Quiz: Top 30 câu hỏi trắc nghiệm Chương 4 môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin (có đáp án) | Đại học Phenika
Câu hỏi trắc nghiệm
Dự báo sau đây: “Tự do cạnh tranh sẽ dẫn tới tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền” là của C. Mác và Ph. Ăng ghen.
Độc quyền là: Sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
Sự hình thành các tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở tích tụ, tập trung sản xuất và sự ra đời của các xí nghiệp quy mô lớn.
Tổ chức độc quyền Tờ - rớt có sự liên kết rộng và chặt chẽ nhất
Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền dưới chủ nghĩa tư bản: Nói lên bản chất thống trị của tư bản độc quyền; Có quan hệ chặt chẽ với nhau; Là phương thức thực hiện lợi ích của các tập đoàn độc quyền.
Các tổ chức độc quyền thiết lập giá cả độc quyền để nhằm mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận độc quyền cao.
Biểu hiện mới của tích tụ và tập trung tư bản trong chủ nghĩa tư bản ngày nay là: Hình thành các tổ chức độc quyền lớn Concern và Conglomerate; Sự phát triển của các xí nghiệp nhỏ và vừa; Độc quyền xuất hiện cả ở những nước đang phát triển.
Đầu tư trực tiếp được thực hiện bằng cách xây dựng xí nghiệp ở nước ngoài để sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận
Sự ra đời và phát triển của độc quyền ngân hàng thông qua quá trình: Các ngân hàng lớn có khuynh hướng liên minh.
Sự ra đời của tư bản tài chính là kết quả phát triển của quá trình độc quyền hóa trong công nghiệp và ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Vai trò của tư bản tài chính trong giai đoạn độc quyền là khống chế hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Xuất khẩu tư bản là đặc điểm của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản.
Mục đích chủ yếu nhất của xuất khẩu tư bản là chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu tư bản.
Tư bản tài chính là tư bản do sự liên kết về tài chính giữa các nhà tư bản hợp thành.
Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là sự thống nhất của quá trình: Tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền; Tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế; Kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân và sức mạnh nhà nước trong nột cơ chế thống nhất.
Bản chất của độc quyền nhà nước là: Có sự thống nhất của những quan hệ kinh tế - chính trị gắn bó chặt chẽ với nhau; Nhà nước trở thành một tập thể tư bản khổng lồ; Hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Sự ra đời của độc quyền nhà nước nhằm mục đích phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và tiếp tục duy trì, phát triển chủ nghĩa tư bản.
Phương án sai: Hình thức biểu hiện của độc quyền nhà nước là sự liên kết giữa các tổ chức độc quyền ngày càng chặt chẽ.
Các tổ chức độc quyền của các quốc gia cạnh tranh với nhau trên thị trường quốc tế sẽ dẫn: Các tổ chức độc quyền sẽ thôn tính nhau, đấu tranh không khoan nhượng; Sẽ có tổ chức độc quyền bị phá sản, còn lại những tổ chức độc quyền khác mạnh lên; Thỏa hiệp với nhau hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.
Các nước đế quốc xâm chiếm thuộc địa nhằm: Đảm bảo nguồn nguyên liệu; An toàn trong cạnh tranh; Thực hiện đồng thời mục đích kinh tế - chính trị - quân sự.
Chủ nghĩa tư bản có vai trò đối với nền sản xuất xã hội là: Chuyển nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn hiện đại; Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng; Thực hiện xã hội hóa sản xuất.
Hạn chế của chủ nghĩa tư bản là phân hoá giàu nghèo có xu hướng ngày càng sâu sắc.
Cơ chế kinh tế của độc quyền nhà nước gồm: Cơ chế thị trường, độc quyền tư nhân và sự can thiệp của nhà nước
Chủ nghĩa tư bản phát triển đến một trình độ nhất định tất yếu bị thay thế là do mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất dựa trên chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Khi độc quyền xuất hiện, mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền được thể hiện: Độc quyền sinh ra từ ctranh, nó đối lập với cạnh tranh và làm ctranh đa dạng và gay gắt hơn.
Phương án sai: Khi độc quyền xuất hiện, trong nền kinh tế thị trường có thêm loại cạnh tranh giữa những chủ thể sản xuất.
Trong phát triển kinh tế thị trường cần khuyến khích độc quyền, hạn chế cạnh tranh.
Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền: Lao động không công của công nhân làm việc trong các xí nghiệp độc quyền; Một phần lao động không công của công nhân làm việc trong các xí nghiệp ngoài độc quyền; Lao động thặng dư, thậm chí cả lao động tất yếu của người sản xuất nhỏ, lao động ở các nước tư bản, các nước thuộc địa, phụ thuộc.
Giá cả độc quyền: Là giá cả do tổ chức độc quyền áp đặt trong mua, bán hàng hoá; Bao gồm chi phí sản xuất cộng lợi nhuận độc quyền; Giá trị là cơ sở, nội dung bên trong của nó.
Câu sai: Tác động tích cực của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, phát triển nền kinh tế thị trường