Viết bài văn bàn luận về vai trò của tác phẩm văn học đối với cá nhân em | Văn mẫu 12 Cánh diều

Mỗi tác phẩm văn học đều mang một thứ ánh sáng nhiệm màu, ánh sáng ấy chiếu rọi vào trong tâm hồn ta, nuôi dưỡng tâm hồn. Ánh sáng kì diệu ấy, chiếu tỏa đến mọi ngóc ngách cuộc đời và tạo nên những cảm xúc tốt đẹp, làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
3 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Viết bài văn bàn luận về vai trò của tác phẩm văn học đối với cá nhân em | Văn mẫu 12 Cánh diều

Mỗi tác phẩm văn học đều mang một thứ ánh sáng nhiệm màu, ánh sáng ấy chiếu rọi vào trong tâm hồn ta, nuôi dưỡng tâm hồn. Ánh sáng kì diệu ấy, chiếu tỏa đến mọi ngóc ngách cuộc đời và tạo nên những cảm xúc tốt đẹp, làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

47 24 lượt tải Tải xuống
Bàn luận về vai trò của tác phẩm văn học đối với cá nhân em
Tác phẩm văn học là kết tinh của tâm hồn người sáng tác. Mỗi tác phẩm văn học là
tiếng nói của tác giả trong cuộc đời. Bởi vậy, mỗi tác phẩm đều để lại trong em
những bài học và giá trị sâu sắc. Trong đó, có truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
của nhà văn Nguyễn Minh Châu
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là bức tranh hiện thực đầy màu
sắc, ẩn sau đó chứa đựng câu chuyện về số phận cuộc đời con người.
Tác phẩm nổi bật lên với nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc. Đầu tiên phải kể đến
nghệ thuật xây dựng tình huống truyện tài tình. Tác giả đã xây dựng tình huống
truyện chứa đầy nghịch lý, éo le. Trong nền nghịch lý ấy, nhân vật bộc lộ những
đặc điểm tính cách, góc nhìn đời và tư tưởng của mình.
Bên cạnh đó, nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, khéo léo. Nhân vật đã được
khắc họa vô cùng chân thực, sống động thông qua hành động, thông qua những
hình ảnh, ngôn ngữ vô cùng giản dị mà lại giàu ý vị, triết lý. Hình ảnh người đàn
bà làng chài có làm da ngăm rám nắng, thân hình chắc khoẻ, hình ảnh người chồng
mạnh mẽ, hung tợn. Tất cả những chi tiết đó đều phù hợp với những con người
ngày đêm lam lũ trên mặt biển.
Đi sâu hơn vào các chi tiết, ta nhận ra nổi bật lên tất cả là bút pháp tả thực. Một
điều khiến em ám ảnh ghê gớm nhất có lẽ là những dòng văn đầy bạo lực : “Lão
đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt
lưng của lính ngụy ngày xưa, …, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng
nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ
đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”. Những
câu văn miêu tả chân thực vô cùng và tỉ mỉ đến từng chi tiết, gợi lên một cảm giác
rất đời, rất thực. Đó cũng chính là cuộc sống thật đang diễn ra ở một gia đình nào
đó trên đất nước ta thời bấy giờ. Cuộc sống sau chiến tranh vẫn chất chứa rất nhiều
hậu quả, không chỉ về vật chất mà còn là những tổn thương tâm lý không thể chữa
lành.
Qua khung cảnh bạo lực ấy, trong cái đen tối ấy lại sáng lên chất nghệ thuật tài ba
của tác giả. Đoạn văn giàu chất tạo hình, tựa như một thước phim cận cảnh cuộc
đời đầy cay xót, trái ngang của người phụ nữ làng chài.
Tác phẩm để lại rất nhiều ấn tượng trong em, không chỉ là về những đặc sắc nghệ
thuật mà còn về giá trị hiện thực mà nó đem lại. Khung cảnh ấn tượng đậm sâu
nhất cho em có lẽ là cảnh bạo lực gia đình, người chồng đánh vợ như súc vật. Nếu
như trước đó nghệ sĩ Phùng đã bắt gặp một “cảnh đắt trời cho”, đẹp đến mê hồn,
thậm chí được ví như “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, làm rung
động tâm hồn người nghệ sĩ thì giờ đây, bức tranh ấy đã nhuốm màu sắc đớn đau,
cơ cực. Chính sự đổi thay ngang trái ấy khiến em ấn tượng mãi không thôi về sự
thật - sự thật đằng sau bề ngoài đẹp đẽ, mê hồn có thể xù xì, gai góc đến như vậy.
Tác phẩm làm em cảm thấy ấn tượng thêm một lần nữa chính là ở quyết định của
người đàn bà làng chài. Hứng chịu chiếc thắt lưng quật tới tấp, “người đàn bà với
một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng
không tìm cách chạy trốn”. Phản ứng của người đàn bà ở đây thật kì lạ đến thảm
thương. Thông thường, lúc bị áp bức thì vùng lên, không được thì trốn chạy, van
xin. Liệu có ai mà sống được với những trận đòn như cơm bữa “ba ngày một trận
nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Tuy nhiên, người đàn bà trong truyện của Nguyễn
Minh Châu chính là như vậy. Quả là một nghịch lí trong cuộc sống đời thường. Tủi
nhục, đớn đau bởi bạo hành, đánh đập, nhưng cô cũng không chịu buông bỏ, dứt
nghĩa vợ chồng. Người đàn bà ấy có những lí lẽ cho riêng mình, tưởng chừng như
đơn giản nhưng ở cô mang cái nhìn thấu suốt một cuộc đời, mang trải nghiệm mà
Đẩu và Phùng chưa bao giờ thấy được: “các chú đâu có thể hiểu được cái việc của
các người làm ăn lam lũ, khó nhục…”, “ chưa bao giờ các chú biết như thế nào là
nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…”
Tác phẩm đã đưa giúp cho em có cái nhìn vô cùng thực tế về bản thân và cuộc
sống. Mọi chuyện không chỉ đơn giản như vẻ ngoài của nó, trước khi suy xét cần
phải thấu hiểu tường tận, nhìn xuyên qua những cái bề ngoài đẹp đẽ để nhận ra
được bản chất của sự vật, hiện tượng bên trong cái vỏ ngoài ấy. Nhìn nhận về con
người cũng vậy. Con người vốn là một thực thể bề bộn và phức tạp, không đơn
chiều, nhất phiến. Vì vậy, không nên nhìn con người hay số phận con người một
cách đơn giản xuôi chiều mà cần nhìn nhận một cách đa chiều, đa diện mới hiểu
hết bản chất đích thực của con người.
Tác giả đã đem đến một truyện ngắn có chiều sâu nhận thức và có giá trị cuộc sống
lớn lao, thông qua phát hiện những nghịch lí của đời thường.
Đọc truyện, em cảm thấy nhói đau cho số phận con người trong cuộc sống mưu
sinh vất vả, nhọc nhằn. Câu chuyện đã giúp em giác ngộ nhiều bài học sâu sắc từ
những nghịch lí cuộc đời. Bản thân em nhận ra rằng những kiến thức sách vở chỉ là
kẻ ngây thơ trước thực tế muôn màu, muôn sắc, phức tạp.
Tác phẩm đã khơi dậy lòng thương cảm, sự thấu hiểu và sẻ chia trước số phận vất
vả, khổ cực của kiếp người nghèo khổ, bế tắc bị cầm tù bằng nỗi đau về thể xác và
tinh thần. Thông qua tác phẩm, em phát hiện ra những vẻ đẹp đời thường hết sức
nhân văn trong mỗi con người và từ đó, thêm trân trọng con người, trân trọng
những phẩm chất đáng quý và cao cả ấy
Mỗi tác phẩm văn học đều mang một thứ ánh sáng nhiệm màu, ánh sáng ấy chiếu
rọi vào trong tâm hồn ta, nuôi dưỡng tâm hồn. Ánh sáng kì diệu ấy, chiếu tỏa đến
mọi ngóc ngách cuộc đời và tạo nên những cảm xúc tốt đẹp, làm cho cuộc sống trở
nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn.
| 1/3

Preview text:

Bàn luận về vai trò của tác phẩm văn học đối với cá nhân em

Tác phẩm văn học là kết tinh của tâm hồn người sáng tác. Mỗi tác phẩm văn học là tiếng nói của tác giả trong cuộc đời. Bởi vậy, mỗi tác phẩm đều để lại trong em những bài học và giá trị sâu sắc. Trong đó, có truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu

“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là bức tranh hiện thực đầy màu sắc, ẩn sau đó chứa đựng câu chuyện về số phận cuộc đời con người.

Tác phẩm nổi bật lên với nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc. Đầu tiên phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống truyện tài tình. Tác giả đã xây dựng tình huống truyện chứa đầy nghịch lý, éo le. Trong nền nghịch lý ấy, nhân vật bộc lộ những đặc điểm tính cách, góc nhìn đời và tư tưởng của mình.

Bên cạnh đó, nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, khéo léo. Nhân vật đã được khắc họa vô cùng chân thực, sống động thông qua hành động, thông qua những hình ảnh, ngôn ngữ vô cùng giản dị mà lại giàu ý vị, triết lý. Hình ảnh người đàn bà làng chài có làm da ngăm rám nắng, thân hình chắc khoẻ, hình ảnh người chồng mạnh mẽ, hung tợn. Tất cả những chi tiết đó đều phù hợp với những con người ngày đêm lam lũ trên mặt biển.

Đi sâu hơn vào các chi tiết, ta nhận ra nổi bật lên tất cả là bút pháp tả thực. Một điều khiến em ám ảnh ghê gớm nhất có lẽ là những dòng văn đầy bạo lực : “Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, …, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”. Những câu văn miêu tả chân thực vô cùng và tỉ mỉ đến từng chi tiết, gợi lên một cảm giác rất đời, rất thực. Đó cũng chính là cuộc sống thật đang diễn ra ở một gia đình nào đó trên đất nước ta thời bấy giờ. Cuộc sống sau chiến tranh vẫn chất chứa rất nhiều hậu quả, không chỉ về vật chất mà còn là những tổn thương tâm lý không thể chữa lành.

Qua khung cảnh bạo lực ấy, trong cái đen tối ấy lại sáng lên chất nghệ thuật tài ba của tác giả. Đoạn văn giàu chất tạo hình, tựa như một thước phim cận cảnh cuộc đời đầy cay xót, trái ngang của người phụ nữ làng chài.

Tác phẩm để lại rất nhiều ấn tượng trong em, không chỉ là về những đặc sắc nghệ thuật mà còn về giá trị hiện thực mà nó đem lại. Khung cảnh ấn tượng đậm sâu nhất cho em có lẽ là cảnh bạo lực gia đình, người chồng đánh vợ như súc vật. Nếu như trước đó nghệ sĩ Phùng đã bắt gặp một “cảnh đắt trời cho”, đẹp đến mê hồn, thậm chí được ví như “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, làm rung động tâm hồn người nghệ sĩ thì giờ đây, bức tranh ấy đã nhuốm màu sắc đớn đau, cơ cực. Chính sự đổi thay ngang trái ấy khiến em ấn tượng mãi không thôi về sự thật - sự thật đằng sau bề ngoài đẹp đẽ, mê hồn có thể xù xì, gai góc đến như vậy.

Tác phẩm làm em cảm thấy ấn tượng thêm một lần nữa chính là ở quyết định của người đàn bà làng chài. Hứng chịu chiếc thắt lưng quật tới tấp, “người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”. Phản ứng của người đàn bà ở đây thật kì lạ đến thảm thương. Thông thường, lúc bị áp bức thì vùng lên, không được thì trốn chạy, van xin. Liệu có ai mà sống được với những trận đòn như cơm bữa “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Tuy nhiên, người đàn bà trong truyện của Nguyễn Minh Châu chính là như vậy. Quả là một nghịch lí trong cuộc sống đời thường. Tủi nhục, đớn đau bởi bạo hành, đánh đập, nhưng cô cũng không chịu buông bỏ, dứt nghĩa vợ chồng. Người đàn bà ấy có những lí lẽ cho riêng mình, tưởng chừng như đơn giản nhưng ở cô mang cái nhìn thấu suốt một cuộc đời, mang trải nghiệm mà Đẩu và Phùng chưa bao giờ thấy được: “các chú đâu có thể hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhục…”, “ chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…”

Tác phẩm đã đưa giúp cho em có cái nhìn vô cùng thực tế về bản thân và cuộc sống. Mọi chuyện không chỉ đơn giản như vẻ ngoài của nó, trước khi suy xét cần phải thấu hiểu tường tận, nhìn xuyên qua những cái bề ngoài đẹp đẽ để nhận ra được bản chất của sự vật, hiện tượng bên trong cái vỏ ngoài ấy. Nhìn nhận về con người cũng vậy. Con người vốn là một thực thể bề bộn và phức tạp, không đơn chiều, nhất phiến. Vì vậy, không nên nhìn con người hay số phận con người một cách đơn giản xuôi chiều mà cần nhìn nhận một cách đa chiều, đa diện mới hiểu hết bản chất đích thực của con người.

Tác giả đã đem đến một truyện ngắn có chiều sâu nhận thức và có giá trị cuộc sống lớn lao, thông qua phát hiện những nghịch lí của đời thường.

Đọc truyện, em cảm thấy nhói đau cho số phận con người trong cuộc sống mưu sinh vất vả, nhọc nhằn. Câu chuyện đã giúp em giác ngộ nhiều bài học sâu sắc từ những nghịch lí cuộc đời. Bản thân em nhận ra rằng những kiến thức sách vở chỉ là kẻ ngây thơ trước thực tế muôn màu, muôn sắc, phức tạp.

Tác phẩm đã khơi dậy lòng thương cảm, sự thấu hiểu và sẻ chia trước số phận vất vả, khổ cực của kiếp người nghèo khổ, bế tắc bị cầm tù bằng nỗi đau về thể xác và tinh thần. Thông qua tác phẩm, em phát hiện ra những vẻ đẹp đời thường hết sức nhân văn trong mỗi con người và từ đó, thêm trân trọng con người, trân trọng những phẩm chất đáng quý và cao cả ấy

Mỗi tác phẩm văn học đều mang một thứ ánh sáng nhiệm màu, ánh sáng ấy chiếu rọi vào trong tâm hồn ta, nuôi dưỡng tâm hồn. Ánh sáng kì diệu ấy, chiếu tỏa đến mọi ngóc ngách cuộc đời và tạo nên những cảm xúc tốt đẹp, làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn.