Văn mẫu Ngữ Văn lớp 8: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam | Kết nối tri thức
Văn mẫu Ngữ Văn lớp 8: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam | Kết nối tri thức. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 4 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Lời sông núi (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Văn mẫu lớp 8
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.
Một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam - Mẫu 1
Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống, trong đó phải kể đến tình yêu quê
hương, đất nước. Trước hết, tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm gắn bó,
yêu mến và tự hào của con người với quê hương, đất nước của mình. Tình cảm
này đã được truyền từ đời này qua đời khác, trở thành một truyền thống quý giá
của dân tộc Việt Nam. Trong quá khứ, dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước. Suốt quá trình đó, chúng ta đã phải đấu tranh
chống lại nhiều kẻ thù xâm lược. Biểu hiện của tình yêu quê hương, đất nước
chính là hành động đấu tranh, không ngại hy sinh để giành lại độc lập cho Tổ
quốc. Lịch sử dân tộc chứng kiến hơn một nghìn năm Bắc thuộc với biết bao
mất mát, đau thương. Ở bất cứ thời nào cũng có những bậc anh hùng đứng lên
lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo,
Lê Lợi, Quang Trung,… Cùng với đó là sự đồng lòng, chung sức của nhân dân
cùng đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc. Nhưng năm tháng hào hùng nhất
có lẽ phải kể đến cuộc đấu tranh kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mĩ. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân
tộc Việt Nam - Người cũng là tấm gương sáng ngời cho lòng yêu nước thương
dân sâu sắc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù xâm lược.
Biết bao nhiêu chàng trai, cô gái - họ ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, mang trong
trái tim mình tình yêu với mảnh đất quê hương. Ở hiện tại, tình yêu Tổ quốc
xuất phát từ những hành động bình dị, nhưng ý nghĩa. Thế hệ trẻ ra sức cố gắng
học tập, rèn luyện để xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. Hay ý chí quyết
tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia. Tình yêu dành cho từng con đường,
ngôi nhà của quê hương, đất nước. Truyền thống yêu nước đã trở thành một 1
nguồn sức mạnh lớn lao để giúp cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn,
ngày càng vững vàng và phát triển hơn.
Một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam - Mẫu 2
Từ xưa đến nay, con người Việt Nam luôn sống tình nghĩa, coi trọng lòng biết
ơn. Điều này đã trở thành một truyền thống đáng tự hào của dân tộc. Từ trong
quá khứ, Trong quá khứ, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên hay tổ chức các lễ
hội để tưởng nhớ công ơn các bậc anh hùng có công với đất nước như lễ hội đền
Hùng, hội Gióng, hội Gò Đống Đa… Đến cả Bác Hồ - vị cha già kính yêu của
dân tộc - cũng hiểu rất rõ truyền thống này nên dặn dò thế hệ sau: “Các vua
hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác
mong rằng nhân dân Việt Nam muôn đời trân trọng, biết ơn với những hi sinh
của thế hệ trước, mà cụ thể là vua Hùng để từ đó, soi chiếu vào bản thân, tự hiểu
trách nhiệm của mình đối với cuộc đời, dân tộc. Ở hiện tại, Đảng và Nhà nước
vẫn luôn dành một sự quan tâm, động viên tới những bà mẹ Việt Nam anh hùng
nhằm ghi nhận những hy sinh lớn lao của họ cho nền độc lập của nước nhà ngày
hôm nay. Hằng năm, chúng ta có rất nhiều ngày lễ lớn để tri ân những đối tượng,
ngành nghề như 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, 27 tháng 2 - ngày Thầy
thuốc Việt Nam, 20 tháng 10 - ngày Phụ nữ Việt Nam. Vào những ngày này,
mỗi người lại dành cho những con người đó lời cảm ơn, hay những bó hoa tươi
thắm để bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng đến những cống hiến, đóng góp ý nghĩa.
Thế hệ trẻ cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này của dân
tộc. Hãy ghi nhớ câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây” để biết sống nghĩa tình, trọng ơn nghĩa.
Một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam - Mẫu 3
Con người Việt Nam vốn có tinh thần đoàn kết. Đây là một trong những truyền
thống rất đáng tự hào của dân tộc ta. Trước hết, cần hiểu được đoàn kết là sự
liên kết, gắn bó và tương trợ lẫn nhau giữa con người với con người. Đoàn kết
có một tác động mạnh mẽ tới hoạt động cũng như ý chí và kết quả của hành 2
động của con người. Lịch sử của đất nước Việt Nam trải qua bao nhiêu năm là
gắn với bấy nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ đất nước. Có lẽ sẽ không ai quên
trang sử vẻ vang với những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược: khởi nghĩa
hai bà Trưng; Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân; Ngô Quyền đánh bại
quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý
Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân
Mông - Nguyên;… Đặc biệt, chúng ta phải đến cuộc chiến đấu khốc liệt nhất đó
là kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.
Dù cho là cuộc chiến đấu nào, bên cạnh tài năng lãnh đạo của những con người
kiệt xuất, còn có sự đoàn kết từ quân đến dân trên dưới một lòng chống lại kẻ
thù. Nhờ vậy, đất nước Việt Nam mới có được nền hòa bình và hạnh phúc như
ngày hôm nay. Đó là trang sử hào hùng và không ai mãi ngủ quên trong quá
khứ. Hiện tại, trong những ngày tháng đầy giông bão của năm 2020 - dân tộc
Việt Nam đã biết học tập tấm gương của ông cha ta. Toàn dân đã đoàn kết cùng
nhau chống lại dịch bệnh Covid-19 đang kéo dài. Tinh thần tương thân tương ái
hỗ trợ giúp đỡ về vật chất dành cho những bác sĩ, y tá tại các bệnh viện. Sự giúp
đỡ đến những người khó khăn: cây ATM gạo, ATM khẩu trang, điểm phát đồ
ăn miễn phí,... Điều đó cũng thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng của nhân
dân. Như vậy, có thể khẳng định, đoàn kết đoàn kết chính là cội nguồn của sức
mạnh, cũng là yếu tố quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người.
Một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam - Mẫu 4
Con người Việt Nam luôn chú trọng việc học tập, bởi vậy mà chúng ta luôn tự
hào là một quốc gia giàu truyền hiếu học. Có thể hiểu đơn giản, hiếu học là thói
quen ham thích, coi trọng việc học hành được hình thành lâu đời, được truyền
từ đời này sang đời khác. Việc học tập không chỉ là khoảng thời gian hữu hạn,
mà là một hành trình của con người. Ngay từ khi còn bé, chúng ta đã phải bắt
đầu học lẫy, học nói, học đi. Đến khi trưởng thành, con người bắt đầu với quá
trình học tập qua nhiều cấp học. Rồi khi đã đi làm chúng ta vẫn phải tiếp tục 3
học hỏi thêm kiến thức, kĩ năng để phục vụ công việc. Một tấm gương tiêu biểu
cho truyền thống hiếu học chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời của Người
luôn suốt đời học tập. Từ lúc còn là một chàng thanh niên giàu lí tưởng hay khi
đã trở thành một vị lãnh tụ, Bác vẫn tích cực học tập, tìm hiểu. Chúng ta biết
được Bác có một vốn am hiểu sâu rộng, uyên bác - điều đó là thành quả của
việc không ngừng trau dồi, học hỏi. Việc nỗ lực học tập không ngừng sẽ giúp
nâng cao giá trị của bản thân, giúp con người chạm tới thành công. Vì vậy, thế
hệ trẻ cần tích cực phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc. 4