-
Thông tin
-
Quiz
Vợ Nhặt - Ngữ Văn 11
Bắt đầu viết văn và có tác phẩm đăng báo từ những năm 1941-1944, Kim Lân được coi là nhà văn thành công về đề tài nông thôn với những con người bé nhỏ và cam phận, những vẻ đẹp chân quê bình dị và những phong tục tập quán độc đáo của làng quê Bắc bộ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tài liệu chung Ngữ Văn 11 88 tài liệu
Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Vợ Nhặt - Ngữ Văn 11
Bắt đầu viết văn và có tác phẩm đăng báo từ những năm 1941-1944, Kim Lân được coi là nhà văn thành công về đề tài nông thôn với những con người bé nhỏ và cam phận, những vẻ đẹp chân quê bình dị và những phong tục tập quán độc đáo của làng quê Bắc bộ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 11 88 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 11
Preview text:
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021 Văn bản: VỢ NHẶT Kim Lân
Tác phẩm “Vợ nhặt” được chắp bút bởi nhà văn Kim Lân chính là một “kiệt tác” của văn
học hiện thực Việt Nam, tái hiện một xã hội nghèo khổ, cùng cực, nhưng vẫn sáng lên tình
người và những tia hi vọng trong tư tưởng của người nông dân.”
(Trần Đồng Minh)
I.THÔNG TIN TÁC GIẢ Kim Lân Từ khóa
- Cây bút chuyên viết truyện ngắn. - Nhà văn của làng quê
- Đề tài: Nông thôn và người nông dân Việt Nam.
- Giọng văn: Gần gũi, đôn hậu nhưng sâu sắc, ý nhị.
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân ghi dấu ấn trong lòng độc giả là một nhà
văn đa tài. Bên cạnh vai trò là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông còn tham gia diễn
xuất và có những vai diễn ấn tượng. Xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông chủ yếu viết
về đề tài nông thôn, nông dân Việt Nam và phong tục tập quán tại những miền thôn quê vùng
đồng bằng Bắc Bộ. Với giọng văn nhẹ nhàng, gần gũi, đôn hậu nhưng vẫn sâu sắc, ý nhị,
lối kể chuyện rất duyên dáng, đời thường, Kim Lân chủ trương viết về người nông dân nghèo
vì “họ bao giờ cũng thiệt thòi” nên nhà văn “muốn đòi cho những người đó quyền làm người
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021
và quyền sống.” Sự nghiệp và những quan niệm về văn chương của Kim Lân qua những tác
phẩm của ông đã để lại rất nhiều những ấn tượng đẹp trong lòng độc giả. Là nhà văn của làng
quê Việt Nam, văn của Kim Lân đi sâu vào lòng người đọc bởi tình cảm bình dị, rất đời
thường nhưng chan chứa nghĩa tình. Cả cuộc đời và chặng đường sáng tác “nguyện một lòng
đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”, Kim Lân đã góp
tên mình như một trong số những nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX.
Câu chuyện về Kim Lân:
Bắt đầu viết văn và có tác phẩm đăng báo từ những năm 1941-1944, Kim Lân được coi là nhà
văn thành công về đề tài nông thôn với những con người bé nhỏ và cam phận, những vẻ đẹp
chân quê bình dị và những phong tục tập quán độc đáo của làng quê Bắc bộ. Từng trang viết
của nhà văn sinh ra từ đồng ruộng này đều cay xè khói bếp, thơm thơm mùi lúa mới, ngai ngái
mùi rơm rạ, bảng lảng những cánh cò chao nhịp... Trên mảnh đất xưa cũ ấy nhà văn Kim Lân
cũng đã xây cho mình ngôi nhà rất riêng, rất vững giữa lòng người và thách thức với thời gian.
Khác với tư tưởng của các cây viết cùng đề tài, làng quê trong văn Kim Lân dẫu với các nhân
vật nghèo, dân lao động thô sơ vẫn không bao giờ bị lam lũ, thô mộc, tuềnh toàng vây bủa. Có
lẽ ảnh hưởng từ nét hào hoa, mã thượng với những thú chơi phong tục như chơi chim, chọi gà,
đánh vật, đánh võ, chơi pháo… của làng chợ Giầu, Phù Lưu mà hình ảnh làng quê và người
nông dân trong văn học Kim Lân không u tối, bần hàn mà vẫn toát lên những nét yêu đời, trong sáng, tài hoa.
Chính vì thế mà giá trị lớn nhất và cao nhất trong các tác phẩm của ông không phải giá trị hiện
thực là bản cáo trạng mà là giá trị nhân đạo. Từ bóng tối hoàn cảnh, Kim Lân muốn làm tỏa
sáng một chất thơ của hồn người. Ánh sáng của tình người toả ra hào quang đặc biệt của chủ
nghĩa nhân văn tha thiết và cảm động.
Nhìn một cách hệ thống từ những nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm Kim Lân viết trước
Cách mạng tháng Tám đến các tác phẩm sau này, người đọc dễ dàng nhận ra nét riêng của ông
là một ngòi bút sâu lắng, cẩn trọng, tỉ mẩn, luôn cố gắng để đi tới tận cùng những nỗi niềm tâm
trạng của từng con người, từng số phận riêng để từ đó góp một tiếng nói riêng vào trang sử
chung về tâm tư, tình cảm con người Việt Nam của văn học hiện đại.
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021
Không chỉ là nhà văn sâu sắc và đa tài, mà nhà văn Kim Lân còn để lại trong lòng khán giả
những vai diễn ấn tượng trong làng điện ảnh. Một văn sĩ - nghệ sĩ được nhiều thế hệ, nhiều tầng
lớp nhớ tới. Kim Lân có vị trí và chiếm được nỗi nhớ khán giả nhiều đến mức các diễn viên
chuyên nghiệp, có tiếng cũng khát khao. Cũng như viết văn, ông đóng phim rất ít, nhưng vai
nào cũng gây được cảm hứng nghệ thuật tốt cho người xem. Sự “ít” mà “tinh” trong sáng tạo
đa dạng của Kim Lân khiến ông thành của hiếm.
Ngoại hình và gương mặt khắc khổ cùng diễn xuất chân thực của nhà văn Kim Lân đem đến
nhiều xúc động cho khán giả trước số phận nghiệt ngã của người nông dân dưới chế độ thực
dân phong kiến. Từ Lý Cựu trong “Chị Dậu” dựa theo tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô
Tất Tố, ông đã đóng rất đạt vai chức dịch trong làng. Vai diễn của ông cùng vai diễn của nhà
văn Nguyễn Tuân ở trường đoạn “việc làng ngày đất thuế” đã gây ấn tượng mạnh đối với người
xem. Đến Pụ Pạng trong “Vợ chồng A Phủ” một nhân vật vừa hèn, vừa ma quái, vừa gây ấn
tượng trong phim khiến các diễn viên chuyên nghiệp được đào tạo ở trường ra cũng nể phục,
rồi tới lão Hạc trong “Làng Vũ Đại ngày ấy”, đều thành vai diễn để đời. NSND Phạm Văn
Khoa quả tinh đời khi mời Kim Lân vào vai Lão Hạc. Không ai hợp hơn và thay thế được Kim
Lân. Nhân vật ốm yếu vẻ gầy gò, khắc khổ, thương xót vật nuôi, đó là con người Kim Lân.
Cảnh Lão Hạc dỗ con chó vàng để nó chịu bán đi, vỗ về nó ăn bữa cuối, khiến triệu người rơi nước mắt.
Có lẽ, sự sâu lắng, cẩn trọng, tỉ mẩn, luôn cố gắng để đi tới tận cùng những nỗi niềm tâm trạng
của từng con người, từng số phận của một Kim Lân trong văn học đã góp phần làm nên một vị
thế riêng của một Kim Lân trong điện ảnh.
Thanh Hoa (TTXVN)
II. THÔNG TIN TÁC PHẨM
Truyện ngắn “Vợ nhặt” được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962)
Cách ghi nhớ về hoàn cảnh sáng tác chi tiết của bài thơ như sau:
+ Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân viết tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” nhưng dang dở và thất lạc bản thảo.
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021
+ Sau khi hòa bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết ra truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Để hiểu rõ hơn về tác giả Kim Lân và truyện ngắn “Vợ nhặt”, các em có thể tham khảo phỏng vấn dưới đây:
PHỎNG VẤN KIM LÂN VỀ “VỢ NHẶT”
Thưa nhà văn, dịch đói năm 1944-1945 đã cướp đi rất nhiều sinh mạng của đồng bào ta.
Ở các vùng nông thôn Bắc Bộ, hầu như gia đình nào cũng có người chết đói, anh em, vợ
chồng, cha mẹ, con cái ly tán khắp nơi. Sự sống của mỗi người bị cái đói đe dọa từng ngày.
Trong bối cảnh xã hội đó, truyện Vợ Nhặt lại được viết ra thì thật lạ. Một cuộc sống vợ chồng,
một nguồn sống cho một mầm sống tương lai tại sao lại được bắt đầu ảm đạm và phấp phỏng như thế? Nhà văn Kim Lân:
Dịch đói dạo đó thật khủng khiếp. Nhiều gia đình vừa có người chết đói, vừa có người
bỏ đi, dần dần mất hẳn. Tôi tận mắt chứng kiến người chết đói nằm rải rác ở khắp nơi. Khi
con người bị đẩy đến bờ vực cuối cùng của cuộc sống thì toàn bộ số phận và tính cách con
người họ sẽ biểu lộ ra. Chết đói là một thực tế khốc liệt. Đó là cái chết từ từ, hao mòn dần,
quằn quại dần. Tôi được biết nhiều chuyện qua những năm tháng đó. Cái đói hành hạ tất cả
mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ. Có những người đói ngày
ngày bới rác tìm một mẩu thức ăn thừa, buổi tối họ lại về nằm cạnh nhau bàn tán về chuyện
làng quê, chuyện mùa màng. Có người giữ nề nếp rất nghiêm dù đói khát, con cái đi xin mang
phần về cho, ông ta vẫn áo the, đội khăn xếp ngồi giữa nhà để ăn. Có người đói xô vào cướp
cám để ăn, bị đánh cũng chịu không đánh lại, họ biết rằng chuyện cướp cám của họ là sai
nhưng họ vẫn phải làm vì đói. Nói tóm lại, bi kịch sống của mọi người vào thời điểm đó hầu
như giống nhau: Đói. Nó vừa cay đắng, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại loé lên
một tia sáng về đạo đức, danh dự.
Truyện Vợ nhặt khai thác khía cạnh sau cùng của cái bi kịch ấy.
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021
Cái đói là đề tài của rất nhiều nhà văn. Cái đói trong Vợ nhặt có khác gì những cái đói
khác mà các nhà văn thường mô tả? Nhà văn Kim Lân:
“Cái đói” là mỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Cho nên đó
là một đề tài cũng thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối
tăm và bất lực của con người trước nó. Con người phạm tội và làm đủ mọi chuyện dại dột
khác chỉ vì đói. Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi
nữa vẫn luôn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống
tương lai. Cái “mơ hồ” ấy là do cuộc sống thực tại luôn hành hạ họ.
Truyện ngắn Vợ nhặt được viết từ một tình huống có thật trong cuộc sống? Nhà văn Kim Lân:
Ban đầu tôi viết một truyện dài có tên là Xóm ngụ cư. Tôi viết đến chương thứ V thì dừng
lại. Sau khi hoà bình lập lại, tôi và Nguyên Hồng làm tờ báo Văn. Trong bản thảo Xóm ngụ
cư có một đoạn luôn ám ảnh tôi là đoạn viết về những người đói, về những buổi sáng ở vùng
quê người ta ra chợ nhặt xác người đi chôn. Tôi viết lại chương đó thành truyện ngắn Vợ nhặt
mà không đọc lại bản thảo cũ. Chuyện Vợ nhặt hoàn toàn không có thực mà do tôi sáng tạo
ra. Không thể có một bà mẹ như thế, một cô con dâu như thế trong đời sống thực. Tôi muốn
phân tích tâm trạng và thân phận của con người trong cái hoàn cảnh cùng đường ấy, nơi cuộc
sống dường như không còn lối thoát. Tôi muốn hướng họ vào sự sống, sự yêu thương nhau,
không phải là sự giành giựt nhau. Hoàn cảnh đặc biệt quá nên câu chuyện là lạ đó lại được
hiện ra với vẻ chân thật. Vợ nhặt được rút ra từ tập Con chó xấu xí, sau khi in ở tờ tuần báo
Văn. Bối cảnh của truyện là khi cái đói hoành hành khắp nơi. Nhưng các nhân vật của truyện
thì đứng ở ngưỡng cửa của cái đói. Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và
tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, dù là rất mong manh.
Dân ngụ cư là dân đi ở đợ, không phải dân gốc nên thiệt thòi đủ thứ. Mở đầu truyện là
mẩu hồi ức “trước kia mỗi chiều” có vẻ yên ả nhưng cái hồi ức này quá ngắn, trôi qua quá
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021
nhanh. Hiện tại là cảnh đói khát ủ rủ, cảnh những người ăn xin “xanh xám như bóng ma”,
cảnh thây người chết “nằm còng queo bên đường”. Vậy mà một buổi chiều anh chàng Tràng
trở về với một vẻ mặt có “vẻ gì phởn phơ khác thường”, một nụ cười tủm tỉm và “hai mắt thì
sáng lên lấp lánh”, bên cạnh lại có người đàn bà rón rén e thẹn. Đó là một sự kiện quá ư lạ
lùng giữa lúc người ta chỉ nghĩ đến sự sống – chết.
Tràng khi đó có ý thức được việc mình làm? Nhà văn Kim Lân:
Tràng là anh chàng kéo xe bò thuê, công việc bấp bênh. Trong thời buổi bấy giờ, hẳn
Tràng chẳng dám nghĩ đến chuyện lấy vợ, vì thủ tục cưới cheo ngày đó rườm rà, tốn kém
lắm. Vậy mà tự dưng anh chàng lại “nhặt” được vợ. Sự kiện nhặt vợ quá buồn cười. Chỉ là
một câu đùa, ai cũng biết là đùa, vậy mà cô kia cũng theo. Điều đó chứng tỏ cô ta cùng đường
và sẵn sàng xông vào, bấu víu vào bất cứ cái gì có thể bấu víu được. Còn Tràng, tại sao lại
dẫn cô ta về? Vì Tràng là một người nông cạn, không biết tính toán như người khác, cũng
không ý thức được về hoàn cảnh của mình. Anh ta chỉ chậc lưỡi, theo đúng cách của người
hay “ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch”. Đến lúc về tới xóm, trước ánh mắt, thái độ của dân
xóm, Tràng mới kịp nhận ra sự thay đổi trong cuộc sống của mình. Anh ta chỉ cảm nhận sự
thay đổi, còn ý nghĩa của nó như thế nào thì anh ta chưa thể hiểu.
Nhưng nhân vật thứ hai, người đàn bà thì hẳn hiểu hoàn cảnh của mình? Nhà văn Kim Lân:
Thị đã ở bờ vực. Số phận Thị đã rõ ràng và Thị hiểu được điều ấy. Cho nên thị đi bên
Tràng mà đầu cuối xuống, chiếc nón rách “nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”. Thị mặc
cảm, gần như nỗi mặc cảm của người nhận lời bán mình trước sự chứng kiến của nhiều người
khác. Chính thế nên khi đám trẻ con mới đùa một câu thị đã tỏ vẻ khó chịu.
Tại sao việc Tràng và người đàn bà ngang qua xóm ngụ cư lại khiến cho những “khuôn
mặt hốc hác u tối” từ những hiên nhà xác xơ đột nhiên “rạng rỡ hẳn lên”? Sự xuất hiện của
Tràng và người vợ như thể thổi vào cuộc sống tăm tối tuyệt vọng của họ một luồng sinh khí
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021 tươi mát? Nhà văn Kim Lân:
Trước kia, chiều nào Tràng cũng đi về qua xóm, nhưng hình ảnh đơn độc của Tràng
không gây ra bất kỳ một xao động nào trong đời sống của cái xóm ngụ cư tồi tàn ấy. Sự biến
đổi chốc lát như thế phụ thuộc vào hình ảnh người đàn bà bên Tràng. Mọi người bàn tán và
cũng đôi phần đoán ra được câu chuyện của Tràng. Họ đoán được bằng chính hoàn cảnh của
họ. Việc lấy vợ lấy chồng luôn là một niềm vui và quan trọng, nó chuẩn bị cho một cuộc sống
khác, cuộc sống tương lai của đứa con. Nhìn Tràng và người đàn bà, bất chợt họ cũng mơ hồ
mơ đến tương lai của chính họ. Tràng đã khiến cho họ tin vào cuộc sống thêm một chút.Nếu
họ ý thức được niềm vui của mình trong giây lát đó, họ sẽ nghĩ rằng “Đó, anh ta không những
còn sống mà còn nuôi thêm được một người nữa trong hoàn cảnh này”. Nhưng niềm vui trôi
qua rất nhanh. Một tiếng “ôi chao” và lời than thở đưa họ về thực tại cuộc sống đói khát, cùng
quẫn, “họ nín lặng”.
Chuyện Tràng “nhặt” vợ là một sự lạ, nhưng mọi người như thể thừa nhận điều đó một cách dễ dàng? Nhà văn Kim Lân:
Sự kiện đó chỉ gây ra sự tò mò một chút ban đầu thôi. Do hoàn cảnh khắc nghiệt của đời
sống, mọi người không còn đủ sức để nhận ra điều đó là ngược đời. Và nó còn được dùng
như một cái thước đo vô hình, kiểm lại cuộc sống hiện tại của họ. Nhưng câu chuyện của
Tràng nhanh chóng không còn được bàn tán nữa khi họ “ cùng nín lặng” hiểu ra số phận khắc
nghiệt đang treo lơ lửng trên đầu họ.
Khi người ta nhìn vào, bàn tán về mình, Tràng biết thế và lấy làm “thích ý” lắm, và hắn
vênh vênh “ tự đắc với mình”. Có lẽ đến lúc này Tràng mới hiểu rằng hành động của mình
pha một chút “anh hùng”, “kiêu bạc” trong cuộc sống khó khăn hiện tại. Nhưng khi đi hết
xóm ngụ cư thì Tràng lại đâm ra lo sợ, Tràng sợ vì nuôi mình không đủ lại phải “đèo bòng”
thêm một người nữa ư?
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021 Nhà văn Kim Lân:
Tràng không có nỗi sợ đó. Nỗi sợ của Tràng là nỗi sợ phải “một mình” đối diện với người
đàn bà. Khi đi từ chợ tỉnh về, ngang qua xóm ngụ cư, những ánh mắt, tiếng cười của người
khác đã làm cho Tràng bớt cảm thấy sự có mặt của người đàn bà. Nhưng khi còn hai người
ở “con đường sâu thăm thẳm” vắng vẻ thì rõ ràng người đàn bà kia là toàn bộ cuộc sống bên
ngoài đối với Tràng. Tràng phải tìm hiểu nó. Tràng ý thức đầy đủ sự có mặt của thị là dành
cho Tràng. “Hắn định nói với thị một vài câu rõ tình tứ mà chẳng biết nói thế nào. Hắn cứ
lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai kia”. Tại sao vậy? Tại vì thực sự người đàn bà đi
bên cạnh Tràng còn hoàn toàn xa lạ với Tràng.
Tại sao thị không cảm thấy mà Tràng lại cảm thấy như thế? Nhà văn Kim Lân:
Tôi có chủ ý không tả tâm trạng của người đàn bà khi đó. Nếu tả kỹ quá thị sẽ mất đi sự
“xa lạ” không phù hợp với hoàn cảnh của câu chuyện. Sự yên lặng và xa lạ của thị khiến cho
không gian như đọng lại và cho Tràng cảm thấy thị ở thật gần mình. Điều này khiến Tràng
đột nhiên “ hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày”. Tràng khi đó có
lẽ đã quên tất cả, không phải với vẻ bất cần mà là do hình ảnh thị đã dần xâm nhập và chiếm
trọn cõi lòng của Tràng. Ở người “đàn ông nghèo khổ” này cuộc sống đột nhiên “ mới mẻ”
và lạ lùng. Đó là cảm giác có thật, nó “mơn man khắp da thịt”. Có một điều thật ý nghĩa đang
diễn ra với Tràng “Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn và người đàn bà đi bên”.
Nhưng tên, hoàn cảnh, quê quán, cha mẹ thị Tràng đều chưa biết. Người đọc có cảm giác
là “tình nghĩa” của Tràng đối với người đàn bà là không thật? Nhà văn Kim Lân:
Người Việt rất coi trọng tình nghĩa, tuy nhiên để có tình nghĩa người ta cần phải có thời
gian để thấu hiểu nhau. Đặt trong hoàn cảnh khốn khó lúc bấy giờ, khi mỗi người cần đến sự
giúp đỡ nhiều hơn của người khác về cả vật chất lẫn tinh thần, thì Tràng là cái phai cuối cùng,
là tất cả hy vọng của người đàn bà. Vậy cái nghĩa của Tràng là sự gắn kết giữa con người với
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021
con người trong một hoàn cảnh cấp bách. Hơn nữa đó còn là “nghĩa” cuả một người đàn ông
nghèo không đủ khả năng lấy vợ bỗng dưng được một người đàn bà “ưng thuận về không”
làm vợ. Và khi cảm thấy có “tình nghĩa” với người đàn bà thì sự đối diện của Tràng với chị
ta không còn đáng sợ nữa.
Hoàn cảnh đã xô đẩy người đàn bà đến với Tràng. Vậy giữa họ liệu có tình cảm thực sự không? Nhà văn Kim Lân:
Sao lại không. Câu chuyện giữa hai người diễn ra như bất cứ với cặp tình nhân nào. Ban
đầu là bắt chuyện vu vơ, rồi trêu chọc nhau. Khi câu chuyện ra chiều “thân thân”, người đàn
bà đã “tủm tỉm” cười phá đi vẻ mặt cau có, ngượng ngập. Chị ta bắt đầu quen với hoàn cảnh
mới. Và khi Tràng đùa “vợ mới vợ miếc” và cười cợt, thị đã “phát đánh đét” vào lưng hắn.
Đây là cử chỉ “tỏ tình” của thị đối với ân nhân, nó đầy âu yếm và cũng đáng yêu. Nó là cho
Tràng hạnh phúc. Anh chàng “thích chín ngửa cổ cười khanh khách”. Cuộc sống thường thật
khốn khổ bị quên lãng. Với Tràng, thị là người đàn bà thứ hai sau mẹ anh yêu thương và cần
đến anh. Yêu thương có thể chưa rõ nhưng cần thì đã rõ. Anh ta hớn hở vì điều đó. Riêng với
người đàn bà, hiểu hoàn cảnh mình nên cử chỉ “tỏ tình” trên kia vừa hàm chứa sự biết ơn vừa
tỏ thái độ ưng thuận.
Một lần nữa sự khắc nghiệt của cuộc sống phá tan niềm vui mong manh của hai người,
tiếng chó sủa váng lên làm Tràng thẹn thùng và xấu hổ, như thể có ai đó nhòm vào hạnh phúc
của anh. Hình như Tràng hiểu ra rằng anh ta đang xây dựng hạnh phúc của mình trên nền
một cuộc sống thật bất trắc và khốn đốn? Nhà văn Kim Lân:
Đúng là anh ta có cảm giác đó. Anh ta phải xua cái cảm giác đó đi bằng cách “ nhặt một
hòn gạch vung tay ném mạnh một cái”, như thể ném thẳng vào những thách thức đau đớn của
cuộc sống. Tràng cảm thấy có lỗi đối với người đàn bà kia về chuyện không đủ tiền cưới
xin,lỗi vì chưa xin phép mẹ, lỗi cả chuyện hoàn cảnh gia đình khốn đốn khó có thể cưu mang
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021
được thêm người nữa. Nhưng “ý nghĩ” này của Tràng chứng tỏ Tràng đã có nhiều tình cảm
với thị lắm. Cái mặc cảm ấy bây giờ mới nhận ra khiến Tràng thốt lên “Mẹ bố chúng mày
cắn gì thế”, “cắn gì thế” là tiếng chó sủa ngay trước cổng nhà Tràng , nơi Tràng phải thực sự
đối mặt với tất cả những điều Tràng mặc cảm thấy.
Đi đến cổng nhà Tràng người đàn bà nhìn quanh và “cái ngực gầy lép nhô hẳn lên nén
một tiếng thở dài”.Phải chăng thị thất vọng vì sự nghèo túng thái quá mà căn nhà của Tràng đập vào mắt? Nhà văn Kim Lân :
Không hẳn tiếng “thở dài” ấy là bởi nhìn thấy cảnh nghèo túng xác xơ của nhà Tràng.
Thị chắc thừa hiểu và đoán được hoàn cảnh của một người đi kéo xe bò thuê. Thị theo về
nhưng trong lòng thị vẫn chưa dứt khoát lắm. Thị theo như một sự liều mình. Nhưng khi đặt
chân vào ngõ, khi không thể thêm lần thay đổi được tình cảnh, phải thực sự chấp nhận cuộc
sống mới dù cuộc sống đó có thế nào đi nữa, thì một tiếng thở dài và không tránh khỏi.
Dẫn thị vào nhà, Tràng tỏ ra bối rối. “Tràng quay lại nhìn thị cười cười” cố tỏ vẻ tự nhiên
cho thị và cũng cho cả mình, Tràng nói đùa: “ không có người đàn bà nhà cửa thế đấy” Nghe
câu đó thị lại “ nhếch mép cười nhạt nhẽo”.Có lẽ, thị không hề có ý “khinh thị” cái từ “ nhà
cửa” mà Tràng gán cho túp lều tồi tàn của mình. Vậy thị “nhếch mép” vì điều gì? Nhà văn Kim Lân:
Thị “nhếch mép” nhạt nhẽo vì ý khác. Thị tủi cho cái thân phận của thị, thân phận theo
trai vì đói: thị biết thị theo Tràng chỉ vì đói và như thế không xứng đáng gì với tư cách người
đàn bà trong gia đình Tràng vừa gán cho.
Nhưng Tràng lại bối rối thật sự, Tràng sợ mất thị do hoàn cảnh của mình ư? Nhà văn Kim Lân:
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021
Đúng thế. Ở đây diễn ra một tình cảnh khá lạ lùng. Tràng “nhặt” được một người đàn bà
nhưng rồi lại sợ mất thị. Cảnh nghèo đói đã hiện lên rõ ràng. Tràng thấy có tội vì đã che giấu
mà không thể kể cho thị nghe trước. Sự im lặng của thị, nỗi mặc cảm của thị Tràng không
hiểu nổi. Hơn nữa Tràng không thể tự quyết được tất cả mọi việc. Còn ý kiến của bà cụ Tứ
nữa chứ. Liệu mẹ có đồng ý không? Sự chờ đợi mẹ về thật nặng nhọc với Tràng. “Tràng đứng
tây ngây ra giữa nhà một lúc” rồi “ lấm lét bước vội” ra sân. Tràng sợ rằng người đàn bà sẽ
bất ngờ từ chối không làm vợ Tràng nữa. Tràng không dám trở lại nhà mà chỉ luẩn quẩn ở
sân, ở ngõ. Một lần nữa, Tràng sợ đối diện với thị, nhưng không phải vì sự “xa lạ” như trước
mà sợ sự “đột nhiên từ chối”.
Khi viết, ý nghĩa ấy có lúc loé lên trong đầu ông không? Thị cũng có thể bỏ Tràng để đi
ăn xin hay “theo” một kẻ khác khá hơn chứ? Nhà văn Kim Lân:
Không bao giờ. Thị đã có sẵn mặc cảm về thân phận mình cho nên đã chấp nhận hoàn
cảnh sống với đôi mắt vô hồn nhìn “bần thần” đâu đó. Thị chỉ dám ngồi ở mép giường. Sự
“ngồi mớm ở mép giường” và hai tay vẫn không rời cái thúng, chứng tỏ thị hơn ai hết hỉu rõ số phận của mình.
Trong tâm trạng bồn chồn của Tràng và sự tủi thân câm lặng của cô vợ, việc bà cụ Tứ trở
về đã xua tan được không khí bế tắc. Tràng vui vẻ hẳn, còn người đàn bà lạ cất một câu chào
ấp áp: “U đã về ạ”. Bà cụ Tứ có ngỡ ngàng chút ít, nhưng bà cũng đồng ý chóng vánh. Không
thấy bà lục vấn hỏi han gì con trai, điều mà các bà mẹ thường làm. Vậy trong mạch truyện,
sự đồng ý nhanh chóng của người mẹ có quá gượng ép? Nhà văn Kim Lân:
Chúng ta nên hiểu tâm trạng của bà mẹ. Bà cụ Tứ ngay từ khi về đến nhà đã bị ngạc nhiên
vì sự vui vẻ và chờ đợi “nóng cả ruột” của con trai mình. Bà càng ngạc nhiên khi có người
đàn bà lạ ở trong nhà mà lại đứng ở “đầu giường thằng con”. Người đó lại chào bà bằng u.
Cái cảnh đó chưa được giải thích đến nỗi bà cụ tưởng nhầm mình đang mơ thấy cái Đục – cô
con gái đã chết hiện về. Và khi Tràng giải thích, bà “nín lặng” hiểu ra mọi chuyện. Bà tủi
phận vì đã không xứng đáng là một người mẹ, không lo cho con một cách đàng hoàng như
người khác. Hơn cả đứa con, bà hiểu rõ hơn hoàn cảnh của chúng. “Người ta có gặp bước
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021
khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy mình. Mà con mình mới có vợ được” bà nghĩ. Có thể
bà hơi ngao ngán về chuyện đó một chút nhưng cảm giác “hàm ơn” đối với người đàn bà là
nhiều hơn, người đã giúp bà “lo” cho con trai bà bằng cách làm vợ anh ta. Bà không dám tin
rằng “ Chúng nó có nuôi nổi nhau qua được cơn đói khát này”. Ý nghĩ về cuộc sống tương
lai, và hiện tại gian nan có người đàn bà lạ tham dự vào một cách bà đồng ý với Tràng . Cuộc
sống không cho họ đòi hỏi nhiều hơn. Dù họ có vật lộn, có làm khó dễ, có khó tính đòi hỏi
điều này điều nọ thì câu trả lời cho họ vẫn là cái đói treo lơ lửng trước mặt.
Tương lai của cặp vợ chồng mới nay như bóng tối trong con mắt bà. “Bà lão đăm đăm
nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt”. Xen vào ý nghĩ tối tăm, hiện thực cuộc sống
đồng thanh xác nhận điều đó bằng mùi trấu khét lẹt ở nhà những người chết. Bà nghĩ đến
cuộc đời bà và ngầm so sánh với cuộc sống của cặp vợ chồng này. Chúng chỉ có một điểm
chung là không một chút nào tươi sáng. Bà nhắc “Con ngồi xuống đây”. Lời nhắc này có ý
nghĩa với lời chào thuận lòng của người mẹ. Bà thực sự chấp nhận thị là con dâu bà hay do
hoàn cảnh mà bà phải chấp nhận? Nhà văn Kim Lân:
Cuộc gặp đầu tiên đó không có cái ý nghĩa “mẹ chồng con dâu”. Cái tình cảm chiếm
nhiều nhất trong lòng bà cụ Tứ là tình cảm “thương xót” một người đàn bà cùng đường. Hơn
nữa, có một nỗi “hàm ơn mơ hồ” luôn bám lấy bà. Người đàn bà đã giúp bà cái việc không
thể làm cho con trai là lấy vợ cho anh ta.
Ở đoạn văn này, tại sao tác giả lại không phân tích tâm trạng của người đàn bà, tâm trạng
nơm nớp vì có lẽ bà cụ Tứ sẽ không bằng lòng? Nhà văn Kim Lân:
Tôi vẫn có ý định không mô tả trực tiếp trạng thái tâm lý của người đàn bà. Tôi muốn
qua cách nhìn của Tràng, của bà cụ Tứ để làm nổi bật lên sự hiện diện của chị. Ở đây, mỗi
khi thay đổi cách gọi : người đàn bà, thị, ả là một lần “nhân vật vợ mới” thay đổi vị trí trong
hai con người kia. Bà cụ không còn giấu cảm nghĩ của mình nữa. Bà kể lể về đám cưới với
dăm ba mâm cỗ cho hàng xóm, họ hàng, nhưng “nhà nghèo” và “năm nay thì đói to” nên chỉ
cần “chúng mày hoà hợp là u mừng”. Sự thành thật xen lẫn nỗi đắng cay khiến bà khóc. Bà
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021
khóc vì lo cho cái hạnh phúc mong manh của con trai khó có thể giữ nổi trong cuộc sống đói khổ này.
Tràng hồi hộp, háo hức chờ mẹ và khi bà cụ Tứ đồng ý , “Tràng thở đánh phào một cái”,
như vừa trút hết gánh nặng. Như vậy là Tràng chính thức có vợ. Nhưng Tràng có hiểu được
những giọt nước mắt của mẹ? Nhà văn Kim Lân:
Tràng hiểu bà mẹ chỉ nhìn thấy ở việc mình có vợ những viễn cảnh tăm tối. Đó chính là
điều đặc sắc của Tràng. Tràng tin tưởng ở mình, tin tưởng ở những điều tốt đẹp nảy sinh từ
lòng mình. Những điều đó không thể có một kết cục tệ hại được. Có thể là ý nghĩ nhất thời
nhưng Tràng phải nhắc nhở mẹ và vợ về điều này.
Và ngọn đèn Tràng thắp lên đã an ủi cả mấy người? Nhà văn Kim Lân:
Tràng “hầm hầm bước vào” và “đánh diêm đốt đèn”. Hành động kiên quyết tạo ra một
hình tượng “Ngọn đèn tỏa sáng căn nhà tối tăm”. Tại sao Tràng không thắp đèn ngay khi về
nhà? Bởi Tràng chỉ thắp khi phải củng cố niềm tin dù là nhỏ nhoi cho người khác. Ngọn đèn
vừa mang biểu tượng cho một tương lai tươi sáng, vừa liên kết gắn bó ba người lại với nhau
– ba con người đói rách. Ngọn đèn là niềm yêu thương, cảm thông lẫn nhau để cùng vượt lên
trên số phận buồn thương của họ. Và khi thấy sáng , bà lão “vội vàng lau nước mắt”. Rõ ràng
là căn nhà và trong lòng bà lão đều tối như nhau. Ánh sáng như một lời hứa quyết tâm của
người con trai gửi đến bà mẹ. Dầu đắt thế nhưng bởi có vợ mới nên con trai bà cũng mua
được cơ mà. Tuy nhiên đèn sáng lên bà cũng chỉ “uể oải” đứng dậy đi nằm. Cái rạng rỡ của
ánh sáng cũng chỉ là một viễn cảnh quá xa.
Ánh sáng soi rõ lòng bà mẹ và một lần nữa ngọn đèn tỏa rọi vào cuộc sống chung của đôi vợ chồng mới? Nhà văn Kim Lân:
Thực tại luôn luôn kéo người ta lại với nó. “Tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc
to lúc nhỏ” đã lấy mất không khí lãng mạn ngọn đèn vừa mang đến.Cả hai một lần nữa lại
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021
“sượng sùng” không biết nói gì. Hình ảnh thực nhất là hình ảnh “ngọn đèn” hạnh phúc tương
lai soi rọi họ và “kéo dài hai cái bóng trên vách”. Hai cái bóng đó chính là cuộc sống thực
của họ. Hai cái bóng lờ mờ, lê thê, khốn khổ. Sự thật trần trụi họ phải tiếp nhận là như thế.
Đêm tân hôn của cặp vợ chồng là đêm hạnh phúc. Mọi khó khăn đều tạm thời quên đi.
Hai người hưởng cái niềm vui tột cùng mà thiên nhiên trao tặng. Nhưng cái niềm vui ấy được
bao quanh bởi “tiếng khóc tỉ tê nghe càng rõ”. Một đêm tân hôn trong tiếng khóc người chết
và mùi trấu hun khê nồng. Tràng có cảm thấy hạnh phúc không? Nhà văn Kim Lân:
Tôi tả đêm tân hôn trong hòan cảnh đó và để phân tích xem hạnh phúc tột cùng đó có
chiến thắng cái đói không. Tràng hạnh phúc. Trong khung cảnh tăm tối và ghê rợn như thế
nhưng niềm vui của con người vẫn không mất đi. Sáng hôm sau, Tràng thức dậy rất muộn
khi “mặt trời lên bằng con sào”, chứng tỏ niềm hạnh phúc mà anh được nếm trải. Anh ta trở
thành một con người khác. Một người chồng thực sự. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa
soi vào hai con mắt” của Tràng và mọi thứ bỗng nhiên thay đổi.
Đó là thay đổi thực hay Tràng chỉ cảm thấy thế? Nhà văn Kim Lân:
Cuộc sống thay đổi thực dù không nhiều với gia đình ấy. Tràng thấy mọi thứ “mới mẻ,
khác lạ”. Nhà cửa, vườn tược được thu vén gọn gàng. Các lu đựng nước đầy ắp. Quần áo cũ
được giặt giũ và phơi nắng. Một nếp sống khác bắt đầu xuất hiện. Người làm thay đổi nếp
sống ấy là người vợ đang “quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất”. Cái
âm thanh ấy, ngày thường Tràng cũng nghe nhưng chưa bao giờ gợi cảm như thế. Người vợ
mới muốn quét mạnh tay để tạo ra những âm thanh rộn rã khẳng định sự có mặt của mình trong ngôi nhà.
Cảnh tượng đó đã khiến Tràng thấy “thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”.
Tràng là con, là chồng, Tràng có nhiều trách nhiệm hơn với ngôi nhà. Cái trách nhiệm, cái
niềm vui của cuộc sống mới đã khiến cho Tràng có “một nguồn vui sướng, phấn chấn đột
ngột tràn ngập trong lòng” và “cũng muốn làm một việc gì để dự phần sửa lại căn nhà”. Tất
cả mọi người đều hiểu phải tiến gần nhau hơn?
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021 Nhà văn Kim Lân:
Ở đây tôi không chủ tâm diễn tả cái đói mà là muốn thể hiện cuộc sống của một cặp vợ
chồng mới trong nạn đói. Cho nên cuộc sống đói khổ chỉ là cái nền thôi. Tuy nhiên chính vì
nó mà niềm vui của cặp vợ chồng luôn bấp bênh. Ở đây có một ẩn ý: Cả ba người đều không
quên thực tại và cố gắng của họ là tìm thấy niềm vui trong cuộc sống tối tăm. Cái bữa ăn đầu
tiên ba người ngồi ăn chung mang ý nghĩa như bữa “tiệc cưới” tội nghiệp. “ Giữa cái mẹ rách
có độc một chùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo”. Sự tồi tàn của bữa ăn trong
tương phản niềm vui của họ. Họ đều “ăn rất ngon lành” và “vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn gia
cảnh”. Họ gắn bó nhau và yêu thương nhau hơn. Tràng trở nên ngoan ngoãn và nghe lời mẹ.
“Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại hòa hợp thế”. Tầm quan trọng của bữa ăn đầu thật
rõ. Nhưng “tiệc cưới” kéo dài không lâu, mỗi người chỉ được hai lưng cháo “lõng bõng”.
Màn cuối của bữa hoàn toàn phũ phàng khiến mọi người nhớ đến thực tại khắc nghiệt. Cô
dâu đón lấy bát ăn và “đưa lên mắt nhìn” rồi “ hai con mắt thị tối lại” vì cảm nhận tận cùng
cái cơ cực của cuộc sống mới. Nhưng thị đã “điềm nhiên và vào miệng”. Đấy dù sao cũng là
lối tốt nhất cho cuộc đời của thị.
Nồi cháo cám đã đập tan không khí vui tươi ở phần đầu bữa ăn. “ Bữa cơm từ đấy không
ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau, một nỗi tủi hờn len vào
tâm trí mọi người”. Trong sách văn học lớp 12, phần được trích giảng cũng dừng ở đoạn này.
Câu văn dường như bóc nốt lượt cuối lớp vỏ bên ngoài của cuộc sống để cho cả ba thấy cái
“đắng chát”, “cái nghẹn bứ trong cổ”. Cuộc sống không báo hiệu một tia hy vọng nào? Nhà văn Kim Lân:
Thực ra với tứ truyện “Vợ nhặt” truyện nên kết thúc ở đây. Thâm tâm tôi cũng định thế
nhưng do điều kiện của tờ báo bấy giờ , truyện mới được kéo dài ra thêm. Tôi muốn cho độc
giả thấy dù hoàn cảnh thế nào đi nữa thì tình người vẫn vượt lên trên tất cả. Có tình người là
có cuộc sống. Có tình người là có hy vọng vào tương lai.
Thưa nhà văn, đoạn nào trong truyện là đoạn gây xúc động nhất cho riêng nhà văn? Nhà văn Kim Lân:
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021
Phần gây xúc động nhất cho tôi khi đọc lại truyện là đoạn bà cụ Tứ trở về. Ở đây tình của
người mẹ thật lớn. Bà nhanh chóng hiểu rõ hoàn cảnh và chấp nhận ngay. Bà không chỉ
thương con trai mà còn đầy lòng thương xót với người đàn bà cùng quẫn kia dù hoàn cảnh
bà cũng không khá hơn lắm. Đó chính là bản chất nhân đạo trong tâm hồn con người Việt.
Đó cũng là chủ đề của câu chuyện. Xin cảm ơn ông.
(Kim Lân, ‘Vợ nhặt’, in trong Tác giả nói về tác phẩm, Hỏi chuyện các tác giả có tác
phẩm giảng dạy trong nhà trường, Nguyễn Quang Thiều chủ biên, Nxb Trẻ, 2000)
Nhận xét về tác giả và tác phẩm
1. Với "Vợ nhặt", Kim Lân từng tâm sự: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn
cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ
nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù
cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự
sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn sống, sống cho ra con người".
2. "Nhà văn dùng Vợ Nhặt là cái đòn bẩy để nâng con người lên tình nhân ái. Câu chuyện Vợ
Nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng". - Trần Đồng Minh
3. Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của
cuộc sống nông thôn. - Nguyên Hồng
4. “Dùng lý lẽ để thuyết phục trong văn chương cũng là một thứ cưỡng chế. Những lý lẽ ma
giáo ấy nhiều khi nó làm cho người ta không giữ được chính mình. Nói một cách khác hết sức
mềm mại thì người cầm bút phải viết như chơi, viết thoải mái bằng tấm lòng của mình, hướng
vào cái thật, cái đẹp, giúp cho con người sống thật, sống đẹp với nhau. Và khi nhà văn gặp cái
gì trái với cái thật, cái đẹp thì phải biết bất bình, phải dám lên tiếng nữa”. - Kim Lân
5. Kim Lân chọn bối cảnh ấy (nạn đói năm 1945) cho truyện Vợ nhặt không nhiều dòng miêu
tả trực tiếp nhưng là những dòng rất hiếm trong văn chương từ đó đến nay. Cái nghèo ở Ngô
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021
Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơi nước mắt. Cái đói và cái chết ở Kim
Lân khiến ta khiếp sợ, rụng rời. - Trần Đồng Minh
6. “Vợ nhặt” dường như đã mang nét mới của thời đại, vượt lên trên chủ nghĩa nhân văn trong
dòng văn học hiện thực trước Cách mạng Tháng Tám 1945 - Vũ Dương Quỹ
7. Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ - Nguyễn Khải
8. Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến
với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn đạt thành lời...Mỗi lần mở
những trang viết ít ỏi ấy ta lại cảm thấy không một bước ngoặt, một chặng đường nào của con
người Việt Nam trong gần nửa thế kỉ qua mà Kim Lân không đả động tới dẫu chỉ bằng sự chạm
trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn. - Trần Ninh Hồ
9. Cái đói là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và thời đại. Cho nên đó là một đề
tài cũng thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất
lực của con người trước đó. Con người phạm tội và làm đủ mọi chuyện dại dột khác chỉ vì đói.
Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn khao
khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. - Kim Lân
10. "Mỗi khi chợt nghĩ lại, tôi vẫn bàng hoàng về những năm khủng khiếp ấy" – Tô Hoài
11. “Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng
về đạo đức, danh dự" – Kim Lâm
12. “Nạn đói năm 1945 thật khủng khiếp. Nhiều gia đình vừa có người chết đói vừa có người
bỏ đi, dần dần mất hẳn. Tôi tận mắt chứng kiến người chết đói nằm rải rác khắp nơi. Khi con
người bị đẩy đến bờ vực cuối cùng của cuộc sống thì toàn bộ số phận và tính cách con người
họ sẽ biểu lộ ra hết. Chết đói là một thực tế khốc liệt. Đó là cái chết từ từ, hao mòn dần, quằn
quại dần. Tôi được biết nhiều chuyện qua năm tháng đó. Cái đói hành hạ tất cả mọi người
nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ. Nó vừa đắng cay vừa đớn đau, đồng
thời lóe lên những tia sáng về đạo đức và danh dự” (Sách tìm hiểu một số tác giả và tác phẩm
văn học Việt Nam hiện đại, NXB Giáo Dục, 2001)
III. NỘI DUNG TÁC PHẨM
1. Ý nghĩa nhan đề
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021
- “Vợ nhặt” = “vợ” (danh từ) + “nhặt” (động từ). Nhưng khi ghép thành một từ thì động từ
“nhặt” trở thành tính từ, “vợ nhặt” ở đây dùng để định danh một loại vợ.
- “Vợ nhặt” là vợ theo không, người vợ không mai mối, không lễ nghĩa cưới xin. Lẽ thường,
chúng ta chỉ biết tới việc nhặt nhạnh những đồ vật, vật dụng nhỏ bé như nhặt cọng rơm ngọn
cỏ, thế nhưng ở đây, có một sự thật thật trớ trêu và bi hài đó là nhặt được vợ.
- Nhan đề “Vợ nhặt” gắn chặt với bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm đó là hoàn cảnh, số phận
thê thảm của những người phụ nữ trong nạn đói năm 1945. Chỉ với 2 lần gặp gỡ, 4 bát bánh
đúc, vài câu nói tầm phơ tầm phào mà đã chấp nhận theo không một người đàn ông. Ẩn chứa
sau nhan đề “Vợ nhặt” là những suy ngẫm của tác giả, đó là sự trăn trở, xót xa trước giá trị thấp
kém của con người trong hoàn cảnh éo le, bi kịch.
- Nhan đề của tác phẩm mang sức mạnh tố cáo xã hội phong kiến và bọn thực dân đẩy con
người vào tình cảnh khốn cùng thế nhưng chính câu chuyện này cũng đã bộc lộ những vẻ đẹp
của nhân dân lao động, họ vẫn vui, vẫn không ngừng hy vọng về cuộc sống, đây cũng chính là
giá trị nhân đạo mà nhà văn muốn gửi gắm.
- Khi đọc nhan đề “Vợ nhặt” chúng ta bắt gặp một điều gì đó rất lạ lùng, rất hút, cái tên nghe
có vẻ lạ lùng này đã giúp cho độc giả tò mò và nhất định phải đọc, tìm hiểu câu chuyện này.
2. Tình huống truyện
a. Khái niệm tình huống truyện
- Tình huống truyện là một trong ba yếu tố cơ bản của truyện ngắn.
- Tình huống truyện là tình thế nảy ra truyện, là hoàn cảnh mà nhà văn đặt nhân vật của mình
vào đó để nhân vật truyện bộc lộ sâu sắc tâm lý, tính cách. Tư tưởng của mỗi thiên truyện cũng
nhờ thế mà được thể hiện đậm đà.
- Về phân loại có 3 loại tình huống truyện: Tình huống tâm trạng, tình huống nhận thức, tình
huống hành động. Tình huống trong truyện ngắn “Vợ nhặt” là tình huống hành động.
b. Tình huống truyện “Vợ nhặt”
- Tình huống độc đáo, bất ngờ và éo le:
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021
+ Một anh nông dân nghèo khổ, xấu trai, dân ngụ cư bỗng nhiên lấy được vợ mà không cần
cưới xin, vợ theo không, vợ nhặt.
+ Tràng nhặt được vợ trong những ngày đói khát thê thảm đến nuôi thân còn chẳng xong, huống chi còn “đèo bòng”.
- Nhận xét: tình huống vừa lạ, vừa hết sức éo le, là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác
động đến diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật. Từ đó chủ đề của tác phẩm được
bộc lộ: dù hiện thực có bi đát đến đâu, con người vẫn không đánh mất niềm tin vào tương lai
và vẫn khát khao hạnh phúc lứa đôi.
c. Ý nghĩa tình huống truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân -
Tạo cho tác phẩm có được kết cấu chặt chẽ. Các sự việc, các chi tiết khác được kể tới
đều xoay quanh tình huống này. -
Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít đẩy con người đến bước đường cùng, biến giá
trị con người thành số không. -
Thể hiện được cái tình của người lao động nghèo và tấm lòng nhân hậu đầy yêu thương của bà mẹ. -
Nói lên được lòng ham sống, bản chất lạc quan của người lao động đang bị lâm vào cảnh khốn cùng.
3. Bối cảnh truyện
- Nạn đói thê thảm mùa xuân 1945.
- Tác giả chọn cách mở đầu tác phẩm, dẫn chúng ta vào không gian của cái đói: “Cái đói tràn
đến xóm ngụ cư này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu
lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều
chợ, người chết như ngả ra. Không buổi sáng nào người đi chợ, đi làm đồng không gặp 3 4 cái
thây nằm còng queo bên đường, không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của
xác người…” Chỉ với một vài nét phác họa của mình, Kim Lân đã gợi lại cho người đọc cả một
khoảng thời gian lịch sử đau thương khi những người dân Việt Nam không thể vượt qua cái đói.
TÀI LIỆU KHÓA KIẾN THỨC NỀN Học Văn Chị Hiên 2021
- Nạn đói bây giờ đã tràn đến xóm ngụ cư mang theo lưỡi hái tử thần đi tới đâu quét sạch tới
đó. “ Trẻ con ngồi yên buồn không nhúc nhích dưới những xó tường” “Bóng những người đói
đi lài dật dờ như những bóng ma”. Hai lần Kim Lân so sánh người với ma, khiến cho người
đọc liên tưởng miền trần gian mà ta cứ ngỡ như miền địa ngục. Ranh giới giữa người và ma,
giữa sự sống và cái chết, giữa trần gian và địa ngục thật đỗi mỏng manh. Cõi âm bây giờ như
đang hòa với cõi trần, cõi trần mấp mé miệng vực âm phủ.
4. Diễn biến tâm lý của người dân xóm ngụ cư
- Đối với những người dân nghèo trong xóm ngụ cư, việc Tràng có vợ thực sự làm họ rất ngạc
nhiên. Đây thực sự là một biến động nho nhỏ. Họ mừng, nhưng cũng lo thay cho anh. Tràng
đưa người đàn bà về xóm ngụ cư trong một buổi chiều chạng vạng khiến cho “những khuôn
mặt hốc hác vì đói bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên.” Xóm ngụ cư vốn đang bị đè nặng bởi chết chóc
và đói khát bỗng dưng “có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào”.
- Thế nhưng, sau niềm vui cùng người hàng xóm của mình, họ giấu một tiếng thở dài ngao
ngán. Họ ái ngại cho cuộc sống của gia đình nhà Tràng sau này vì “biết có nuôi nổi nhau sống
qua cái thì này không?”. Trong thời điểm này, nói không ngoa nhưng chính xác “vợ là của nợ đời”.
- Song, ta có thể nhìn thấy sự sẻ chia của những người hàng xóm dành cho nhau. Cuộc sống
đói khổ đến vậy, nhưng họ vẫn lo lắng cho những người ở bên cạnh mình. Đây là một trong
những minh chứng cho phẩm chất tốt đẹp của những người dân lao động xưa.
5. Nhân vật Tràng
Kiến thức khái quát Nhân vật Tràng
Ngoại hình, lai lịch, Ngoại hình, lai lịch phẩm chất
- Tràng được nhà văn miêu tả ở phần đầu của truyện với những đường
nét thô kệch như một sự đẽo gọt sơ sài của tạo hóa: đầu cạo trọc, hai