Quiz: Top 46 câu hỏi trắc nghiệm môn Dược lâm sàng Bài 1 Dược Động Học Lâm Sàng (có đáp án) | Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN
Câu hỏi trắc nghiệm
Các phát biểu đúng về định nghĩa Dược Lâm Sàng, ngoại trừ: Nghiên cứu phát triển kinh tế dược bệnh viện.
Dược Lâm Sàng chính thức được đưa vào giảng dạy ở Mỹ vào năm: 1964.
Dược Lâm Sàng chính thức được đưa vào giảng dạy ở Việt Nam vào năm: 1993 tại Hà Nội.
Các nguyên nhân ra đời của Dược Lâm Sàng, ngoại trừ: Thiếu bác sĩ lâm sàng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng cao.
Các mục tiêu cơ bản của Dược Lâm Sàng, ngoại trừ: Kinh tế.
Khái niệm Dược Lực Học là: Nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống.
Khái niệm Dược Động Học là: Nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc.
Các thông số dược động học không bao gồm: Tích lũy.
4 quá trình xảy ra khi thuốc vào cơ thể theo đúng trình tự là: Hấp thu, Phân bố, Chuyển hóa, Thải trừ.
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của môn Dược Đông Học Lâm Sàng là: Người bệnh.
Thông số đặc trưng của quá trình hấp thu là: Sinh khả dụng.
Câu phát biển sai về sinh khả dụng là: Sinh khả dụng phản ánh sự chuyển hóa thuốc.
Thông số Tmax trong Dược Động Học có ý nghĩa là: Thời gian cần để thuốc đạt được nồng độ tối đa.
Thông số Cmax trong Dược Động Học có ý nghĩa gì? Là nồng độ tối đa thuốc đạt được trong máu trong quá trình hấp thu.
Một phân tử thuốc có thể vượt qua màng tế bào khi: Tan được trong lipid.
Một thuốc phân tán tốt và dễ hấp thu khi: Ít bị ion hóa.
Hiệu ứng vượt qua lần đầu diễn ra chủ yếu ở các cơ quan sau, ngọai trừ: Thận.
Loại protein huyết tương quan trọng tham gia gắn kết với thuốc? Albumin.
Thuốc có tỷ lệ gắn kết với protein huyết tương 80% thì được xem là: Thuốc gắn kết mạnh.
Thuốc có tỷ lệ gắn kết với protein huyết tương 60% thì được xem là: Thuốc gắn kết trung bình.
Một số thuốc tan trong lipid thường bị tích lũy rất lâu trong: Mô mỡ.
Trong quá trình phân bố thuốc, Aminoglycoside gây độc tính trên thận và tai là do: Gắn vào điểm nhận để dự trữ ở mô.
Câu phát biểu sai về sự phân bố thuốc là: Thuốc ở dạng phức hợp sinh ra được tác động dược lực.
Các phát biểu đúng về quá trình gắn thuốc vào protein huyết tương, ngoại trừ: Thuốc ở dạng phức hợp bị chuyển hóa và thải trừ.
Công thức tính liều dựa trên thể tích phân bố và nồng độ thuốc trong huyết
tương là: D = (Vd x Cp) / F.
Các phát biểu đúng về thể tích phân bố (Vd), ngoại trừ: Thuốc ở huyết tương nhiều thì Vd càng lớn.
Phát biểu sai khi nói về quá trình chuyển hóa thuốc qua gan là: Thuốc chuyển hóa đều trải qua 2 pha, pha I và pha II.
Các yếu tố ngoại lai gây cảm ứng enzym gan chủ yếu sẽ làm: Tăng hoạt tính của enzym chuyển hóa thuốc do đó thuốc bị thải trừ nhanh hơn do đó làm giảm tác dụng.
Loại phản ứng sẽ xảy ra trong quá trình chuyển hóa ở pha II là: Phản ứng liên hợp.
Các thuốc gây cảm ứng men gan, ngoại trừ: Cimetidin.
Các thuốc gây ức chế men gan, ngoại trừ: Phenytoin.
Các thuốc gây nên cảm ứng men gan, ngoại trừ: Ketoconazol.
Các thuốc gây nên ức chế men gan, ngoại trừ: Phenylbutazol.
Hai thông số Dược Động Học của sự thải trừ thuốc là: Độ thanh thải (CL) và thời gian bán thải (T1/2).
Đơn vị tính và định nghĩa của độ thanh thải Clearance (CL) là: mL/phút, là số mL huyết tương được thải trừ thuốc hoàn toàn trong thời gian 1 phút khi qua cơ quan.
Ý nghĩa của Clearance (CL), câu sai là: Biết CL để hiệu chỉnh liều trong trường hợp cơ thể béo, gầy.
Thời gian bán thải là: Thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong huyết tương giảm còn 1/2.
Thông số thời gian bán thải được dùng để: Xác định số lần sử dụng thuốc trong ngày.
Các đường chủ yếu thải trừ thuốc, ngoại trừ: Thải trừ qua tim.
Các chất khó tan sẽ chủ yếu được: Thải trừ qua phân.
Các chất dễ bay hơi sẽ chủ yếu được: Thải trừ qua phổi.
Sau khi ngừng thuốc khoảng 7 lần t1/2 thì coi như thuốc đã bị thải trừ hoàn toàn khỏi cơ thể.
Các thông số đặc trưng cho Dược Động Học của một dược phẩm, ngoại trừ: Chỉ số điều trị (Ti).
Diện tích dưới đường cong AUC biểu hiện cho: Lượng thuốc được hấp thu vào máu.
Giai đoạn của Dược Động Học giúp đánh giá AUC là: Hấp thu.
Sinh khả dụng là khái niệm để chỉ phần thuốc được đưa đến và hiện diện trong: Hệ tuần hoàn chung.