-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Viết đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc hoặc nghe kể | Tập làm văn 4
Viết đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc hoặc nghe kể | Tập làm văn 4 được soạn thảo bao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Tập làm văn 465 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Viết đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc hoặc nghe kể | Tập làm văn 4
Viết đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc hoặc nghe kể | Tập làm văn 4 được soạn thảo bao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tập làm văn 465 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Đoạn văn Kể lại một câu chuyện về người có tài - Mẫu 1
Văn hay chữ tốt là câu chuyện kể về một người vừa có tài viết chữ đẹp lại còn giỏi
văn thơ, đó chính là Cao Bá Quát. Đọc câu chuyện ấy, em càng thêm khâm phục và
kính trọng nhân vật tài năng này. Bởi Cao Bá Quát không có tài viết chữ đẹp ngay từ
khi sinh ra. Vốn ông chỉ là một người nổi tiếng về tài văn thơ xuất chúng, còn chữ
viết thì lại xấu không có chỗ tả. Bởi chữ của ông quá xấu, nên nhiều lần bị thầy giáo
chấm điểm thấp do không đọc nổi. Có lần, ông được nhờ viết đơn thưa kiện gửi đến
quan giúp bà cụ nghèo, nhưng do chữ xấu quá, quan không đọc được nên bèn đuổi
bà cụ ra ngoài. Từ lần đó, Cao Bá Quát quyết tâm rèn chữ cho thật đẹp. Ông kiên trì
tập luyện từ ngày này qua ngày khác, không một chút lười biếng. Không chỉ vậy, ông
còn tự nghĩ ra nhiều cách luyện viết khác nhau, để nâng cao khả năng viết của
mình. Nhờ vậy, mà chữ của Cao Bá Quát ngày càng đẹp lên, còn đẹp hơn cả chữ
mẫu. Đó là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực của ông. Chính vì vậy, em vô
cùng khâm phục và kính trọng nhân vật tài năng này.
Đoạn văn Kể lại một câu chuyện về người có tài - Mẫu 2
Em rất thích những câu chuyện kể về người có tài năng xung quanh mình. Gần đây
nhất, em đã được đọc một câu chuyện rất hay và thú vị đó là Người thu gió. Câu
chuyện kể về Uy-li-am - một người có trí thông minh và khả năng sáng tạo hơn
người. Sinh ra và lớn lên ở một gia đình nghèo khó tại châu Phi. Cậu bé ấy chỉ được
đi học đến năm 14 tuổi, và tích lũy được một số vốn từ vựng tiếng Anh ít ỏi. Tuy
nhiên, điều đó chẳng hề ảnh hưởng đến khát vọng tri thức trong Uy-li-am. Ngày
ngày, cậu vẫn đến thư viện làng để đọc sách, thậm chí cậu còn vừa đọc vừa dùng
từ điển để có thể hiểu nghĩa của các từ tiếng Anh trong đó. Nhờ tinh thần học hỏi
bền bỉ ấy, mà Uy-li-am đã tìm ra cách tạo nên một chiếc máy phát điện. Từ những
chiếc ống nhựa và các bộ phận của ô tô, máy kéo, xe đạp cũ, cậu đã chế tạo thành
công chiếc máy phát điện hoạt động bằng sức gió. Cùng với tài năng sáng tạo ấy,
cậu còn có một tấm lòng cao cả, khi tạo ra thêm những chiếc máy khác để phục vụ
cho bà con trong làng. Tài năng và tấm lòng của Uy-li-am khiến em vô cùng nể phục
và trân trọng. Câu chuyện Người thu gió đã đưa một tài năng tuyệt vời như thế đến
gần hơn với người đọc trên toàn thế giới.
Đoạn văn Kể lại một câu chuyện về người có tài - Mẫu 3
Trong lịch sử nước ta đã xuất hiện rất nhiều những bậc kì tài. Họ có tài năng xuất
chúng hơn người, khiến ai cũng thán phục. Trong đó, không ai là không biết đến Yết
Kiêu - một người sống vào thời nhà Trần. Anh nổi tiếng với khả năng bơi lội rất giỏi,
và có thể nín thở rất lâu dưới nước. Vì vậy, khi giặc Nguyên sang xâm lược nước ta
theo đường biển, Yết Kiêu đã xin vua Trần được chủ động chặn phá thuyền giặc.
Một mình Yết Kiêu với dùi đục đã bơi ra biển, bí mật lặn xuống đáy tàu giặc rồi đục
phá. Điều đó khiến nhiều chiến thuyền của chúng chìm nghỉm không lõ lý do, làm
tinh thần quân giặc trở nên hoảng loạn, sợ hãi. Một thời gian sau, giặc phát hiện và
rình bắt được Yết Kiêu, nhưng bị ông đánh lừa rồi bỏ chạy mất. Trước đó, ông còn
lừa giặc rằng nước Nam có rất nhiều người có tài lặn giỏi như Yết Kiêu, làm kẻ thù
lo lắng hãi hùng, quyết định rút quân về nước. Có thể nói, Yết Kiêu đã có công lớn
trong việc bảo vệ bờ cõi nước Nam. Ông không chỉ giỏi bơi lặn, mà còn thông minh, đa mưu túc trí.