Quiz: Top 71 câu hỏi trắc nghiệm Chương 2 Những vấn đề cơ bản về pháp luật môn Pháp luật đại cương (có đáp án) | Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi trắc nghiệm
Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 4 kiểu pháp luật
Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua những kiểu pháp luật là: Pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản, pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Chức năng không phải của pháp luật là: Chức năng xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Thuộc tính của pháp luật là tính bắt buộc chung (hay tính quy phạm phổ biến)
Các thuộc tính của pháp luật là: Tính bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, tính được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước
Thuộc tính của pháp luật là: Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức; Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
Việc tòa án thường đưa các vụ án đi xét xử lưu động thể hiện chủ yếu chức năng giáo dục pháp luật
Nguyên tắc chung của pháp luật trong nhà nước pháp quyền là: Cơ quan, công chức nhà nước được làm những gì mà pháp luật cho phép; công dân và các tổ chức khác được làm mọi điều mà pháp luật không cấm
Nguồn của pháp luật Việt Nam là: Văn bản quy phạm pháp luật; tập quán pháp; tiền lệ pháp.
Quyền tự do kinh doanh được quy định tại Điều 33 Hiến pháp, nghĩa là: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Nhận định đúng:
- Kiểu pháp luật sau bao giờ cũng kế thừa kiểu pháp luật trước
- Kiểu pháp luật sau bao giờ cũng tiến bộ hơn kiểu pháp luật trước
Thuộc tính của pháp luật là tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Khẳng định không đúng: Không chỉ nhà nước mà cả TCXH cũng có quyền ban hành pháp luật.
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là thuộc tính (đặc trưng) của quy phạm pháp luật
Đặc điểm của quy phạm pháp luật khác so với quy phạm xã hội thời kỳ công xã nguyên thủy là: Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị; nội dung thể hiện quan hệ bất bình đẳng trong xã hội; Có tính bắt buộc chung, tính hệ thống và thống nhất cao; Được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước, chủ yếu bởi sự cưỡng chế.
Chức năng của pháp luật là chức năng điều chỉnh các QHXH
Con đường (cách thức) hình thành nên pháp luật nói chung là: Tập quán pháp; Tiền lệ pháp; Văn bản quy phạm pháp luật
Khẳng định đúng: Tập quán pháp là tập quán được nhà nước thừa nhận.
Khẳng định đúng: Tiền lệ pháp là tiền lệ được nhà nước thừa nhận
Loại quy phạm điều chỉnh quan hệ xã hội là: Quy phạm pháp luật, quy phạm đạo đức; Quy phạm pháp luật, quy phạm tôn giáo; Quy phạm tập quán, quy phạm của tổ chức xã hội
Tính quy phạm phổ biến (tính bắt buộc chung) là thuộc tính (đặc trưng) của QPPL
Nguyên tắc chung của pháp luật trong nhà nước pháp quyền là: Pháp luật là đạo đức tối thiểu; Đạo đức là pháp luật tối đa
Sự tồn tại của pháp luật là yêu cầu khách quan của một xã hội có giai cấp.
Pháp luật là công cụ đảm bảo sự tự do của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Câu nói: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế thông qua pháp luật” có nghĩa là:
- Pháp luật chính là sự phản ánh các điều kiện tồn tại khách quan của xã hội.
- Đường lối, chính sách chính trị của đảng cầm quyền bị quy định bởi các điều kiện cơ sở kinh tế.
- Pháp luật của nhà nước thể chế hóa đường lối, chính sách chính trị của đảng cầm quyền.
Quan điểm về pháp luật tự nhiên là: Pháp luật phát sinh từ bản chất tự nhiên của con người.
Thuộc tính (đặc trưng) của pháp luật là: Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức; Tính bắt buộc chung (tính quy phạm phổ biến)
Thuộc tính (đặc trưng) của pháp luật là: Tính bắt buộc chung (tính quy phạm phổ biến); Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
Cả A và B đều sai
Thuộc tính (đặc trưng) của pháp luật là: Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Thuộc tính (đặc trưng) của pháp luật là: Tính bắt buộc chung (tính quy phạm phổ biến)
Thuộc tính (đặc trưng) của pháp luật là tính bắt buộc chung (tính quy phạm phổ biến)
Thuộc tính (đặc trưng) của pháp luật là tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
Pháp luật là hiện tượng khách quan xuất hiện trong xã hội có giai cấp.
Trong mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, thì kinh tế là yếu tố quyết định pháp luật, nhưng pháp luật có tính độc lập tương đối, tác động trở lại kinh tế.
Con đường hình thành nên pháp luật nói chung: VBPL, tập quán pháp và tiền lệ pháp
Trong mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị, phát biểu sai: Trong nhà nước hiện đại khi vai trò của pháp luật được đề cao thì pháp luật lại được giới hạn trong khuôn khổ chính trị.
Khẳng định đúng: Tập quán pháp là tập quán được nhà nước thừa nhận; tiền lệ pháp là tiền lệ được nhà nước thừa nhận
Khẳng định đúng: Áp dụng pháp luật là việc thực hiện pháp luật của CQNN và người có thẩm quyền.
Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì cần phải tôn trọng tính tối cao của hiến pháp và luật, đảm bảo tính thống nhất của pháp luật
"Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội".
Tập quán pháp là biến đổi những thói quen hành xử của con người trong lịch sử thành pháp luật
Nội luật hóa là chuyển hóa pháp luật nước ngoài thành pháp luật trong nước
Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ: Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp; Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị; Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp
Bản chất của pháp luật được thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
Khẳng định đúng: Mọi hành vi phù hợp với đạo đức thì chưa chắc phù hợp với pháp luật
Nguyên tắc pháp luật được xem là hình thức pháp luật bất thành văn
Pháp luật có những chức năng là: Chức năng điều chỉnh; chức năng bảo vệ; chức năng giáo dục
Trong mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước, phát biểu sai: Pháp luật do nhà nước đặt ra nên pháp luật phải hoạt động trong khuôn khổ của nhà nước, phục tùng mệnh lệnh và ý chí của nhà nước.
Giáo dục pháp luật thể hiện ở mục đích cụ thể:
- Mục đích nhận thức: Giáo dục pháp luật nhằm hình thành làm sâu sắc và mở rộng hệ thống tri thức pháp luật của công dân.
- Mục đích cảm xúc: Giáo dục pháp luật nhằm hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp luật.
- Mục đích hành vi: Giáo dục pháp luật nhằm hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự hợp pháp, tích cực.
Vai trò của pháp luật Nhà nước Việt Nam là: Công cụ thực hiện đường lối chính sách của Đảng; Công cụ quản lý của nhà nước; Công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
Câu sai: Tiền lệ pháp (án lệ) là sự áp dụng nguyên bản án cũ tương tự để làm khuôn mẫu áp dụng đối với các vụ việc tương tự xảy ra sau này
Tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật là tính toàn diện; tính đồng bộ; tính phù hợp; trình độ kỹ thuật pháp lý
Tập quán pháp và tiền lệ pháp ít được sử dụng như một loại nguồn của pháp luật Việt Nam do chúng có nhược điểm:
- Các tập quán thường có tính địa phương nên khi nâng chúng lên thành tập quán pháp thì khó có thể được chấp nhận ở địa phương khác.
- Nếu thừa nhận tiền lệ pháp là nguồn của pháp luật mà không có sự thận trọng thì có thể thừa nhận khả năng làm luật của các cán bộ hành pháp và tư pháp, gây thiệt hại cho người dân nếu những cán bộ này thiếu tài, thiếu đức.
Thông thường pháp luật được hình thành bằng: Nhà nước lựa chọn và thừa nhận những tập quán đã lưu truyền trong xã hội và nâng chúng lên thành pháp luật; Nhà nước sáng tạo ra pháp luật
Pháp luật tồn tại trong xã hội có đối kháng giai cấp
Pháp luật có chức năng điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ xã hội chủ yếu
Pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, được nhà nước bảo đảm thực hiện
Hình thức văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định, trong đó có những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.
Xuất phát từ những thuộc tính cơ bản của pháp luật, cho nên bất cứ nhà nước nào cũng dùng pháp luật làm phương tiện chủ yếu để quản lý mọi mặt đời sống xã hội.
Khi nghiên cứu về chức năng của pháp luật, pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất phổ biến, điển hình và ổn định
Trong mối quan hệ giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác, phát biểu sai là: Các quy phạm xã hội khác không do nhà nước ban hành nên có thể trái với pháp luật.
Các hình thức pháp luật bao gồm: tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật
Trong xã hội có giai cấp, quy phạm xã hội pháp luật có vai trò quan trọng nhất đối với việc duy trì trật tự xã hội
Pháp luật không tồn tại trong chế độ cộng sản nguyên thủy
Pháp luật là phương tiện để: Bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; Nhà nước sử dụng làm công cụ chủ yếu quản lý mọi mặt đời sống xã hội; Hoàn thiện bộ máy nhà nước và tạo lập mối quan hệ ngoại giao
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, khẳng định sai là: Pháp luật và đạo đức đều được nhà nước sử dụng để điều chỉnh tất cả các quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội.
Trong mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chúng ta thấy rằng: Pháp luật vừa chịu sự tác động, chi phối của kinh tế, đồng thời lại vừa có sự tác động đến kinh tế rất mạnh mẽ
Trong mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị, phát biểu sai là: Chính trị là công cụ, phương tiện đưa pháp luật vào cuộc sống.
Trong mối quan hệ giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác:
- Pháp luật có vai trò quan trọng nhất trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội.
- Pháp luật tác động mạnh mẽ tới các quy phạm xã hội.
- Các quy phạm xã hội khác không được trái với luật.