khẳng định chắc chắn của con dân đất Việt, họ sẽ giành đấu
tranh tới cùng để có thể bảo vệ được quốc gia của họ, bảo vệ được nơi mà họ đã 4
sinh ra và lớn lên. Và sẽ không có gì có thể ngăn cản được ý chí đang sục sôi và
tình yêu đất nước vô bờ bến đò.
Cảm nghĩ bài Sông núi nước Nam - Mẫu 3
Lòng yêu nước vốn là một chủ đề quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam.
Thật vậy đã có rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước và một trong số đó
phải kể đến đó là "Sông núi nước Nam". Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn
độc lập đầu tiên của nước ta, với giọng thơ hào hùng thể hiện lòng tự tôn dân
tộc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Bài thơ "Sông núi nước Nam" ra đời trong thời nhà Lí, khi đất nước đang phải
đối đầu chống lại cuộc xâm lược của quân Tống, mở đầu bài thơ tác giả đã đặt bút:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” Dịch nghĩa:
“Sông núi nước Nam vua nam ở
Rành rành định phận tại sách trời”
Hai câu thơ trên đã khẳng định chủ quyền dân tộc là điều thiêng liêng hơn cả và
điều này đã được quy định tại sách trời, là thứ mà không một dân tộc, thế lực
nào được chà đạp, được phép tước đoạt của dân tộc khác. Trong câu thơ tác giả
đã khéo léo sử dụng hình ảnh hoán dụ "vua Nam ở" để đại diện cho toàn bộ dân
tộc ta đã sinh sống ở nước Nam từ ngàn đời nay và đó là sự thật rành rành
không thể phủ nhận. Và hai từ "tiệt nhiên" càng khẳng định rõ hơn điều này.
Chủ quyền dân tộc ta là bất di bất dịch không thể thay đổi, là điều hiển nhiên, là
cái đương nhiên vốn đã được quy định tại "thiên thư" nơi tập trung tri thức của 5
trời đất. Hai câu thơ không chỉ khẳng định sự thật đanh thép về chủ quyền dân
tộc mà còn thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả.
Chủ quyền đất nước vô cùng thiêng liêng và cao cả vì vậy đó là điều mà con
dân nước Nam không thể để mất. Thật vậy ở hai câu sau tác giả đã khẳng định
quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” Dịch nghĩa:
“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Mỗi dân tộc đều có quyền tự do, đều có quyền được bình đẳng vậy tại sao lại có
những kẻ muốn lăm le xâm lược, đẩy dân tộc khác vào đường cùng. Và cụm từ
"thủ bại hư" đã khẳng định rằng những kẻ với lòng tham vô đáy, độc địa thâm
hiểm như thế sẽ bị trừng trị thích đáng, và kết cục cho những kẻ coi thường đạo
lí, đi ngược lại với chính nghĩa sẽ vô cùng thê thảm. Hai câu thơ trên vừa là lời
cảnh cáo sâu sắc dành cho lũ giặc xâm lược, những kẻ muốn chà đạp lên hạnh
phúc, tự do của người khác vừa thể hiện quyết tâm đoàn kết đánh giặc của dân
tộc thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước.
"Sông núi nước Nam" vang trên sông Như Nguyệt được coi như một bài thơ
thần có giá trị to lớn trong việc răn đe, đánh đuổi kẻ thù. Qua bài thơ ta cũng
cảm nhận được lòng nồng nàn yêu nước, lòng tự tôn và tinh thần đoàn kết dân
tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Dù thời gian qua đi
nhưng giá trị và sức ảnh hưởng của tác phẩm không hề thay đổi, nó vẫn là bản
tuyên ngôn đầy hào hùng và đanh thép đầu tiên của đất nước ta. 6
Cảm nghĩ bài Sông núi nước Nam - Mẫu 4
Bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời gắn liền với sự kiện đánh đuổi giặc Tống xâm
lược. Lời thơ thể hiện ý chí, sức mạnh của dân tộc, ẩn chứa trong những câu
chữ hùng hồn là cả một tinh thần yêu nước, một chí khí anh hùng.
Dân ta luôn khát khao tự chủ, độc lập và không ngừng đấu tranh, bất kể hi sinh
xương máu vì độc lập, tự chủ. Tương truyền, bài thơ này là của Lí Thường Kiệt
(ông họ Ngô, tên Tuấn, tên tự là Thường Kiệt), sau được vua ban quốc tính lấy
họ vua (họ Lí), người làng An Xá cũ nay thuộc Quảng Đức, phía nam thành
Thăng Long. Bài thơ Nam quốc sơn hà là tác phẩm văn học mang chức năng lễ
nghi. Năm 1077, Lí Thường Kiệt chỉ huy quân Đại Việt ta đánh tan mấy chục
vạn quân Tống tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Đã từng có truyền thuyết về
sự khích lệ tinh thần yêu nước của bài thơ, nó còn được gọi là bài thơ Thần.
Trong Nam quốc sơn hà có sự thống nhất cao độ giữa cảm xúc hào sảng đầy
chất thơ với chất nghị luận chặt chẽ, đanh thép đầy tinh thần chiến đấu. Hai câu
đầu của bài thơ vang lên dõng dạc, tác giả thay mặt nhân dân tuyên bố về tinh
thần tự tôn dân tộc, ý thức sâu sắc về độc lập, chủ quyền: Nam quốc sơn hà
Nam đế cư. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Sông núi nước Nam vua Nam ở -
Giới phận đó đã được định rõ ràng ở sách trời) ở hai câu mở đầu này, để thâu
tóm được ý tứ thâm thuý mà tác giả muốn gửi gắm, cần cắt nghĩa cho rõ một số
từ quan trọng. Về từ đế (trong: Nam đế cư), nếu bản dịch đều dịch là vua thì
đúng với nghĩa đen nhưng chưa thật rõ nghĩa mà câu thơ muốn biểu đạt.
Trong tiếng Hán, từ đế và từ vương khi dịch sang tiếng Việt đều là vua. Nhưng
đế và vương lại chỉ những khái niệm khác nhau. Trong lịch sử, khái niệm vương
thường dùng để chỉ ông vua chư hầu (phụ thuộc, được phong tước) còn đế chỉ
một ông vua của một quốc gia độc lập, ngang hàng với các quốc gia khác.
Ngoài ý nghĩa là ở, từ cư còn có ý nghĩa là gánh vác, hiểu thêm nét nghĩa này
hình ảnh ông vua của Lí Thường Kiệt sẽ trở nên đẹp hơn, thể hiện được lí tưởng 7
vì nhân dân, xã tắc của tác giả. Câu thơ thứ hai mang một sắc thái cảm xúc
mạnh. Hàm ý sâu sắc của câu thơ này tụ trong từ phận, ý nghĩa của từ này gắn
với quan niệm thần bí của người xưa. Từ phận rút gọn từ tinh phận chỉ vùng sao
trời ứng hợp với những khu vực trên mặt đất. Chính cổ nhân Trung Quốc nói:
"Trời thì có các vì sao, đất thì có các châu vực". Vua Quang Trung của chúng ta
cũng từng nói: "Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng".
Như vậy, phương Nam có Nam đế làm chủ cũng như phương Bắc có Bắc đế làm chủ.
Độc lập, tự chủ là ước mơ, là khát vọng ngàn đời của nhân dân ta đã được thể
hiện một cách sâu sắc, đầy trí tuệ. Đến câu thơ thứ ba thì mạch thơ đã chuyển.
Từ khẳng định chân lí sang luận tội kẻ thù, những kẻ làm trái với đạo trời, vi
phạm chân lí. Hỏi (Như hà: cớ sao?) mà không cần sự trả lời, hỏi là để khẳng
định lẽ tất yếu: chúng bay sẽ thấy, tự chuốc lấy bại vong. Như vậy, một lôgic
đơn giản mà hết sức chặt chẽ đã được xác lập. Sức mạnh của bài thơ chính là ở đấy.
Cảm nghĩ bài Sông núi nước Nam - Mẫu 5
Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ trong một trận quân ta chiến đấu
chống quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là
một nhà thơ nổi tiếng.
Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống hai hai tên tướng Quách Quỳ và
Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí
Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên
sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng
trong đền thờ Trương Hống và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang
Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và
tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh
tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077. 8
Câu thơ mở đầu đã khẳng định chân lí sông núi nước Nam là nơi vua nước Nam
ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện
cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân ta phải
gian khổ đấu tranh bao đời chống giặc ngoại xâm mới giành lại được. Từ khi
nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Đại Việt đã nhiều lần khẳng
định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói
hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.
Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xưng danh là nước Nam với chủ ý
gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện vẫn tồn tại trong đầu óc lũ
cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc).
Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua
chúa phương Bắc hay tự xưng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước
chư hầu gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh,
thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân
tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta
vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng
hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.
Câu thơ thứ hai đã khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên
sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi. Người xưa quan niệm
rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có
vua nước đó. Điều đó là do thiên định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm giá trị.
Câu thơ thứ ba là câu hỏi nghiêm khắc đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc
lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng
vặc ( rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, 9
phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể
hiện thái độ vừa bực tức vừa khinh bỉ của tác giả. Bực tức vì tại sao tướng sĩ của
một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi
chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng. Gọi chúng là
nghịch lỗ tức là tác giả đã đặt dân tộc Việt Nam vào tư thế chủ nhà và tin rằng
có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập. Tác giả tăng
cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối
lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự
phân chia minh bạch ở sách trời.
Câu thơ cuối cùng đã thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào
chiến thắng tất yếu của quân ta. Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là
nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng
mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới hàm ý coi thường,
đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc
đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ
thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ
huy, quân ta đâu phải dễ đánh bại nhưng vì hành động của chúng phi nghĩa nên
tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin
mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào
cao vút. Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý
trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tất cả sức mạnh của lòng
yêu nước, căm thù giặc.
Bài Thơ Thần ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ
thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như
Nguyệt đang ở thế gay go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh
một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và
được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như 10
được hun đúc trong ánh lửa thiêng liêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.
Tính chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc
lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ
không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười
một thế kỷ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc
ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.
Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh
thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động
xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.
Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan tham vọng
xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt
là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông
núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ
nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Cảm nghĩ bài Sông núi nước Nam - Mẫu 6
Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập
đầu tiên. Khi đọc bài thơ, người đọc đã cảm nhận được ý chí quyết tâm bảo vệ
độc lập chủ quyền của nhân dân ta:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư." 11
Trước hết, người đọc cần hiểu được về hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Tương
truyền vào năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta.
Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến
sông Như Nguyệt. Một đêm nọ, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em
trương Hống và Trương Hát - hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục
được tôn là thần sông Như Nguyệt - có giọng ngâm bài thơ này.
Hai câu thơ mở đầu là một lời khẳng định đanh thép về chủ quyền của dân tộc
ta. Quan niệm của người xưa thì toàn bộ diện tích lãnh thổ, của cải vật chất, con
người của một đất nước đều thuộc về nhà vua. Mọi quyền lực đều thuộc nhà vua
- người đứng đầu, đại diện cho một quốc gia. Nhưng với cách dùng từ “hoàng
đế nước Nam” cho thấy một lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Câu thơ tiếp theo tiếp
tục chứng minh lí lẽ về độc lập chủ quyền của dân tộc. Lãnh thổ, địa phận của
đất nước đã được ghi tại sách trời. Điều này khẳng định chủ quyền lãnh thổ của
dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được.
Đến hai câu thơ sau, người đọc đã cảm nhận được ý chí quyết tâm bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ dân tộc. Câu hỏi tu từ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?” giống
như một lời răn đe, cảnh cáo cho những kẻ xâm lược đi xâm lược lãnh thổ của
nước khác. Đó là hành vi trái với quy luật của tự nhiên, trái với chính nghĩa. Và
cuối cùng là lời răn đe, khẳng định vang lên đầy đanh thép. Những kẻ đi xâm
lược, cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp. Một giọng
thơ hào hùng, đanh thép giúp người đọc cảm nhận được ý chí quyết tâm bảo vệ
chủ quyền của đất nước.
Như vậy, bài thơ “Sông núi nước Nam” quả là một bài thơ thần. Mỗi câu thơ
đều minh chứng cho tinh thần, ý chí của con người, dân tộc Việt Nam quyết tâm
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Cảm nghĩ bài Sông núi nước Nam - Mẫu 7 12
Nam quốc sơn hà là lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia
dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù.
Bài thơ đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Tương truyền vào năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược
nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng
tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quan sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh
em trương Hống và Trương Hát có giọng ngâm bài thơ này. Giọng thơ hùng
hồn, đanh thép gây ấn tượng mạnh cho mỗi người đọc.
Xã hội xưa quan niệm rằng toàn bộ diện tích lãnh thổ của cải vật chất, con
người của một đất nước đều thuộc về nhà vua. Cũng chỉ có vua mới có quyền
quyết định tất cả mọi thứ, thậm chí cả quyền sinh quyền sát. Cách dùng từ
“Nam đế” - hoàng đế nước Nam nhằm thể hiện sự ngang hàng với phương Bắc.
Từ đó, chúng ta càng thêm tự hào về đất nước. Câu thơ tiếp theo là lời khẳng
định đanh thép về chủ quyền của lãnh thổ dân tộc. Chủ quyền đó đã được ghi lại
ở “thiên thư” có nghĩa là sách trời. Đó chính là một chân lý mà không ai có thể chối cãi được.
Hai câu thơ khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Câu hỏi tu
từ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?” giống như một lời răn đe, cảnh cáo cho
những kẻ xâm lược đi xâm lược lãnh thổ là đang làm trái ý trời. Và từ đó, câu
thơ cuối cùng vang lên đầy đanh thép. Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của
dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp. Bài thơ cho thấy một ý chí,
quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc. Cũng bởi vậy mà “Sông núi nước Nam”
được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của đất nước ta.
“Sông núi nước Nam” xứng đáng là “áng thơ thần” được lưu truyền đến muôn
thuở. Bài thơ chắc chắn sẽ còn được lưu truyền mãi với thời gian. 13 14