Văn mẫu Ngữ Văn lớp 8: Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng | Kết nối tri thức
Văn mẫu Ngữ Văn lớp 8: Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 2 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 1: Câu chuyện của lịch sử (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Văn mẫu lớp 8
Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Mẫu 1
Quân Nguyên mượn đường hòng sang xâm lược nước ta. Vì chưa đến tuổi
trưởng thành, Trần Quốc Toản không được cùng vua và các vương hầu dự bàn
việc đánh giặc. Lúc này, Quốc Toản giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền
rồng xin vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua nghe xong
không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo
việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng
việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay.
Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Mẫu 2
Chiêu Thành Vương đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông
và các vị Vương khác không cho Hoài Văn theo, chàng đã một mình phi ngựa
để đến kịp. Đến nơi, dù lòng như lửa đốt, nhưng chàng vẫn nhẫn nại chờ. Dưới
bến phấp phới những lá cờ hiệu của các vương hầu. Hoài Văn đăm đăm nhìn
thuyền của Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương,... là các con
trai của Hương Đạo Vương cũng có mặt. Chính việc “những người em họ” chỉ
“hơn Hoài Văn năm sáu tuổi” mà được tham dự việc họp bàn khiến chàng càng
thêm nôn nóng. Cuối cùng, vì không cam tâm, Hoài Văn quyết định “thôi thì
liều một chết vậy” và xô mấy người lính canh, chạy xuống thuyền rồng để được
nói câu “Xin đánh”. Lời của Quốc Toản rất hợp ý vua và Hưng Đạo Vương
nhưng vua vẫn xem chàng như một đứa trẻ, ban cho Hoài Văn quả cam quý và
bảo chàng về phụng dưỡng mẹ già. Lệnh vua khó cãi, nhưng chàng vẫn rất thất
vọng, chàng bóp nát quả cam lúc nào không hay. Chàng hạ quyết tâm trên chính
bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai
hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta.”. 1
Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Mẫu 3
Lúc bấy giờ, quân Nguyên tỏ ý mượn đường hòng sang xâm lược nước ta.
Chiêu Thành Vương, chú của Hoài Văn đến họp bàn việc đánh giặc cùng với
vua Trần Nhân Tông và các vị Vương khác không cho chàng theo. Hoài Văn đã
một mình phi ngựa để đến kịp. Đến nơi, dù lòng như lửa đốt, nhưng chàng vẫn
nhẫn nại chờ. Dưới bến phấp phới những lá cờ hiệu của các vương hầu. Hoài
Văn đăm đăm nhìn thuyền của Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu
Vương,... là các con trai của Hương Đạo Vương cũng có mặt. Việc “những
người em họ” chỉ “hơn Hoài Văn năm sáu tuổi” mà được tham dự việc họp bàn
khiến chàng càng thêm nôn nóng. Cuối cùng, vì không cam tâm, Hoài Văn
quyết định “thôi thì liều một chết vậy” và xô mấy người lính canh, chạy xuống
thuyền rồng để được nói câu “Xin đánh”. Lời của Quốc Toản rất hợp ý vua và
Hưng Đạo Vương nhưng vua vẫn xem chàng như một đứa trẻ, ban cho Hoài
Văn quả cam quý và bảo chàng về phụng dưỡng mẹ già. Lệnh vua khó cãi,
nhưng chàng vẫn rất thất vọng, chàng bóp nát quả cam lúc nào không hay. 2