Văn mẫu Ngữ Văn lớp 8: Đoạn văn cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn (11 mẫu) | Kết nối tri thức
Văn mẫu Ngữ Văn lớp 8: Đoạn văn cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn (11 mẫu) | Kết nối tri thức. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 8 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Lời sông núi (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề bài: Viết đoạn văn phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc
Tuấn được thể hiện qua bài Hịch tướng sĩ.
Đoạn văn về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn - Mẫu 1
Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba của dân tộc. Ông có một trái tim yêu nước
thiết tha, điều đó được thể hiện rõ nhất qua từng lời, từng chữ trong bài Hịch
tướng sĩ đó ông viết. Thấy đất nước lầm than, nhân dân khốn cùng, ông không
khỏi xót xa "nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Càng yêu
nước ông cành căm phẫn bọn giặc giày xéo Tổ quốc mình, sẵn sàng hy sinh cả
bản thân để dành lại tự do cho dân tộc. Thấy quân sĩ, tướng lĩnh lơ là việc luyện
tập, ông thẳng thắng phê phán, đồng thời cũng khích lệ tinh thần đấu tranh của
binh sĩ mình đứng lên cứu nước. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thật đáng
trân trọng và tự hào, ông là gương sáng cho bao thế hệ sau noi theo. Biết phấn
đấu và có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc mình.
Đoạn văn về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn - Mẫu 2
Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình
cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải
đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ
nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể
hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn
viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai
(1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và
binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng
thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến
đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.
Đoạn văn về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn - Mẫu 3 1
Lòng yêu nước được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Khi học xong bài Hịch
tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương
dân của người con, người anh hùng lẫy lừng của dân tộc. Thấy giặc giày xéo đất
nước, nhân dân khổ cực, ông không cầm được nước mắt. Bóng quân thù còn
chưa sạch, ông ngày đêm không ngủ, ruột đau như cắt, lo lắng cho vận mệnh,
quốc gia dân tộc . Vì đất nước, ông chẳng màng thân mình "dẫu cho trăm thân
này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dã ngựa, ta cũng yên lòng".
Không chỉ vậy, Trần Quốc Tuấn còn là người hết lòng với binh sĩ, xem họ như
anh em ruột thịt mà nhắc nhở, bảo ban. Ông cũng thẳng thắn phán những khuyết
điểm của binh sĩ để cảnh tỉnh họ, đồng thời dùng lời lẽ chân thành, tha thiết để
khích lệ ý thức chiến đấu và trách nhiệm. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn
được lan toả từ người cầm quân đến kẻ binh sĩ, từ người lãnh đạo đến nhân dân
khắp chốn. Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương
dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ như
chúng em học tập và noi theo.
Đoạn văn về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn - Mẫu 4
Bài Hịch này được viết ra từ tấm lòng của một vị chủ soái yêu nước thiết tha.
Lòng yêu nước là gốc rễ của mỗi lời văn. Vì yêu nước mà ông đề cao lòng trung
nghĩa, tinh thần xả thân cứu nước của các anh hùng dũng sĩ. Vì yêu nước mà
ông căm giận quân giặc đến quên ăn, quên ngủ, ngày đêm chỉ nung nấu mưu đồ
“xả thịt lột da” quân thù. Vì yêu nước mà ông thấm thía nỗi nhục vô vọng. Vì
yêu nước mà ông kịch liệt phê phán thói ăn chơi hưởng lạc và thái độ vô trách
nhiệm của một số tướng sĩ. Vì yêu nước mà ông thấy được viễn cảnh thê thảm
khi non sông bị gót thù giày xéo. Vì yêu nước mà ông khích lệ quân sĩ phải thức
tỉnh trước nỗi nguy biến của non sông, từ đó biết chăm lo luyện tập võ nghệ,
đạo binh để có thể thắng quân thù và thực tế là dân tộc ta đã thắng. Lòng yêu
nước thấm vào từng câu, từng chữ nên đã thực sự làm rung chuyển lòng người.
Không phải chỉ người đương thời đọc sách Hịch mới thấy được cổ vũ, khích lệ 2
mà đến bây giờ, chúng ta đọc lại vẫn thấy xao động tâm can. Chính lòng yêu
nước được diễn đạt bằng một cách viết hay đã khiến cho bài Hịch này mãi mãi
còn là một áng văn bất hủ.
Đoạn văn về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn - Mẫu 5
Hịch Tướng sĩ là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn. Qua bài
hịch, ngài đã thể hiện rõ nét tình cảm của mình đối với đất nước bằng một lòng
yêu nước nồng nàn. Bài hịch được viết vào cuộc kháng chiến chống quân Mông
- Nguyên hung hăng, tàn bạo lần thứ hai của dân tộc ta, nó không chỉ thể hiện
nỗi lo, trằn trọc khi đất nước bị xâm lăng, nêu cao ý chí chiến đấu của Trần
Quốc Tuấn mà còn là lời kêu gọi toàn dân kháng chiến trước sức mạnh vô biên
của kẻ thù. Một tướng sĩ vì dân vì nước mà quên ăn quên ngủ, là một con người,
một vị anh hùng đại diện cho bao thế hệ con người Việt Nam yêu nước, ta hiểu
thêm về ngài. Ngài còn là tấm gương sáng để bất cứ thế hệ nào học tập và noi
theo về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm trước kẻ thù và sẵn sàng kháng chiến
bảo vệ độc lập, tự do cho nước nhà. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài hịch vẫn
giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp, nhân văn ban đầu của nó và để lại ấn
tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. Trước đây, bây giờ và cả sau
này, chúng ta mãi có một tấm gương sáng để noi theo và cống hiến hết mình
cho nước nhà và sự nghiệp giải phóng dân tộc. Là một công dân của đất nước
này, mỗi chúng ta cần cố gắng trong chính cuộc sống của mình để góp một phần
công sức nhỏ cho sự nghiệp nước nhà.
Đoạn văn về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn - Mẫu 6
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng. Điểm
nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần
Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ
đanh thép trong bài Hịch tướng sĩ. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang 3
lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất
ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn
còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc
lập cho dân tộc. Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân,
ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hi sinh bản thân vì
nước vì dân. Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu
thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn
quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc
cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho
cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho
thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng
của ông đối với binh sĩ. Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn
đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt xuất tài ba, không
những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài
ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu
nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một áng thiên cổ hùng
văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách.
Đoạn văn về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn - Mẫu 7
Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
đều được xuất phát từ lòng nhân hậu từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền,
Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các
ngươi cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo,
không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng;
đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng
nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình
giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người
đối với lẽ vui tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân 4
thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời
chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động
này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự
băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy
lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu
khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,... Nguy cơ thất
bại rất lớn khi có giặc Mông Thái tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thủng
áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng
ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con
díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc,
chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho
giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bây giờ, ta
cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà
Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo
thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy
điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên".
Đoạn văn về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn - Mẫu 8
Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước
và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường…vui lòng”. Cách biểu hiện
tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen
thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc
những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào
những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của
mình. Ở đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta
thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến
thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau
như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi 5
lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau
trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác.
Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ
bằng những hình ảnh: “…xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển
tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm
tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được
tăng cấp lên thành”, trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da
ngựa, ta cũng vui lòng” – Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là
tiêu diệt được quân giặc.
Đoạn văn về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn - Mẫu 9
Bài Hịch tướng sĩ đã cho thấy tấm lòng yêu nước thiết tha của người anh hùng
Trần Quốc Tuấn. Chứng kiến quân giặc bạo tàn, xâm chiếm nước nhà, chứng
kiến những khổ đau, giày xéo mà nhân dân phải gánh chịu ông không khỏi xót
xa. Đất nước nguy nan, người anh hùng ấy chưa một giờ bình an, tâm trí vẫn
đau đáu nỗi lo cho dân, cho nước. Đêm về thức trắng, nước mắt đầm đìa, xót xa
vì thương con dân, vì căm phẫn quân thù, sẵn sàng phơi thân ngoài nội cỏ để
giết chết lũ giặc ngạo mạn, đất nước được sạch bóng quân thù. Nước nhà đang
lầm than, thấy cảnh binh sĩ bỏ bê theo những thú vui, ham mê thông thường ông
không khỏi đau lòng. Trần Quốc Tuấn đã dùng lời lẽ nghiêm khắc của mình để
phê bình, cảnh tỉnh binh sĩ, đồng thời bày tỏ sự chân thành thúc giục bình sĩ ra
sức luyện tài, học tập Binh thư yếu lược để chuẩn bị tốt nhất cho việc chống
giặc, cứu nước. Hình ảnh Trần Quốc Tuấn với tấm lòng cao cả mãi là niềm tự
hào của bao thế hệ Việt Nam về một người anh hùng của dân tộc.
Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) phát biểu cảm nhận về lòng yêu
nước của Trần Quốc Tuấn 6
Bài Hịch tướng sĩ đã cho thấy tấm lòng yêu nước thiết tha của người anh hùng
Trần Quốc Tuấn. Chứng kiến quân giặc bạo tàn, xâm chiếm nước nhà, chứng
kiến những khổ đau, giày xéo mà nhân dân phải gánh chịu ông không khỏi xót
xa. Đất nước nguy nan, người anh hùng ấy chưa một giờ bình an, tâm trí vẫn
đau đáu nỗi lo cho dân, cho nước. Đêm về thức trắng, nước mắt đầm đìa, xót xa
vì thương con dân, vì căm phẫn quân thù, sẵn sàng phơi thân ngoài nội cỏ để
giết chết lũ giặc ngạo mạn, đất nước được sạch bóng quân thù. Nước nhà đang
lầm than, thấy cảnh binh sĩ bỏ bê theo những thú vui, ham mê thông thường ông
không khỏi đau lòng. Trần Quốc Tuấn đã dùng lời lẽ nghiêm khắc của mình để
phê bình, cảnh tỉnh binh sĩ, đồng thời bày tỏ sự chân thành thúc giục bình sĩ ra
sức luyện tài, học tập Binh thư yếu lược để chuẩn bị tốt nhất cho việc chống
giặc, cứu nước. Hình ảnh Trần Quốc Tuấn với tấm lòng cao cả mãi là niềm tự
hào của bao thế hệ Việt Nam về một người anh hùng của dân tộc.
Đoạn văn cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn trong
đó sử dụng một câu phủ định và một câu trần thuật
Trần Quốc Tuấn là một danh tướng đời Trần ở thế kỉ XIII. "Hịch tướng sĩ" là
một bài hịch thể hiện sự quyết tâm đánh giặc cùng lòng yêu nước nồng nàn của
vị tướng này. Trước hết, khi đọc câu văn, người đọc dễ dàng nhận thấy những
suy tư, trăn trở của Trần Quốc Tuấn. Khi quân Mông - Nguyên sang xâm lược
nước ta, ông lo cho dân, lo cho sự an nguy của dân, lo cho đất nước đến nỗi
quên ăn, quên ngủ. Hơn thế nữa, biện pháp so sánh "ruột đau như cắt" cùng các
động từ mạnh như cắt, căm tức, xả thịt, lột da, nuốt gan,... như lột tả sự căm hờn,
phẫn uất của Trần Quốc Tuấn. Ông căm thù giặc đến nỗi khao khát được lột da,
được uống máu quân thù. Qua nỗi căm phẫn ấy, người đọc thấy được một tinh
thần yêu nước nồng nàn đang sáng lên trong trái tim ông. Thử hỏi xem nếu ông
không yêu nước thì cớ gì ông lại phải căm ghét, đay nghiến bè lũ xâm lược?
Chính vì vậy mà đến câu văn tiếp theo, ông đã khẳng định một cách chắc nịch 7
"Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta
cũng vui lòng.” Câu văn như làm sáng tỏ lòng yêu nước, thương yêu dân của vị
tướng nhà Trần. Ông sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng đổ máu, sẵn sàng bị giặc tước đi
mạng sống để cứu lấy dân, để giữ yên bờ cõi. Phải yêu dân, yêu nước đến vô bờ
bến thì Trần Quốc Tuấn mới có thể hi sinh, luôn chất chứa nỗi đau đáu, xót xa
đến như vậy! Thật vậy, con cháu Việt Nam ngày nay luôn tưởng nhớ đến công
lao của Trần Quốc Tuấn. Dù ông đã hi sinh nhưng vẻ đẹp về vị dũng tướng tài
ba thời Trần không bao giờ biến mất trong lòng nhân dân. Giải thích:
• Câu phủ định: Dù ông đã hi sinh nhưng vẻ đẹp về vị dũng tướng tài ba
thời Trần không bao giờ biến mất trong lòng nhân dân. 8