-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện | Văn mẫu 12
Nơi nghệ thuật ta kiếm tìm hiện thực ở những góc nhìn khác. Những góc nhìn mà ở nơi ấy hiện thực được toàn vẹn là chính nó với những góc khuất, những niềm đau và cũng là chính nó với những điều đẹp đẽ và cao cả. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 12 491 tài liệu
Ngữ Văn 12 830 tài liệu
Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện | Văn mẫu 12
Nơi nghệ thuật ta kiếm tìm hiện thực ở những góc nhìn khác. Những góc nhìn mà ở nơi ấy hiện thực được toàn vẹn là chính nó với những góc khuất, những niềm đau và cũng là chính nó với những điều đẹp đẽ và cao cả. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 12 491 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 830 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện
Đề bài: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch mà theo
bạn là có những điểm tương đồng/ khác biệt.
Dàn ý nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện 1. Mở bài
Giới thiệu hai tác phẩm truyện được xác định là đối tượng của sự so sánh, đánh giá, nêu
mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá này. 2. Thân bài
- Thông tin chung về từng sản phẩm: hoàn cảnh ra đời, đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật,
vị trí của tác phẩm trong đời sống văn học,..
- Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm truyện và nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng ấy.
- Những điểm khác biệt giữa hai tác phẩm truyện và điều kiện làm nên sự khác biệt ấy.
- Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm truyện, khẳng định giá trị
độc đáo của mỗi tác phẩm. 3. Kết bài
Nêu ý nghĩa của việc đánh giá các tác phẩm truyện khi đặt chúng trong tương quan so sánh.
Nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện mẫu 1
Nơi nghệ thuật ta kiếm tìm hiện thực ở những góc nhìn khác. Những góc nhìn mà ở nơi ấy
hiện thực được toàn vẹn là chính nó với những góc khuất, những niềm đau và cũng là chính
nó với những điều đẹp đẽ và cao cả. Để rồi giữa những hiện thực được nhìn nhận ấy, ta nuôi
dưỡng nơi mình một khát vọng được sống và được yêu thương, một niềm tin vào chính mình
và cuộc đời. Nếu dưới ngòi bút của Thạch Lam giữa những ngày đất nước chưa tìm lại được
độc lập, hiện thực hiện lên tựa như cảnh phố huyện nghèo chỉ sáng chói lúc con tàu vụt
qua thì dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu giữa những ngày đất nước vẫn chìm đắm sau
ánh hào quang mà cuộc chiến để lại, những điều ta ngỡ là tất cả lại đổ vỡ trước ánh nhìn cận cảnh.
Có người từng nói, nhà văn là những nhà thư ký trung thành của thời đại. Hai bức tranh về
hiện thực được dựng xây bởi Thạch Lam và Nguyễn Minh Châu có lẽ cũng đem theo hiện thực lịch sử ấy.
Thạch Lam khắc họa lên khung cảnh phố huyện nghèo, nơi con người khó khăn kiếm lấy
cho mình chút gì đó để sống qua ngày. Câu truyện bắt đầu với ánh chiều dần tắt, những cửa
hàng nhỏ lên đèn, những ánh sáng leo lắt khiến cho con dường một bên sáng một bên tối,
tất cả tựa như bị nuốt chửng trước khoảnh khắc ngày tàn. Cảm nhận về ánh sáng mong
manh hơn trước sự rệu rã nơi con người. Có lẽ nỗi đói khổ, sự tuần hoàn yên ả nơi phố
huyện đã lấy đi nơi họ những khát vọng về một ánh sáng. Những kiếp đời sống mòn trước
ngưỡng cửa của hiện thực. Tiếng cười dài của bà cụ Thi vang vọng khắp phố huyện. Tiếng
cười của những cơn say, tiếng cười của những nỗi ám ảnh về kiếp sống rệu rã mỏi mệt. Sự
chán nản của chị Tý dẫu dọn hàng sớm hay muộn thì có khác gì, sự im lặng của nhà bác hát
sẩm khi khác chưa bước tới, cái bóng của bác phở Siêu đổ dài trước ánh lửa. Bức tranh về
hiện thực phố huyện ở những năm đất nước chưa lấy được lại độc lập hiện lên trước mắt
người đọc, một bức tranh buồn, mỏi mệt, rệu rã.
Bức tranh đầu tiên Nguyễn Minh Châu đem tới trước mắt người đọc lại là một bức tranh rất
đẹp. Bức tranh khiến Phùng ngỡ đó là mục đích của cả chuyến đi dài, là điều mà nghệ thuật
hướng tới. Con thuyền nơi ngoài xa đẹp và yên bình trên mặt biển mờ sương. Cả gia đình
ngồi im lặng trên chiếc thuyền nhỏ. Tất cả khắc tạc lên một vẻ đẹp toàn bích. Có lẽ đó cũng
là bức tranh của đất nước sau những năm giành lại được độc lập. Chúng ta sống giữa
những hào quang sau cuộc chiến, những hạnh phúc sau khi nhận được chiến thắng, tựa
như phùng khoảnh khắc nhìn thấy con tàu giữa bóng sương mờ, anh cả thấy trái tim mình tự như bị bóp chặt.
Nhưng hiện thực không chỉ nằm nơi những bề nổi dễ thấy. Hiện thực nằm nơi chúng được
đổ bóng. Nơi chúng được cho một khoảng không để trọn vẹn là chính chúng.
Phố huyện nghèo nơi những áng văn của Thạch Lam như được thắp lên một niềm hi vọng
khi đoàn tàu đến. Đoàn tàu tựa như một Hà Nội đã xa trong chị em Liên, đoàn tàu tựa như
thứ ánh sáng có thể xua đi bóng đêm nơi phố huyện nghèo. Cảm thức về một Hà Nội, về
một cuộc sống đa sắc màu dường như nuôi dưỡng trong chị em Liên và những người đợi
chờ con tàu ấy một khát vọng. Một khát vọng hướng tới ánh sáng, một khát vọng chấm dứt
những rệu rã và mỏi mệt. Tiềm ẩn sau bức tranh phố huyện nghèo là một khát vọng, một
khát vọng được hướng tới ánh sáng, thoát khỏi sự bao trùm của bóng đêm.
Con thuyền ngoài xa nơi áng văn của Nguyễn Minh Châu hiện lên rõ nét trước ánh nhìn cận
cảnh. Phùng chứng kiến cảnh từng người trên chiếc thuyền ấy cố gắng đánh đập thậm chí
lấy đi mạng sống của nhau. Người chồng đánh vợ mình và người đàn bà không làm gì ngoài
chịu đựng trong khi đứa trẻ có gắng giết cha của mình. Một hiện thực trần trụi, một hiện
thực không được giải quyết sau hai chữ độc lập một hiện thực không được nhìn nhận dưới
hai chữ dân chủ bình đẳng. Một hiện thực trái ngược với bức ảnh anh đã định nghĩa nó là
nghệ thuật. Nghệ thuật là gì nếu khi đối diện với hiện thực, chúng đổ nát và méo mó. Độc
lập là gì nếu chúng chỉ là cái cớ để ta chìm đắm trong những gì đã qua.
Khắc họa hai bức tranh về hiện thực, hai tác phẩm đem đến cho người đọc những điểm
nhìn mới và đem đến những thông điệp lịch sử. Có lẽ chỉ dưới cái nhìn của nghệ thuật,
những ngày tháng đã qua mới có thể hiện lên toàn vẹn là chính nó với những hiện thực bề
nổi và những tiềm lực.
Nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện mẫu 2
Tô Hoài và Kim Lân đều là một trong những tác giả tiêu biểu của văn xuôi thời kỳ kháng
chiến chống Pháp. Các tác phẩm của họ đều lấy cảm hứng từ cuộc sống hiện thực của
người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. Hai tác phẩm “Vợ Nhặt” và “Vợ
chồng A Phủ” tuy phản ánh số phận của hai người nông dân khác nhau nhưng đều mang
một kết thúc mở. Nơi mà niềm hy sinh về cuộc sống mới tự do và hạnh phúc của họ được
gửi gắm. Kết truyện không chỉ là những tình tiết khép lại câu chuyện mà còn là nơi mà các
nhà văn thể hiện những quan niệm, tư tưởng và mở ra những con đường cho nhân vật của
mình. Nếu kết thúc truyện Chí Phèo là sự giải thoát cho một kiếp người bị tha hóa bởi xã hội
thì cái kết của "Vợ nhặt" và "Vợ chồng A Phủ" lại được nhà văn Kim Lân, Tô Hoài mở ra bằng
một hướng đi mới cho những số phận đau khổ cho những con người trong hai tác phẩm đó.
Hai tác phẩm "Vợ nhặt" và "Vợ chồng A Phủ" là hai tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng
tác của hai tác giả. Nếu như Kim Lân viết về tình cảnh thê thảm, tang thương của những
người nông dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945 thì Tô Hoài lại viết về cuộc sống tủi nhục,
tối tăm của những người nông dân nghèo vùng núi Tây Bắc. Tuy khác nhau về chủ đề và
cách thức thể hiện nhưng cả hai tác phẩm đều có những nét tương đồng, cả hai truyện
ngắn đều viết về cuộc sống và số phận của những người nông dân nghèo; đều thể hiện sự
đồng cảm, trân trọng của nhà văn với số phận và vẻ đẹp của các nhân vật, điều này được
thể hiện rõ nét qua phần kết của hai tác phẩm.
Truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân được viết năm 1954 về cuộc sống của những
người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nhân vật
chính của câu chuyện là Tràng - một người đàn ông nghèo khổ, xấu xí sống trong xóm Ngụ
Cư. Trước sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của mọi người, Tràng bất ngờ có vợ ngay khi nạn đói
đang hoành hành dữ dội nhất. Truyện kết thúc trong chi tiết bữa cơm thảm hại ngày đói của
gia đình Tràng: "có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo" và tiếng
tiếng trống thúc thuế dồn dập. Trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh những dòng người "ầm ầm
kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm".
Kết thúc của Vợ nhặt được Kim Lân lấy cơ sở từ chính hiện thực cuộc sống của đất nước ta
lúc bấy giờ. Bởi sau nạn đói năm 1945, cả đất nước ta đang chuẩn bị cho cuộc tổng khởi
nghĩa giành lấy chính quyền và tiên phong chính là phong trào đi phá kho thóc Nhật để chia
cho dân nghèo. Những người nông dân cả đời chân lấm tay bùn, họ ít học, ít hiểu, thế
những cái đói khát cùng cực đã giúp họ nhận rõ kẻ thù của mình, đó chính là thực dân Pháp
và Phát xít Nhật. Trong khi thực dân Pháp thực hiện chính sách vơ vét của cải thì bọn phát
xít Nhật lại bắt dân ta "nhổ cỏ trồng đay", đây cũng chính là nguyên nhân chính gây ra thảm
họa nạn đói khủng khiếp 1945 cho dân tộc Việt Nam. Sống trong đói khát, trong cái chết
rình rập nên những người nông dân đã ý thức được và tìm cách đấu tranh giành lấy sự sống.
Và họ đến với cách mạng như một điều tất yếu, một lẽ đương nhiên. Truyện ngắn Vợ nhặt
của Kim Lân không thể hiện rõ ràng rằng Tràng có đi theo "lá cờ đỏ" ấy không, nó chỉ mở ra
một hướng liên tưởng cho người đọc. Thế nhưng phải chăng qua cái "kết thúc mở" ấy, nhà
văn Kim Lân muốn cho người đọc hiểu rằng cuộc đời của các nhân vật trong câu chuyện
của mình rồi sẽ thay đổi nếu như họ bắt gặp được ánh sáng Cách mạng? Cuộc đời của
Tràng mở ra bằng ánh chiều tà chập choạng với những cảnh "đói sầm vì đói khát", thế nhưng
khi kết thúc lại là ánh bình minh của người mới với hình ảnh của "lá cờ đỏ" kia. Tuy là một
kết thúc mở nhưng nó đã gieo vào lòng chúng ta niềm tin mãnh liệt vào sự đổi đổi của
Tràng, của gia đình Tràng, của hàng ngàn người dân nghèo khác.
Với "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài lại dẫn người đọc đến với cuộc sống của những người nông
dân nghèo vùng Tây Bắc. Nhân vật chính trong truyện là Mị và A Phủ. Nếu như Mị là cô "con
dâu gạt nợ" nhà thống lý Pá Tra, phải sống kiếp "con trâu, con ngựa", bị đày đọa cả thể xác
lẫn tinh thần thì A Phủ trở thành người ở không công cho nhà thống lí chỉ vì đánh nhau với
con quan. Hai con người đau khổ ấy gặp nhau, cảm thông, thấu hiểu cho nhau từ những
giọt nước mắt và họ đã quyết định giải thoát cho nhau khỏi thân phận nô lệ.
Truyện kết thúc ở chi tiết Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và vụt chạy theo A Phủ để giải phóng
chính mình. Sau đêm tình mùa xuân, Mị trở về với cuộc sống lầm lũi, cam chịu như trước
kia. Trong một lần "thổi lửa hơ tay", Mị đã bắt gặp "một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai
hõm má đã xám đen lại" của A Phủ. Chính dòng nước mắt ấy đã làm cho Mị bừng tình, nhận
thức được quyền sống của mỗi con người, nhận thức được sự độc ác của giai cấp thống trị.
Vậy nên Mị đã "rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây" cắt đứt sợi dây trói cho A Phủ và
thả A Phủ chạy thoát. Thế nhưng chỉ vài phút "đứng lặng trong bóng tối", Mị cũng "vụt chạy
ra" theo A Phủ. Và rồi hai con người khốn khổ ấy "lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi".
Sau này, hai người trở thành vợ chồng và dưới ánh sáng của cách mạng, họ cùng nhau
chiến đấu bảo vệ quê hương.
Cái kết của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã cho chúng ta thấy được sự đồng cảm sâu sắc
giữa những con người khốn khổ, cho ta thấy được sức sống tiềm tàng của họ, nhận thực
sâu sắc của họ về quyền sống, quyền được tự do và hạnh phúc cùng với đó là tinh thần đấu
tranh với bọn địa chủ phong kiến. Nếu như trước đây, Mị sống "lùi lũi như con rùa nuôi trong
xó cửa", sống vô cảm, vô hồn thì giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức trong tâm hồn Mị ý
thức về sự sống. Hành động cắt đứt dây trói giải thoát cho A Phủ của Mị cũng là sự giải
thoát cho chính bản thân mình. Giọt nước mắt ấy đã đánh thức khao khát sống tự do, hạnh
phúc của cô. Và rồi hai con người đau khổ của đất Hồng Ngài đã dẫn nhau "lẳng lặng" "lao
chạy xuống dốc núi" trốn thoát khỏi những hủ tục phong kiến, những sự thống trị tàn bạo và
dã man, đó là sự tự ý thức của họ về quyền sống, tự do của một con người.
Tuy hai nhà văn Kim Lân và Tô Hoài viết về hai đề tài khác nhau nhưng cách kết thúc trong
hai truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" và "Vợ nhặt" lại có những điểm tương đồng. Đầu tiên đó là
hai cái kết đều mở ra một tương lai mới tươi sáng và tự do cho người nông dân nghèo khổ.
Cả hai nhà văn đều hướng những nhân vật của mình đến với ánh sáng của cách mạng với hy
vọng chắc chắn rằng cách mạng sẽ giúp họ đổi đời. Tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng Vợ
nhặt và Vợ chồng A Phủ cũng có những điểm khác biệt rất rõ ràng. Nếu như Vợ nhặt là hình
ảnh của những người nông dân phải sống trong đói nghèo, trong cái chết rình rập, họ thấy
được tội ác của bọn phát xít thực dân để từ đó hình ảnh "lá cờ đỏ" cùng đoàn người đi "phá
kho thóc Nhật" in đậm trong tâm trí họ, cho họ thấy được con đường thoát khỏi đói nghèo
thì Vợ chồng A Phủ lại cho ta thấy sức sống tiềm tàng của những người nông dân, họ tự vùng
lên để giải thoát cho chính mình.
Hai chi tiết, hai cái kết trong Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt là khác nhau nhưng ta thấy rõ được
những tâm tư, những tình cảm, những giá trị nhân đạo mà cả Kim Lân và Tô Hoài đều hướng
tới. Đó là lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc trước những số phận đau khổ bị đày đọa bởi
đói nghèo, bởi giai cấp thống trị. Để từ đó hướng họ tới một tương lai tươi sáng hơn khi họ
vùng lên dưới ánh sáng cách mạng.
Nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện mẫu 3
Nam cao và Kim Lân đều là những cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết
cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Điểm chung của hai nhà văn là họ đều có
những truyện ngắn giản dị nhưng chứa chan tinh thần nhân đạo.Hình ảnh bát cháo hành
trong Chí Phèo và bát cháo cám trong Vợ nhặt đều là những hình ảnh đặc sắc, góp phần thể
hiện rõ nét nội dung tư tường của các tác phẩm và tài năng của các nhà văn.
Chúng ta lần lượt phân tích ý nghĩa của hai hình ảnh để nhận thấy điểm giống và khác nhau
của những chi tiết đặc sắc này.Trước hết làm sao ta có thể quên được hình ảnh bát cháo
hành: Sự xuất hiện: Hình ảnh này ở phần giữa truyện ngắn. Chí Phèo đang say rượu, gặp Thị
Nở ở vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã đưa đến mối tình Thị Nở – Chí
Phèo. Sau hôm đó, Chí Phèo bị cảm. Thị Nở thương tình đã về nhà nấu cháo hành mang
sang cho hắn. Trước hết ta cần phải bàn tới ý nghĩa về mặt nội dung của hình ảnh bát cháo
hành của tác phẩm. Đầu tiên ta có thể khẳng định chi tiết trên là một điểm sáng của tác
phẩm,nó hội tụ tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí phèo. Là hương vị của hạnh phúc,
tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng. Bát cháo ấy vừa giản dị nhưng đó chính là
liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn anh Chí : gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến
nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao
khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương
thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo.Và hãy
thử hình dung, nếu như không có tác phẩm trên tới bao giờ anh Chí của ngày xưa mới trở về
mà nhận ra mình vẫn còn có thể trở về với lương thiện, với ước mơ nhỏ bé giản dị là một mái ấm gia đình.
Xét về góc độ nghệ thuật, bát cháo hành là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của
cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.Chi tiết này góp
phần thể hiện sinh động tư tưởng của ngòi bút Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người.
Đặt bên cạnh hình ảnh bát cháo hành thì làm sao ta có thể quên được chi tiết nồi cháo cám
trong tác phẩm vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Sự xuất hiện Hình ảnh này vị trí là nằm ở cuối
truyện, trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới của gia đình bà cụ Tứ.Khi ta biết rằng bữa
ăn đầu tiên của con dâu về nhà chồng vốn dĩ phải là một bữa ăn đầy đủ và thịnh soạn, thì
trái với lẽ thường, đó là một bữa ăn có mùi vị khó chịu, người đọc làm sao có thể quên được
chi tiết này, vừa đau đớn mà vừa xót xa cho đôi vợ chồng son trong cảnh đói.Xét về mặt ý
nghĩa nội dung. Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn
duy nhất của bữa tiệc cưới đón nàng dâu mới về. Qua đó, tác giả đã khắc sâu sự nghèo đói,
cực khổ và rẻ mạt của người nông dân trong nạn đói 1945. Từ chi tiết nồi cháo cám,đó
chính là nút thắt để tác giả tập trung lách sâu ngòi bút của mình khắc họa tính cách của
nhân vật trong thế giới truyện được bộc lộ.Bà cụ Tứ gọi cháo cám là “chè khoán”, bà vui vẻ,
niềm nở, chuyện trò với các con. Ta thấy rằng bà là người mẹ nhân hậu, thương con, và có
tinh thần lạc quan. Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng.
Trong hoàn cảnh đói kém, mẹ con Tràng dám cưu mang, đùm bọc thị, chia sẻ sự sống cho
thị. Bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, đem nồi cháo cám ra đãi nàng dâu vốn để làm không khí vui vẻ hơn.
Vợ Tràng đã có sự thay đổi về tính cách. Hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng
người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Chứng tỏ, Thị
không còn nét cách chỏng lỏn như xưa nữa mà đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn
sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới.Về phương diện nghệ thuật:
Chi tiết góp phần bộc lộ tính cách các nhân vật, thể hiện tài năng của tác giả Kim Lân trong
việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.
Từ hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc, người yêu văn chương dễ dàng nhận ra sự đồng điệu của
chúng.Cả hai hình ảnh đều là biểu tượng của tình người ấm áp.Mặt khác, cả hai chi tiết
nghệ thuật này đều thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội: Ở “Chí Phèo” là bi kịch
bị cự tuyệt quyền làm người (bát cháo hành rất bình di, thậm chí là nhỏ bé, tầm thường
nhưng đó là lần đầu tiên Chí được cho mà không phải đi cướp giật). Ở “Vợ nhặt”, số phận
con người cũng trở nên rẻ mạt( theo không về làm dâu cũng chỉ bằng bốn bát bánh đúc),
bữa ăn đầu tiên con dâu về nhà chồng cũng chỉ đơn thuần là một nồi cám lợn chẳng
hơn.Thế nhưng hai chi tiết này đều thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cái nhìn tin tưởng
vào sức mạnh của tình yêu thương con người của các nhà văn vượt lên số phận.
Bên cạnh những điểm đồng điệu của hai nhà văn với các chi tiết nghệ thuật độc đáo thì ta
cũng nhận thấy sự khác nhau ở đây.Nếu bát cháo hành: biểu tượng của tình thương mà thị
Nở dành cho Chí Phèo nhưng xã hội đương thời đã cự tuyệt Chí, đẩy Chí vào bước đường
cùng. Qua đó, chúng ta thấy bộ mặt tàn bạo, vô nhân tính của xã hội thực dân nửa phong
kiến cũng như cái nhìn bi quan, bế tắc của nhà văn Nam Cao.Thế nhưng nồi cháo cám: biểu
tượng tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng vào phẩm chất tốt đẹp của người dân lao
động trong nạn đói. Sau bát cháo cám, mọi người nói chuyện về Việt Minh. Qua đó, thức
tỉnh ở Tràng khả năng cách mạng. Như vậy ở Kim Lân có cái nhìn lạc quan, đầy tin tưởng vào
sự đổi đời của nhân vật, dưới sự lãnh đạo của Đảng.Đó là sự khác biệt về cái nhìn của một
nhà văn trước cách mạng, còn một nhà văn là lá cờ đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại
khi được giác ngộ lý tưởng vào ngòi bút của mình.Ta có thể lí giải tường tận sự giống và khác
nhau đó.Khi hai nhà văn đều viết về người nông dân trong nạn đói 1945.Có sự khác nhau đó
là do ảnh hưởng của lí tưởng Cách mạng với mỗi nhà văn . Nam Cao có cái nhìn bi quan, bế
tắc về số phận của người nông dân. Kim Lân có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng
Nếu như trong một tác phẩm thơ điều làm nên ấn tượng là nhãn tự của bài thơ nhiều khi chỉ
là một chữ một từ một tiếng gom trọn cả ý tứ của thi phẩm. Thì trong một tác phẩm tự sự,
yếu tố then chốt gây xúc động mạnh trong lòng người đọc đó chính là chi tiết nghệ thuật đặc
sắc của tác phẩm. Với bát cháo hành của Chí Phèo – Nam Cao đã tạo ra bước ngoặt trong
sự thức tỉnh của người nông dân bị tha hóa biến chất. Thì trở lại với nồi cháo cám của Vợ
Nhặt – Kim Lân đó chính sự lấn át của tình người trước cảnh đói, ông đã thực sự thành công
khi khẳng định sức mạnh tình thương sẽ dìu dắt con người vượt qua tăm tối.