Viết đoạn văn phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài | Văn mẫu 12 Kết nối tri thức

Cảm hoài là một trong những bài thơ tiêu biểu của Đặng Dung. Trong bài thơ, tôi ấn tượng nhất với hình ảnh mang tầm vóc vũ trụ đó chính là “phù địa trục” và “vấn thiên hà”. Hai hình ảnh đã thể hiện được tầm vóc to lớn của con người khi ấp ủ hoài bão. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 12 639 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 12 1 K tài liệu

Thông tin:
1 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Viết đoạn văn phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài | Văn mẫu 12 Kết nối tri thức

Cảm hoài là một trong những bài thơ tiêu biểu của Đặng Dung. Trong bài thơ, tôi ấn tượng nhất với hình ảnh mang tầm vóc vũ trụ đó chính là “phù địa trục” và “vấn thiên hà”. Hai hình ảnh đã thể hiện được tầm vóc to lớn của con người khi ấp ủ hoài bão. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

27 14 lượt tải Tải xuống
Phân tích một biểu tượng trong bài thơ Cảm hoài - Mẫu 1
Cảm hoài là một trong những bài thơ tiêu biểu của Đặng Dung. Trong bài thơ, tôi
ấn tượng nhất với hình ảnh mang tầm vóc vũ trụ đó chính là “phù địa trục” và “vấn
thiên hà”. Hai hình ảnh đã thể hiện được tầm vóc to lớn của con người khi ấp ủ
hoài bão. Con người muốn lên cao chiếm lĩnh về không gian trong cái nhìn xa
xăm, bao quát, đăng cao để viễn vọng, để “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Nhà thơ khao khát xoay chuyển trái đất, xoay chuyển xã hội đảo điên loạn lạc,
xoay vần thế sự, mong muốn được góp sức lực. Từ đó, chúng ta thấy được nhà thơ
không chỉ khao khát cống hiến tài năng mà còn ước muốn đầy nhân văn về một
tương lai hòa bình, thịnh vượng.
Phân tích một biểu tượng trong bài thơ Cảm hoài - Mẫu 2
Đặng Dung với bài thơ Cảm hoài đã gửi gắm nhiều thông điệp. Trong đó, tôi ấn
tượng với biểu tượng mang gươm báu mài dưới bóng trăng. Nhân vật trữ tình trong
bài thơ đã có tuổi. Đứng trước tình cảnh đất nước loạn lạc, nhân vật trữ tình cảm
thấy đau đáu, nung nấu mài kiếm dưới trăng là biểu tượng của sức mạnh, chinh
phục. Tuổi tác đã cao, sức lực giảm sút, nhưng tâm hồn vẫn đầy kiên trì, bền bỉ,
nhiệt huyết anh hùng, toát lên vẻ sáng tạo và ý chí mạnh mẽ, âm thầm nhưng uy
nghiêm. Quả là một hình ảnh giàu ý nghĩa và giá trị.
| 1/1

Preview text:

Phân tích một biểu tượng trong bài thơ Cảm hoài - Mẫu 1

Cảm hoài là một trong những bài thơ tiêu biểu của Đặng Dung. Trong bài thơ, tôi ấn tượng nhất với hình ảnh mang tầm vóc vũ trụ đó chính là “phù địa trục” và “vấn thiên hà”. Hai hình ảnh đã thể hiện được tầm vóc to lớn của con người khi ấp ủ hoài bão. Con người muốn lên cao chiếm lĩnh về không gian trong cái nhìn xa xăm, bao quát, đăng cao để viễn vọng, để “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Nhà thơ khao khát xoay chuyển trái đất, xoay chuyển xã hội đảo điên loạn lạc, xoay vần thế sự, mong muốn được góp sức lực. Từ đó, chúng ta thấy được nhà thơ không chỉ khao khát cống hiến tài năng mà còn ước muốn đầy nhân văn về một tương lai hòa bình, thịnh vượng.

Phân tích một biểu tượng trong bài thơ Cảm hoài - Mẫu 2

Đặng Dung với bài thơ Cảm hoài đã gửi gắm nhiều thông điệp. Trong đó, tôi ấn tượng với biểu tượng mang gươm báu mài dưới bóng trăng. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đã có tuổi. Đứng trước tình cảnh đất nước loạn lạc, nhân vật trữ tình cảm thấy đau đáu, nung nấu mài kiếm dưới trăng là biểu tượng của sức mạnh, chinh phục. Tuổi tác đã cao, sức lực giảm sút, nhưng tâm hồn vẫn đầy kiên trì, bền bỉ, nhiệt huyết anh hùng, toát lên vẻ sáng tạo và ý chí mạnh mẽ, âm thầm nhưng uy nghiêm. Quả là một hình ảnh giàu ý nghĩa và giá trị.