Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Tên tiểu luận: Phân tích quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Họ và tên: Trần Tiến Đạt
MSSV: 31211026844
Mã lớp HP: 21C1PHI51002323
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Tên tiểu luận: Phân tích quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và bản
chất con người. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên.
1. Kiến thức cơ bản
1.1. Khái niệm con người
Theo quan điểm của triết học Mác Lênin, con người một thực thể tự nhiên
mang đặc tính hội; sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên
xã hội. Nó được biểu hiện qua các khía cạnh sau.
Thứ nhất, con người thực thể sinh vật con người phát triển đến đâu vẫn
loài động vật theo luận điểm của Ph.Ăngghen: “Bản thân cái sự kiện con người
từ loài động vật ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn
thoát li khỏi những đặc tính vốn có của con vật” . Cũng như những động vật khác, con
1
người bộ phận của giới tự nhiên,đồng thời giới tự nhiên cũng “thân thể vô
của con người”. Do đó, những biến đổi trong tự nhiên hay của các quy luật tự nhiên sẽ
trực tiếp hoặc gián tiếp quy định sự tồn tại, phát triển của loài người hội loài
người. Song, những hoạt động sinh hoạt vật chất của con người cũng tác động ngược
lại giới tự nhiên và làm biến đổi hoàn cảnh sống.
Thứ hai, mọi hoạt động đời sống thể xác lẫn tinh thần của con người đều gắn
liền với giới tự nhiên.Tuy nhiên, con người không đồng nhất với các tồn tại khác của
giới tự nhiên, còn mang đặc tính hội. vậy, bản tính hội còn một
phương diện khác của bản tính con người, hơn nữa đây bản tính đặc thù của con
người. Cho nên, điều khiến cho con người khác với động vật đó chính con người
còn là một thực thể xã hội. Xét từ giác độ nguồn gốc hình thành, loài người không chỉ
có nguồn gốc từ sự tiến hóa tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó; mà trước hết,
cơ bản và quan trọng nhất là hoạt động lao động sản xuất. Nhờ lao động mà con người
1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.20, Sđd, tr.146
1
có thể phát triển hơn tất cả các loài động vật khác và tiến hóa thành người, lúc này con
người trở thành “con người” đúng nghĩa của nó. Đây cũng một trong những phát
hiện mới của chủ nghĩa Mác Lênin, mảnh ghép hoàn chỉnh cho bức tranh về
nguồn gốc của loài người so với các quan điểm triết học siêu hình trước Mác chưa
lời giải đúng đắn và triệt để. Do đó, “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động
thoát khỏi trạng thái thuần túy loài vật” . Xét theo giác độ tồn tại phát triển,
2
thì sự tồn tại của con người luôn bị chi phối bởi các nhân tố hội và quy luật xã hội.
Xã hội thay đổi thì con người cũng thay đổi. Ngược lại, sự phát triển của mỗi các nhân
con người tiền đề cho sự phát triển của hội. Nếu xét bên ngoài mối quan hệ
hội thì con người chỉ thực thể sinh vật thuần túy chưa phải “con người” theo
đúng nghĩa của nó. Chính vậy, khác với con vật, con người chỉ tồn tại phát triển
trong hội loài người. con người, thực thể sinh vật thực thể hội không tách
rời nhau, chúng sự thống nhất biện chứng với nhau, trong đó thực thể sinh vật
tiền đề trên cái tiền đề đó, thực thể hội tồn tại phát triển, tạo nên khả năng
sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó.
Thứ ba, vì sản phẩm của tự nhiên hội, nên quá trình hình thành phát
triển của con người luôn luôn gắn liền và bị chi phối bởi ba hệ thống quy luật tuy khác
nhau nhưng thống nhất với nhau. Đó quy luật tự nhiên, như quy luật trao đổi chất,
đồng biến, dị biến,…; quy luật tâm lý, ý thức như tình cảm, khát vọng, niềm tin,…;
quy luật hội quy định quan hệ giữa người với người. Ba hệ thống quy luật trên tạo
nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học
mặt xã hội, là cơ sở để hình thành các nhu cầu cơ bản trong đời sống con người.
1.2. Bản chất con người
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại trước Mác, đã có nhiều quan niệm khác nhau về
bản chất, “bản tính người” của con người, nhưng về bản những quan niệm đó
thường những quan điểm phiến diện, duy tâm chưa đúng đắn. Trong tác phẩm
“Luận cương về Phoiơbắc”, C.Mác đã phê phán những quan niệm đó đưa ra luận
điểm nổi tiếng về bản chất con người: “Bản chất con người không phải là một cái trừu
tượng cố hữu của nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người
2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.20, Sđd, tr.673
2
tổng hòa những quan hệ hội” . Luận điểm trên thể được khái quát thành một
3
số nội dung cơ bản.
Thứ nhất, không có con người trừu tượng, phi lịch sử mà trái lại chỉ có con người
cụ thể, xác định, sống gắn liền với những hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể. Trong hoàn
cảnh lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật
chất tinh thần để tồn tại phát triển. Xét từ giác độ nhân chủng học, tức phương
diện bản tính tự nhiên, một người nam “đồng tính” vẫn người bình thường, nhưng
chỉ tronghội ngày xưa, cố hữu và chưa chấp nhận xu hướng tính dục này thì anh ta
mới bị biến thành “bệnh” một số hội còn bị xem “vi phạm pháp luật”. Còn
trong hội bình đẳng, văn minh tiến bộ ngày nay, anh ta người “bình thường”
được hưởng tất cả những quyền bản của con người như bao người khác. Như
thế, không những bản chất con người cố hữu, bất biến, sản phẩm tất yếu của
những mối quan hệ kinh tế, chính trị - hội trong những điều kiện lịch sử xác định.
Khi những quan hệ này thay đổi, ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn thì bản chất của con
người cũng thay đổi theo. Tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất
con người, nhưng ý nghĩa quyết định nhất quan hệ sản xuất. Các quan hệ khác
trực tiếp hoặc gián tiếp, chịu sự chi phối của quan hệ sản này.
Thứ hai, hạn chế triết học Mác Lênin đã khắc phục so với các học thuyết
trước là “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con ngườisản phẩm của những
hoàn cảnh của giáo dục… cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm
thay đổi hoàn cảnh bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục” . Đây
4
mối quan hệ biện chứng giữa con người chủ thể của lịch sử với chính lịch sử do
tạo ra đồng thời lại bị quy định bởi chính lịch sử đó. Con người vừa sản phẩm
của lịch sử vừa chính là chủ thể của lịch sử. Vừa là diễn viên, vừa là tác giả của chính
vở kịch cuộc đời mình, hoàn cảnh cuộc đời ấy chỉ thể tạo ra con người trong
chừng mực mà con người tạo ra hoàn cảnh ấy. Quay lại ví dụ về xu hướng tính dục,
con người cũng vừa chủ thể của lịch sử, những con người “bệnh”, “vi phạm pháp
luật” ấy đã được giải phóng nhờ những cuộc đấu tranh đòi quyền cơ bản của các thế hệ
3 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Sđd, t.3, tr.11
4 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Sđd, t.3, tr.10
3
trước đó. Điển hình phong trào đấu tranh của cộng đồng LGBT “Stonewall” Mỹ
5
vào năm 1969, nó là một trong những hoạt động mang tính biểu tượng, tạo nên một làn
sóng sức ảnh hưởng cùng lớn lên các mối quan hệ kinh tế, chính trị - hội lúc
bấy giờ sau này. Không lâu sau đó, các quốc gia khác cũng chứng kiến những ảnh
hưởng này, giáo dục được cải cách các quan hệ hội tiêu cực, áp bức dần được
xóa bỏ, tất yếu thay đổi chính những con người trong hội này. Kết quả một số
quốc gia trên thế giới bắt đầu đưa vào giáo dục những chủ đề trên, để dần xóa bỏ
những định kiến sai lệch, các quan hệ hội tiêu cực đặc biệt hơn hết việc hợp
pháp hóa hôn nhân đồng giới, xác lập một hội văn minh, bình đẳng, nơi mỗi
nhân con người được tự do phát triển năng lực sáng tạo của riêng mình không bị
ràng buộc bởi những quan hệ xã hội áp bức và bóc lột.
2. Vận dụng
2.1. Ý nghĩa lý luận
Như vậy, với tư cách là một thực thể sinh vật - xã hội, con người trong hoạt động
thực tiễn tác động vào giới tự nhiên, cải tạo giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát
triển của mình cũng đồng thời sáng tạo ra lịch sử của chính mình. Từ quan điểm
triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người, ta có thể rút ra một số ý nghĩa quan
trọng. Một là, để lý giải các vấn đề liên quan đến con người, thì ta cần xem xét đầy đủ
cả hai phương diện tự nhiên hội, nếu xem xét chỉ một trong hai phương diện
thì tất yếu sẽ dẫn đến những chủ trương, đường lối không đúng đắn sớm muộn
cũng sẽ gặp thất bại. Hai là, sáng tạo lịch sử khả năng hết sức quan trọng của con
người, vậy cần phát huy năng lực sáng tạo của mỗi người, mỗi nhân chính
nguồn động lực để thúc đẩy sự tồn tại phát triển hội. Ba là, một trong những
giá trị căn bản của chủ nghĩahội mục tiêu xóa bỏ các quan hệhội áp bức bóc
lột, giải phóng con người khỏi những mối quan hệ kinh tế, chính trị - xã hội ràng buộc
khả năng sáng tạo lịch sử của con người, để nhân loại được một hội công bằng,
dân chủ, văn minh và hạnh phúc.
5 Wikipedia, Stonewall riots, https://en.wikipedia.org/wiki/Stonewall_riots
4
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nhận thức được tầm quan trọng của ý nghĩa luận triết học này, Đảng ta đã
đang áp dụng vào việc xây dựng phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc
biệt lĩnh vực kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố con người. Phát triển
nhân tố con người là mục tiêu cao nhất của toàn dân, nó là hướng đi đúng đắn đến việc
xây dựng một quốc gia “dân giàu, nước mạnh”, là con đường khả quan trong việc phát
triển nhân cách con người, xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng
trước hết và quan trọng nhất, cần hết sức quan tâm đến giáo dục. Như Nelson Mandela
từng nói: “Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên
tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong
các kỳ thi của sinh viên… Sự sụp đổ của giáo dục sự sụp đổ của một quốc gia”.
Điều đó cho thấy giáo dục là một trong những nền móng đầu tiên trong công cuộc xây
dựng phát triển đất nước, do đó giáo dục cần tính công bằng, ai cũng quyền
được giáo dục như nhau, bất kể giàu hay nghèo, các hành vi gian lận trong thi cử cần
được xử lí mạnh tay để đảm bảo tính công bằng, từ đó mới xác định được người tài
giúp đỡ những người còn yếu kém. Trong đó, công tác hướng nghiệp cần được chú
trọng hơn cả, vì nếu không thì chính nhân tố con người đang không được phát huy một
cách triệt để. Dẫn đến những người làm “trái ngành”, không làm những công việc phù
hợp với sở trường sở thích của bản thân, ảnh hưởng không chỉ đến họ, còn
ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội. Năng suất lao động, phúc lợi kinh tế sẽ không được
tối đa hóa, người tài thì không được trọng dụng, dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất
xám”. Mỗi cá nhân con người đều có những lợi thế, năng lực riêng, và những công tác
hướng nghiệp này sẽ giúp họ, đặc biệt là giới trẻ, tìm ra được nó, tìm được đam mê
sở thích để từ đó có cho mình những công việc phù hợp, vì sự phát triển của xã hội bắt
đầu từ sự phát triển của mỗi các nhân con người. Để làm được điều này, những chủ
trương, chính sách của chính phủ nói chung và của Bộ Giáo Dục nói riêng cần gắn liền
với thực tế; họ cần đặt mình vào vị trí của người học người dạy, họ phải xem xét
không chỉ một phải cả hai phương diện tự nhiên hội thì mới những cải
cách tác động tích cực lên nền giáo dục nước nhà. “Vì lợi ích mười năm thì phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”- Hồ Chí Minh.
5
MỤC LỤC
1. Kiến thức cơ bản
1.1. Khái niệm con người
1.2. Bản chất con người
2. Vận dụng
2.1. Ý nghĩa lý luận
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.20, Sđd, tr.146
2
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.20, Sđd, tr.673
3
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Sđd, t.3, tr.11
4
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Sđd, t.3, tr.10
5
Wikipedia, Stonewall riots, https://en.wikipedia.org/wiki/Stonewall_riots
| 1/7

Preview text:

Họ và tên: Trần Tiến Đạt MSSV: 31211026844 Mã lớp HP: 21C1PHI51002323
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Tên tiểu luận: Phân tích quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và bản
chất con người. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên.
1. Kiến thức cơ bản
1.1. Khái niệm con người
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, con người là một thực thể tự nhiên
mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và
xã hội. Nó được biểu hiện qua các khía cạnh sau.
Thứ nhất, con người là thực thể sinh vật vì con người phát triển đến đâu vẫn là
loài động vật và theo luận điểm của Ph.Ăngghen: “Bản thân cái sự kiện là con người
từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn
thoát li khỏi những đặc tính vốn có của con vật”1. Cũng như những động vật khác, con
người là bộ phận của giới tự nhiên, và đồng thời giới tự nhiên cũng là “thân thể vô cơ
của con người”. Do đó, những biến đổi trong tự nhiên hay của các quy luật tự nhiên sẽ
trực tiếp hoặc gián tiếp quy định sự tồn tại, phát triển của loài người và xã hội loài
người. Song, những hoạt động sinh hoạt vật chất của con người cũng tác động ngược
lại giới tự nhiên và làm biến đổi hoàn cảnh sống.
Thứ hai, mọi hoạt động đời sống thể xác lẫn tinh thần của con người đều gắn
liền với giới tự nhiên.Tuy nhiên, con người không đồng nhất với các tồn tại khác của
giới tự nhiên, mà nó còn mang đặc tính xã hội. Vì vậy, bản tính xã hội còn là một
phương diện khác của bản tính con người, hơn nữa đây là bản tính đặc thù của con
người. Cho nên, điều khiến cho con người khác với động vật đó chính là con người
còn là một thực thể xã hội. Xét từ giác độ nguồn gốc hình thành, loài người không chỉ
có nguồn gốc từ sự tiến hóa tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó; mà trước hết,
cơ bản và quan trọng nhất là hoạt động lao động sản xuất. Nhờ lao động mà con người
1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.20, Sđd, tr.146 1
có thể phát triển hơn tất cả các loài động vật khác và tiến hóa thành người, lúc này con
người trở thành “con người” đúng nghĩa của nó. Đây cũng là một trong những phát
hiện mới của chủ nghĩa Mác – Lênin, là mảnh ghép hoàn chỉnh cho bức tranh về
nguồn gốc của loài người so với các quan điểm triết học siêu hình trước Mác chưa có
lời giải đúng đắn và triệt để. Do đó, “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động
mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật” .2 Xét theo giác độ tồn tại và phát triển,
thì sự tồn tại của con người luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và quy luật xã hội.
Xã hội thay đổi thì con người cũng thay đổi. Ngược lại, sự phát triển của mỗi các nhân
con người là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Nếu xét bên ngoài mối quan hệ xã
hội thì con người chỉ là thực thể sinh vật thuần túy và chưa phải là “con người” theo
đúng nghĩa của nó. Chính vì vậy, khác với con vật, con người chỉ tồn tại và phát triển
trong xã hội loài người. Ở con người, thực thể sinh vật và thực thể xã hội không tách
rời nhau, chúng có sự thống nhất biện chứng với nhau, trong đó thực thể sinh vật là
tiền đề mà trên cái tiền đề đó, thực thể xã hội tồn tại và phát triển, tạo nên khả năng
sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó.
Thứ ba, vì là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, nên quá trình hình thành và phát
triển của con người luôn luôn gắn liền và bị chi phối bởi ba hệ thống quy luật tuy khác
nhau nhưng thống nhất với nhau. Đó là quy luật tự nhiên, như quy luật trao đổi chất,
đồng biến, dị biến,…; quy luật tâm lý, ý thức như tình cảm, khát vọng, niềm tin,…;
quy luật xã hội quy định quan hệ giữa người với người. Ba hệ thống quy luật trên tạo
nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và
mặt xã hội, là cơ sở để hình thành các nhu cầu cơ bản trong đời sống con người.
1.2. Bản chất con người
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại trước Mác, đã có nhiều quan niệm khác nhau về
bản chất, “bản tính người” của con người, nhưng về cơ bản những quan niệm đó
thường là những quan điểm phiến diện, duy tâm và chưa đúng đắn. Trong tác phẩm
“Luận cương về Phoiơbắc”, C.Mác đã phê phán những quan niệm đó và đưa ra luận
điểm nổi tiếng về bản chất con người: “Bản chất con người không phải là một cái trừu
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người
2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.20, Sđd, tr.673 2
là tổng hòa những quan hệ xã hội” .3 Luận điểm trên có thể được khái quát thành một số nội dung cơ bản.
Thứ nhất, không có con người trừu tượng, phi lịch sử mà trái lại chỉ có con người
cụ thể, xác định, sống gắn liền với những hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể. Trong hoàn
cảnh lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật
chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Xét từ giác độ nhân chủng học, tức phương
diện bản tính tự nhiên, một người nam “đồng tính” vẫn là người bình thường, nhưng
chỉ trong xã hội ngày xưa, cố hữu và chưa chấp nhận xu hướng tính dục này thì anh ta
mới bị biến thành “bệnh” và ở một số xã hội còn bị xem là “vi phạm pháp luật”. Còn
trong xã hội bình đẳng, văn minh và tiến bộ ngày nay, anh ta là người “bình thường”
và được hưởng tất cả những quyền cơ bản của con người như bao người khác. Như
thế, không có những bản chất con người cố hữu, bất biến, nó là sản phẩm tất yếu của
những mối quan hệ kinh tế, chính trị - xã hội trong những điều kiện lịch sử xác định.
Khi những quan hệ này thay đổi, ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn thì bản chất của con
người cũng thay đổi theo. Tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất
con người, nhưng có ý nghĩa quyết định nhất là quan hệ sản xuất. Các quan hệ khác
trực tiếp hoặc gián tiếp, chịu sự chi phối của quan hệ sản này.
Thứ hai, hạn chế mà triết học Mác – Lênin đã khắc phục so với các học thuyết
trước là “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những
hoàn cảnh và của giáo dục… cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm
thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”4. Đây là
mối quan hệ biện chứng giữa con người – chủ thể của lịch sử với chính lịch sử do nó
tạo ra và đồng thời lại bị quy định bởi chính lịch sử đó. Con người vừa là sản phẩm
của lịch sử vừa chính là chủ thể của lịch sử. Vừa là diễn viên, vừa là tác giả của chính
vở kịch cuộc đời mình, và hoàn cảnh cuộc đời ấy chỉ có thể tạo ra con người trong
chừng mực mà con người tạo ra hoàn cảnh ấy. Quay lại ví dụ về xu hướng tính dục, vì
con người cũng vừa là chủ thể của lịch sử, những con người “bệnh”, “vi phạm pháp
luật” ấy đã được giải phóng nhờ những cuộc đấu tranh đòi quyền cơ bản của các thế hệ
3 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Sđd, t.3, tr.11
4 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Sđd, t.3, tr.10 3
trước đó. Điển hình là phong trào đấu tranh của cộng đồng LGBT “Stonewall”5 ở Mỹ
vào năm 1969, nó là một trong những hoạt động mang tính biểu tượng, tạo nên một làn
sóng có sức ảnh hưởng vô cùng lớn lên các mối quan hệ kinh tế, chính trị - xã hội lúc
bấy giờ và sau này. Không lâu sau đó, các quốc gia khác cũng chứng kiến những ảnh
hưởng này, giáo dục được cải cách và các quan hệ xã hội tiêu cực, áp bức dần được
xóa bỏ, tất yếu thay đổi chính những con người trong xã hội này. Kết quả là một số
quốc gia trên thế giới bắt đầu đưa vào giáo dục những chủ đề trên, để dần xóa bỏ
những định kiến sai lệch, các quan hệ xã hội tiêu cực và đặc biệt hơn hết là việc hợp
pháp hóa hôn nhân đồng giới, xác lập một xã hội văn minh, bình đẳng, nơi mà mỗi cá
nhân con người được tự do phát triển năng lực sáng tạo của riêng mình mà không bị
ràng buộc bởi những quan hệ xã hội áp bức và bóc lột. 2. Vận dụng
2.1. Ý nghĩa lý luận
Như vậy, với tư cách là một thực thể sinh vật - xã hội, con người trong hoạt động
thực tiễn tác động vào giới tự nhiên, cải tạo giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát
triển của mình và cũng đồng thời sáng tạo ra lịch sử của chính mình. Từ quan điểm
triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người, ta có thể rút ra một số ý nghĩa quan
trọng. Một là, để lý giải các vấn đề liên quan đến con người, thì ta cần xem xét đầy đủ
cả hai phương diện là tự nhiên và xã hội, nếu xem xét chỉ một trong hai phương diện
thì tất yếu sẽ dẫn đến những chủ trương, đường lối không đúng đắn và sớm muộn gì
cũng sẽ gặp thất bại. Hai là, sáng tạo lịch sử là khả năng hết sức quan trọng của con
người, vì vậy cần phát huy năng lực sáng tạo của mỗi người, mỗi cá nhân vì nó chính
là nguồn động lực để thúc đẩy sự tồn tại và phát triển xã hội. Ba là, một trong những
giá trị căn bản của chủ nghĩa xã hội là mục tiêu xóa bỏ các quan hệ xã hội áp bức bóc
lột, giải phóng con người khỏi những mối quan hệ kinh tế, chính trị - xã hội ràng buộc
khả năng sáng tạo lịch sử của con người, để nhân loại có được một xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh và hạnh phúc.
5 Wikipedia, Stonewall riots, https://en.wikipedia.org/wiki/Stonewall_riots 4
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nhận thức được tầm quan trọng của ý nghĩa lý luận triết học này, Đảng ta đã và
đang áp dụng vào việc xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc
biệt là lĩnh vực kinh tế vì nó phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố con người. Phát triển
nhân tố con người là mục tiêu cao nhất của toàn dân, nó là hướng đi đúng đắn đến việc
xây dựng một quốc gia “dân giàu, nước mạnh”, là con đường khả quan trong việc phát
triển nhân cách con người, xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng
trước hết và quan trọng nhất, cần hết sức quan tâm đến giáo dục. Như Nelson Mandela
từng nói: “Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên
tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong
các kỳ thi của sinh viên… Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia”.
Điều đó cho thấy giáo dục là một trong những nền móng đầu tiên trong công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước, do đó giáo dục cần có tính công bằng, ai cũng có quyền
được giáo dục như nhau, bất kể giàu hay nghèo, các hành vi gian lận trong thi cử cần
được xử lí mạnh tay để đảm bảo tính công bằng, từ đó mới xác định được người tài và
giúp đỡ những người còn yếu kém. Trong đó, công tác hướng nghiệp cần được chú
trọng hơn cả, vì nếu không thì chính nhân tố con người đang không được phát huy một
cách triệt để. Dẫn đến những người làm “trái ngành”, không làm những công việc phù
hợp với sở trường và sở thích của bản thân, ảnh hưởng không chỉ đến họ, mà còn có
ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội. Năng suất lao động, phúc lợi kinh tế sẽ không được
tối đa hóa, người tài thì không được trọng dụng, dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất
xám”. Mỗi cá nhân con người đều có những lợi thế, năng lực riêng, và những công tác
hướng nghiệp này sẽ giúp họ, đặc biệt là giới trẻ, tìm ra được nó, tìm được đam mê và
sở thích để từ đó có cho mình những công việc phù hợp, vì sự phát triển của xã hội bắt
đầu từ sự phát triển của mỗi các nhân con người. Để làm được điều này, những chủ
trương, chính sách của chính phủ nói chung và của Bộ Giáo Dục nói riêng cần gắn liền
với thực tế; họ cần đặt mình vào vị trí của người học và người dạy, họ phải xem xét
không chỉ một mà phải là cả hai phương diện tự nhiên và xã hội thì mới có những cải
cách có tác động tích cực lên nền giáo dục nước nhà. “Vì lợi ích mười năm thì phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”- Hồ Chí Minh. 5 MỤC LỤC 1. Kiến thức cơ bản 1.1. Khái niệm con người 1.2. Bản chất con người 2. Vận dụng 2.1. Ý nghĩa lý luận 2.2. Ý nghĩa thực tiễn TÀI LIỆU THAM KHẢO
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.20, Sđd, tr.146
2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.20, Sđd, tr.673
3 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Sđd, t.3, tr.11
4 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Sđd, t.3, tr.10
5 Wikipedia, Stonewall riots, https://en.wikipedia.org/wiki/Stonewall_riots