-
Thông tin
-
Quiz
Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc | Tập làm văn 4
Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc | Tập làm văn 4 được soạn thảo bao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Tập làm văn 466 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc | Tập làm văn 4
Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc | Tập làm văn 4 được soạn thảo bao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tập làm văn 466 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc Mẫu 1
Sự tích Bánh chưng, bánh giầy là câu chuyện mà em đã đọc từ khi còn nhỏ, nhưng
đến nay, các chi tiết trong câu chuyện ấy em vẫn còn ghi nhớ rất rõ. Câu chuyện kể
về thời Vua Hùng thứ 6, sau khi đánh đuổi giặc Ân, thì Vua Hùng quyết định nhường
ngôi cho con của mình. Các con trai của vua đã đua nhau đi tìm sơn hào hải vị để
dâng lên vua cha. Riêng chàng Lang Liêu nghèo khó, nhờ có vị tiên giúp đỡ đã chỉ
dùng các nguyên liệu bình thường nhất là gạo nếp, đỗ xanh, thịt heo. Dù vậy, anh
vẫn tạo ra hai món bánh là bánh chưng và bánh giầy không chỉ thơm ngon đến lạ.
Mà còn ẩn chứa những ý nghĩa to lớn cao cả về sự dung hòa của đất trời, và tình
nghĩa giữa cha mẹ với con cái. Nhờ món bánh ấy mà Lang Liêu được chọn làm
người nối ngôi, và bánh chưng bánh giầy cũng trở thành món ăn truyền thống không
thể thiếu được mỗi dịp xuân về Tết đến. Câu chuyện đã lý giải về nguồn gốc của
món bánh truyền thống một cách thú vị, kết hợp với yếu tố kì ảo nên càng thêm hấp
dẫn và dễ nhớ. Nhờ vậy mà năm nào, khi thức trông nồi bánh chưng với bà, em
cũng đem sự tích này ra để đọc lại một lần nữa. Ấy thế mà em vẫn thấy rất hay và
thú vị như mới đọc lần đầu tiên.
Nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc Mẫu 2
Thạch Sanh là câu chuyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Khi đọc câu chuyện ấy, em
được gặp gỡ chàng Thạch Sanh vừa hiền lành, chăm chỉ, lại dũng cảm, tốt bụng,
chân thành. Bất chấp những hiểm nguy rình rập, chỉ cần thấy người gặp nguy khó là
anh liền ra tay cứu giúp. Cũng vì vậy mà anh nhiều lần gặp hiểm nguy, bị dồn vào
đường cùng. Tuy nhiên, chính sự trung thực, dũng cảm và thiện lương của Thạch
Sanh đã giúp anh hóa dữ thành lành. Kết thúc câu chuyện, chàng Thạch Sanh kết
hôn với công chúa và được kế thừa ngôi báu. Còn những kẻ xấu xa thì bị trừng phạt
thích đáng. Từ đó, tác giả dân gian gửi gắm bài học “ở hiền gặp lành, gieo gió gặt
bão” cho người đọc. Ngoài những lần giao tranh hấp dẫn giữa nhân vật chính với
các thế lực xấu xa. Thì chính bài học ý nghĩa được rút ra ấy, cùng các phẩm chất
đáng quý của Thạch Sanh, đã khiến em yêu thích câu chuyện cổ tích này.
Nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc Mẫu 3
Một sự tích xưa mà em rất thích, đó là Sự tích hoa mào gà. Sự tích này đã giải thích
lí do vì sao lại có một loài hoa có đóa hoa giống hệt như chiếc mào của một chú gà.
Theo đó, bông hoa ấy chính là món quà mà chị Mái Mơ tốt bụng dành tặng cho một
cái cây nhỏ không có hoa. Hành động ấy chứa đựng tình cảm yêu mến và sự chia
sẻ sâu sắc của chị Mái Mơ với một người bạn tội nghiệp. Từ đó, sự tích cũng ẩn
chứa một bài học về sự giúp đỡ, đùm bọc giữa những người bạn, những người
đồng bào với nhau. Điều khiến em yêu thích câu chuyện này, chính là cách xây
dựng các nhân vật rất sống động và chân thực. Câu chuyện ẩn chứa ý nghĩa sâu
sắc, nhưng được truyền tải một cách nhẹ nhàng thông qua những cây cỏ và con vật
em có thể gặp gỡ hằng ngày. Chính điều đó, khiến cho Sự tích hoa mào gà trở
thành một câu chuyện hay và thú vị.