Vật lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 14: Moment - Điều kiện cân bằng của vật

Giải Lí 10 chân trời sáng tạo Bài 14 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức về Moment lực. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập

Môn:

Vật Lí 10 482 tài liệu

Thông tin:
3 trang 10 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Vật lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 14: Moment - Điều kiện cân bằng của vật

Giải Lí 10 chân trời sáng tạo Bài 14 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức về Moment lực. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập

96 48 lượt tải Tải xuống
Lý thuyết Moment - Điều kiện cân bằng của vật
1. Momen lực
Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và
được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó:
M = F.d
Trong đó:
F là độ lớn của lực tác dụng (N)
d là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực và gọi là cánh tay đòn của lực (m)
M là momen lực (N.m)
2. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định
a) Quy tắc
Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng các momen lực có xu
hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm
vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
Biểu thức: F
1
.d
1
= F
2
.d
2
hay M
1
= M
2
Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng:
F
1
.d
1
+ F
2
.d
2
+... = F
1
’.d
1
’ + F
2
’.d
2
’ + ...
Giải bài tập Moment - Điều kiện cân bằng của vật
Bài 1
Người ta tác dụng lực có độ lớn 80 N lên tay quay để xoay chiếc cối xay như Hình 14P.1.
Cho rằng có phương tiếp tuyến với bề mặt cối xay, khoảng cách từ tay quay đến tâm quay
là d = 40 cm. Xác định moment của lực đối với trục quay qua tâm cối xay.
Gợi ý đáp án
Moment lực: M = F . d = 80 . 0,4 = 32 N . m
Bài 2
Để nhổ một cây đinh ghim vào bàn gỗ theo phương thẳng đứng như Hình 14P.2, ta tác dụng
lực F = 150 N theo phương song song với mặt bàn. Búa có thể quay quanh trục quay vuông
góc với mặt phẳng hình vẽ tại điểm O, khoảng cách từ điểm đặt tay đến mặt bàn là 24 cm và
khoảng cách từ đinh đến trục quay là 3 cm. Xác định lực do búa tác dụng lên đinh.
Gợi ý đáp án
Gọi d
F
là cánh tay đòn của lực F, ta có: d
F
= 24 cm = 0,24 m
Gọi d
Fc
là cánh tay đòn của lực cản gỗ: d
Fc
= 3 cm = 0,03 m
Theo quy tắc moment:
F . d
F
= F
C
. d
FC
150 . 0,24 = F
C
. 0,03 F
C
= 1200 N
| 1/3

Preview text:

Lý thuyết Moment - Điều kiện cân bằng của vật 1. Momen lực
Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và
được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó: M = F.d Trong đó:
F là độ lớn của lực tác dụng (N)
d là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực và gọi là cánh tay đòn của lực (m) M là momen lực (N.m)
2. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định a) Quy tắc
Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng các momen lực có xu
hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm
vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
Biểu thức: F1.d1 = F2.d2 hay M1 = M2
Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng:
F1.d1 + F2.d2 +... = F1’.d1’ + F2’.d2’ + ...
Giải bài tập Moment - Điều kiện cân bằng của vật Bài 1 Người ta tác dụng lực
có độ lớn 80 N lên tay quay để xoay chiếc cối xay như Hình 14P.1. Cho rằng
có phương tiếp tuyến với bề mặt cối xay, khoảng cách từ tay quay đến tâm quay
là d = 40 cm. Xác định moment của lực
đối với trục quay qua tâm cối xay. Gợi ý đáp án
Moment lực: M = F . d = 80 . 0,4 = 32 N . m Bài 2
Để nhổ một cây đinh ghim vào bàn gỗ theo phương thẳng đứng như Hình 14P.2, ta tác dụng
lực F = 150 N theo phương song song với mặt bàn. Búa có thể quay quanh trục quay vuông
góc với mặt phẳng hình vẽ tại điểm O, khoảng cách từ điểm đặt tay đến mặt bàn là 24 cm và
khoảng cách từ đinh đến trục quay là 3 cm. Xác định lực do búa tác dụng lên đinh. Gợi ý đáp án
Gọi dFlà cánh tay đòn của lực F, ta có: dF = 24 cm = 0,24 m
Gọi dFc là cánh tay đòn của lực cản gỗ: dFc = 3 cm = 0,03 m Theo quy tắc moment:
F . dF = FC . dFC⇔ 150 . 0,24 = FC. 0,03 ⇒ FC = 1200 N