Quiz: Top 82 câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật đại cương môn Lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án) | Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi trắc nghiệm
Theo quan điểm Mác Lênin, nhận định đúng về nguồn gốc của pháp luật là: Pháp luật do nhà nước tạo ra
Theo quan điểm Mác Lênin, Pháp luật có nguồn gốc là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp
Quan điểm của pháp luật không thuộc học thuyết Mác-lênin: Tất cả đều sai
Theo quan điểm Mác Lênin, Pháp luật được ban hành bởi Nhà nước
Theo quan điểm Mác Lênin, mối quan hệ giữa pháp luật và Nhà nước thể hiện ở những điểm: Nhà nước thừa nhận quy phạm xã hội phong tục tập quán và biến chúng thành pháp luật; Hoạt động sáng tạo PL của nhà nước đặt ra những quy phạm pháp luật mới; Nhà nước đảm bảo thi hành pháp luật bằng sự cưỡng chế
Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện lợi ích của giai cấp cầm quyền, các giai cấp khác trong xã hội
Nhận định đúng là: Tất cả đều sai
Văn bản pháp luật không bao gồm: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Hình thức pháp luật cơ bản của Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật
Quy phạm được nhà nước đảm bảo thực hiện là quy phạm pháp luật
Pháp luật là quy tắc xử sự phù hợp với xã hội và được nhà nước nâng lên thành luật
Tất cả đều sai
Kiểu pháp luật là hình thái pháp luật được xác định bởi tập hợp các dấu hiệu, đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện bản chất giai cấp nhà nước, điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.
Quan điểm cho rằng nhà nước ra đời thông qua sự thỏa thuận giữa các công dân trong xã hội là học thuyết khế ước xã hội
Quyền lực quản lý xuất hiện trong xã hội thị tộc vì nhu cầu quản lý các công việc chung của thị tộc
Theo quan điểm Mác Lênin mục đích ra đời các quan điểm, học thuyết giải thích nguồn gốc nhà nước nhằm giải thích về sự tồn tại và phát triển của nhà nước
Xét từ góc độ giai cấp nhà nước ra đời là do sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp
Nhà nước ra đời là nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền và lợi ích chung của xã hội
Theo quan điểm Mác-Lênin nhà nước hình thành khi và chỉ khi hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp
Con đường hình thành nhà nước sai là: Thông qua hoạt động xây dựng và bảo vệ các công trình trị thuỷ
Bản chất xã hội của nhà nước thể hiện qua bảo vệ và thể hiện ý chí và lợi ích chung của xã hội
Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế thể hiện pháp luật tồn tại độc lập tương đối so với kinh tế
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin phản ánh mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước là: Pháp luật của nhà nước là hai hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng
Tập quán pháp là một hình thức của pháp luật
Đặc điểm không phải của văn bản quy phạm pháp luật là: Áp dụng các quy tắc xử sự chung với từng trường hợp cụ thể
Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật:
– Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. ...
– Là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc.
– Là văn bản được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội đối với những trường hợp khi có những sự kiện pháp lý xảy ra
_ Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành được quy định cụ thể trong luật.
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là hiệu lực về không gian và thời gian
Nhận định về tiền lệ pháp không chính xác là: Chỉ xuất phát từ phán quyết của tòa án cao cấp nhất
Nhận định không đúng về tập quán là: Tập quán mang tính pháp lý và cưỡng chế
Pháp luật là các quy tắc xử sự nhầm điều chỉnh các quan hệ xã hội
Nội dung của pháp luật quyết định trước hết bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị là tính giai cấp của pháp luật
Pháp luật chứa đựng trong nó những mô hình hành vi là biểu hiện của tính quy phạm phổ biến
Pháp luật là phương tiện để con người xác lập quan hệ với nhau, nhờ đó xã hội có sự ổn định, trật tự là tính xã hội của pháp luật
Pháp luật được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian là biểu hiện của tính quy phạm phổ biến
Nhận định không chính xác là: Tập quán là hình thức pháp luật
Hình thức pháp luật là: Phương thức tồn tại của pháp luật; Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật
Hiến pháp Việt Nam 2013 “công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” là: Quy phạm pháp luật
Là hình thức pháp luật tiến bộ nhất. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong đó quy định những quy tắc xử sự chung (quy phạm đối với mọi người) được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội. Có nhiều loại văn bản pháp luật. Ở mỗi nước, trong những điều kiện cụ thể có những quy định riêng về tên gọi và hiệu lực pháp lý của các loại văn bản pháp luật. Nhưng nhìn chung, các văn bản pháp luật đều được ban hành theo một trình tự thủ tục nhất định và chứa đựng những quy định cụ thể (các quy phạm pháp luật).
Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định các vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước
Lựa chọn được xem là hình thức pháp luật là: Tập quán được nhà nước thừa nhận, đảm bảo thực hiện
Đường lối, chính sách của giai cấp thống trị chỉ đạo nội dung của pháp luật là biểu hiện mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị
Trong các văn bản quy phạm pháp luật sau đây, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là bộ luật
Văn bàn quy phạm pháp luật là bộ luật lao động
Quan điểm về pháp luật thuộc học thuyết Mác-Lênin là gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp thống trị, bị trị
Theo quan điểm của học thuyết Mác-Lênin pháp luật được ban hành bởi Nhà nước
Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện lợi ích của giai cấp cầm quyền, lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội
Thuộc tính là tính chất vốn có, gắn liền, không thể tách rời của sự vật, hiện tượng, qua đó có thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng kia. Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của pháp luật, nhằm phân biệt chúng với các quy phạm xã hội khác; quy phạm đạo ức, quy phạm tôn giáo.
Các thuộc tính của pháp luật
- Tính quy phạm phổ biến: được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ chức;
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
- Tính bảo đảm thực hiện bằng nhà nước của pháp luật:
- Tính hệ thống, tính thống nhất, tính ổn định và tính năng động
Nhận định đúng là: Tất cả đều sai
Tiêu chí | Quy phạm pháp luật | Quy phạm xã hội |
Khái niệm | Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện nhằm mục đích để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định. | Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người trong một cộng đồng, một khu vực nhất định. |
Nguồn gốc | Là kết quả của cả quá trình tư duy sáng tạo, thể hiện ý chí của nhà nước, do Nhà nước ban hành | Được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội, bắt nguồn từ các quan niệm về đạo đức, lối sống. |
Phạm vi | Áp dụng rộng rãi trên toàn lãnh thổ đất nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội | Phạm vi hẹp hơn, chỉ áp dụng trong một tổ chức hay một cộng đồng nhất định |
Mục đích | Để điều chỉnh mối quan hệ xã hội dựa theo ý chí của nhà nước | Để điều chỉnh mối quan hệ xã hội giữa con người với con người |
Hình thức | Thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật | Bằng hình thức truyền miệng, quy tắc ngầm trong cuộc sống |
Nội dung |
- Là quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm) - Mang tính chất bắt buộc chung đối với tất cả mọi người - Được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước - Mang tính quy phạm chuẩn mực, có giới hạn, các chủ thể buộc phải xử sự trong phạm vi pháp luật cho phép - Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị |
- Là các quan điểm chuẩn mực đối với đời sống tinh thần, tình cảm của con người - Không mang tính bắt buộc - Không được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế mà được thực hiện bằng 1 cách tự nguyện, tự giác - Không có sự thống nhất, không rõ ràng, cụ thể như quy phạm pháp luật - Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho đông đảo tầng lớp và tất cả mọi người |
Đặc điểm |
- Dễ thay đổi - Có sự tham gia của Nhà nước, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận - Cứng rắn, không tình cảm, thể hiện sự răn đe. |
- Không dễ thay đổi - Do tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo quy định hay tự hình thành trong xã hội - Là những quy tắc xử sự không có tính bắt buộc chỉ có hiệu lực đối với thành viên tổ chức. |
Phương thức tác động | Thuyết phục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước | Dư luận xã hội |
Văn bản pháp luật không bao gồm: Điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam
Tính xã hội của pháp luật thể hiện ở chỗ: Pháp luật là sự thể hiện ý chí chung của cả xã hội, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển chung của xã hội.
Đặc điểm làm rõ sự khác biệt giữa quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội là do nhà nước đặt ra và được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật hàm chứa nội dung: Cách thức xử sự chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật
Về nguyên tắc, mỗi quy phạm pháp luật có ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài. Trong đó:
1) Giả định là phần xác định chủ thể tham gia quan hệ pháp luật và những hoàn cảnh, điều kiện mà chủ thể gặp phải trong thực tiễn;
2) Quy định là phần xác định chủ thể phải làm gì khi gặp phải hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong phần giả định (được một quyền, phải làm một nghĩa vụ, phải tránh các xử sự bị cấm)
3) Chế tài là phần nêu rõ biện pháp, hình thức xử lí của nhà nước đối với người đã xử sự không đúng với quy định, hậu quả mà người đó phải gánh chịu.
Nhận định đúng là: Chế tài hình sự áp dụng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm
Chế tài áp dụng đối với tổ chức là chế tài dân sự, chế tài hành chính, chế tài hình sự
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là: Tất cả đều sai
Một nhóm các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung giống nhau điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng gọi là chế định pháp luật
Hiến pháp là văn bản luật
Pháp lệnh là văn bản dưới luật
Quy phạm pháp luật xuất hiện từ khi nhà nước xuất hiện
Quy phạm xã hội xuất hiện trong chế độ xã hội cộng sản nguyên thủy
Nhận định không chính xác là: Nghị định do thủ tướng chính phủ ban hành
Bộ phận chế tài có tác dụng bảo vệ pháp luật
Thành phần của một quan hệ pháp luật bao gồm các yếu tố chủ thể, nội dung và khách thể của quan hệ pháp luật
Sự kiện thực tế mà sự xuất hiện, mất đi của chúng được pháp luật gắn với việc hình thành, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật là sự kiện pháp lí
Lợi ích vật chất, tinh thần có thể thỏa mãn nhu cầu của chủ thể mà vì chúng, chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật là khách thể của quan hệ pháp luật
Năng lực chủ thể được tạo thành bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi
Nhận định không chính xác là: Người đủ 18 tuổi trở lên là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
Khả năng của chủ thể được hưởng quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật được gọi là năng lực pháp luật
Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi cá nhân sinh ra và còn sống
Nhận định đúng là: Năng lực pháp luật cá nhân có từ khi họ sinh ra và chấm dứt khi họ chết
Quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật khi được sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật
Nhận định chưa chính xác khi nói về quan hệ pháp luật là: Quan hệ xã hội là quan hệ pháp luật ( quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội )
Đặc điểm của quan hệ pháp luật
+ Quan hệ này được phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật. Trong đó, quy phạm pháp luật là sự dự liệu tình huống nảy sinh quan hệ pháp luật, xác định được chủ thể tham gia, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý.
+ Quan hệ mang tính ý chí, đây là ý chí của Nhà nước sau đó mới là ý chí của các bên tham gia vào quan hệ đó.
+ Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện quan hệ pháp luật, thậm chí là bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế thi hành.
+ Khi tham gia quan hệ này, các bên bị ràng buộc bằng quyền chủ thể và nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
+ Quan hệ pháp luật còn mang tính cụ về chủ thể tham gia là cá nhân, tổ chức hay cơ quan nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt dưới tác động của 3 yếu tố: Quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể, sự kiện pháp lý
Năng lực hành vi của chủ thể chỉ suất hiện khi người đó đạt độ tuổi nhất định và đạt được điều kiện theo quy định của pháp luật
Sự kiện pháp lí để một quan hệ pháp luật về hôn nhân phát sinh đó là: Tất cả đều sai
Một sự việc chỉ được coi là sự kiện pháp lý khi nó có những đặc điểm sau:
– Sự kiện phải được thể hiện trên thực tế dưới dạng hành vi hoặc những sự kiện nằm ngoài ý chí của con người nhưng để lại hậu quả thực tiễn với các chủ thể tham gia quan hệ đó.
– Sự kiện đó được đề cập trong phần giả định của các quy phạm pháp luật và khi nó xảy ra thì sẽ làm cho quy tắc xử sự nêu trong phần quy định của quy phạm phát sinh hiệu lực.
– Khi sự kiện đó xảy ra thì sẽ gây ra những hậu quả pháp lý nhất định, tức là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
Ví dụ: Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam quy định nam, nữ đủ tuổi kết hôn phải làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Đây là sự kiện pháp lý vì nó làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa các chủ thể.
Theo điều 9 bộ luật hình sự 2015 ( được sửa đổi bổ sung năm 2017) thì tội phạm được phân làm: 4 loại
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình: Phạt tiền cải tạo không gian giữ hoặc phạt tù đến 03 năm
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt từ trên 03 năm tù đến 07 năm
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù
Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính, có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung
Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là: Phương pháp quyền uy, phương pháp chế ước và phương pháp phối hợp