-
Thông tin
-
Quiz
Văn mẫu: Phân tích bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung | Văn mẫu 12
Hình ảnh: thế sự ngổn ngang, đất trời, đồ điếu công thành dễ, anh dùng hận xót xa.Hình ảnh gợi ra tình thế của nhân vật trữ tình: đã có tuổi, đất nước thì loạn lạc. Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình khi đối diện với hoàn cảnh tình thế đó. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 12 639 tài liệu
Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Văn mẫu: Phân tích bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung | Văn mẫu 12
Hình ảnh: thế sự ngổn ngang, đất trời, đồ điếu công thành dễ, anh dùng hận xót xa.Hình ảnh gợi ra tình thế của nhân vật trữ tình: đã có tuổi, đất nước thì loạn lạc. Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình khi đối diện với hoàn cảnh tình thế đó. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 12 639 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:













Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Văn mẫu: Phân tích bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung
Dàn ý phân tích Cảm Hoài 1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả Đặng Dung, bài thơ Cảm hoài. 2. Thân bài a. Bốn câu đầu
- Hình ảnh: thế sự ngổn ngang, đất trời, đồ điếu công thành dễ, anh dùng hận xót xa.
=> Hình ảnh gợi ra tình thế của nhân vật trữ tình: đã có tuổi, đất nước thì loạn lạc
- Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình khi đối diện với hoàn cảnh tình thế đó:
• Rối bời khi “việc đời dằng dặc mà ta đã già rồi” - bi kịch của người anh hùng bất lực trước cuộc đời
• Xót xa, cay đắng trước tình cảnh của đất nước
• Khao khát được làm nên công trạng. b. Bốn câu sau
- Hình ảnh mang tính biểu tượng:
• Xoay trục đất: hỗ trợ xoay chuyển địa trục (trục đất)
• Rửa binh khí: chuẩn bị cho trận chiến
• Kéo sông Ngân: mượn ý thơ của Đỗ Phủ thể hiện ý chí chiến đấu
=> Bộc lộ nỗi lòng sẵn sàng được chiến đấu bảo vệ đất nước.
- Nghệ thuật đối lập: quốc thù vị báo >< đầu tiên bạch.
=> Nhắc lại và nhấn mạnh vào tình huống bi kịch của người anh hùng với bao nỗi đắng cay. 3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cảm hoài.
Phân tích tác phẩm Cảm hoài mẫu 1
Đặng Dung là danh tướng đời Hậu Trần, theo Trần Trùng Quang chống giặc Minh, lập được
nhiều chiến công rất oanh liệt, về sau ông bị giặc bắt, giải về Trung Quốc, dọc đường ông nhảy
xuống sông tự tử. Ông chỉ để lại một bài thơ duy nhất, bài "Cảm hoài ” được coi là bài thơ bi
hùng nhất trong nền văn thơ cổ điển Việt Nam đầu thế kỉ XV, Nguyễn tác bằng chữ Hán, viết
theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
“Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỉ độ long tuyền đới nguyệt ma”
Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong. Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần lập ra triều đại mới. Nhưng
chẳng bao lâu sau, nhà Minh đem quân sang xâm lược nước ta: “Quân cuồng Minh đã thừa cơ
gây hoạ – Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh” (Bình Ngô đại cáo). Nước ta bị quân giặc chiếm
đóng, thành Thăng Long bị chúng đổi thành Đông Quan. Dân tộc ta chìm trong đau thương tang tóc.
Cha con Hồ Quý Ly bị giặc Minh bắt đưa về Trung Quốc. Một bộ phận quý tộc nhà Trần tổ chức
kháng chiến, tiêu biểu là Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng. Nhưng đại sự không thành, nhiều anh
hùng bị giặc bắt, bị giặc giết, trong đó có Đặng Dung. Bài thơ “Cảm hoài" được Đặng Dung viết
trong những năm tháng cầm quân đánh giặc, cứu nước. Bài thơ là tiếng nói, là nỗi lòng của một
thế hệ anh hùng cay đắng trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, quyết chiến đấu phục thù rửa hận.
Hai câu đầu phản ánh "thế sự" nước ta vào những năm 1407, 1408, 1409… khi quân "cuồng
Minh" như sóng dữ ngập tràn non sông Đại Việt. Như một tiếng than khi đứng nhìn thời cuộc:
“Việc đời thì dằng dặc mà tu đã già rồi, biết làm thế nào… Đúng là lòng dạ bối rối. Và đó là bi
kịch của người anh hùng:
“Thế Sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca”
(Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say).
Nói rằng “thiên địa nhập hàm ca ” là biểu lộ một thái độ về sự đảo điên trong cuộc đời. Câu 1 và
câu 2 tương phản về mặt ý nghĩa đã nói lên “nỗi lòng” cảm hoài của nhà thơ.
Hai câu trong phần “thực” đối nhau, nêu bật “gặp thời” và “thất thế” đối với người anh hùng.
Như một chiêm nghiệm lịch sử đầy cay đắng:
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận da
Đồ điếu: là đồ tể, người làm nghề mổ thịt; điếu: câu cá. Gặp thời, những kẻ “đồ điếu”, bần tiện
cũng dễ dàng làm nên công trạng, sự nghiệp lớn. Câu thơ gợi nhớ đến những nhân vật như
Phàn Khoái, bán thịt chó, Hàn Tín, câu cá, về sau giúp Lưu Bang mà làm nên sự nghiệp lớn. Trái
lại, nhiều anh hùng thất thế (vận khứ) phải nếm, phải uống nhiều hận (ẩm hận đa). Lịch sử từ
bao đời nay đã cho ta thấy rõ điều nhà thơ cảm hoài. Trong câu thơ như có nhiều lệ. Đây là lời
thơ dịch khá hay của Phan Kế Bính:
“Bần tiện gặp thời, nên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước, ngẫm càng cay”.
Bảy trăm năm đã trôi qua, biết bao vật đổi sao dời, “phế, hưng mấy lớp” mà ba chữ “ẩm hận
đa” vẫn làm nhức nhối lòng người. Đó là nỗi cảm hoài vậy. Đó là nỗi cay đắng của người anh
hùng thất thế, lỡ bước.
Phần “luận” nói lên chí lớn của người anh hùng. Hình tượng thơ kì vĩ, tráng lệ:
“Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”.
Trên đường mưu đồ nghiệp lớn, cha bị Trần Ngỗi giết oan, ông đặt quyền lợi dân tộc lên trên
hết, vẫn dãi gió dầm sương, xông pha trận mạc, để phò chúa, cứu nước, mong đem lại thái bình
cho dân tộc. "Phù địa trục” (nâng trục đất), “vãn thiên hà” (lôi sông Ngân hà xuống) là hai hình
ảnh kì vĩ, mang kích thước và tầm vóc vũ trụ, nói lên chí khí và khát vọng anh hùng trong thời
loạn. Hai câu thơ hô ứng, đối chọi nhau, tạo nên giọng điệu anh hùng ca đầy ấn tượng. Câu thơ
dịch khá hay, lột tả được ý vị cổ điển, trang trọng của vần thơ tráng lệ:
"Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây”
Hình ảnh người anh hùng mài gươm dưới ánh trăng đã "mấy độ”, trải qua nhiều năm tháng, mái
tóc nay đã bạc, gợi lên màu sắc bi tráng. Trăng đã tà. Tuổi đã già. Thế mà "quốc thù” vẫn đè nặng tâm hồn nhà thơ:
“Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỉ độ long tuyền đới nguyệt ma”
“Long tuyền” là gươm báu, thanh gươm để giết giặc, trả mối thù nước, đem lại thái bình cho
đất nước và nhân dân. Đây là hai câu thơ đẹp nhất trong thơ văn Lý Trần, chói sáng "Hào khí
Đông-A”. Đúng như Lý Tử Tấn, một danh sĩ đầu thời Lê đã viết: "Phi hào kiệt chi sĩ bất năng”.
(không phải là kẻ sĩ hào kiệt thì không thể làm nổi).
Không thể lấy sự thành, bại để luận anh hùng. Đặng Dung là một anh hùng hào kiệt. Bài thơ
thấm đượm một tình yêu nước, nhức nhối nỗi đau của người anh hùng lỡ bước. Cốt cách thi sĩ
lồng trong cốt cách anh hùng. Đó là tư thế hiên ngang lẫm liệt, cho đến chết vẫn mang nặng mối thù nước không nguôi.
Đặng Dung đã “ẩm hận đa”, sự nghiệp “quốc thờ vị báo” không thực hiện được. Nhưng khí
phách lẫm liệt, lòng yêu nước thiết tha của người anh hùng mãi mãi trường tồn cùng sông núi
Đại Việt. Bài thơ “Cảm hoài” cùng với tên tuổi Đặng Dung mãi mãi là bài ca yêu nước chống xâm lăng:
“Thù trả chưa xong, đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày!”
Đó là “di hận” của người anh hùng vận khứ – lỡ vận. Nửa thế kỷ sau Nguyễn Trãi trong bài thơ
"Quan hải” cũng nói về mối "di hận” ấy. Đó là nỗi đau muôn thuở:
“Họa phúc hữu môi phi nhất nhật,
Anh hùng di hận kỉ thiên niên”
(Hoạ phúc có manh mối, đâu phải một ngày,
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau).
“Cảm hoài ” là bài ca yêu nước bi tráng, là tiếng vọng sông núi nghìn năm.
Phân tích tác phẩm Cảm hoài mẫu 2
Tự hào hai tiếng thiêng liêng – Việt Nam, nước Việt ta có bề dày lịch sử lâu dài trong suốt bao
nhiêu năm dựng nước và giữ nước. Cứ khi có chiến tranh xảy ra thì dân tộc ta lại đoàn kết chống
lại kẻ thù. Nếu như đã có một thời hào khí Đông A như vang vọng thì nguồn hào khí đó đã khiến
cho Đặng Dung lấy cảm hứng viết ra tác phẩm đặc sắc “Cảm hoài”.
Đặng Dung là một vị tướng tài ba, có tài văn chương nhưng nhắc đến thơ thì dường như toàn
bộ bức chân dung của con người ông dường như đã lột tả được một cách vô cùng sâu sắc. Bài
thơ “Cảm hoài” cũng thể hiện khát vọng được cống hiến tài năng, sức lực cho dân, khát vọng
được dân hiến cho đất nước của mình cho dù là tuổi đã cao.
Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca Dịch:
Việc đời man mác, tuổi già thôi
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi
Đây chính là một con người luôn có ý thức trước trách nhiệm với đất nước, với dân tộc nên lúc
nào tác giả Đặng Dung cũng mang trong mình khát khao được cống hiến. Ở ông luôn luôn khao
của nhà thơ gặp những giới hạn nhất định chính là một giới hạn về tuổi tác
Thế sự du du nại lão hà
Thế rồi chính việc đời dù còn mênh mông, có biết bao nhiêu việc cần cống hiến cần dốc sức
hoàn thành, thế nhưng chính bản thân mình dù mang những khát vọng, hoài bão có được dâng
hiến nhưng mình đã biết được mình làm sao. Câu hỏi đó thì nhà thơ cũng đã tự vấn với chính
mình và luôn luôn day dứt đối với tuổi già của chính mình.
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Câu thơ này ý muốn nói cuộc đời rộng lớn vô cùng, đành thu cả vào cuộc say ca. Khi đứng trước
những khát khao lớn thế nhưng vì bất lực trước tuổi già nên nhà thơ chỉ có thể tự thu mình vào
những cuộc say ca. Giống như để tìm đến một thú vui mà tạm quên đi những nỗi khắc khoải
trong lòng. Chính vì thế mà sự cố gắng ấy trở nên vô ích, chính bởi Đặng Dung chính là một
người trách nhiệm cho dù có tự quên đi hay cố tình làm cho quên nỗi buồn trong lòng của ông
dường như cũng cứ thật day dứt và tự vấn:
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
(Gặp gỡ thời cơ may những kẻ
Tan tành sự thế luống cay ai)
Có thể nhận thấy được ở trong hai câu thơ này, nhà thơ Đặng Dung dường như cũng đã nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của thời cơ và sự tiếc nuối khi vận số đã hết. Tất cả những vấn đề nhà
thơ nêu ra có liên quan đến tư tưởng định mệnh trong Nho giáo, nhà thơ cũng đã cho rằng khi
thời cơ đến thì ngay cả những kẻ tầm thường nhất như người bán thịt, bán cá thì cũng sẽ dễ
dàng đạt được những thành công nhất định. Thực sự đó cũng chính là yếu tố thời cơ, bởi nếu
thời cơ không đến thì dù tài giỏi đến đâu hay anh hùng như thế nào đi nữa thì cũng khó có thể
làm nên việc lớn. Chính bởi không có hoàn cảnh cụ thể, mục tiêu cụ thể để thể hiện tài năng.
Thế nhưng chính vì ngược lại, nhà thơ cũng nêu ra sự bi đát, thất vọng của những bậc anh hùng
dù mang trong mình những chí khí lớn nhưng cũng không thành công vì đã hết thời, đành nuốt
hận. Thế rồi ở đây ta có thể thấy hình ảnh của chính Đặng Dung trong câu thơ này, nhà thơ tự
chế giễu, mỉa mai mình đã hết vận số, dù có mong mỏi nhưng cũng không thể làm gì để có thể
cống hiến cho dân, cho nước.
Trí chủ hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà Dịch
(Phò vua bụng những mong xoay đất
Gột giáp sông kia khó vạch trời)
Thế rồi chính những câu thơ này nhà thơ Đặng Dung lại thể hiện khát vọng lớn trong suốt cuộc
đời mình. Thực sự đó cũng chính là dốc lòng giúp đỡ vua chúa, những mong làm nên được
nghiệp lớn, rồi như chống đỡ được trục quả đất “Trí chủ hữu hoài phù đại trục”. Thông qua đây
ta cũng có thể thấy những khát vọng của nhà thơ thật đẹp, thật vĩ đại. Tác giả Đặng Dung là con
người có tài năng lại có chí. Tác giả như không hề mang các thế mạnh ấy để có thể mưu nghiệp
cho bản thân và trung thành với nhà vua. Chính với khát vọng ấy được thể hiện ngay trong câu
thơ sâu sắc “Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà” tức nhà thơ muốn rửa sạch giáp binh nhưng lại chẳng
có cách nào kéo sông Ngân xuống. Việc rửa sạch giáp binh là gột sạch những những đau
thương, chết chóc còn in hẳn trên đó, nó là máu, là sự hi sinh. Có bao giờ con người không còn
phải đối mặt với chiến tranh thì cuộc sống mới bình yên và hạnh phúc. Chính với cái khát khao
đến một cuộc sống không còn binh lửa, chết chóc ấy nhưng nhà thơ cũng thể hiện sự bất lực khi
không thể kéo sông Ngân xuống.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma Dịch
(Đầu bạc giang san thù chưa trả
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi)
Đọc đến hai thơ cuối cùng, nhà thơ Đặng Dung dường như cũng đã lại trở về với nỗi trăn trở,
buồn bã của bản thâ. Thực sự đó cũng chính là sự mâu thuẫn giữa khát vọng được dâng hiến
với giới hạn của đời người. Nhà thơ Đặc Dung cũng sẽ nhận thấy mối thù chung của dân tộc vẫn
còn đó nhưng đầu cũng đã bạc đó là “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch”. Thêm với đó chính sự
khát khao của nhà thơ trong việc dâng hiến còn thể hiện ở hành động đầy quyết tâm bằng câu
“Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”. Câu thơ có ý nghĩa cũng đã bao phen đội trăng để mài gươm báu Long Tuyền.
Tóm lại bài thơ “Cảm hoài” dường như cũng chính là sự bộc lộ nỗi niềm, tâm sự của một con
người nhập thế, luôn luôn hết lòng với dân tộc, với đất nước. Nhà thơ Đặng Dung cũng đã
nguyện đem hết tài trí, sức lực hiến dâng cho sự nghiệp lớn, tiêu diệt quân thù đồng thời cũng
mong muốn báo đền nợ nước. Bài thơ có âm hưởng bi tráng, triết lí sâu sắc ẩn chứa trong đó
nỗi uất hận ngút trời, chí lớn khôn nguôi, tấm lòng vằng vặc. Bài thơ “Cảm hoài” được biết đến
không chỉ là bức chân dung về con người cũng như khí phách của Đặng Dung mà còn là tác
phẩm tiêu biểu cho hào khí Đông A một thời.
Phân tích tác phẩm Cảm hoài mẫu 3
Nói đến thơ văn Lí – Trần, ta phải nói đến nội dung chủ đạo của nó là chủ nghĩa yêu nước. Nội
dung này đã bao trùm văn học suốt năm thế kỉ và trở thành chủ đề lớn nhất, nguồn cảm hứng
trữ tình lớn nhất. Bên cạnh rất nhiều tác phẩm nổi tiếng về chủ đề yêu nước, ta phải nhớ đến
Đặng Dung với một bài thơ duy nhất nhưng đã làm rung động tâm hồn độc giả bao thế kỉ, đó là bài Cảm hoài.
Bài thơ bộc lộ nỗi lòng của tác giả. Nỗi lòng ấy là nỗi lòng của một con người yêu nước, lo đời,
muốn giúp nước mà không gặp thời vận để thoả sức vẫy vùng thực hiện chí lớn. Chính vì vậy bài
thơ thấm đượm cảm xúc trữ tình bi tráng tự ngay hai câu thơ đầu:
Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thấm trong từng ý từng lời của câu thơ là nỗi buồn về cuộc đời của tác giả: “Việc đời dằng dặc
mà ta già rồi, biết làm sao đây”. Câu thơ như một lời than, một câu hỏi đầy xót xa, cay đắng.
Thời gian đã không ủng hộ nhà thơ. Ông đã già rồi vậy mà việc đời, việc nước cứ đằng đẵng trôi
đi. Chẳng chờ đợi ai. Tuổi già đã làm ông bất lực trước thế sự, có lẽ chính nỗi buồn đó đã đưa
tác giả vào những cuộc rượu hát nghêu ngao. Nhưng mà nhà thơ làm như vậy không phải để
lãng quên tất cả và càng không phải muốn mặc sự đời. Ông vào các cuộc rượu hát chẳng qua vì
ông quá uất hận khi thấy mình bất lực, không giúp gì được cho đời. Hơn nữa, lời ca của ông
không mang cái tầm thường mà trong đó có cả cái mênh mông vô tận của trời đất. Điều đó cho
chúng ta thấy được chí lớn lao của tác giả. Từ nỗi buồn đau của chính mình, nhà thơ đã rút ra
một triết lí nhận xét về sự thành bại trong cuộc đời:
Thời lai đồ điêu thành công dị
Vận khứ anh hừng ẩm hận đa
Lời thơ đầy tràn nỗi đắng cay, uất hận. “Đã gặp thời thì anh hàng thịt, người câu cá cũng dễ làm
nên công lớn. Chứ vận đã hết thì anh hùng cũng chỉ uống nhiều hận mà thôi”! Một triết lí thật
đau xót nhưng có lẽ nó vẫn đúng đến đời sau. Và ở đây, chính tác giả là người anh hùng lỡ vận
ấy: người anh hùng đã không may mắn gặp thời vận để có cơ hội mang sức mạnh, tài trí của
mình ra cứu nước, giúp đời, nay thời vận đã qua, tuổi già cũng vừa đến, người anh hùng (tác
giả) chỉ còn biết nuốt hận, bó tay trước thời cuộc mà thôi. Đặng Dung có những ước mong thật lớn lao:
Trí chủ hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Người ôm mộng lớn đã “những muốn giúp chúa nâng trục trái đất, muốn rửa giáp binh nhưng
không có lối để kéo tuột sông ngân hà xuống”. Hình ảnh thơ kì vĩ làm sao. Tác giả mong muốn
được mang sức mình xoay chuyển thời thế, giúp chúa đánh giặc góp phần đem lại nền thái bình
cho nhân dân, đất nước, ước mong lập công ấy thật cao quý và nó cũng là mục đích của những
người nam nhi thời bấy giờ. Lập công chính là làm nên sự nghiệp lớn với đời, giúp ích cho đất
nước. Có như vậy, người nam tử mới được lưu danh sử sách, ước muốn lập nên sự nghiệp lớn,
có dược công danh là khao khát muôn đời của biết bao nam nhi. Biết bao lời thơ đà bày tỏ khát
vọng đó. Ca dao đã có câu:
Làm trai cho đáng nên trai
Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên
Người anh hùng Phạm Ngũ Lào trong bài thơ “Thuật hoài” cùng đã viết:
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
Như bao người nam nhi, Đặng Dung cũng có những khát vọng lớn lao muốn cứu nước nhưng
ông đã không thể thực hiện được:
Quốc thừ vị báo đầu tiên bạch
Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma
Câu thơ là nỗi xót xa vô tận của nhà thơ vì lực bất tòng tâm, sự nghiệp lớn mà sức không làm
nổi. Ông buồn vì “thù nước chưa báo xong mà đầu tóc đã sớm bạc”. Ông dường như cảm thấy
mình có lỗi vì chưa trả xong nợ công danh mà sự nghiệp cứu nước cũng lỡ dở, ông như trách
mình vì đã không làm tròn sứ mệnh của một người nam nhi đối với đất nước đang bị lâm nguy.
Có được tấm lòng như vậy đã là quý lắm rồi, tuy lực bất tòng tâm mà người anh hùng vẫn không
chịu bó tay thì điều ấy còn đáng khâm phục hơn rất nhiều. Chí khí của người anh hùng muốn
chống lại quy luật khắc nghiệt của tạo hoá. Ông không bi luỵ trước hoàn cảnh mà vẫn nuôi hùng
tâm tráng chí, vẫn có khát vọng thực hiện ý nguyện diệt thù cứu nước. Câu thơ cuối đã khắc hoạ
nên hình ảnh đẹp đẽ biết bao. Người anh hùng bao đêm không ngủ, mài gươm dưới bóng
nguyệt. Người anh hùng ấy vẫn luôn trăn trở nghĩ về việc nước dù đã bạc mái đầu. Hình ảnh con
người ấy lồng lộng giữa trời khuya bao la dưới ánh trăng vằng vặc. Thanh gươm báu hay chí khí
lớn lao của con người ngày càng được tôi luyện sắc bén hơn, vững vàng hơn. Hình ảnh người
anh hùng xiết bao cao đẹp ấy sẽ khắc sâu vào tâm hồn những người đả đọc bài thơ Cảm hoài.
Về bài thơ này, Lí Tử Tấn đã nhận xét: “Phi hào kiệt chi sĩ bất năng” (không phải kẻ sĩ hào kiệt thì
không làm nổi). Với giọng điệu bi tráng, bài thơ đã bày tỏ tấm lòng cao quý của tác giả với đất
nước và cũng chỉ con người anh hung như vậy mới thà nhảy xuống sông tự vẫn chứ không chịu
đầu hàng giặc Minh xâm lược. Con người ấy hùng vĩ biết bao, cao đẹp biết bao dù đang lâm
cảnh mạt vận, thất thế.
Phân tích tác phẩm Cảm hoài mẫu 4
Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử với những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, cũng
từ đây mà các cuộc đấu tranh được đi vào văn học như thứ vũ khí đấu tranh mạnh mẽ vô cùng.
Trong lịch sử văn học trung đại có một nhà văn nổi tiếng mang tên Đặng Dung, và khi nhắc tới
Đặng Dung không thể không nhắc tới “Cảm hoài”, một tác phẩm vô cùng nổi tiếng cho thấy
được nỗi đau của người anh hùng chiến bại.
Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
(Việc đời man mác tuổi già thôi
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi)
Một con người luôn mang trong mình tinh thần cao nhất đối với đất nước, đối với dân tộc, luôn
dùng tài năng của mình để cống hiến cho đất nước nhưng con người có thể chiến thắng tất cả
mọi thứ trừ thời gian, chính thời gian là yếu tố làm cho con người trở nên có giới hạn nhất định,
đó chính là giới hạn về tuổi tác, khi đã về già, ở cái độ tuổi xế chiều thì tinh thần, lòng yêu nước,
tính trách nhiệm, mong muốn cống hiến đối với ông chỉ có thể tồn tại trong suy nghĩ chứ không
thể biến thành hành động được nữa rồi.
Những việc trong thiên hạ còn chưa yên, việc lớn giải phóng dân tộc còn chưa thành, quân xâm
lược ngày càng lớn mạnh mà bản thân đã già rồi thì phải làm sao? một câu hỏi bản thân tác giả
tự đặt ra cho mình đồng thời cũng tự cảm thấy bất lực trước những việc trong thiên hạ. Để rồi
từ đây lấy rượu giải sầu, nâng chén cho say để quên đi những sự thật cay đắng đang hiện hữu
ngay trước mắt, sự thật về tuổi già, sự thật về xã hội vẫn đang diễn ra ngoài kia, nhưng có vẻ
như hơi men không thể thắng nổi tính trách nhiệm của ông, dù có say thì trong lòng vẫn day dứt
một nỗi niềm với đất nước, để rồi từ đó ông nêu cao lên tầm quan trọng của thời cơ
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa!
(Gặp gỡ thời cơ may những kẻ
Tan tành sự thế luống cay ai!)
Ông tự cho rằng thời cơ là yếu tố quyết định để làm nên đại nghiệp, với những kẻ tầm thường
mà gặp thời cũng có thể thành công, có thể làm nên kì tích, còn nếu cơ hội không đến thì dù có
tài giỏi tới đâu cũng không thể làm nên việc lớn, có là anh hùng đi chăng nữa cũng sẽ thất bại
trước những khao khát mong mỏi của bản thân. Dẫu biết thói đời xưa nay vẫn vậy nhưng trong
lòng tác giả vẫn có một sự chua xót, đau đớn khi chính bản thân mình vướng vào nỗi đau này,
đồng thời nêu ra sự lâm li bi đát của những anh hùng có trí lớn, có tài năng, không thể làm được
việc lớn bởi đã hết thời, nhưng trong lòng vẫn mang theo khát vọng của cuộc đời mình
Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
(Phò vua bụng những mong xoáy đất
Gột giáp sông kia khó vạch trời)
Một khát vọng của đạo làm quân, khát vọng được phục vụ vua, được cống hiến tài năng của
mình giúp vua trị vì đất nước, khát vọng xoay chuyển càn khôn, xoay chuyển đất trời, một khát
vọng đẹp của con người có ý trí ngút trời. Một con người mang trong mình đầy đủ phẩm chất,
tài năng để có thể đứng lên làm vua nhưng không, ông dùng tài năng đó không phải vì bản thân
mà vì dân vì nước, giữ trong mình một lòng trung thành đáng ngưỡng mộ. Không chỉ có thể,
ông còn là một người ưa chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh phi nghĩa làm dân tộc lầm
than, ông muốn kéo sông Ngân xuống để dòng nước gột rửa những đau thương, mất mát mà
con người đang phải gánh chịu nhưng không thể làm được. Cuối cùng sau tất cả tác giả lại trở về
với những trăn trở trong lòng.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỉ độ Long tuyền đới nguyệt ma
(Đầu bạc giang sơn thù chưa trả
Long tuyền mấy độ bóng trăng so)
Vẫn là sự day dứt đó, day dứt về một nước nhà chưa quét được hết quân thù mà tuổi đã già,
tóc đã bạc, day dứt về cái trái ngang giữa tuổi già và khát vọng cống hiến đang cháy hừng hực
trong ông, khát vọng được thể hiện qua những lần mài gươm dưới ánh trăng “Long tuyền mấy
độ bóng trăng soi”, sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Qua đó thể hiện khí thế hừng hực, một
cảm xúc bị dồn nén khi cảm thấy bản thân không thể chiến thắng được cái tuổi già yếu cuối đời.
Qua tác phẩm người đọc có thể thấy được một nỗi buồn to lớn, nỗi buồn của người anh hùng
chiến bại, mang trong mình khả năng, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý trí to lớn nhưng vẫn
phải khuất phục trước thời gian, trước tuổi già của bản thân, với âm hưởng bi tráng, cùng
những câu thơ thể hiện uất hận ngút trời, bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh một người
anh hùng của dân tộc mang trong mình hào khí Đông A.
Phân tích tác phẩm Cảm hoài mẫu 5
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã trải qua biết bao thăng
trầm. Song song với lịch sử phát triển của dân tộc là lịch sử của một nền văn học truyền thống,
ở mỗi giai đoạn mỗi thời kì lịch sử khác nhau lại có những thế hệ nhà văn nhà thơ khác nhau
góp tên mình vào bản đồ văn học nước nhà. Trong thời kì văn học Trung Đại Việt Nam ta không
thể không nhắc tới Đặng Dung một tác giả trong thời kì hào khí Đông A, ông đã viết lên một tác
phẩm mà đến tận bây giờ vẫn được người đời lưu truyền đó là tác phẩm “ Cảm hoài”.
Cảm hoài là một bài thơ tự sự bằng chữ Hán, được sáng tác trong hoàn cảnh khi ông đem quân
giúp vua Trùng Quang Đế. Cảm hoài thể hiện ý chí tinh thần sắt đá của chân dung người anh
hung tuy không gặp thời, gặp thế nhưng vẫn nuôi trong mình ý chí lớn. Đặng Dung không chỉ là
một vị tướng tài ba mà còn có tài văn chương xuất trúng. Nhắc đến thơ của ông, dường dường
như hiện lên cả chân dung con người ông được lột tả một cách sâu sắc qua từng câu thơ. Mở
đầu bài thơ với hai câu thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện dc khát vọng của tác giả. Khát vọng
được cống hiến tài năng, sức lực cho dân cho nước. Nhưng đồng thời cũng thể hiện sự bất lực
của chính tác giả, bất lực trước tuổi tác đã cao mà trí lớn chưa thành.
Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Luôn ý thức về trách nhiệm của bản thân mình trước đất nước và dân tộc thì tác gải lại càng
thất vọng về hạn định về mặt tuổi tác, nhưng cũng không vì thế không vì tuổi tác mà quên đi
khát khao trong chính bản thân tác giả. Theo tác giả việc đời dù có mênh mông bao nhiêu
nhưng còn cống hiến được thì cần dốc hết sức để hoàn thành “ Thế sự du du nại lão hà”. Trong
hai câu thơ đầu tiên này ta có thể thấy sự tài tình của tác giả khi đã đưa vào hai câu thơ trên thủ
pháp tương phản, để làm đối lập những hình ảnh sự việc được nói đến cho thấy sự đối lập theo
con mắt của tác giả. Trong câu thơ đầu tiên là sự đối lập giữa việc đời dằng dặc đối với hiện
thực ta đã già rồi, ở câu thơ thứ hai là sự đối lập giữa trời đất mênh mông và cuộc rượu hát ca.
Qua những hình ảnh đối lập này ta có thể thấy giới hạn của tự nhiên, sự mênh mông của trời
đất “ vô cùng thiên tận” và “thế sự” là không bao giờ kết thúc chỉ có đời người và cuộc vui thì
rồi cũng sẽ đến lúc tàn. Đó là sự đối lập giữa cái vô cùng của cuộc đời với cái hữu hạn của đời
người. Cả hai câu thơ như lắng lại chút xót xa trong lòng người đọc như cũng đang xót xa cho
chính mình. Từ đó ta có thể thấy được tâm trạng buồn bã và đau đớn của tác về nhân thế.
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Biết chăng có mấy anh hung thời xưa gặp thời gặp thế? Nói đến thời thế khi gặp thời gặp thế thì
kể cả những người bình thường cũng làm lên cơ nghiệp lớn. Còn bậc đấng anh hùng, nếu không
gặp thời gặp thế thì cũng chẳng khác kẻ phàm nhân. Ở đây tác giả đã mượn chuyện Phàn Khoái
bán thịt, Hàn Tín câu cá sau giúp hán Cao Tổ làm nên nghiệp lớn. Ở đây tác giả không muốn chê
họ là những kẻ tầm thường, bất tài mà chỉ chủ yếu để nhấn mạnh rằng người anh hùng mà
không gặp thời vận thì cũng chỉ biết ôm hận người bình thương nhưng gặp thời vận lại có thể
làm nên nghiệp lớn. Tuy là một đấng anh hùng nhưng ở chính hai câu thơ này tác giả lại tự chế
giễu mỉa mai chính mình đã hết vận số dù có mong mỏi cũng không thể làm được gì để có thể
cống hiến cho dân cho nước. Đi từ những hạn định được chính ông xác định về mặt nhân thế,
tác giả chuyển sang nhấn mạnh về tầm quan trong của thời thế trong việc giúp dân giúp nước.
Ở hai câu thơ tiếp theo tác giả lại nói lên khát vọng lớn trong suốt cuộc đời minh.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Ở đây xuất hiện hai hình ảnh “ phù địa trục” và “ vãn thiên hà”, hai hình ảnh này đều là những
hình ảnh đẹp có sức diễn tả khát vọng lớn lao. “ Phù địa trục” ở đây có nghĩa là xoay trục đất lại
còn “ vãn thiên hà” có nghĩa là kéo tuột sông Ngân Hà xuống. Cả hai hình ảnh này đều mang tính
phóng đại để thể hiện khát vọng cao cả của Đặng Dung đem hết sức mạnh, tài trí của mình để
giúp cho đất nước mang lại nền thái bình cho nhân dân. Đồng thời nó cũng thể hiện sự bất lực
của ông khi tuổi đã già, qua hai câu thơ ta có thể thấy tâm trạng bi tráng của nhà thơ. Trong thời
Trung Đại đứng trước những biến cố của lịch sử các đấng anh hùng cũng không vì thế mà nguôi
ngoai đi việc thực hiện trí lớn và Đặng Dung cũng vậy. Khát vọng của ông là dốc lòng giúp đỡ vua
chúa những mong làm nên nghiệp lớn ví như chống đỡ được cả trục đất trời. Ta có thể thấy
những khát vọng của nhà thơ thật đẹp, thật vĩ đại ông không chỉ là một người vừa có tài lại có
trí lớn. Ông không mang những thế mạnh ấy để mưu nghiệp riêng cho bản thân mà luôn luôn
trung thành với nhà vua cũng như là cả triều đại mà mình sinh sống. Khát vọng của ông mang
tầm vóc vũ trụ, lớn lao muốn bảo vệ cho đất nước, giang san. Không chỉ là con người luôn nuôi
trong mình trí lớn đối với sự nghiệp vận mệnh của quốc gia dân tộc mà ông còn luôn đề cao
cuộc sống thanh bình không còn chiến tranh, lầm tham và những cuộc li biệt chết chóc. Khát
vọng ấy được thể hiện rõ trong câu thơ “ Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà” có nghĩa là muốn rửa sạch
binh giáp mà không có cách nào kéo được song Ngân Hà xuống. Rửa sạch giáp như muốn rửa đi
sự đau thương trong binh đao loạn lạc. Bao giờ con người không còn phải đối mặt với chiến
tranh thì cuộc sống mới bình yên và hạnh phúc. Khát khao đến cuộc sống không còn binh lửa
chết chóc nhưng phần nào đó tác giả như đang nói lên sự bất lực của chính bản thân mình.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.
Đến hai câu thơ cuối bài nhà thơ lại trở về với nỗi trân trở, buồn bã của bản thân,đó là sự mâu
thuẫn giữa khát vọng được dâng hiến với giới hạn của đời người. Hai câu thơ thể hiện tráng trí
của nhà thơ đó là hình ảnh của “ đầu tiên bạch” và “ Kỉ độ Long Tuyền”. Đây đều là những hình
ảnh mang tính ước lệ tương trưng. Câu thơ đầu tiên ý muốn nói đến khát khao dân hiến còn
thể hiện ở hành động quyết tâm “ Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”, tức là bao phen đội trăng
để mài gươm báu Long Tuyền. Hai câu thơ cuối vừa khắc họa được tâm trạng đau buồn của một
kẻ lỡ vận ngậm ngùi nhìn cuộc đời trôi đi bao nhiêu hoài bão vẫn còn dang dở. Tuy nhiên điều
làm cho bài thơ không mang tính bi quan là sự xuất hiện của hình ảnh bao phen mài gươm dưới
nguyệt. Hình anh này tô đậm khí chất của đấng anh hùng hay cũng chính là tác giả.
Bài thơ là chuỗi dòng cảm xúc bộc lộ nỗi niềm của một con người nhập thế, hết lòng với dân với
nước. Ông không chỉ nguyện đem hết tài trí sức lực của mình cho dân cho nước, cho sự nghiệp
lớn mà còn thể hiện khát vọng cho nhân dân có được một cuộc sống thanh bình không có sự
đau thương. Bài thơ mang âm hưởng bi tráng, triết lí sâu sắc, uất hận ngút trời, chí lớn không
nguôi cùng với tấm lòng cao cả. Bài thơ không chỉ là bức chân dung về con người khí phách của
tác giả mà còn thể hiện sự hào hùng của hào khí Đông A.