22300327-Phạm Minh Mẫn - Tiểu luận giữa kỳ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
22300327-Phạm Minh Mẫn - Tiểu luận giữa kỳ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
AFFILIATE MARKETING NHẬP MÔN PHẠM MINH MẪN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2023 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
AFFILIATE MARKETING NHẬP MÔN
TÊN HỌC VIÊN: PHẠM MINH MẪN
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: MBA520SV01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: [TS. ĐOÀN MINH CHÂU]
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 25.06.2023 2 MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ACCESSTRADE VIỆT NAM.............................................................5
CHƯƠNG 2. AFFILIATE MARKETING.............................................................................................7
CHƯƠNG 3. TIỀM NĂNG CỦA SOCIAL MARKETING...............................................................14
CHƯƠNG 4. AFFILIATE LÀ CON ĐƯỜNG DÀI VÀ BỀN VỮNG.................................................17
CHƯƠNG 5. ỨNG DỤNG VÀO DOANH NGHIỆP.........................................................................18 3 DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Tổng quan Access Trade
Hình 2. Kết quả triển khai cho thương hiệu coffee của Access Trade
Hình 3. Các thương hiệu giả dạng
Hình 4. Hành trình khách hàng mới Hình 5. Bẫy Digital
Hình 6. Mô hình affiliate tại Access Trade
Hình 7. Các loại hình truyền tải thông tin
Hình 8. Hành trình Social Marketing
Hình 9. Các nền tảng social marketing Hình 10. Access KOC
Hình 11. Quy trình bán hàng của advertiser 4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ACCESSTRADE VIỆT NAM
1. Tổng quan về Access Trade
Hình 1. Tổng quan Access Trade
Access Trade là đơn vị liên doanh giữa MOG Việt Nam và Interspace tại Nhật Bản.
Interspace đã hoạt động hơn 23 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực affiliate marketing.
Hiện tại Access Trade là platform được tạo ra giữa hai đơn vị này. Access Trade đã có
mặt trên 6 quốc gia bao gồm Thái Lan, Malysia, Singapore, Indonesia, Việt Nam và
công ty mẹ nằm tại Nhật Bản. Tại thị trường Việt Nam, Access Trade đã có hơn 8 năm
kinh nghiệm với thị trường đối tác chiến lược lên đến 1,000 đơn vị, và số lượng người
dùng đang tham gia trong hệ thống tương đương 2 triệu người.
Sơ bộ về các dịch vụ Access Trade đang cung cấp, affiliate đang đóng vai trò là giá trị
cốt lõi của platform. Ngoài ra Access Trade còn có các dịch vụ đi cùng khác như Finance, Mobile, KOC, và D2C.
Hơn 1,000 đối tác đang hợp tác với Access Trade đến từ nhiều lĩnh vực như ngân
hàng, tài chính, bảo hiểm, e-commerce, giáo dục, du lịch, fitness, game, app, và những
ngành nhỏ lẻ khác. Trong đó, đặc thù là e-commerce đang được mọi người đánh giá nhiều nhất.
Access Trade đang là đơn vị được nhiều đối tác lựa chọn. Đầu tiên, Access Trade có
hệ thống tracking real time, đội ngũ optimizer hỗ trợ nhiệt tình và chi tiết giúp cho
khách hàng có thể quản lý chiến dịch hiệu quả kể cả cho những người không có kiến
thức về affiliate. Access Trade sẽ chi trả cho người dùng trên các hoạt động thành 5
công, sẽ chỉ chi trả cho người dùng khi có những hành động đúng với nguyện vọng
của các đơn vị hợp tác. Thêm vào đó, Access Trade cũng sẽ có những báo cáo hàng
tháng gửi ra cho các đơn vị nhằm có đầy đủ thông tin để có thể đưa ra những chiến
lược cải thiện các chiến dịch của mình. Access Trade được thừa hưởng từ các bài học
kinh nghiệm trên 23 năm của công ty mẹ, cùng với hệ thống tốt nhất đã được kiểm
chứng trên thị trường Nhật Bản. Cuối cùng, khách hàng được tiếp cận qua tất cả các
kênh tương tác. Access Trade cũng đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, được
xếp hạng là top 1 e commerce affiliate platform, và top 5 appstyler performance index
vào năm 2021, top 3 mobile ad network tracking, top 1 banking mobile app campaign
bởi MMA, và các giải Sao Khuê 2022.
2. Những con số ấn tượng tại Access Trade
Hình 2. Kết quả triển khai cho thương hiệu coffee của Access Trade
Access Trade đã thực hiện mô hình Cost Per Voucher cho một thương hiệu coffee
nhằm tăng số lượng người online đến offline. Nhãn hàng coffer này tung ra rất nhiều
voucher cho Access Trade, người dùng sẽ vào trang landing page của Access Trade và
lấy các voucher đó. Voucher đó người dùng lưu lại trên điện thoại và đến cửa hàng
coffee sử dụng voucher đó thì lập tức bạn publisher làm affiliate được hưởng hoa
hồng. Kết quả đạt được Access Trade đã giúp cho nhãn hàng có 1.3 triệu lượt lấy
voucher và 30% người dùng đến và sử dụng voucher.
Một thành công khác là về việc bán điện thoại. Trong vòng 1 năm đã xây dựng được
800,000 traffic trong một tháng, 5,000 đơn, và bán được 30 tỷ đồng mỗi tháng. Hoặc
nhãn hàng Mom & Baby cũng đã xây dựng thành công sau 1 năm, mỗi tháng nhãn
hàng có 125,000 traffic, 15,000 đơn, và bán được 7 tỷ đồng. Trong ngành hàng
FMCG, cũng đã xây dựng được mỗi tháng có 20,000 traffic, 2,000 đơn, và bán được 6
500 triệu đồng. Tính đến ngày 12/12/2022, trong 1 ngày, Access Trade đã chạy được
123 tỷ doanh số cho các trang thương mại điện tử, với số lượng sản phẩm bán được là
520,000, tỷ lệ chuyển đổi lớn hơn 43%.
CHƯƠNG 2. AFFILIATE MARKETING
1. Thực tế Marketing hiện nay
Trước đây vào giai đoạn 2010, khi chạy marketing thì các doanh nghiệp luôn có lên kế
hoạch cho một khoản về digital marketing. Tại thời điểm đó, các banner trên bài báo,
trên trang phim hay trên các trang web trở thành thứ rất là tuyệt vời đối với tất cả các
marketer. Tuy nhiên, ngay thời điểm hiện tại, trên các banner được đăng tải lên trang
báo lơn nhất Việt Nam hiện tại thì số lượng người dùng click vào trang banner để đi
đến trang đích cần mua hàng chỉ có 0.05%, trong khi đó năm 2010 tỷ lệ đó 15%, giảm
đi 1,500 lần so với trước đây. Việc này chứng minh cho hiệu quả đăng quảng cáo trên
các trang báo lớn đã không còn hấp dẫn như trước đây và rất đáng báo động. Hiện nay
làm marketing đã trở nên rất khó khăn, và không còn dễ như trước đây.
Cách đây một năm, Iphone 13 đã trở thành hot trend tại thị trường. Người tiêu dùng
sẵn sàng chi trả khoản tiền lớn, và đi sếp hàng, thậm chí đi ra nước ngoài để săn đón
những chiếc Iphone 13 đầu tiên. Tuy nhiên, sau 1 năm thì Iphone 14 ra đời, và những
người đã có Iphone 13 cũng sẵn sàng đánh đổi để có thể sở hữu được những chiếc
Iphone 14 này. Sự việc cũng sẽ xảy ra tương tự đối với Iphone 15, 16 và các dòng sau
này. Vậy thì tại sao người dùng lại sẵn sàng săn đón những món hàng đắt đỏ và có khả
năng lạc hậu trong thời gian ngắn? Đó là do sự tò mò với những thứ gì đó mới lạ của
người dùng. Tuy nhiên, sự tò mò và ham muốn này theo thời gian cũng sẽ giảm dần.
Sự giảm dần này do người dùng đã trải nghiệm với sản phẩm và cũng đã có những
kinh nghiệm sau khi trải nghiệm, cho dù sản phẩm thuộc những thương hiệu nổi tiếng,
triển khai nhiều chiến dịch rất lớn trên thị trường. Vậy, cuộc chiến marketing hiện nay
là cuộc đua giữa các công nghệ Marketing và những xu hướng “né” quảng cáo đã biết
rồi của người dùng, những quảng cáo mà người dùng nhận thức được đó là quảng cáo.
Ví dụ như khi thấy quảng cáo xuất hiện trên các trang phim, hoặc trang web hiện nay
thì xu hướng người dùng sẽ tắt và không chú ý đến nội dung. Tất cả các người dùng 7
trên online hiện nay đều đang né quảng cáo. Cuộc chiến marketing hiện nay là cuộc
chiến cực kỳ khó so với trước đây.
Hình 3. Các thương hiệu giả dạng
Một thực tế khác đang diễn ra ngày nay là khi người dùng mua một sản phẩm của một
thương hiệu uy tín thì có rất nhiều sản phẩm của các thương hiệu khác có mẫu mã, bao
bì, thiết kế và logo xuất hiện gần như giống với thương hiệu gốc, với giá thành cạnh
tranh hơn. Người dùng sẽ rất khó để phân biệt và chọn lựa những sản phẩm không
nguồn gốc với sản phẩm chính hãng. Việc đầu tiên doanh nghiệp ra thị trường và làm
tốt như thế nào đi nữa, thì cũng không chứng minh được doanh nghiệp đó sẽ tồn tại
độc quyền mãi mãi, bởi vì ngay lập tức sẽ có sản phẩm giống y hệt xuất hiện. Điều
này cũng xảy ra tương tự trong ngành marketing. Nếu như marketer có những nội
dung marketing rất hay và đăng lên các trang mạng xã hội, thì chỉ trong thời gian ngắn
sẽ xuất hiện các nội dung tương tự, thậm chí có nhiều tương tác hơn. Đặc biệt hơn,
vấn đề này tại thị trường Việt Nam hiện tại vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Cuối cùng là câu chuyện chạy quảng cáo. Cơ chế chạy tính toán chi phí của Facebook
và Google hiện nay là cơ chế RTB ( real time bidding), là cơ chế trả tiền đấu thầu liên
tiếp diễn ra trong thời gian thực. Ví dụ, với từ khóa “thời trang”, hôm nay facebook
tính chi phí 5,000 đồng trên lượt click, nhưng ngày mai có thể lên 6,000 đồng, ngày
mốt có thể lên 10,000 đồng, và càng ngày càng tăng lên. Việc tăng lên này do cơ chế
đấu thầu của facebook, doanh nghiêp nào chi trả cho từ khóa này cao nhất thì doanh
nghiệp đó được quyền chạy thuật toán nhiều nhất, hiển thị nhiều nhất, tối ưu nhất. Và
đây là cơ chế rất khủng khiếp đã khiến cho việc marketing ngày nay khó như thế nào,
trở thành rào cản đặc thù cho các doanh nghiệp SME khi định hướng chạy theo 8
facebook. Cuộc chơi marketing vô hình chung đã trở thành cuộc chơi về tiền của các
ông lớn trong ngành. Lúc này, việc bỏ ra nhiều tiền hơn chưa chắc sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn.
Tóm lại, marketing ngày nay đang trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với trước đây.
Hiệu quả marketing đang giảm dần, hứng thú và tò mò của người dùng cũng giảm
dần, người tiêu dùng đang dần “né” tránh các quảng cáo trên nền tảng online. Bên
cạnh đó, thị trường càng ngày càng cạnh tranh và sự tham lam của các nền tảng quảng
cáo trực tuyến càng ngày càng lớn. Hôm qua nếu đã là anh hùng, đã làm tốt, nhưng
hôm nay các nền tảng thay đổi, thị trường thay đổi, và nhu cầu thay đổi thì chưa chắc vẫn còn là anh hùng.
2. Hành trình trải nghiệm khách hàng mới
Đối mặt với những khó khăn trên thì affiliate bắt đầu xuất hiện để giải quyết các bài
toán trên. Đầu tiên, affiliate đưa ra khái niệm về hành trình trải nghiệm khách hàng mới.
Hình 4. Hành trình khách hàng mới
Tiktok ngày nay làm việc rất khủng khiếp bằng việc biến tất cả người dùng mà họ
đang sở hữu trở thành những người luôn liên tục tạo ra những nội dung mới trên nền
tảng của họ mà không phải chi trả chi phí nào. Để làm được điều này, Tiktok bắt đầu
đi từ những trải nghiệm của người dùng. Đầu tiên, họ cho người dùng tiếp cận với
những việc rất hứng thú, sau đó, hành trình tiếp theo của họ là khám phá và đánh giá,
và việc này trở thành một vòng lặp. Và trong vòng lặp này, bất kỳ điểm chạm nào của
người dùng đến với sản phẩm thì họ đều có thể tiếp thị mua hàng ngay tại điểm chạm 9
đó. Hiện tại, trên Tiktok cũng đang diễn ra vấn đề người dùng không biết về các sản
phẩm cũng khi tham gia các livestream, nhưng cuối cùng họ vẫn chốt đơn trên các
livestream đó chỉ thông qua đánh giá của các bạn KOC và KOL.
Tuy nhiên, hành vi khách hàng này hiện nay vẫn đang phụ thuộc vào yếu tố tham khảo
từ người thân, người bạn hoặc chuyên gia trong ngành. “71% khách hàng ra quyết
định ảnh hưởng bởi “Lời khuyên” “Tư vấn” “Đề xuất” từ Bạn bè, Chuyên gia” [Harris
Interactive,2010]. Vậy ngày nay trong hành trình digital marketing đang diễn ra những gì? 3. Bẫy Digital Hình 5. Bẫy Digital
Vậy thì tại sao gọi là “bẫy” digital? Tại mọi điểm chạm của người dùng từ lúc họ được
nghe đến, được biết đến, sau đó họ đi tìm kiếm, so sánh giá, hỏi người thân, bạn bè,
hoặc kiểm tra trên các cộng đồng facebook những người đã dùng trước đây để đọc
đánh giá, hoặc hỏi thêm các chuyên gia về sản phẩm. Người dùng không nhất thiết
phải mua hàng tại cuối hành trình mà họ có thể mua hàng tại các điểm chạm trên. Tại
mỗi điểm chạm, nếu như marketer làm tốt việc quảng cáo thì họ đều có thể hướng
khách hàng đến mua sản phẩm của mình. Tại những điểm chạm này sẽ có những
người hỗ trợ truyền tải thông tin sản phẩm đến người dùng cho marketer mà không
phải mất chi phí nào, hoặc phí rất nhỏ. Nội dung này được truyền tải nhiều lần và dẫn
dắt quá trình hình thành trong ý thức lựa chọn sự quen thuộc, hoặc người dùng tin
tưởng đó là sự lựa chọn đúng của mình. Lúc này, affiliate marketing ra đời. 4. Affiliate Marketing 10