Vật chất và ý thức - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Các nhà triết học duy tâm, cả chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan từ cổ đại đến hiện đại tuy buộc phải thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng thế giới nhưng lại phủ nhận đặc trưng “ tự thân tồn tại” của chúng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NỘI DUNG VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1) Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất
a) Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C. Mác về phạm trù vật chất
- Các nhà triết học duy tâm, cả chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ
nghĩa duy tâm chủ quan từ cổ đại đến hiện đại tuy buộc phải thừa
nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng thế giới nhưng lại phủ nhận
đặc trưng “ tự thân tồn tại” của chúng.
- Vậy tự thân tồn tại là vật tự thể tồn tại không phụ thuộc vào sự kiện là
nó được một chủ thể cảm nhận và qua đó, trở thành một đối tượng của chủ thể đó
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan thì lại thừa nhận sự tồn tại của hiện
thực của giới tự nhiên nhưng lại cho rằng nguồn gốc của nó do sự “
tha hóa” của “ thế giới tinh thần thế giới”
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng đặc trưng cơ bản nhất của mọi
sự vật, hiện tượng là sự tồn tại lệ thuộc vào chủ quan, tức là một hình
thức tồn tại khác của ý thức.
- => Như vậy về thực chất, các nhà triết học duy tâm đã phủ nhận
đặc tính tồn tại khách quan của vật chất. Thế giới quan duy tâm rất
gần với thế giới quan tôn giáo và tất yếu dẫn họ đến thần học.
- Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại: Thời cổ đại, đặc biệt là ở Hy lạp – La
Mã , Trung Quốc,Ấn Độ đã xuất hiện chủ nghĩa duy vật với quan
niệm chất phác về giới tự nhiên , về vật chất
- Chẳng hạn như : nước ( Thales), lửa ( Heraclitus), không khí
(Axaximenes); đất , nước, lửa, gió ( Tứ đại- Ấn Độ);kim , mộc , thủy,
hỏa, thổ (Ngũ hành – Trung Quốc)
- Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XV- XVIII. Bắt đầu thời kỳ phục hung ( thế
kỷ XV), phương Tây đã có sự bứt phá so với phương Đông ở chỗ
khoa học thực nghiệm ra đời, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cơ học, công nghiệp
Đến thế kỷ XVII- XVIII chủ nghĩa duy vật mang hình thức chủ
nghĩa duy vật siêu hình, máy móc
Có các nhà triết học và khoa học thời kì phục hung cận đại ( thế kỷ
XV- XVIII) như : GALILEI, NEWTON,HOBBES,….
b) Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
và sự phá sáng của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất
- Trước những phát hiện của các nhà vật lý học đã có nhiều phát minh
quan trọng. Năm 1895, Wilhelm Conrad Rontgen phát hiện ra tia X.
Năm 1897, Joseph John Thomson phát hiện ra điện tử , đã làm cho
nhiều nhà khoa học và triết học đứng trên lập trường duy vật tự phát,
siêu hình đã hoang mang, hoài nghi tính đúng đắn của chủ nghĩa duy
vật => sự ra đời chủ nghĩa nghĩa duy vật biện chứng .
c) Quan niệm của triết học Mác- Lênin về vật chất
- Theo Ph. Ăngghen đã đưa ra một số quan niệm đúng đắn về vật chất
có sự phân biệt rõ rang giữa vật chất với tính cách là một phạm trù của
triết học với bản thân các sự vật, hiện tương cụ thể của thê giới vật chất
- Theo C. Mác không đưa ra một định nghĩa về vật chất, nhưng đã vận
dụng đúng đắn quan điểm duy vật biện chứng về vật chất trong phân
tích các vấn đề chính trị - xã hội.
- Kế thừa những tư tưởng của C. Mác và Ph.Ăngghen, V.I. Lê nin đã
định nghĩa vật chất với tư cách là một phạm trud triết học và bằng
cách đối lập với phạm trù ý thức trên phương diện nhận thức luận cơ bản.
Định nghĩa vật chất của V.I Lê nin bao hàm các nôi dung cơ bản sau
+ Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan- cái tồn tại hiện thực bên
ngoài ý thức không lệ thuộc vào ý thức :nói đến vật chất là nói tất cả
những gì đang hiện hữu thực sự bên ngoài ý thức. Vật chất là hiện
thực chứ không phải là hư vô và hiện thực mang tính khách quan chứ không phải là chủ quan
+ Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan của con
người thì đem lại cho con người có cảm giác : các thực thể này do
những đặc tính bản thể luận vốn có của nó, nên có thể khi trực tiếp
hoặc gián tiếp tác động vào các giác quan của con người sẽ đem lại
cho con người những cảm giác cụ thể
Chủ nghĩa duy vật biện chứng không bàn đến vật chất một cách chung
chung, mà nó bàn về nó trong mối quan hệ nhận thức của con người;
trong đó, xét trên phương diện nhận thức thì vật chất là cái có trước, là
tính thứ nhất, là cội nguồn của cảm giác( ý thức); còn cảm giác là ý
thức là cái có sau, là tính thứ hai, là cái phụ thuộc vào vật chất.
+ Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của
nó: Khẳng định rằng, nói đến vật chất là nói đến tồn tại bên ngoài cảu
chúng ta và không lệ thuộc vào chúng ta. Chỉ ra rằng vật chất, được
đem đến cho chúng ta cảm giác, các cảm giác là nguồn gốc nhận thức.
- Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm vật chất trong triết học Mác- Lê nin
+ Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết
học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng; cung cấp nguyên tắc thế giới
quan vàphương pháp luận khoa học để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết
không thể biết, chủ nghĩa duy vật siêu hình và mọi biểu hiện của chúng trong triết
học tư sản hiện đại về phạm trù này.
+ Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất
trong lĩnh vực xã hội, đó là các điều kiện sinh hoạt vật chất, hoạt động vật chất và
các quan hệ vật chất xã hội giữa người với người. Nó còn tạo sự liên kết giữa chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử thành một hệ thống lý luận
thống nhất, góp phần tạo nên nền tảng lý luận khoa học cho việc phân tích một
cách duy vật biện chứng các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử