-
Thông tin
-
Quiz
Xu hướng báo chí dữ liệu trên báo mạng điện tử | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Dữ liệu. Báo chí dữ liệu. Đặc điểm của báo chí dữ liệu trên báo mạng điện tử. Nội dung. Hình thức. Bản đồ. Hình vẽ minh hoạ (Picphotograph). Vai trò của báo chí dữ liệu trên báo mạng điện tử. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Báo chí dữ liệu 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Xu hướng báo chí dữ liệu trên báo mạng điện tử | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Dữ liệu. Báo chí dữ liệu. Đặc điểm của báo chí dữ liệu trên báo mạng điện tử. Nội dung. Hình thức. Bản đồ. Hình vẽ minh hoạ (Picphotograph). Vai trò của báo chí dữ liệu trên báo mạng điện tử. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Báo chí dữ liệu 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Họ tên:
Nguyễn Thị Vân Anh Mã sinh viên: 2156070006 Lớp Báo mạng điện tử K41
XU HƯỚNG BÁO CHÍ DỮ DIỆU TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
Trước đây, báo chí dữ liệu xuất hiện sơ khai trong các bản tin đồ họa trên báo in,
trong những bản tin thời tiết đơn giản cho đến những nội dung phức tạp hơn, được
trình bày công phu bằng các phần mềm xử lý hình ảnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0, một tin đồ họa khó có thể thay thế, thể hiện toàn bộ nội
dung thông tin khổng lồ trong nguồn dữ liệu lớn.
I. KHÁI NIỆM BÁO CHÍ DỮ LIỆU 1. Dữ liệu
Theo “Từ điển Việt- Việt”, dữ liệu có nghĩa là số liệu, tư liệu đã có, được dựa
vào đề giải quyết một vấn đề hay đó là sự biểu diễn của một thông tin trong máy tính
dưới dạng quy ước, nhằm làm dễ dàng việc xử lí.
Theo điều 4 Luật Giao dịch điện tử ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005, dữ
liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.
2. Báo chí dữ liệu
Tại hội thảo về “Báo chí dữ liệu và sự phát triển của l thuật trực quan hóa số
liệu” diễn ra tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Hà Nội vào tháng
10/2017, nhà báo John Duchneskie (Biên tập viên đồ họa của tờ The Philadelphia
Inquier, Mỹ) có chia sẻ: Báo chí dữ liệu thực chất là việc sử dụng con số đề kể lại
câu chuyện một cách tốt nhất có thể. Báo chí hiện nay có “quá nhiều chữ” và việc
đơn giản những con chữ, con số bằng hình ảnh phong phú, những thông tin chính và
đồ thị được gọi là trực quan hóa số liệu.
Báo chí dữ liệu là việc sử dụng con số, dữ liệu để tạo ra một tác phẩm báo chí
một cách bao quát, hấp dẫn nhất có thể. Cách trình bày các tác phẩm báo chí truyền
thống có “quá nhiều chữ” khó có thể thu hút sự chú ý của công chúng hiện đại. Trong
khoảng thời gian eo hẹp, độc giả không muốn dành quá nhiều thời gian chỉ để tiếp
nhận một thông tin mà muốn tiếp nhận được càng nhiều thông tin càng tốt. Điều này
khiến báo chí phải thay đổi cách trình bày bằng việc đơn giản những con chữ, con số
bằng hình ảnh phong phú, những thông tin số liệu trực quan.
Sử dụng sức mạnh của dữ liệu là một quan điểm hoàn toàn mới trong viết bài. Khi lần đầu tiên đi
sâu vào một câu chuyện, một nhà báo sẽ cố gắng tìm ra một khía cạnh hoặc quan điểm mới để viết
bài. Dữ liệu chính là lựa chọn đó. (Ảnh: ONECMS)
Báo chí dữ liệu là sự kết hợp giữa khả năng phân tích của phóng viên và khả
năng phân tích dữ liệu của một nhà thống kê. Phóng viên phân tích dữ liệu thô bằng
các công cụ hỗ trợ, tìm ra những điểm bất thường hoặc nổi bật, sau đó biến dữ liệu
thành tác phẩm báo chí. Trong các tác phẩm báo chí dữ liệu, chứng cứ, dẫn chứng, số
liệu dùng để thuyết phục công chúng được trình bày trực tiếp, hạn chế sự phân tích sâu của nhà báo.
Nói đến báo chí dữ liệu là nói đến hình ảnh hóa (visualisation) dữ liệu bằng các
biểu đồ, infographic,... Hình ảnh hóa dữ liệu kết hợp với khả năng phân tích báo chí
trong tác phẩm báo chí dữ liệu tạo ra sự cuốn hút so với các bài báo thông thường. Có
thể nói, báo chí dữ liệu khác với báo chí truyền thống, khi coi trọng dữ liệu hơn tin
tức.Trong thời đại kỹ thuật số, mọi thứ đều được mô tả bằng những con số.
Báo chí dữ liệu là hình thức sử dụng dữ liệu (thường là thông tin dạng số) thu
thập được và sử dụng dữ liệu đó (ở dạng thô hoặc đã qua phân tích, tổng hợp,
chắt lọc), với nhiều hình thức trình bày khác nhau, đem đến cho độc giả những
câu chuyện, vấn đề thú vị, hấp dẫn nhất có thể.
II. Đặc điểm của báo chí dữ liệu trên báo mạng điện tử 1. Nội dung
Về đối trợng phản ánh: Đối tượng phản ánh của bài báo chí dữ liệu ở đây là
những cái mới. Cái mới là đối tượng, đồng thời là mục đích phản ánh, thông tin của
nhà báo. Cái mới luôn xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống. Đó là những sự
kiện, sự việc, tình ủống hoàn cảnh mới nảy sinh, mới xuất hiện, tiêu biểu cho sự vận
động, phát triển không ngừng của cuộc sống. Đó là những cái mới tiêu biểu, điển
hình gắn với bản chất và phản ánh xu thế vận động đích thực của đời sống, đồng thời
không được xâm hại đến quyền lợi của quốc gia.
Về đề tài: đề tài trong các bài báo dữ liệu là phạm vi đời sống hiện thực. Đề tài
có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Với nghĩa rộng, đề tài tương ứng với
các lĩnh vực hoạt động trong đời sống như đề tài kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học,
y tế, thể thao... Với nghĩa hẹp, có thể hiều đề tài là sự kiện, vấn đề mà nhà báo hướng
tới, nhận thức và phản ánh vào tác phâm. 2. Hình thức 2.1. Độ dài
Mỗi bài báo dữ liệu có đặc điểm thông tin khác nhau nên có độ dài cũng khác
nhau. Nhìn chung xu hướng của các bài báo dữ liệu trên báo mạng điện tử là ít chữ vì
xu hướng của độc giả là ngày càng lười đọc hơn, thích xem ảnh nhiều hơn. 2.2. Thành phần
Báo chí dữ liệu là dạng thức thông tin trực quan. Bởi vậy, việc thể hiện dạng
thức này cần mang đến cho độc giả chuỗi thông tin có thể dễ dàng giải mã nhất. Chữ viết
Là hệ thống các ký hiệu đề ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự miêu tả ngôn
ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biều tượng. Nó phân biệt với sự
mình họa như các phác họa trong hang động hay các tranh vẽ, đây là các dạng ghi lại
ngôn ngữ theo các phương tiện truyền đạt phi văn bản, ví dụ như các băng từ tính trong các đĩa âm thanh. Sơ đồ, bản đồ
“Sơ đồ là hình vẽ quy ước, sơ lược
nhằm mô tả đặc trưng nào đó của sự vật
hay một quá trình nào đó. Thông tin
bằng sơ đồ là sự đơn giản hóa một quá
trình, một mô hình vì vậy độ chính xác chỉ là tương đối”
Ví dụ: “Bản đồ các tuyến phố đi bộ ở
Hà Nội” trên báo VnExpress thứ sáu, ngày 1/1/20121.
Nhìn vào bản đồ các tuyến phố đi bộ Hà
Nội, thông tin đã được cụ thể hóa bằng
hình ảnh, giúp độc giả dễ hình dung về
đối tượng được phản ánh hơn dù chỉ
mang tính chất minh họa nhưng lại rất
cần thiết trong việc cụ thể hóa thông tin. Bản đồ
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ và khái quát hóa
của một phần mặt đất lên mặt giấy phẳng theo
những quy luật toán học nhất định. Bản đồ
được sử dụng nhằm giúp mọi người định vị,
xác định phương hướng. Trên báo chí, bản đồ
được sử dụng khá phổ biến. Nó thường được
dùng trong các tin tức sự kiện như chiến sự,
thiên tai, dự báo thời tiết. Hình thức này dù chỉ
được thể hiện bằng những nét phác thảo nhưng
cũng đủ để độc giả khi xem vẫn có thể hiểu
Dự báo thời tiết ngày 1/8/2018
được thông tin cần. Bản đồ có nhiều điểm
trên báo VietnamPlus (TTXVN)
giống sơ đồ, nhất là mục đích thông tin. Biểu đồ (chart)
“Biểu đồ là hình vẽ biểu diễn một khái niệm, quy luật hay quan hệ nào đó, nó mô tả
một cách trực quan sự phụ thuộc giữa các đại lượng”
Với những nội dung có nhiều số liệu
phức tạp, biểu đồ luôn là hình thức thông tin
phát huy tối đa. Nhìn vào một biểu đồ người
xem sẽ nắm được sự biến thiên của các đại
lượng hoặc mối tương quan giữa chúng một
cách nhanh chóng. Chính bởi ưu điểm này,
biểu đồ thường được ứng dụng trong các
lĩnh vực thông tin về kinh tế.
Ví dụ: Biểu đồ thể hiện tình hình kinh tế - xã
hội Việt Nam quý IV và năm 2021. Đồ thị (graph)
“Đồ thị trong báo chỉ là hình vẽ biểu diễn sự biến thiên một hay nhiều đại lượng
bằng một hay nhiều đường nối các điểm đặt trên một trục tọa độ”
Đây là dạng thông tin đơn giản, thường được sử dụng nhiều trong chuyên mục
kinh tế, tài chính, ngân hàng. Việc trình bày các số liệu thống kê dưới hình thức này
được cho là một lựa chọn khá thông minh để giúp độc giả nắm bắt được thông tin
một cách đơn giản và dễ dàng nhất.
Ví dụ đồ thị dưới đây cho ta hình dung về hai đợt nhập cư lớn trong 30 năm qua: 1991-1996 và 2011-2020. Bảng biểu
So với các thành phần khác, bảng biểu là thành phần xuất hiện tương đối sớm
trên báo chí. Nội dung của bảng chủ yếu là con số được sắp đặt theo dòng, theo cột
hay theo thứ bậc, qua đó độc giả dễ dàng nắm bắt được thông tin, phân tích thông tin
một cách chi tiết và nhận ra độ tương quan giữa các con số hay thứ bậc đó.
Ví dụ bảng thống kê điểm chuẩn ngành Báo chí của một số trường từ 2018 – 2022.
Hình vẽ minh hoạ (Picphotograph)
Hình vẽ/minh họa là sử dụng tổng hợp các yếu tố thị giác như: đường nét, nét
vẽ, các chấm, điểm hình, mảng, khối, ánh sáng, màu sắc, chất liệu để diễn tả đối
tượng. Nó được dùng để bổ trợ thông tin hoặc mang đến tính thẩm mỹ cho tác phẩm
báo chí, giúp người đọc dễ hình dung ra đối tượng được phản ánh hơn, đồng thời
cũng nêu bật “hình ảnh” câu chuyện của đối tượng được nhắc đến.
Ví dụ: Trong tin “Lợi và hại của
máy điều hòa nhiệt độ trong bối
cảnh ấm lên toàn cầu”, 17/08/2023.
Hình ảnh đã cho thấy máy điều hòa
nhiệt độ giúp xoa dịu cái nóng
nhưng cũng đi kèm cái giá với
chính cuộc khủng hoảng khí hậu
hiện nay vì sức tiêu thụ năng lượng
khổng lồ và góp phần thải ra gần 1 tỷ tấn khí thải CO2. Số liệu
Là tài liệu biểu hiện bằng những con số. Các số liệu cho phép đánh giá kết quả
(bản chất) của các hiện tượng kinh tế xã hội của một đất nước, một vùng miền, khu
vực ở từng năm và xu hướng phát triển của nó qua các năm (theo thời gian). Số liệu
cũng gợi mở cho người sử dụng nó các biện pháp đề thúc đây sự lãnh đạo, chỉ đạo,
quá trình sản xuất, công việc... hơn hoặc dự kiến khả năng đạt được trong thời gian tới.
Hình ảnh phác hoạ
Nhìn hình ảnh phác hoạ này
gần như đã thấy được toàn bộ
thông tin của Đại hội thể thao
người khuyết tật Đông Nam
Á 2017: thời gian, địa điểm
tổ chức, số lượng quốc gia
tham dự, số lượng vận động
viên, nội dung thi đấu, môn
thi đấu, số huy chương, số
lượng tình nguyện viên.
III. Vai trò của báo chí dữ liệu trên báo mạng điện tử 1. Lọc luồng dữ liệu
2. Sắp xếp luông thông tin không lồ, một biện pháp khắc phục thông tin không
đối xứng, tình trạng “lụt” về dữ liệu
3. Một cách để tiết kiệm thời gian
4. Phương pháp mới để kể chuyện: kết hợp phương thức truyền thống, hình
ảnh hóa dữ liệu và các ứng dụng tin tức
5. Đưa ra cách diễn giải độc lập về những thông tin chính thức
6. Thu hẹp khoảng cách giữa xử lý con số và “xử lý ngôn từ” của nhà báo
7. Thích ứng với những thay đổi trong môi trường thông tin
8. Nhìn sự việc theo cách khác
9. Câu trả lời cho cách thức PR dựa vào dữ liệu
10. Một phần quan trọng trong kỹ năng của nhà báo hiện đại
11. Báo chí dữ liệu là tương lai
IV. Một số trang báo sử dụng Báo chí dữ liệu trên báo mạng điện tử 1. Vietnamplus
VietnamPlus hay Vietnam+ là báo điện tử chính thức của Thông tấn xã Việt
Nam, với chức năng và nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giao diện tin Inforgraphic của Vietnamplus
Cùng với sự phát triển của báo chí hiện đại, TTXVN đang ngày càng đổi mới
mạnh mẽ, đa dạng hóa các hình thức thông tin, hắp dẫn bạn đọc ủng hộ những sản
phẩm thông tin mới, trong đó Infographics được định hướng trở thành một loại hình
thông tin phổ biến và có tính chuyên nghiệp cao. 2. Tuổi trẻ
Giao diện trang Inforgraphic của Tuổi trẻ Online 3. Nhân dân
4. Ưu điểm và hạn chế sử dụng Báo chí dữ liệu trên báo mạng điện tử a. Ưu điểm
- Bài báo dữ liệu có nội dung khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội, đời sống,… cả trong và ngoài nước.
- Thông tin đầy đủ, dễ đọc, dễ hiểu với những câu chuyện, sự kiện hấp dẫn
- Một tin/bài báo chí dữ liệu có sự kết hợp nhiều thành phần như biểu đồ, bản đồ, số
liệu, bảng, hình minh hoạ… mang đến nhiều thông tin, giúp độc giả có thể so sánh
giữa nhiều đối tượng với nhau, lôi cuốn công chúng tìm đọc. b. Hạn chế
- Giá trị thông tin của một số bài báo dữ liệu còn thấp: bên cạnh những tin
inforgraphic có thiết kế tốt, giúp người đọc nắm bắt thông tin nhanh chóng, cụ thể,
chi tiết còn có những cái chỉ mang tính chất như 1 tấm ảnh, ko có nhiều thông tin do
ko làm nổi bật được thông tin cần truyền tải, hoặc do thiết kế rối mắt, ko rõ ràng, chi
tiết nhỏ, màu sắc đơn điệu.
- Số lượng tin/ bài trong chuyên mục Inforgraphic ở mức trung bình, ít hơn nhiều các
chuyên mục khác trên báo mạng điện tử.
- Một số bài báo dữ liệu còn nhiều chữ, màu sắc đơn điệu, khiến độc giả ko có hứng
thú theo dõi, chỉ lướt qua.
- Một số chuyên mục đòi hỏi công chúng 1 tầm hiểu biết nhất định, chuyên sâu về
lĩnh vực thông tin được đề cập.
Ngoài ra, trong một số trường hợp nhà báo còn lồng thêm các tầng ý nghĩa đằng sau
thể hiện số liệu, vậy nên công chúng cần có phông nền kiến thức nhất định mới có thể
hiểu được trọn vẹn nội dung mà báo chí dữ liệu truyền tải.