Về vị trí địa lý: Ai cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc hoàn toàn tách biệt nhau, nhưng giữa chúng có những điểm chung cơ bản về điều kiện tự nhiên | Giáo án lịch sử nhà nước và pháp luật | Học viện Hành Chính Quốc Gia
Về vị trí địa lý: Ai cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc hoàn toàn tách biệt nhau, nhưng giữa chúng có những điểm chung cơ bản về điều kiện tự nhiên | Giáo án lịch sử nhà nước và pháp luật | Học viện Hành Chính Quốc Gia. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 105 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
PHẦN I
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHIẾM HỮU NÔ LỆ Chương 1
NHÀ NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG THỜI KỲ CỔ ĐẠI
1. Qúa trình hình thành, phát triển và suy vong của nhà nước phương Đông cổ đại
1 1 Cơ sở hình thành nhà nước
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc hoàn toàn lách biệt nhau, nhưng
giữa chúng có những điểm chung cơ bản về điều kiện tự nhiên như sau:
Một là, các quốc gia này đều nằm trên lưu vực các con sông lớn như sông Nile (Ai Cập),
sông Tigris và sông Euphrates (Lưỡng Hà), sông Hằng và sông ấn (Ấn Độ), sông Hoàng Hà và sông
Trường Giang (Trung Quốc).
Hai là, khí hậu nhiệt đới: mưa nhiều, độ ẩm cao.
Ba là, có địa hình phức tạp và khép kín.
Ai Cập ở Đông Bắc châu Phi, với địa hình hầu như biệt lập với thế giới bên ngoài bởi bốn
phía biên giới của Ai Cập là biển, rừng rậm và sa mạc. Người Ai Cập cổ đại chi có thể qua lại vùng
Tây Á bằng eo đất Xinai rất hẹp ở phía Đông Bắc.
An Độ ở Nam Á và được ví như một tiểu lục địa vì bị ngăn cách với phần còn lại bởi dãy núi
Hymalaya cao nhất thế giới.
Trung Quốc ở phía Đông Châu Á, bị ngăn cách với phần còn lại bởi sa mạc Nội - Ngoại Mông.
Lưỡng Hà, trong bốn quốc gia, là có địa hình tương đối mở, nhưng cũng bao bọc nó là sa mạc
và thảo nguyên mênh mông.
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên trên, trong thời kỳ cổ đại chúng có nhiều ảnh hưởng
đến nền kinh tế - xã hội của các quốc gia ở đây. Những ảnh hưởng này có tác động rất lớn đối với
quá trình ra đời của nhà nước ở đây.
Một là, với những đồng bằng rộng lớn. không ngừng được bồi đắp phù sa màu mỡ bởi các
con sông lớn, cùng với khí hậu nhiệt đới đã thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp tưới tiêu phát triển từ rất sớm.
Hai là, để sản xuất nông nghiệp trên diện rộng và tránh thiên tai, lũ lụt do các con sông tạo ra
nên việc xây dựng các công trình thủy lợi được chú trọng từ rất sớm, trở thành nhu cầu cơ bản trong
đời sống xã hội của cư dân phương Đông cổ đại.
Ba là, địa hình khép kín phức tạp làm cho việc sinh sống ở các đồng bằng dọc theo các con
sông lớn rất thuận lợi, còn ở những nơi khác là vô cùng khó khăn nên từ rất sớm cư dân sớm tập
trung sinh sống ở các khu vực đồng bằng. Hệ quả là từ việc tranh giành nguồn đất, nguồn nước để
tồn tại và mở rộng thế lực nên từ rất sớm nhu cầu tổ chức chiến tranh đã hình thành và cũng trở
thành nhu cầu cơ bản đối với dân cư phương Đông cổ đại.
1 1 2 Những thay đổi kinh tế - xã hội dẫn đến hình thành nhà nước
* Điều kiện kinh tế
Vào khoảng thiên niên kỷ thứ IV TCN, công cụ lao động bằng đồng xuất hiện. Hoạt động sản
xuất với công cụ lao động bằng đồng đã sớm giúp cư dân phương Đông có cuộc sống định canh,
định cư trên các đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ. Từ đó, xã hội phương Đông bắt đầu có sự phân công
lao động. Vì nền kinh tế chủ đạo ở phương Đông là nông nghiệp nên sự phân công lao động không
rõ ràng và tách bạch như ở phương Tây. Tuy nhiên, nó cũng đã làm cho năng suất lao động tăng và
sản phẩm dư thừa ban đầu xuất hiện. Tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất ở phương Đông tồn tại
phổ biến dưới chế độ công hữu do hoạt động sản xuất nông nghiệp hầu nhu hoàn toàn phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên (khí hậu, lịch trình của các con sông). Vì thế, chế độ tư hữu xuất hiện nhưng chậm
chạp và chủ yếu là tư liệu sinh hoạt.
* Điều kiện xã hội .
Khi kinh tế phát triển các tiều gia đình trong đại gia đình thị tộc có xu hướng thoát ly khỏi
công xã thị tộc để sinh sống riêng. Lúc này, quan hệ huyết thống không còn đủ sức để ràng buộc các
cá nhân chung sống với nhau nên công xã thị tộc tan rã. Thay thế các công xã thị tộc là công xã láng
giềng mà ở phương Đông đa phần là các công xã nông thôn - là đơn vị xã hội tồn tại lâu đời và có
nhiều ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, chính trị phương Đông.
Mặt khác, khi công xã thị tộc tan rã cũng là lúc chế độ tư hữu xuất hiện. Đó là quá trình mà
thiểu số chức sắc trong xã hội nguyên thủy như: tộc trưởng, tù trưởng, thủ lĩnh liên minh bộ lạc
chiếm được nhiều tài sản làm của cải riêng. Họ dựa vào sức mạnh ưu thế của mình để cướp bóc,
chiếm đoạt tài sản, ruộng đất của các thành viên trong bộ lạc của mình. Đồng thời, họ chỉ huy tiến
hành chiến tranh cướp tài sản của các bộ lạc khác, biến dân cư của những bộ lạc chiến bại thành nô lệ
nên họ càng ngày càng giàu có và họ trở thành quý tộc thị tộc. Còn đại đa số dân cư trở thành nông
dân công xã giữ được một ít tài sản. Tuy nhiên, sự phân hóa giai cấp do tác động của điều kiện kinh
tế nông nghiệp và chế độ công hữu về ruộng đất nên diễn ra chậm chạp và mâu thuẫn giai cấp chưa thật sâu sắc.
Theo học thuyết của Mác - Lênin về nguồn gốc nhà nước, khi mâu thuẫn giai cấp trong xã
hội trở nên gay gắt, không thể tự điều hòa được thì giai cấp mạnh hơn sẽ thành lập một tổ chức để
đàn áp sự đối kháng của các giai tầng khác, đồng thời quản lý xã hội theo một khuôn khổ nhất định,
phù hợp với ý chí của họ để đảm bao duy trì sự thống trị về mặt giai cấp. Tổ chức đó gọi là nhà nước.
Trong khi đó, mặc dù, ở các quốc gia phương Đông cổ đại, mâu thuẫn giai cấp chưa đến mức
gay gắt và sâu sắc, nhưng nhà nước vẫn xuất hiện và xuất hiện rất sớm. Nguyên nhân là chịu sự tác
động và thúc đẩy của nhu cầu trị thủy, thủy lợi và chiến tranh.
Tóm lại, quá trình trên thể hiện nét đặc thù của phương Đông cổ đại. Bởi vì, ngoài sự phân
hóa giai cấp vận động theo quy luật chung, quá trình hình thành nhà nước ở vùng này còn bị ảnh
hưởng bởi hoạt động trị thủy và chiến tranh. Tuy nhiên, hai yếu tố này đóng vai trò thúc đẩy nhanh
tiến trình hình thành nhà nước, còn nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện nhà nước vẫn là sự phân hóa giai cấp.
1.2 Lịch sư hình thành, phát triển và suy vong
1.2.1 Ai Cập
Lịch sử cổ đại của Ai Cập trải qua 4 thời kỳ gồm: Tảo kỳ vương quốc, Cổ vương quốc, Trung
vương quốc, Tân vương quốc. Về mặt thời gian là vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ IV TCN đến
năm 225 TCN khi Ai Cập bị đế quốc Ba Tư thôn tính.
1.2.2 Lưỡng Hà
Lịch sử cỗ đại của Lưỡng Hà là quá trình thay thế thống trị giữa các tộc người Xu - me,
người Xê - Mít, người Amôrít. . . Về thời gian, từ đầu thiên niên kỷ thứ II TCN khi ở Lưỡng Hà xuất
hiện các quốc gia thành thị (Ua, Lagash. . . ) đến năm 538 Lưỡng Hà bị Ba Tư xâm chiếm. Trong đó
thời gian từ thế kỷ XIX - XVIII TCN, thời kỳ Vương quốc cố Babylon là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất.
1.2.3 Ấn độ
Đầu thiên niên kỷ 111 TCN đến giữa thiên niên kỷ thứ 11 TCN, ở Ấn Độ đã tồn tại nền văn
minh Harappa và Môhenjo - Dao ở lưu vực sông Ấn. Lịch sử cổ đại của Ấn Độ kéo dài từ đó cho đến
thế kỷ IV SCN với sự xuất hiện của vương triều Gupta là bước ngoặc đánh dấu sự xuất hiện chế độ
phong kiến ở Ấn Độ. Trong đó, có hai vương triều thể hiện sự hưng thịnh và thống nhất của Ấn Độ
cô đại là vương triều Magada (thế kỷ VI TCN) và vương triều Morya (cuối thế kỷ IV TCN).
1.2.4 Trung Quốc
Lịch sử cổ đại của Trụng Quốc trải qua 3 triều đại: Hạ, Thương, Chu. Triều Hạ, năm 2140
TCN, Khải là con của Hạ Vũ tuy không được cộng đồng bầu cử nhưng vẫn kế vị của cha, mở đầu
cho chế độ cha truyền con nối, nhà nước đầu tiên của Trung Quốc xuất hiện. Năm 1711 TCN, nhà
Thương thay thế nhà Hạ. Vị vua cuối cùng của nhà Thương là Trụ Vương thực hiện chính sách cai trị
tàn bạo nên bị nhà Chu lật đổ. Nhà Chu chia làm hai thời kỳ: Tây Chu (l066 - 770 TCN) và Đông
Chu (769 - 256 TCN). Tây Chu là thời kỳ thịnh trị của nhà Chu, Đông Chu là giai đoạn suy yếu và
lụi tàn. Thời kỳ Đông Chu gồm Xuân Thu và Chiến Quốc, là giai đoạn các chư hầu xưng bá, chiến
tranh thôn tính lẫn nhau. Năm 256 TCN, nhà Chu bị nhà Tần lật đổ. Năm 221 TCN, nhà Tần thống
nhất Trung Quốc, mở đầu thời kỳ phong kiến của Trung Quốc.
2. Chế độ xã hội phương Đông cổ đại
Vấn đề này chủ yếu đề cập đến sự phân tầng trong xã hội phương Đông cổ đại và sự tương
tác của các giai tầng đó. Nghiên cứu chế độ xã hội phương Đông cỗ đại với mục đích hiếu rõ hơn
bản chất nhà nước và pháp luật của các quốc gia phương Đông cổ đại.
2.1 Kết cấu giai cấp
Trong xã hội lúc này hình thành 3 giai tầng chính, đó là chủ nô, nô lệ và nông dân công xã.
* Giai cấp chủ nô
Gồm có: quý tộc thị tộc (vua, quan lại); quý tộc tăng lữ và những người giàu có khác. Họ
đồng thời là giai cấp thống trị trong xã hội, nắm giữ nhiều ruộng đất, của cải trong cả nước; đồng
thời có nhiều quyền lợi chính trị.
* Giai cấp nô lệ
Nguồn chủ yếu của nô lệ gồm: tù binh chiến tranh, nông dân công xã bị phá sản và con của nô lệ.
Nô lệ không có quyền lợi về kinh tế, chính trị, thậm chí bị xem là đồ vật hay công cụ lao
động, thuộc quyền sở hữu của chủ nô (chủ nô có quyền bán, chuyển nhượng, trao tặng hoặc giết nô
lệ của mình). Toàn bộ sản phẩm lao động do họ làm ra đều thuộc quyền sở hữu của chủ nô.
Nô lệ trong xã hội phương Đông cổ đại mang nặng tính gia trưởng vì:
Một là, số lượng nô lệ không chiếm đa số trong xã hội;
Hai là, lực lượng lao động chủ yếu trong xã hội không phải là nô lệ mà là nông dân công xã,
nô lệ chủ yếu làm công việc hầu hạ, phục địch trong nhà chủ nô;
Ba là, mâu thuẫn đối kháng giai cấp trong xã hội không phải là mâu thuẫn giữa chủ nô và nô
lệ mà lại là mâu thuẫn giữa chủ nô và nông dân công xã.
* Nông dân công xã
Nông dân chiếm đa số và là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội, sống trong các công xã
nông thôn. Phần lớn họ là những người nghèo, ít ruộng đất phải nhận ruộng đất của nhà nước từ các
công xã nông thôn để cày cấy và đóng thuế cho nhà nước hoặc thuê ruộng của các chủ nô và nộp tiền
thuê đất hay hoa lợi thu hoạch được.
Họ được quyền làm người nhưng là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp chủ nô. Ngoài ra,
họ còn phải cùng với nô lệ lao động khổ sai để xây dựng các công trình cho nhà nước.
Bên cạnh đó, còn có tầng lớp thợ thủ công, thương nhân, chiếm thiểu số trong dân cư. Thành
phần của họ khá phức tạp nhưng nhìn chung họ là những người nghèo, chịu sự bóc lột của giai cấp chủ nô.
Như vậy trong xã hội phương Đông cổ đại kết cấu giai cấp đã hoàn chỉnh. Giai cấp thống trị
bao gồm chủ nô như vua, quan lại, tăng lữ, người giàu có. Giai cấp bị trị bao gồm nô lệ, nông dân
công xã, thợ thủ công và thương nhân.
2.2 Quan hệ giai cấp
Quan hệ giai cấp giữa giai cấp thống trị và toàn thể các giai tầng bị trị trong xã hội phương
Đông cô đại là mâu thuẫn đối kháng. Cụ thể là mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô với nông dân công xã,
nô lệ và thợ thủ công, thương nhân.
Đặc điểm của quan hệ giai cấp trong xã hội phương Đông cổ đại được thể hiện ở một số khía cạnh chủ yếu sau:
Trước hết, tuy nội bộ giai cấp thống trị đa dạng về thành phần (quý tộc thị tộc, quý tộc tăng
lữ, những người giàu có khác) nhưng chúng thống nhất trước sự đấu tranh của nhân dân lao động.
Nghĩa là nội bộ giai cấp thống trị không có sự cạnh tranh, đối kháng với nhau, mà là sự thống nhất
chặt chẽ và hỗ trợ nhau để duy trì lợi ích thống trị về mặt giai cấp.
Thứ hai, mặc dù được xác định là chế độ chiếm hữu nô lệ nhưng với tính chất gia trưởng cho
nên quan hệ giữa chủ nô và nô lệ không đóng vai trò là mâu thuẫn giai cấp chủ đạo trong xã hội phương Đông cổ đại.
Thứ ba, mâu thuẫn chủ đạo là mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nông dân công xã. Nguyên
nhân xuất phát từ ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo là kinh tế nông nghiệp. Do vậy, lực lượng nông
dân công xã chiếm số lượng áp đảo trong xã hội và là lực lượng sản xuất chính. Theo đó, giai cấp
chủ nô muốn giàu có và duy trì địa vị thống trị trong xã hội không cách nào khác hơn là bóc lột trực
tiếp nông dân công xã. Vì thế, mâu thuẫn giữa hai giai cấp này trở thành mâu thuẫn cơ bản trong xã
hội phương Đông cổ đại.
2.3 Chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại
Bên cạnh sự phân hóa xã hội thành giai cấp, xã hội phương Đông còn phân biệt dân cư theo
đẳng cấp. Chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ là chế độ đẳng cấp điển hình ở phương Đông cổ đại và cả trong
lịch sử thế giới cổ dại. Chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại được hình thành từ Rig Veda. Về mặt thời
gian, vào khoảng 1000 TCN, chế độ đẳng cấp này bắt đầu xuất hiện rõ nét, được gọi là chế độ Vacna,
trong tiếng Phạn gọi là "màu sắc, thực chất".
Truyền thuyết cho rằng các đẳng cấp khác nhau trong xã hội hình thành từ các bộ phận trên
cơ thề của thần Brahma vị thần tối cao, có 4 đẳng cấp:
* Đẳng cấp Bàlamôn
Gồm tăng lữ Bàlamôn còn gọi là Brahman, là đẳng cấp cao quý nhất, được sinh ra từ miệng
thần Brhama, đọc kinh, giảng đạo, không phải lao động sản xuất ra của cải vật chất. Đẳng cấp này
thâu tóm quyền lực về văn hóa và tôn giáo, một số tham gia vào công việc triều chính như làm cố vấn . . .
* Đẳng cấp Ksatria
Đẳng cấp Ksatria, theo Rig Veda, được sinh ra từ tay của thần Brahma. HỌ họp thành tập
đoàn quý tộc quân sự - hành chính, nắm quân đội và chính quyền. Đó là vua, quan lại và binh sĩ
* Đẳng cấp Vaishya
Gồm những người làm nông nghiệp, buôn bán và thợ thủ công, sinh ra từ đùi của thần
Brhama. Họ có nghĩa vụ sản xuất để nuôi sống 2 đẳng cấp trên. Họ thuộc tầng lớp bình dân, có một
số giàu có lên. Họ tuy không có những đặc quyền trong xã hội, phải nộp thuế, phục vụ lớp người bóc
lột thuộc hai tầng lớp trên, song họ vẫn có thân phận tự do.
* Đẳng cấp Shudra
Là những người cùng khổ nhất trong xã hội, là con cháu của các bộ lạc bại trận, không có tư
liệu sản xuất và ở ngoài công xã nhưng không phải là nô lệ, nô lệ không được xếp vào đẳng cấp.
Đẳng cấp này được sinh ra từ bàn chân của thần Brahma. HỌ làm những công việc nặng nhọc nhất,
nhưng không được pháp luật bảo hộ, không được tham gia vào các hoạt động tôn giáo. Nếu một
Shudra nghe trộm tụng kinh thì sẽ bị đổ thiếc nung chảy vành tai.
Sự phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ rất khắc nghiệt, kéo theo sự phân biệt đối xử sâu sắc trong xã hội .
Người ở đẳng cấp dưới có nghĩa vụ phải tôn kính người ở đẳng cấp trên. Kinh tôn giáo
Bàlamôn từng ghi rõ: "Một người Bà lamôn dưới 10 tuổi cũng có thể được coi là cha của một kẻ ở
đẳngcấp dưới, dù cho kẻ ấy đã 100 tuổi".
Kết hôn phải cùng đẳng cấp, người đàn ông ở đẳng cấp cao hơn có quyền lấy người phụ nữ ở
đẳng cấp dưới làm vợ. Nếu người đàn ông ở đẳng cấp dưới dám lấy một phụ nữ ở đẳng cấp cao trên
làm vợ thì con của họ được xếp vào hạng "tiện dân". Thân phận "tiện dân" vô cùng thê thảm, họ bị
đặt ra ngoài vòng xã hội và không được tiếp xúc với con người.
Chế độ đẳng cấp Vacna ảnh hưởng sâu sắc đến tổ chức quản lý nhả nước và quy định pháp lý ở Ấn Độ cổ đại.
3. To chúc bộ máy nhà nước
3. 1 Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước
3. 1.1 Các cơ quan nhà nước ở trung ương * Vua
Là người đứng đầu nhà nước; có quyền lực tối cao. Mọi mệnh lệnh của vua có giá trị thi hành
như pháp luật. Vua có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của quốc gia, quyết định bổ nhiệm,
cách chức, trừng phạt bất cứ ai, có thẩm quyền xét xử cao nhất và là chỉ huy quân sự cao nhất. Bên
cạnh đó, vua được thần thánh hóa, được xem là con hoặc đại diện hoặc chính là hiện thân của thần linh.
* Quan đầu triều :
Là người thân tín nhất của nhà vua, nắm giữ các công việc quan trọng trong triều.
* Hệ thống các cơ quan giúp việc:
Gồm một số quan lại cao cấp. Tùy từng nơi, từng thời kỳ mà có sự phân công nhiệm vụ,
quyền hạn rõ ràng hay không.
3. 1. 2 Bộ máy nhà nước ở địa phương
Quản lý nhà nước ở địa phương thường dựa vào công xã nông thôn. Người có quyền quản lý
là người của chính địa phương đó (vương công, tù trưởng. . . ). Quyền lực của họ như một vị vua ở
địa phương, quyết định những vấn đề ở địa phương. Do đó, khi chính quyền trung ương suy yếu, họ
là những thế lực phản loạn, nổi dậy chống lại chính quyền trung ương, thành lập nhà nước riêng, tạo
nên trạng thái cát cứ phân quyền. Sau mỗi lần cát cứ như thế, chính quyền trung ương thực hiện
nhiều biện pháp để quản lý chặt chẽ hơn địa phương.
3.2 Tổ chức bộ máy nhà nước ở từng quốc gia
3.2.1 Ai Cập
* Ở trung ương
- Vua:
Ở Ai Cập, vua được gọi là Pharaông, có quyền lực vô hạn.
Về kinh tế, Pharaông là chủ sở hữu tối cao đối với ruộng đất trong cả nước. Hầu như không
phân biệt tài sản của nhà nước và tài sản của vua.
Về chính trị, Pharaông có quyền lực tuyệt đối, là người đứng đầu bộ máy nhà nước, nắm giữ
và kiểm soát cả hệ thống quan lại ở trung ương và đỉa phương. Vua còn là người chỉ huy quân đội tối cao.
Về tư tưởng, Pharaông được thần thánh hỏa, được xem là "vị thần vĩ đại", "vị thần cao quý".
- Quan đầu triều:
Quan đầu triều ở Ai Cập gọi là Vidia (Vizir). Quyền lực của Vidia chỉ sau Pharaông, thường
là con của Pharaông. Vidia là người giúp vua cai quản bộ máy quan lại, nắm hầu hết những công việc
quan trọng của nhà nước. Tuy nhiên, đôi khi Vidia nắm không hết các quyền hạn đó bởi vì còn có
nhiều quan lại khác cũng thường là người trong hoàng tộc.
- Hệ thống cơ quan giúp việc:
Quan phụ trách tài chính và coi sóc kho tàng, giữ quốc khố; lo việc trưng thu thuế má, giữ sổ
địa bạ. . .
Quan phụ trách về kinh tế - xã hội: trông nom công tác sản xuất đắp đường xá, đê điều, xây dựng các công trình.
Quan lại phụ trách xét xử: Cơ quan chuyên môn xét xử bao gồm 6 viện, đứng đầu là viên
chưởng lý. Ngoài ra còn có một số người trong tầng lớp tăng lữ cũng làm quan tư pháp và các nhân
viên lập hồ sơ bản án.
Quan lại về quân đội chăm lo việc binh bị. Viên tòng chỉ huy là họ hàng của nhà vua. Các sĩ
quan cao cấp đều trục thuộc vua và độc lập với cơ quan dân sự.
* Ở địa phương
Đơn vị hành chính của Ai Cập được chia thành các Châu (Nôm). Đứng đầu là Châu trưởng.
Châu trưởng vừa là tăng lữ tối cao, thẩm phán và là người chỉ huy quân sự cao nhất ở địa phương.
Châu trưởng chịu sự bổ nhiệm, giám sát và cách chức của nhà Vua. Đồng thời, để ngăn ngừa tình
trạng phân quyền cát cứ do các Châu trưởng có quá nhiều quyền hành, Vua thường cử quan lại ở
trung ương giám sát công việc của Châu trưởng hoặc điều động họ từ châu này sang châu khác.
3.2.2 Lưỡng Hà
Ở trung ương - Vua:
Thời kỳ trị vì của người Sumer, đứng đầu mỗi nhà nước là Patêsi (cũng có nơi gọi là Lugalơ -
người chủ). Ban đầu Patêsi là do Hội đồng dân biểu đại diện cho quý tộc thị tộc bầu ra, nhưng về sau
thì cha truyền con nối. Patêsi không chỉ là vị thủ lĩnh tôn giáo tối cao mà còn là đại điện của thần dân
trước thần thánh, đồng thời là người chỉ huy quân đội, quản lý kinh tế, coi sóc các công trình thủy lợi
và là chủ sở hữu tối cao đối với mọi đất đai của quốc gia.
Trong các thời kỳ lịch sử, Vương quốc cổ Babilon (1894- 1595 TCN) là thời kỳ phát triển rực
rỡ nhất của Lưỡng Hà, trong đó triều đại của Vua Hammurapi là hưng thịnh nhất Babilon. Thời kỳ
này, Vua không chỉ xem mình là đại diện cho các thần thánh mà cho rằng mình chính là hiện thân
của thần thánh, có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước.
- Quan đầu triều:
Trong thời kỳ người Sumer thống trị Lưỡng Hà thì Nubanda là người đứng đầu hệ thống quan
lai dưới các Patêsi, trông coi hoạt động kinh tế, kho tàng và thủy lợi.
Thời kỳ trị vì của Vua Hamurapi, ông chia vương quốc thành hai khu hành chính: vùng Accat
va Bắc Sumer và vùng Nam Xume. Đứng đầu mỗi khu vực hành chính này là một viên Tổng đốc do
Vua trực tiếp bổ nhiệm. Đứng đầu Vùng Accal và bắc Xume gọi là Xucalu, vùng Nam Sumer gọi là
Xinichnnama. Hai viên Tổng đốc vừa là quan lại cao nhất của nhà vua, giúp nhà vua cai trị hai khu
vực hành chính này, cũng vừa là quan lại đứng đầu địa phương.
- Hệ thống cơ quan giúp việc:
Cũng tương tự như Ai Cập bộ máy quan lại cao cấp chưa được chuyên môn hóa trong từng
lĩnh vực mà phụ trách những công việc cụ thể: thu thuế, các hoạt động thương mại, quân sự, kho
tàng, xây dựng các công trình công cộng...
- Ở địa phương
Triều đại của Vua Hammurapi, như đã đề cập, hai viên Tổng đốc ở hai khu vực hành chính
vừa là quan lại cao cấp nhất của nhà vua cũng vừa là người đứng đầu địa phương. Họ giúp cho nhà
vua trực tiếp cai quản hai khu vực hành chính này từ quản lý kinh tế, thu thuế, xây dựng và chỉ huy
quân đội và huy động dân chúng thực hiện các nghĩa vụ lao dịch cho nhà nước.
Ở cơ sở công xã nông thôn tồn tại bền vững và phổ biến ở Lưỡng Hà từ thời kỳ thống trị của
người Sumer đến Tân Babilon. Quản lý các công xã này là các Hội đồng công xã. Thời kỳ trị vì của
mình, Vua Hammurapi muốn tránh sự lạm quyền của địa phương nên người đứng đầu Hội đồng công
xã không phải là người địa phương đó mà do Hammurapi cử quan lại về cai trị.
Bên cạnh đó, trong tổ chức bộ máy nhà nước, thời kỳ của Vua Hammurapi cơ quan xét xử và
quân đội rất phát triển. Các cơ quan xét xử chuyên trách đã được thành lập. Ở trung ương, vua là
người có quyền xét xử tối cao, ở địa phương, hội đồng xét xử gồm các bô lão trong vùng. Các tăng lữ
cũng tham gia xét xử, nhưng chỉ đối với những vụ mà họ làm lễ tuyên thệ cho các nhân chứng. Quân
đội của Babilon là quân đội thường trực, được tổ chức chính quy và hùng hậu, có tổ chức và kỷ luật
nghiêm minh. Nếu binh sĩ nào không thực hiện lệnh điều động nhập ngũ của vua thì sẽ bị tử hình.
Các tướng lĩnh và quân sĩ đều được cấp ruộng đất để sinh sống. Tuy nhiên, họ chỉ được quyền canh
tác trên phần đất đó mà không có quyền sở hữu thật sự mảnh đất ấy.
3. 2. 3 Ấn Độ
* Ở trung ương
Trong các thời kỳ phát triển, vương triều Morya có tổ chức bộ máy nhà nước rất phát triển và
hoàn thiện hơn so với các vương triều trước đó. - Vua:
Ở Ấn Độ cổ đại vua cũng có quyền lực tối thượng như vua của các quốc gia Ai Cập, Lưỡng
Hà hay Trung Quốc cổ đại. Sự thần thánh hóa nhà vua được thể hiện ngay trong một bộ luật rất nổi
tiếng của Ấn Độ là Maru
- Quan đầu triều:
Người đứng đầu Hội đồng thượng thư gọi là Đại tư tế (Durohita) có vai trò như tể tướng, đây
chỉ là cách gọi chứ không phải là tăng lữ Bà La Môn.
- Hệ thống cơ quan giúp việc:
Hệ thống quan lại chia làm 3 hội đồng :
Hội đồng thương thư: Đứng đầu là Đại tư tế, tiếp đó là 2 Thượng thư Ngân khố và Thuế vụ
rồi đến các thượng thư khác. Mỗi thượng thư phụ trách một số ngành, thông qua các Sở ở địa
phương để quản lý: Sở phụ trách về đo lường, thương mại, vàng và kim khí quý, nông nghiệp, tàu xe
. . . kể cả Sở phụ trách ca kỹ.
Hội đồng ngư tiền: gồm những quý tộc có thế lực. Hội đồng này có nhiệm vụ kiến nghị
những việc lớn cho vua nhưng chỉ với tư cách tư vấn chứ không có quyền quyết định.
Cơ quan giám sát: Cơ quan này do vua lập ra và trực tiếp lãnh đạo. Trong đó, có một số đóng
tại chỗ, một số đi thám thính các nơi, xem xét hành vi của các quan lại và nhân viên của nhà nước.
* Ở địa phương
Toàn bộ lãnh thổ được chia thành 1 đặc khu kinh đô và 4 tỉnh, mỗi nơi do một hoàng thân
đứng đầu có địa vị như Phó vương.
Đặc khu kinh đô gồm Hội đồng quản trị có 30 chức quan, chia thành 6 ban (mỗi ban có 5 uỷ
viên) phụ trách 6 mặt khác nhau: thủ công, ngoại vụ, hộ tịch, thương mại, thuế vụ và giám sát việc cung cấp sản phẩm.
Dưới tỉnh là huyện, dưới huyện là làng, làng được tổ chức theo từng cấp: cấp 10 làng, 20
làng... 1000 làng. Cấp 10 làng trở lên mới hình thành đơn vị hành chính. Các viên chức địa phương
được hưởng một phần thuế, hoặc tô.
3. 2. 4 Trung Quốc
Ở Trung ương Vua:
Ở Trung Quốc, vua còn gọi là Đế (thời Hạ - Thương), Vương hay Thiên Tử (thời Chu). Vua
tự thần thánh hóa bản thân là con trời, thay trời trị vì thế gian.
- Quan đầu triều:
Thời Hạ, Thương: dưới vua là quan Vu Sử giúp vua quản lý triều đình.
Thời Tây Chu: chức quan Thái sư trong Tam công có quyền lớn nhất, giúp vua quản lý công
việc chung của triều đình
- Hệ thống cơ quan giúp việc:
Thời Hạ, Thương:
Thời kỳ này bộ máy quan lại còn sơ sài chỉ mới có một số chức vụ quản lý các công việc như:
Mục chính: quản lý sản xuất, nông nghiệp và chăn nuôi. Xã chính: quản lý xe
Bảo chính: quản lý việc dâng thức ăn cho vua
Thời Tây Chu: Bộ máy quan lại đã đi vào quy củ
Tam công: Vua thiết lập Tam công để giúp vua quản lý triều đình. Tam công bao gồm 3 chức
quan lớn theo thứ tự từ cao đến thấp: Thái sư, Thái phó, Thái bảo. Tam cô: Thiếu sư, thiếu phó, thiếu
bảo. Cả Tam công và Tam cô đều là tư vấn cho thiên tử.
Lục Khanh: Thiên quan chủng tế: Đứng đầu lục quan, tổng lý quốc chính, còn gọi là trị quan;
Địa quan tư đồ: Phụ trách dân chính, giáo dục, còn gọi là giáo quan; Xuân quan tông bá: Phụ trách tế
tự lễ nhạc, còn gọi là lễ quan; Hạ quan tư mã: Phụ trách quân sự, chinh phạt. còn gọi là chinh quan;
Thu quan tư khấu: Phụ trách hình pháp, còn gọi là hình quan; Đông quan tư không: Phụ trách kiến thiết, xây dựng.
Thái sử liêu: Tả sử ghi chép lời nói của vua; Hữu sử ghi chép lại những sự kiện lớn của quốc gia.
* Ở địa phương
Cấp hành chính trực tiếp dưới trung ương vào thời Hạ, Thương bao gồm các vùng thuộc địa
bàn của những bộ lạc trong liên minh bộ lạc trước đây. Viên quan đứng đầu vốn là Tù trưởng hoặc con cháu của họ.
Thời Tây Chu, do chính sách ban thưởng nên có thêm 1 cấp địa phương cao nhất là các nước
chư hầu. Bộ máy chính quyền của chư hầu là hình ảnh thu nhỏ của chính quyền trung ương của thiên tử nhà Chu.
3.3 Nhận xét về bộ máy nhà nước phương Đông cổ đại
- Về hình thức chính thế là hình thức quân chủ tuyệt đối.
- Bộ máy nhà nước còn rất sơ khai và đơn giản. Chức vụ và quan chế chưa rõ ràng. Các cơ
quan nhà nước ở địa phương chỉ là sự mô phỏng và sao chép trung ương. Tổ chức bộ máy nhà nước
chủ yếu dựa vào quan hệ huyết thống.
Bộ máy nhà nước chịu ảnh hưởng tàn dư của chế độ thị tộc, những tín ngưỡng tôn giáo và lễ giáo truyền thống.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến quá trình hình thành nhà nước phương Đông cổ đại
2. Phân tích tính chất gia trưởng của chế độ nô lệ ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đông cô đại.
3. Chứng minh nhà nước chiếm hữu nô lệ ở phương Đông cổ đại được tổ chức theo hình thức
chính thể quân chủ tuyệt đối
4. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a. Yếu tố chiến tranh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành nhà nước ở các quốc gia phương Đông cổ đại
b. Nô lệ là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp thống trị trong xã hội chiếm hữu nô lệ phương Đông cổ đại.
c Tổ chức bộ máy nhà nước phương Đông cổ đại có sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền. CHƯƠNG II
PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
1 Pháp luật của các quốc gia phương Đông cổ đại
Do hiện nay chưa có các nguồn sử liệu đáng kể về pháp luật của Ai Cập cổ đại, nên phần này
giới thiệu Bộ luật Hammurapi của Lưỡng Hà, Bộ luật Manu của An Độ, pháp luật các triều đại Hạ,
Thương, Tây Chu và tư tưởng chính trị xã hội ảnh hưởng đến pháp luật thời kỳ Chiến quốc của Trung Quốc cổ đại.
1 1 Bộ luật Hammurapi của Lưỡng Hà
1.1.1 Đặc điểm của Bộ luật Hammurapi
* Nguồn của bộ luật: gồm có 3 nguồn chủ yếu sau:
Kế thừa những tiền lệ và tập quán của người Sumer trong xã hội nước đó (chủ nhân trước đó của quốc gia này);
Ví dụ: kế thừa Bộ luật Lipitistar của Nip-pua có trước Bộ luật Hammurapi khoảng 200 năm,
Bộ luật của dân thành Esơ-nu-me giữa thế kỷ XX TCN.
Những quyết định (mệnh lệnh, chiếu chỉ) của vua Hammurapi;
Những quyết định của tòa án các cấp.
Với những nguồn trên cho thấy Bộ luật Hammurapi đã có sự hệ thống hóa rất cao nhất là
công tác pháp điển hóa pháp luật.
* Cơ cấu của Bộ luật
Bộ luật có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận
Phần mở đầu và phần kết luận: Khẳng định rằng đất nước Babilon là một vương quốc do các
thần linh tạo ra. Và chính các thần linh này đã trao đất nước cho Hammurapi thống trị để làm cho đất
nước giàu có, nhân dân no đủ. Ngoài ra. Hammurapi tự ca ngợi công lao của mình đối với đất nước.
Riêng ở phần kết luận Hammurapi tuyên bố thần linh sẽ nguyền rủa và trừng phạt tất cả những ai
xem thường và không thi hành theo những quy định của bộ luật này.
Phần nội dung: Có 282 điều luật - đây là phần chủ yếu của bộ luật
* Về phạm vi điều chỉnh
Bộ luật Hammurapi có phạm vi điều chỉnh rộng đối với những quan hệ xã hội thời Babilon
cổ. Đồng thời, qua phần nội dung, cho thấy tuy bộ luật chưa phân định chia thành những ngành luật
như hiện nay, nhưng tác giả đã có ý thức sắp xếp các điều khoản thành từng nhóm riêng theo từng
loại quan hệ trong xã hội lúc bấy giờ.
1.1.2 Nội dung cơ bản
Các quy định về hợp đồng
- Hợp đồng mua bán:
Xác định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (Điều 7; Điều l08): Tài sản mua bán phải đảm
bảo đúng giá trị sử dụng của nó; Người bán phải là chủ thực sự của tài sản; Khi tiến hành hợp đồng
phải có người làm chứng. Nếu các bên vi phạm điều kiện có hiệu lực thì hợp đồng không có giá trị,
người vi phạm sẽ bị trùng phạt bằng những chế tài mang tính chất hình sự.
Người bán nếu bị người làm chứng tố cáo là đồ vật của người khác, sẽ bị xử tử hình. Ngược
lại, chủ đồ vật không chỉ được người làm chứng nhận biết đồ vật bị mất là đồ vật của mình thì cũng
bị tử hình, vì luật cho rằng đó là tội vu khống.
- Hợp đồng vay tài sản:
Hợp đồng vay tài sản là loại hợp đồng được quy định nhiều nhất trong Bộ luật Hammurapi.
Loại hợp đồng này được quy định khá chi tiết về đối tượng của hợp đồng vay, mức lãi suất và
phương thức trả nợ vay.
Về đối lượng của hợp đồng vay: vay thóc hoặc vay bạc.
Về mức lãi suất vay (Điều 89, Điều 91): vay thóc mức lãi suất là 1/5 giá trị hợp đồng và vay
tiền với mức lãi suất là 1/3 - 2/3 giá trị hợp đồng Ngoài ra, bộ luật còn quy định trách nhiệm của
người cho vay nếu lấy lãi suất cao hơn mức quy định.
Về phương thức trả nợ vay: Nếu vay thóc hoặc vay bạc khi đến thời hạn mà không có thóc
hoặc bạc để trả thì có thể thay thế thóc bằng bạc và ngược lại (Điều 90), còn có thế dùng vừng để trả
nợ (Điều 51 ). Nhưng không được dùng chà là để trả nợ (Điều 66).
Về phương thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: Vay thóc có thể dùng ruộng hoặc vườn để làm
vật bảo đảm (Điều 49). Đặc biệt, bộ luật quy định dùng thân thể con người làm vật bảo đảm hợp
đồng: Nếu vay tiền hoặc vay thóc mà mắc nợ thì chủ nợ có thế giữ người thân hoặc nô lệ của người
mắc nợ làm con tin (Điều 114, Điều 115, Điều 116). Ngoài ra, để trừ nợ người mắc nợ có thể bán nô
lệ để trừ nợ, nếu không có nô lệ thì phải bán vợ, con hoặc bán mình làm nô lệ (Điều 117, Điều 118, Điều 119).
- Hợp đồng lĩnh canh ruộng đất.
Về mức thu tô: Điều 46 quy định mức thu tô đối với từng loại lĩnh canh (vườn là 2/3 sản
phẩm làm ra và ruộng là 1 /3 - 1 /2 sản phẩm). Trách nhiệm của người lĩnh canh trong từng trường
hợp không chuyên cần canh tác (Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45). Mức bồi thường thiệt hại đối
với người lĩnh canh nếu làm thiệt hại hoa màu trên ruộng người bên cạnh (Điều 53, Điều 54, Điều 55, Điều 56).
Hợp đồng gửi giữ (Điều 104 - 10 7, Điều 121 , Điều 122) :
Quy định khi gìn giữ phải có người làm chứng. Mức thù lao gìn giữ. Trách nhiệm của người
nhận giữ tài sản mà không trao nó lại cho người gửi
Các quy định về hôn nhân gia đình
Về thủ tục kết hôn: Bộ luật quy định kết hôn phải có giấy tờ (Điều 128).
Về quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng: Bộ luật quy định công khai sự bất bình đẳng trong
quan hệ vợ chồng, trong đó đề cao vai trò và bảo vệ quyền lợi của người chồng. Người vợ bị xem là
tài sản của người chồng (Điều 141, Điều 143, Điều 144). Quyền ly hôn của người phụ nữ bị hạn chế
rất nhiều. Có 3 điều kiện để người phụ nữ có thể tuyên bố ly hôn: chồng có quan hệ ngoại tình;
chồng bỏ nhà ra đi; chồng vu cáo vợ ngoại tình (Điều 137, Điều 138, Điều 149) .
Tuy nhiên trong một số trường hợp, luật cũng báo vệ quyền lợi của người phụ nữ (Điều 148,
Điều 142). Ngoài ra, luật còn bảo vệ một số giá trị đạo đức trong xã hội (Điều 129, Điều 130, Điều 153, Điều 155).
* Quy định thừa kế
Về hình thức thừa kế: thừa kế theo luật và theo di chúc.
Căn cứ để chia thừa kế là cái chết của người cha, vì phụ nữ không có quyền sở hữu tài sản
nên khi người mẹ chết quan hệ thừa kế không xuất hiện, trừ trường hợp khi người chồng chết để lại
một phần tài sản cho vợ sau đó người này để lại cho đứa con mà mình yêu thương.
Có sự phân biệt trong việc hưởng thừa kế giữa con trai, con gái và con của nữ nô lệ nếu được
cha của nó là dân tự do thừa nhận (Điều 165, Điều 66, Điều 170, Điều 172). Ngoài ra, luật còn quy
định điều kiện để tước quyền thừa kế (Điều 169).
* Những quy định về hình phạt và tội phạm::
Quy định các tội phạm liên quan đến việc xâm phạm quyền sở hữu (Điều 6, Điều 8), chế độ
nô lệ (Điều 1 5, Điều 1 6, Điều 226), nhân phẩm, danh dự, tính mạng, sức khoẻ của con người (Điều
196, Điều 197, Điều 198, Điều 199).
Do ảnh hưởng bởi những phong tục tập quán thời công xã nguyên thủy nên Bộ luật quan
niệm hình phạt là sự trừng trị tội lỗi, mang tính chất trả thù ngang bằng nhau (đồng thái phục thù).
Tuy nhiên, do Bộ luật cũng thừa nhận sự phân biệt đẳng cấp (Điều 205), giai cấp nên nguyên
tắc đồng thái phục thù được áp dụng một cách tương đối. Hình phạt tiền cũng đã được áp dụng (Điều
198, Điều 199), mức tiền phạt tùy vào địa vị xã hội của các đương sự. Các hình phạt thường rất dã
man như: chặt tay, chân, thiêu, dìm xuống nước, đóng cọc . . .
* Quy định tố tụng
Việc xét xử phải được tiến hành công khai. Trong quá trình xét xử, cơ quan tư pháp rất coi
trọng giá trị chứng cứ (Điều 3, Điều 4), không phân biệt chứng cứ thuộc đẳng cấp nào. Đồng thời
luật còn quy định trách nhiệm của người xét xử, trong trường hợp xét xử không đúng.
1.2 Bộ luật Manu của ấn Độ cổ đại
1.2.1 Đặc điểm
Bộ luật Manu là Bộ luật hoàn chỉnh nhất trong tất cả các luật lệ cổ ở Ấn độ cổ đại, được xây
dựng vào khoảng thế kỷ thứ II - 1 TCN bởi các giáo sĩ Bà La Môn. Thực chất, nó là những luật lệ,
những tập quán pháp của giai cấp thống trị được các giáo sĩ Bà La Môn tập hợp lại dưới dạng trường
ca, được trình bày dưới dạng câu song vần.
Về cơ cấu: Bộ luật gồm 2685 điều, chia thành 12 chương.
Về nội dung: Bộ luật không chỉ là chứa đựng những quy phạm pháp luật để điều chỉnh các
quan hệ xã hội mà còn quy định về những vấn đề khác như chính trị, tôn giáo, quan niệm về thế giới
và vũ trụ Nhưng xét trên phương diện pháp lý, chúng ta có thề phân bộ luật Manu thành những chế định cụ thể.
1.2.2 Nội dung cơ bản
* Quy định về quyền sở hữu
Đối với ruộng đất, thừa nhận ba hình thức sở hữu ruộng đất đó là sở hữu của nhà vua, của
công xã nông thôn và của tư nhân. Đối với đất đai thuộc quyền sở hữu của tư nhân thì được quyền
mua bán nhưng phải chịu sự giám sát của nhà nước (nếu người bán động sản nhận được số tiền nhiều
hơn giá quy định thì nhà nước sẽ thu hồi số tiền dư đó). Đối với những tài sản khác, nhà nước chỉ
thừa nhận quyền sở hữu khi có chứng cứ cụ thể chỉ rõ nguồn gốc của nó (mua bán, thừa kế, ban thưởng).
* Quy định về hợp đồng
Quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Đề cập nhiều đến hợp đồng vay mượn, cầm cố.
Quy định mức lãi tối đa phải trả mỗi tháng, mức lãi suất này tùy thuộc theo từng đẳng cấp trong xã
hội. Sử dụng thân thể con nợ làm vật bảo đảm hợp đồng.
Quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng: Một hợp đồng không có hiệu lực khi hợp đồng
đó ký kết với người điên, người già yếu, người say rượu, người chưa đến tuổi thành niên, hoặc phải
ký do áp lực hoặc sự lừa dối (Điều 163,,Điều 165, Điều 168). Hợp đồng phải bảo đảm tính công
khai. Tất cả các hợp đồng ký kết bí mật đều là bất hợp pháp.
Bộ luật đề cập nhiều đến hợp đồng vay, trong đó quy định mức lãi tối đa phải trả mỗi tháng,
mức lãi suất này tùy thuộc theo từng đẳng cấp trong xã hội (Điều 142, chương 8). Cụ thể là:
Bàlamôn chi phải trả 2%, Ksatria trả 3%, Vaishya trả 4%, Sudra trả 5%. Vay tiền thì tổng tiền gốc và
tiền lãi không được quá gấp đôi, nếu là ngũ cốc thì không được gấp 5 lần.
Phương thức đảm bảo việc thực hiện hợp đồng: sử dụng thân thể con nợ làm vật bảo đảm
hợp đồng. Nếu con nợ không trả được thì bị biến thành nô lệ để trừ nợ. Nếu con nợ có khả năng trả
được nợ nhưng không chịu trả, lần khất, thì chủ nợ có quyền được đánh đập, hành hạ con nợ cho đến khi đòi được nợ.
Quy định về hôn nhân gia đình
Có 4 hình thức hôn nhân: hôn nhân do cha mẹ định đoạt, cướp cô dâu, mua vợ và- hôn nhân
tự nguyện. Trong đó, hình thức hôn nhân được pháp luật và xã hội tôn trọng nhất là do cha mẹ định
đoạt, và hình thức hôn nhân bị khinh rẻ và lên án là hôn nhân tự nguyện. Người vợ khi bước chân
vào nhà chồng thì tất cả của hồi môn đương nhiên thuộc quyền sở hữu của chồng. Những quy định
của luật thể hiện việc thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. Bộ luật quy định chỉ được
kết hôn trong cùng đẳng cấp. Tuy nhiên, đàn ông vẫn có thể lấy vợ thuộc đẳng cấp dưới (và bị hạ
đẳng cấp theo đẳng cấp của vợ).
Quy định thừa kế
Thừa nhận hình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Tất cả các con đều có
quyền thừa kế tài sản của người cha. Con gái nhận tài sản thừa kế dưới dạng của hồi môn.
* Quy định về tội phạm và hình phạt
Những quy định hình sự được xây dựng theo nguyên tắc: "khoan dung đối với những người
thuộc đẳng cấp trên chà đạp lên quyền lợi của đẳng cấp dưới, trừng trị thẳng tay đối với những người
thuộc đẳng cấp dưới xâm phạm đến tính mạng, quyền lợi, nhân phẩm của đẳng cấp trên". Các hình
phạt trong bộ luật rất dã man: chặt chân, chặt tay, đóng đinh vào bàn tay, bàn chân, nhúng người vào
chảo dầu sôi . . . Cũng giống như Bộ luật Hammurapi. những quy định hình sự của Bộ luật Manu
cũng mang tính trả thù ngang bằng nhau.
* Quy định tố tụng
Trong quá trình xét xử, Bộ luật rất coi trọng chứng cứ nhưng giá trị của chứng cứ lại phụ
thuộc vào đẳng cấp và giới tính. Người làm chứng phải cùng đẳng cấp với bị can. Khi có sự mâu
thuẫn giữa các chứng cứ thì chứng cứ của đẳng cấp trên là chứng cứ đúng. Ngoài ra, Bộ luật Manu
còn có quy định về việc áp dụng phép thử tội
1.3 Pháp luật Trung Quốc cổ đại
1.3.1 Pháp luật thời Hạ, Thương
Thời Hạ, nhà nước mới hình thành, còn sơ khai nên pháp luật chủ yếu được biết đến thông
qua truyền miệng, tập quán.
Thời Thương đã có pháp luật thành văn, pháp luật chủ yếu là mệnh lệnh của nhà vua. Trong
đó, hình phạt rất được chú trọng với nhiều hình phạt khắc nghiệt như: đóng dấu nung đỏ, cắt mũi,
gông cùm, xử tử bằng các hình thức: chôn sống, mổ bụng, xẻo từng mảnh nhỏ bỏ vào nước sôi, bỏ vào cối giã.
1. 3. 2 Pháp luật thời Chu
* Thời Tây Chu
Do cơ chế chính trị nhà Chu dựa trên Chế độ tông pháp (quan hệ đẳng cấp huyết thống) và
rút kinh nghiệm thất bại của nhà Thương trong việc chỉ sử dụng hình phạt hà khắc cai trị dân chúng,
nên bên cạnh hình. Nhà Chu còn đặt ra Lễ. Lễ dùng đề phân biệt sang hèn, trật tự tôn. ty trong xã
hội, những nghi thức về ăn, ở, hội họp, ma chay cúng lễ, cưới xin . . .
Hệ thống Lễ gồm 5 loại, gọi là Ngũ lễ. Cát lễ: lễ tế các thần linh; Hung lễ: lễ cúng tế, ma
chay, mất mùa; Quân lễ: lễ ra quân; Tân lễ: lễ tiếp đón các chư hầu; Gia lễ: lễ hôn nhân, lễ lập con trưởng.
Người ta thực hiện lễ một cách tự nguyện. Lễ trở thành quy tắc sử xử của mọi người trong xã
hội, nếu ai không tuân theo lễ sẽ bị cười chê là không có chính nghĩa, không xứng đáng là bậc trượng
phu. . . Chính vì đặc điềm đó của lễ nên Nhà Chu dựa vào lễ để quản lý xã hội và hình pháp lúc này
dùng đề trừng trị những ai không tuân theo lễ. Dân dần lễ trở thành một yếu tố quan trọng trong pháp luật nhà Chu
Hình phạt của nhà Chu gồm 5 thang bậc, gọi là phép Ngũ Hình:
Mặc hình (còn gọi là kình (khắc chữ vào trán): thường được áp dụng đối với người có những
hành vi không đúng đạo nghĩa, nói lời càn rỡ
Tỵ hình (xẻo mũi): thường được áp dụng đối với người có những hành vi như làm trái lệnh
vua, thay đổi chế độ trang phục, lừa đảo trộm cướp làm tổn thương người khác.
Phị hình, còn gọi là nguyệt (chặt chân): thường được áp dụng đối với người có những hành vi
như cạy cửa kho, trèo thành quách mà ăn trộm vặt.
Cung hình, còn gọi là thủ hay tầm thất hình (thiến (đối với nam) hoặc nhốt vào nhà kín (đối
với nữ): thường được áp dụng đối với nam nữ quan hệ với nhau không đúng lễ nghĩa.
Đại lịch (tử hình): thường được áp dụng đối với người có những hành vi đầu hàng hoặc làm
phản, làm giặc, cưỡng bức, cưỡng đoạt
Thời Đông Chu (Xuân Thu - Chiến Quốc)
Trong thời kỳ này, công cuộc trị quốc của các quốc gia còn bị ảnh hưởng bới các tư tưởng
chính trị. Trong đó, tư tưởng pháp trị có ảnh hưởng lớn đến phương pháp cai trị của các nhà nước
Trung Quốc thời bấy giờ.
Thuyết pháp trị đề cao vai trò của pháp luật. Về nội dung, nó gồm 3 yếu tố: pháp, thế, thuật.
Pháp: phải có hệ thống pháp luật nghiêm minh, rõ ràng và ban bố rộng rãi cho dân chúng
biết; đồng thời phải chấp pháp nghiêm minh.
Thế: uy quyền của nhà vua.
Thuật: là phương pháp điều hành, quản lý con người, có 3 nội dung: 1 . Bổ nhiệm (căn cứ
vào tài năng đê bổ nhiệm, không kể đến dòng dõi); 2. Khảo hạch (căn cứ vào trách nhiệm đề kiểm tra
hiệu quả công việc); 3. Thưởng phạt (căn cứ vào kết quả khảo hạch, thưởng nhiều, phạt nặng).
Hoạt động lập pháp trong thời kỳ này, một mặt bị ảnh hưởng bởi tư tưởng pháp trị, mặt khác
nhà nước phải chiều lòng các quý tộc địa chủ mới nên các quốc gia đã bắt đầu xây dựng và ban hành
luật thành văn. Ví dụ như: nước Trình có bộ Hình Thư, nước Ngụy có bộ Pháp Kinh . . .
2. Nhận xét về pháp luật phương Đông cổ đại
2.1 Về nội dung
Hệ thống pháp luật của các quốc gia phương Đông được xây dựng tương đối đa dạng để đáp
ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội xuất hiện ngày càng nhiều.
Đã có những quy định rất tiến bộ trong lĩnh vực dân sự (như về điều kiện của hợp đồng), và
hình sự (như về phân biệt lỗi cố ý và lỗi vô ý)
Tuy nội dung của các bộ luật chưa phân chia thành từng ngành luật riêng biệt, nhưng các nhà
làm luật thời kỳ này đã có ý thức sắp xếp các điều luật điều chỉnh cùng một lĩnh vực nằm gần với nhau hơn.
Công khai thừa nhận sự bất bình đẳng: Trong quan hệ giai cấp, đẳng cấp bảo vệ quyền lợi và
địa vị của giai cấp chủ nô và những người thuộc đẳng cấp trên trong xã hội nhằm củng cố sự thống
trị tuyệt đối của giai cấp chủ nô; Trong quan hệ gia đình, thừa nhận sự bất bình đẳng giữa vợ và
chồng, giữa các con với nhau, do ảnh hưởng của chế độ thống trị gia trưởng.
Do bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, nên pháp luật phương Đông cổ
đại mang tính chất "trọng hình, khinh dân", ranh giới giữa dân luật và hình luật rất mờ nhạt.
Do vừa thoát khỏi chế độ công xã nguyên thủy và còn bị ảnh hưởng bởi những phong tục tập
quán trong thời kỳ này nên pháp luật phương Đông cổ đại mang tính chất đồng thái phục thù
Bị ảnh hưởng bởi tôn giáo, lễ và các hệ tư tưởng chính trị tạo nên nét đặc trưng của pháp luật
phương Đông thời kỳ cổ đại. Hình phạt dã man, thường sử dụng nhục hình.
2.2 Về trình độ lập pháp
Chưa có tính hệ thống, chưa có sự phân chia các quy phạm pháp luật thành các chế định luật,
ngành luật riêng biệt. Các quy định của pháp luật chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ. Từ ngữ sử
dụng trong văn bản quy phạm pháp luật rất cụ thể, mô tả dài dòng, trùng lắp và không mang tính khái quát. CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Vì sao pháp luật phương Đông cổ đại mang tính bất bình đẳng. Chứng minh sự bất bình
đẳng này thông qua các bộ luật điển hình mà bạn biết.
2. Vì sao pháp luật phương Đông cổ đại mang tính trọng hình khinh dân. Chứng mình tính
trọng hình khinh dân này thông qua các bộ luật điển hình mà bạn biết.
3. Vì sao pháp luật phương Đông cổ đại mang tính đồng thái phục thù. Chứng minh tính chất
đồng thái phục thù này thông qua các bộ luật điển hình mà bạn biết.
4. Vì sao trong pháp luật phương Đông cổ đại, ranh giới giữa dân luật và hình luật không
được phân định rõ ràng. Chứng minh tính chất này thông qua các bộ
5. Vì sao pháp luật phương Đông cổ đại chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Chứng minh những ảnh
hưởng của tôn giáo đến một vài bộ luật điển hình mà bạn biết.
6. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a. ở Trung Quốc cổ đại, tư tưởng nho giáo của Khổng Tử có vai trò như các bộ luật thành văn.
b. Bộ luật Hammurapi quy định chề độ hôn nhân một vợ một chồng.
c Bộ luật Manu quy định sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân.
d. Nội dung xuyên suốt của Bộ luật Hammurapi phản ánh chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ thời kỳ cổ đại.
e. Chỉ có mệnh lệnh của nhà vua mới được xem là nguồn của pháp luật phương Đông cổ đại. CHƯƠNG III
NHÀ NƯỚC PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI
1. Quá trình hình thành, phát triển và suy vong của nhà nước phương Tây cổ đại
1.1 Cơ sở hình thành Nhà Nước
1.1.1 Điều kiện tự nhiên * Hy Lạp
Hy Lạp cổ đại là vùng đất nằm ở khu vực Địa Trung Hải bao gồm: Miền lục địa Hy Lạp (phía
Nam bán đảo Balcan), miền đất xâm thực ven bờ Tây tiểu Á và những đảo thuộc biển E-giê. Trong
đó, miền lục địa có tầm quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp, chia làm 3 khu vực: Bắc, Trung và
Nam. Nét nổi bật ở cả ba miền là có sự đan xen cấu trúc địa hình với đồng bằng, cao nguyên, rừng
núi và eo vịnh... Nhìn chung địa hình bị xé nhỏ.
Hy Lạp có nhiều khoáng sản và các eo vịnh, hải cảng tự nhiên. Đồng thời, có khí hậu ôn đới
thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp.
* La Mã
Nằm trên bán đảo Italia, hình chiếc ủng dài và hẹp, lớn gấp năm lần miền lục địa Hy Lạp.
Phía lắc có dãy Alpes, ba phía Đông, Tây và Nam đều được bao bọc bởi biển Địa Trung Hải.
Cũng như Hy Lạp, La Mã có khí hậu ôn đới, nhiều khoáng sản và vịnh hải cảng, nhưng
không bị xé nhỏ như Hy Lạp mà tương đối thống nhắt với dãy Apennin chạy dọc từ Bắc xuống Nam
như một đường xương sống. Đồng thời, có nhiều đồng bằng màu mỡ hơn so với Hy Lạp.
* Nhận xét
Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã thuận lợi phát triển kinh tế thủ công nghiệp và
thương nghiệp đặc biệt là mậu dịch hàng hải. La Mã có ngành kinh tế nông nghiệp phát triển hơn so
với Hy Lạp. Điều kiện tự nhiên làm cho Hy Lạp không xuất hiện nhu cầu thiết lập một nhà nước
thống nhất trên toàn cõi Hy Lạp.
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã lội
Thế kỷ thứ VIII - VII TCN, ở phương Tây, nền kinh tế nhìn chung vẫn mang tính chất tự
nhiên, nhưng sau đó công thương nghiệp phát triển, nông nghiệp cũng bị cuốn hút vào sản xuất
nguyên liệu nhằm phục vụ cho thủ công nghiệp. Nền kinh tế phát triển mạnh, làm cho chế độ tư hữu
diễn ra nhanh chóng, tư hữu cả về ruộng đất.
Sự phát triển của chế độ tư hữu đã làm cho xã hội phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ, gồm các giai cấp sau:
Qúy tộc thị tộc: Những gia đình có thế lực trong công xã thị tộc trước kia như tù trưởng, thủ
lĩnh quân sự chiếm nhiều ruộng đất và tư liệu sản xuất, ngày càng trở nên giàu có trở thành giai cấp
quý tộc thị tộc (còn gọi là quý tộc chủ nô ruộng đất hay quý tộc cũ).
Quý tộc công thương nghiệp: Thương nhân, thợ thủ công, bình dân trong quá trình tìm vùng
đất thực dân . . . ngày càng trở nên giàu có Khi chế độ tư hữu ruộng đất xuất hiện, họ tậu được nhiều
ruộng đất, nô lệ. . . trở thành tâng lớp quý tộc chủ nô công thương nghiệp hay còn gọi là quý tộc mới.
Tầng lớp bình dân là nông dân lao động không giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Họ
không bị bóc lột như nô lệ, trong chừng mực nhất định họ có quyền tham gia sinh hoạt chính trị và
được hưởng quyền dân chủ.
Nô lệ: Có nguồn gốc rất đa dạng, từ tù binh chiến tranh, nông dân bị phá sản, mua bán, con
của nô lệ. . . quan hệ chiếm hữu nô lệ ban đầu mang tính gia trưởng nhưng khi kinh tế phát triển thì
quan hệ này cũng phát triển và mang tính chất điển hình.
Do phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ nên mâu thuẫn giai cấp trở nên rất gay gắt. Giai cấp
nô lệ giữ vai trò quan trọng trong tất cả các ngành sản xuất: nông nghiệp, thủ công nghiệp, phục dịch
trong việc buôn bán, thương mại. Đây là lực lượng làm ra hầu hết các sản phẩm cho xã hội, là đối
tượng bóc lột chủ yếu của chủ nô. Vì vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp nô lệ và chủ nô rất gay gắt. Quan
hệ nô lệ ở các quốc gia phương Tây mang tính chất điển hình. Giai cấp nô lệ phản kháng lại sự áp
bức bóc lột bằng nhiều cuộc nổi dậy. Để dập tắt những cuộc đấu tranh đó, giai cấp chủ nô thiết lập ra
nhà nước để quản lý và đàn áp giai cấp bị trị.
1.2 Lịch sử hình thành, phát nên và suy vong của nhà nước phương Tây cổ đại
1.2.1 Hy Lạp.
* Thời kỳ văn minh tối cổ Cret - Myxen (Khoảng thiên niên kỷ thứ III - thiên niên kỷ thứ II TCN)
Cret là một đảo lớn nằm phía Nam biển Egiê, còn Myxen là một địa danh thuộc đồng bằng Pelopone.
Xét về mặt thời gian, văn minh Cret xuất hiện trước văn minh Myxen. Mặc dù cả về mặt địa
lý và thời gian đều khác nhau, nhưng có những nét tương đồng về kinh tế xã hội nên được gộp lại và
gọi chung là văn minh tối cổ Cret - Myxen.
Qua các di chỉ khảo cổ học, người ta cho rằng thời kỳ này, tại đảo Cret và Myxen, về kinh tế,
hoạt động trồng trọt và chăn nuôi giữ vai trò chủ đạo. Về xã hội, đã có sự phân hóa giai cấp và có
dấu hiệu chứng tỏ nhà nước đã xuất hiện. Tuy nhiên, đến thế kỷ XI TCN, xuất hiện các tộc người Hy
Lạp đến từ Bắc châu âu đã tràn xuống các vùng đất này tấn công và hủy hoại tất cả. Những tộc người
này lại đang sống trong thời kỳ công xã nguyên thủy nên trong giai đoạn tiếp theo xã hội lại trở về
trạng thái công xã thị tộc mạt kỳ.
* Thời kỳ Hô-me (Thế kỷ XI - IX TCN)
Lịch sử Hy Lạp thời kỳ này được gọi là thời đại Hô-me bởi vì trạng thái đời sống vật chất và
tinh thần của người Hy Lạp được phản ánh chủ yếu qua hai bộ trường ca Iliat và ôđixê, tương truyền
tác giả là nhà thơ mù tên gọi là Hô-me ở tiểu á.
Về kinh tế, thời kỳ này công cụ lao động bằng đồng đã được sử dụng phổ biến, công cụ lao
động bằng sắt cũng đã được sử dụng. Kinh tế thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp với một số
ngành nghề phát triển: rèn, dệt vải, đóng tàu, thuyền. . . nhưng kinh tế hàng hóa chưa phát triển, nền
kinh tế trong thời kỳ này vẫn là kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo.
Về xã hội, đây là thời kỳ mạt kỳ của chế độ nguyên thủy, xã hội dần dần phân hóa giai cấp.
Chế độ nô lệ đã hình thành nhưng còn mang tính gia trưởng. Giai đoạn này nhà nước chưa xuất hiện