Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà | Văn mẫu lớp 12
Người lái đò sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế đầy gian khổ nhưng cũng đầy trải nghiệm lên vùng Tây Bắc. Tác phẩm được in trong tập tùy bút Sông Đà năm 1960. Vậy sau đây là ý nghĩa lời đề từ, nhân đề Người lái đò sông Đà, mời các bạn cùng theo dõi tại đây nhé.
Preview text:
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà
Dàn ý phân tích lời đề từ người lái đò sông Đà 1. Mở bài
Giới thiệu tùy bút: Bút kí “Người lái đò sông đà” là tác phẩm tiêu biểu cho cái tài hoa,
uyên bác ấy, bút kí là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ nhưng đầy trải nghiệm
của nhà thơ lên vùng núi Tây Bắc. Vẻ đẹp của con sông Đà được Nguyễn Tuân khái
quát đầy chi tiết qua hai lời đề từ của bài thơ. 2. Thân bài
– Lời đề từ đầu tiên, tác giả đã trích dẫn lời của nhà thơ “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”.
→Câu thơ đã thể hiện cảm xúc trào dâng mãnh liệt trước tiếng hát, vẻ đẹp của dòng sông.
Thể hiện được cảm xúc đầy da diết, chân thực của nhà thơ.
Tiếng hát trên dòng sông ở đây gợi cho ta nhiều liên tưởng thú vị
– Lời đề từ thứ hai: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” ( Mọi dòng
sông đều chảy về phía Đông, chỉ có sông Đà chạy về hướng Bắc)
→Như vậy ngay lời đề từ đã gợi cho người đọc cảm nhận ấn tượng về sự độc đáo, của
một cá tính mạnh mẽ của một cá tính riêng biệt của dòng sông Đà.
● Sông Đà đã tự lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, khác biệt hoàn toàn so
với những con sông khác.
● Nguyễn Tuân đã hé mở cho người đọc về một vẻ đẹp độc đáo của con sông Đà,
đó là con sông có cá tính mạnh mẽ, khác biệt mà theo cách dùng từ của Nguyễn
Tuân, đó là con sông hung bạo. 3. Kết bài
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà
Với hai lời đề từ độc đáo, tác giả Nguyễn Tuân đã mở ra những vẻ đẹp, ấn tượng đầu
tiên về con sông Đà, đó là một con sông vừa mang nội lực mãnh liệt, hung bạo vừa trữ tình nên thơ.
Phân tích lời đề từ Người lái đò sông Đà
Một trong những “chiếc chìa khóa” quan trọng để người đọc mở cánh cửa thâm nhập
vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, chính là Lời đề từ. Chẳng hạn, trong thi phẩm
nổi tiếng “Tràng giang”, Huy Cận có lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.
Hay câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh: “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta
thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu để quét sạch nó đi” được nhà văn Nguyễn Minh
Châu làm lời đề từ cho tác phẩm “Dấu chân người lính”. Trong bài thơ Ngày gặp gỡ,
Hồ Dzếnh đã mượn hai câu thơ của Tú Xương làm lời đề từ:
“Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình cứ tưởng tiếng ai gọi đò”.
Đề từ cho tập “Nhật kí trong tù” là bài thơ in ở bìa sách:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao”.
Chức năng cơ bản của lời đề từ là bổ sung và làm rõ tác phẩm, đề dẫn và dự báo nội
dung tư tưởng tác phẩm, chứa đựng cái hồn, cái thần thái của tác phẩm văn học. Đối
với chủ thể sáng tạo, lời đề từ không những khơi nguồn cảm hứng mà còn thể hiện
cảm xúc, phong cách nghệ thuật và chuyển tải ý đồ đến độc giả. Với người đọc, đề từ
là điểm nhấn, tín hiệu nghệ thuật mang ý nghĩa định hướng trong quá trình tiếp cận
thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ. Đề từ không phải là thứ trang sức tô điểm
cho tác phẩm văn học mà nó có vai trò như chìa khóa để người đọc mở cánh cửa thâm
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà
nhập vào thế giới nghệ thuật tác phẩm. Có thể nói, tiếp cận lời đề từ độc giả có thể
phần nào nhận thấy được những gợi ý về “tháp ngà nghệ thuật” mà nhà văn xây dựng.
Vì vậy, bỏ sót hoặc khai thác sơ sài lời đề từ chúng ta sẽ làm rơi rụng không ít vẻ đẹp
của một công trình nghệ thuật.
Nhắc đến một trong những lời đề từ hay nhất của làng văn chương Việt Nam, ta
không thể không kể đến nhà văn Nguyễn Tuân với lời đề từ trong tùy bút “Người lái
đò sông Đà”. Ông đã mượn câu của nhà thơ cách mạng Ba Lan Wladyslaw
Broniewski: “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông” và hai câu thơ của tiền nhân về sông Đà:
“Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc Bắc lưu”.
(Mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông
Chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc)
(Nguyễn Quang Bích).
Với lời đề từ đầu tiên, câu thơ của nhà thơ Ba Lan mang cấu trúc của một câu cảm
thán nhằm bộc lộ niềm cảm xúc dâng trào, mãnh liệt trong lòng. Tiếng hát trên dòng
sông phải chăng là tiếng của những người chèo đò, vượt thác, kéo thuyền, tiếng hát cất
lên từ những tâm hồn con người Tây Bắc thiết tha với thiên nhiên, đất nước, lạc quan,
yêu đời, yêu thiên nhiên và cuộc sống lao động của con người Tây Bắc; cũng có thể
hiểu là tiếng hát say mê, phấn khích đầy ngưỡng mộ của nhà văn trước vẻ đẹp của
dòng sông. Lời đề từ do đó đã thể hiện cảm hứng chủ đạo của tùy bút, đó là tình yêu
đắm say, tha thiết của nhà văn với thiên nhiên và con người trên dòng sông Đà.
Sau Cách mạng, cái đẹp trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân là vẻ đẹp của
con người, cuộc sống là cái đẹp của hiện tại, của hiện thực lao động và chiến đấu xây
dựng cuộc sống mới. Vẻ đẹp của con người không phải lạc lõng, bơ vơ mà là những
con người lao động bình dị, điển hình là người lái đò Sông Đà. Trong thiên tùy bút,
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà
Nguyễn Tuân dồn nhiều tâm huyết xây dựng nên hình tượng người lái đò – người lao
động đầy trí dũng và cũng là nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh.
Cuộc đời của người lái đò vô danh nơi ngọn thác khuất nẻo hoang vu là thiên anh
hùng ca, là pho nghệ thuật tuyệt vời. Sáng tạo nên nhân vật trung tâm của bản hùng ca
ấy, Nguyễn đã cất lên một chân lý: Con người bất kể nơi đâu, bất kể địa vị và nghề
nghiệp, sống trọn với bản tính tự nhiên của mình đều đáng được ngưỡng mộ và tôn vinh.
Với lời đề từ thứ hai: hai câu thơ chữ Hán đã bộc lộ được nét độc đáo của sông Đà khi
mọi dòng sông đều chảy về hướng đông, chỉ có sông Đà một mình chảy theo hướng
bắc – đó cũng là đặc điểm khơi gợi hứng thú khám phá và chiêm ngưỡng của một nhà
văn suốt đời kiếm tìm cái Đẹp và sự độc đáo.
Từ đặc điểm riêng của Sông Đà: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”,
Nguyễn Tuân đã tái hiện hình tượng Sông Đà như một sinh thể đa dạng, phức tạp, độc
đáo về tính cách. Nhưng lời đề từ của thiên bút kí đặc sắc này còn hé lộ khát vọng
mãnh liệt của Nguyễn Tuân trên hành trình khám phá hiện tượng thiên nhiên kỳ thú,
đó là thể hiện một dòng sông chữ, nghĩa là muốn thể hiện một phong cách nghệ thuật
độc đáo để khẳng định cái tôi tài hoa, uyên bác, riêng biệt, không lặp lại cũng như
dòng chảy ngược hướng Sông Đà khác với tất cả các dòng sông khác. Vẻ đẹp hùng vĩ
và trữ tình, thơ mộng của Đà giang đã được Nguyễn Tuân thể hiện chân thật, tỉ mỉ, khách quan.
Với hai lời đề từ, Nguyễn Tuân cho thấy đồng thời cả cảm hứng sáng tác và phong
cách nghệ thuật độc đáo của mình trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Hình tượng
Sông Đà đã đưa nhà văn trở thành họa sĩ của những vẻ đẹp tinh khôi tuyệt đỉnh của tạo hóa
Ý nghĩa nhan đề Người lái đò sông Đà
Ý nghĩa nhan đề - Mẫu 1
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà
“Người lái đò sông Đà” là kết quả của chuyến đi thực tế đầy gian khổ nhưng cũng đầy
trải nghiệm lên vùng Tây Bắc. Tác phẩm được in trong tập tùy bút Sông Đà (1960).
Nhan đề “Người lái đò sông Đà” trước hết gợi cho người đọc về nhân vật trung tâm
của tác phẩm đó là ông lái đò - một người lao động tại vùng sông nước Tây Bắc. Ông
lái đò vừa có những vẻ đẹp của một người lao động bình thường, vừa có phẩm chất
của một người nghệ sĩ tài hoa.Đồng thời, nhan đề cũng nhấn mạnh đến một hình
tượng không kém phần quan trọng của tác phẩm: con sông Đà. Vẻ đẹp thiên nhiên của
sông Đà hiện lên đầy hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng.
Qua nhan đề trên, Nguyễn Tuân muốn khẳng định vẻ đẹp của con người lao động ở
vùng núi Tây Bắc trong công cuộc chinh phục thiên nhiên để kiến thiết quê hương đất nước.
Ý nghĩa nhan đề - Mẫu 2
“Người lái đò sông Đà” được sáng tác trong chuyến đi thực tế của nhà văn lên vùng
núi Tây Bắc. Tác phẩm được sáng tác trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc. Đặc biệt là trong chuyến đi vào năm 1958, Nguyễn Tuân được sống hòa mình
với thiên nhiên và con người Tây Bắc. Điều này đã trở thành nguồn cảm hứng lớn để ông sáng tác.
Nhan đề “Người lái đò sông Đà” đã thể hiện được nội dung chính mà Nguyễn Tuân
muốn khắc họa. Đó chính là hình ảnh con Sông Đà hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng.
Cùng với đó là vẻ đẹp của con người lao động Tây Bắc trong công cuộc chinh phục tự nhiên.
Ý nghĩa nhan đề - Mẫu 3
“Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp”. Một trong những sáng tác nổi tiếng
của ông chính là tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Tác phẩm được in trong tập tùy bút Sông Đà (1960).
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà
Nhan đề của tác phẩm trước hết đã cho người đọc biết được hai đối tượng chính: hình
tượng người lái đò và con sông Đà. Mà trước hết, “Người lái đò sông Đà” đã khắc họa
được vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ nhưng đầy khắc nghiệt của thiên nhiên vùng núi Tây
Bắc qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thời, Nguyễn Tuân cũng
cũng phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động trong xã hội mới mà ông gọi
đó là “chất vàng mười đã thử lửa”.
Ý nghĩa nhan đề - Mẫu 4
Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn lên
vùng núi Tây Bắc. Nguyễn Tuân đặt cho tác phẩm nhan đề này, trước hết nêu ra cho
người đọc hai đối tượng chính: người lái đò và con sông Đà. Qua hình tượng người lái
đò, Nguyễn Tuân muốn ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động trọng xã hội mới.
Cũng như hình ảnh con sông Đà vừa hung bạo, vừa trữ tình.
Ý nghĩa nhan đề - Mẫu 5
Người lái đò sông Đà được in trong tập tùy bút “Sông Đà” (1960) là tác phẩm tiêu
biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân những năm sau cách mạng. Nổi bật
lên qua nhan đề tác phẩm là hình tượng ông lái Đò sông Đà với những nét đẹp tiêu
biểu của con người lao động mới, mà nhà văn gọi đó là “chất vàng mười đã qua thử
lửa”. Cùng với đó là vẻ đẹp của con sông Đà qua cảm nhận của nhà văn, hiện lên vừa
hung bạo, vừa trữ tình. Một nhan đề đã bao quát được toàn bộ nội dung tác phẩm.
Ý nghĩa lời đề từ trong Người lái đò sông Đà
Ý nghĩa lời đề từ - Mẫu 1
Trước kết, lời đề từ được hiểu đơn giản là những câu văn hoặc câu thơ ngắn gọn, cô
đọng dẫn ra ở đầu tác phẩm hoặc chương sách để thể hiện chủ đề tư tưởng của tác
phẩm hoặc của chương sách đó.
Trong Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã sử dụng hai lời để từ:
“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà
(Nhà thơ Ba Lan - W. Broniewski) Và:
“Chúng thuỷ giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu” (Nguyễn Quang Bích) Dịch nghĩa:
“Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông
Chỉ có sông Đà là chảy về hướng bắc”
Hai lời đề từ trên đều không phải được Nguyễn Tuân sáng tà mà do nhà văn mượn câu
thơ của nhà cách mạng người Ba Lan và nhà thơ Nguyễn Quang Bích.
Ý nghĩa lời đề từ: Trong lời đề từ thứ nhất: “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”.
Câu thơ thể hiện cảm xúc dâng trào mãnh liệt của tác giả trước vẻ đẹp của tiếng hát
trên dòng sông. Tiếng hát trên dòng sông ở đây gợi ra nhiều liên tưởng thú vị cho
người đọc. Đó có thể là tiếng hát của người lao động vùng núi Tây Bắc khi họ đang
làm việc. Cũng có thể là tiếng hát say mê của đời của nhà văn khi ngắm nhìn thiên
nhiên Tây Bắc. Dù hiểu theo cách nào thì lời đề từ trên cũng đã bộc lộ được cảm hứng
chủ đạo của tác phẩm đó là tình yêu thiết tha của nhà văn với thiên nhiên và con người Tây Bắc.
Trong lời đề từ thứ hai là câu thơ của Nguyễn Quang Bích đã nhấn mạnh vào đặc
điểm khác biệt của con sông Đà về địa lí tự nhiên. Mọi dòng sông trên đất nước Việt
Nam đều chảy theo hướng đông, chỉ có sông Đà là chảy theo hướng bắc. Qua đó,
Nguyễn Tuân muốn gợi mở cho người đọc hình ảnh mà chúng ta chưa biết về sông
Đà. Đó là một con sông vừa hung bạo nhưng cũng rất đỗi thơ mộng. Câu thơ không
chỉ bộc lộ được nét độc đáo của con sông Đà mà còn khắc họa được nét tính cách của
Nguyễn Tuân - “ngông” - một con người luôn khao khát tìm tòi và khám phá cái đẹp cái lạ.
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà
Như vậy, hai lời đề từ một hướng đến vẻ đẹp của con người, một hướng đến vẻ đẹp
của thiên nhiên (cụ thể là sông Đà) đã khái quát được nội dung tư tưởng mà nhà văn
Nguyễn Tuân muốn gửi gắm trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà”.
Ý nghĩa lời đề từ - Mẫu 2
Trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng hai lời đề
từ với nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Lời đề từ có nghĩa là những câu văn hoặc câu thơ ngắn gọn, cô đọng dẫn ra ở đầu tác
phẩm hoặc chương sách để thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm hoặc của chương
sách đó. Có lời đề từ là được tác giả mượn lời từ ý văn, ý thơ hay một câu nói của
người khác. Lời đề từ của Nam Cao trong tác phẩm “Nước mắt” được mượn từ lời của
nhà văn Pháp - Francois Coppée: “Người ta chỉ xấu xa hư hỏng trước đôi mắt ráo
hoảnh của phường ích kỷ. Nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ”.
Có những lời đề từ là do chính tác giả viết ra, giống như Chế Lan Viên trong bài thơ Tiếng hát con tàu”:
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?”
Đến “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã sử dụng hai lời đề từ đều mượn từ tứ thơ của người khác:
“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”
(Nhà thơ Ba Lan - W. Broniewski)
Cùng với câu thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Bích:
“Chúng thuỷ giai đông tẩu
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà
Đà giang độc bắc lưu”
(Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông
Chỉ có sông Đà là chảy về hướng bắc)
Trong lời đề từ thứ nhất: “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”. Câu thơ thể hiện
cảm xúc dâng trào mãnh liệt của tác giả trước vẻ đẹp của tiếng hát trên dòng sông.
Tiếng hát trên dòng sông ở đây gợi ra nhiều liên tưởng thú vị cho người đọc. Có thể là
tiếng hát của người lao động vùng núi Tây Bắc khi họ đang làm việc. Cũng có thể là
tiếng hát say mê của đời của nhà văn khi ngắm nhìn thiên nhiên Tây Bắc. Dù hiểu
theo cách nào thì lời đề từ trên cũng đã bộc lộ được cảm hứng chủ đạo của tác phẩm
đó là tình yêu thiết tha của nhà văn với thiên nhiên và con người Tây Bắc.
Với lời đề từ thứ hai, nhà văn muốn nhấn mạnh vào đặc điểm khác biệt của con sông
Đà về địa lí tự nhiên. Mọi dòng sông trên đất nước Việt Nam đều chảy theo hướng
đông, chỉ có sông Đà là chảy theo hướng bắc. Qua đó, Nguyễn Tuân muốn gợi mở
cho người đọc hình ảnh mà chúng ta chưa biết về sông Đà. Đó là một con sông vừa
hung bạo nhưng cũng rất đỗi thơ mộng. Câu thơ không chỉ bộc lộ được nét độc đáo
của con sông Đà mà còn khắc họa được phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân.
Như vậy, chỉ với hai lời đề từ thôi, nhưng đã thể hiện được nhiều tư tưởng của nhà văn Nguyễn Tuân.
Ý nghĩa lời đề từ - Mẫu 3
Nguyễn Tuân nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, trong những sáng tác của
mình, Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách tài hoa độc đáo của một cái tôi am hiểu,
giàu trải nghiệm. Bút kí “Người lái đò sông đà” là tác phẩm tiêu biểu cho cái tài hoa,
uyên bác ấy, bút kí là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ nhưng đầy trải nghiệm
của nhà thơ lên vùng núi Tây Bắc. Vẻ đẹp của con sông Đà được Nguyễn Tuân khái
quát đầy chi tiết qua hai lời đề từ của bài thơ.
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà
Lời đề từ đầu tiên, tác giả đã trích dẫn lời của nhà thơ Broniewski “Đẹp vậy thay tiếng
hát trên dòng sông”. Câu thơ đã thể hiện cảm xúc trào dâng mãnh liệt trước tiếng hát,
vẻ đẹp của dòng sông. Đặt lời đề từ trong quan hệ với bài bút kí của Nguyễn Tuân lại
thể hiện được cảm xúc đầy da diết, chân thực của nhà thơ. Tiếng hát trên dòng sông ở
đây gợi cho ta nhiều liên tưởng thú vị, phải chăng đó chính là tiếng hát của những
người dân sống xung quanh dòng sông, những người có gắn bó sâu nặng với dòng
sông, là tiếng hát cất lên từ tâm hồn đầy rạo rực của người nghệ sĩ hay đó lại là tiếng
của sông Đà, là tiếng nước chảy, tiếng gió trên mặt dòng sông.
Không chỉ mượn lời thơ của Broniewski, Nguyễn Tuân còn thể hiện những cảm xúc,
tư tưởng chủ đề của bài bút kí thông qua lời đề từ thứ hai:
“Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” ( Mọi dòng sông đều chảy về phía
Đông, chỉ có sông Đà chạy về hướng Bắc) Như vậy ngay lời đề từ đã gợi cho người
đọc cảm nhận ấn tượng về sự độc đáo, của một cá tính mạnh mẽ của một cá tính riêng
biệt của dòng sông Đà. Sông Đà đã tự lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, khác
biệt hoàn toàn so với những con sông khác. Nguyễn Tuân đã hé mở cho người đọc về
một vẻ đẹp độc đáo của con sông Đà, đó là con sông có cá tính mạnh mẽ, khác biệt mà
theo cách dùng từ của Nguyễn Tuân, đó là con sông hung bạo.
Với hai lời đề từ độc đáo, tác giả Nguyễn Tuân đã mở ra những vẻ đẹp, ấn tượng đầu
tiên về con sông Đà, đó là một con sông vừa mang nội lực mãnh liệt, hung bạo vừa trữ
tình nên thơ. Hình tượng con sông Đà được xây dựng trong tùy bút điển hình cho
phong cách nghệ thuật độc đáo của cái tôi uyên bác, ưa thích xê dịch của Nguyễn Tuân.
Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà Bài làm mẫu 1
Tùy bút “Người lái đò sông đà” là tác phẩm tiêu biểu cho cái tài hoa, uyên bác ấy, bút
kí là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ nhưng đầy trải nghiệm của nhà thơ lên
vùng núi Tây Bắc. Vẻ đẹp của con sông Đà và hình tượng người lí đò trên sông Đà
được Nguyễn Tuân khái quát sâu sắc qua nhan đề và lời đề từ của tác phẩm.
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà
Nhan đề “Người lái đò sông Đà” gợi đến hình ảnh ông lái đò, một người thường
xuyên đi lại trên dòng sông. Ông lái đò là một người lao động bình thường, vừa là một
nghệ sĩ tài hoa, người có thể chinh phục và thuần hóa dòng sông Đà vốn rất hung dữ.
Nhan đề nhấn mạnh vẻ đẹp, sức mạnh chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống tốt
đẹp của những con người lao động vùng Tây Bắc hiểm trở, hùng vĩ.
Câu thơ viết bằng chữ Hán.dịch ra có nghĩa ”Mọi dòng sông đều chảy về Đông, chỉ có
một sông Đà theo hướng Bắc”. Việc sử dụng chữ Hán trong thơ ca nhằm mục đích
nhấn mạnh ý, và tăng thêm tính trang trọng của thơ văn. Ở đây mục đích cũng như
vậy.tác giả nhấn mạnh vào sự dặc biệt khác thương của dòng sông là chảy ngược.từ
”độc” là một từ đắt giá, thể hiện cá tính đọc đáo và sức mạnh phi thường của con sông.
Lời đề từ chỉ nét đẹp hoang sơ độc đáo, và nêu thêm sự dữ dằn hung bạo của con
sông.luôn mạnh mẽ, sức sống chảy qua một vùng núi non hiểm trở.
Lời đề từ không phải của Nguyễn Tuân viết ra nhưng lại rất thích hợp khi đặt trong
tuỳ bút này và thích hợp với phong cách Nguyễn Tuân – một con người’ “sống là một
bản gốc và chết đi không để lại bất cứ một bản sao nào”, đó là chuyên viết về ‘‘cái đẹp
tuyệt mĩ và dữ dội đến mức khủng khiếp”.
Con sông Đà ngang ngược là một nguồn cảm hứng mãnh liệt thôi thúc nhà văn trong
thời kì xây dựng kinh tế mới ở miền bắc, sông đà là mảnh đất màu mỡ để tác giả bộc
lộ sở trường của mình.người ta nói nguyễn tuân tìm đến sông Đà như một sự tất yếu phải xảy ra.
Lời đề từ “Người lái đò sông Đà” hoàn toàn thích hợp để được sử dụng trong tuỳ bút
này,đây cũng là một yếu tố làm nên tiếng vang của tác phẩm. Lời đề từ gợi trí tò mò
của người đọc về con sông, cũng như đi tìm cái hay của tác phẩm. Chỉ với lời đề từ
này, tác giả đã cho thấy sự thành công của tác phẩm ngay từ những câu đầu tiên. Bài làm mẫu 2
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà
"Người lái đò Sông Đà" là một tùy bút có tiếng tăm, được Nguyễn Tuân viết trong
chuyến đi thực tế ở vùng Tây Bắc. Với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tác giả đã thể hiện
được phong cách nghệ thuật tài ba của mình ngay từ trong nhan đề tác phẩm. "Người
lái đò Sông Đà" đề cập đến hai đối tượng chính. Đầu tiên là những con người lao động,
miệt mài chở hành khách cùng hàng hóa qua sông. Thứ hai chính là sông Đà - mạch
nguồn nuôi dưỡng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Như vậy có thể thấy, chỉ từ nhan đề
tác phẩm, Nguyễn Tuân vừa khắc họa được vẻ đẹp của sông Đà, vừa ca ngợi, nâng
tầm vẻ đẹp con người trong những tháng ngày lao động hăng say.
Bên cạnh đó, bài tùy bút còn có đến hai lời đề từ. Điều này cũng góp phần không nhỏ
trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật mà tác giả gửi gắm. Câu thơ của thi sĩ người Ba
Lan Wladyslaw Broniewski: "Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông" có thể được
hiểu như sự say mê, đề cao nét đẹp lao động đáng trân quý của con người. Còn lời đề
từ thứ hai: "Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu" đã thể hiện nét đẹp độc
đáo, riêng biệt mà tác giả nhìn thấy ở con sông lịch sử. Muôn dòng sông đều chảy về
phía đông, chỉ riêng có Đà giang hướng theo phương Bắc.
Qua đó, có thể thấy cả nhan đề cùng những lời đề từ đã phần nào giới thiệu đến độc
giả hai chủ thể chính mà tác phẩm hướng tới. Đồng thời, thể hiện tình yêu, sự gắn bó
sâu sắc của Nguyễn Tuân dành cho thiên nhiên và con người Tây Bắc.