-
Thông tin
-
Hỏi đáp
5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Nguồn gốc, ý nghĩa
Yêu Tổ quốc: Nghĩa là trong mỗi chúng ta cần phải có tầm hiểu biết về lịch sử, về truyền thống dân tộc, những nét vãn hóa tốt đẹp của đất nước, vùng miền, từng địa phương, tham gia cùng gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Đạo đức 4 4 tài liệu
Đạo đức 4 206 tài liệu
5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Nguồn gốc, ý nghĩa
Yêu Tổ quốc: Nghĩa là trong mỗi chúng ta cần phải có tầm hiểu biết về lịch sử, về truyền thống dân tộc, những nét vãn hóa tốt đẹp của đất nước, vùng miền, từng địa phương, tham gia cùng gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Đạo đức 4 4 tài liệu
Môn: Đạo đức 4 206 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đạo đức 4
Preview text:
5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Nguồn gốc, ý nghĩa?
1. Nội dung của 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng
Trích nguyên văn 5 Điều Bác Hồ dạu thiếu niên, nhi đồng:
"1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
2. Học tập tốt, lao động tốt
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
4. Giữ gì vệ sinh thật tốt
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm"
2. Nguồn gốc của 5 Điều Bác Hồ dạy thiêu niên, nhi đồng
5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là những điều mà Bác Hồ đã viết trong thư gửi chúc mừng
nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong vào ngày 15/5/1961.
3. Ý nghĩa 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng
Yêu Tổ quốc: Nghĩa là trong mỗi chúng ta cần phải có tầm hiểu biết về lịch sử, về truyền thống
dân tộc, những nét vãn hóa tốt đẹp của đất nước, vùng miền, từng địa phương, tham gia cùng gìn
giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước, Tổ quốc với bạn bè năm châu. Ngoài ra trong quá
trình học tập hiện nay việc học tập, giáo dục nên cần được khơi dậy lòng yêu nước nhiều hơn nữa
đặc biệt là trong việc giáo dục môn Lịch sử.
Yêu đồng bào: Nghĩa là giáo dục con người, nhi đồng, thiếu niên tình yêu thương giưã người với
người, trong đời sống hàng ngày như đối với anh chị em, bố mẹ, ông bà, cũng như là cách hành
xử mọi người xung quanh, luôn luôn có tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau
trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt trong lứa tuổi này là giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện.
Học tập tốt: Nghĩa là trong mỗi thiếu niên, nhi đồng cần phải có tinh thần rèn luyện, tinh thần tự
giác trong học tập, thái độ cầu thị, chăm chỉ, được khơi dậy niềm hào hứng đối với các môn học,
không chỉ trong học tập trên trường lớp mà còn học tập trong cuộc sống. Một số gợi ý để việc học
tập đạt kết quả tốt như: Chuẩn bị bài học đầy đủ, luôn lắng nghe giảng từ thầy cô, có tinh thần ham
học hỏi ngoài giờ học...
Lao động tốt: Nghĩa là cần phải biết và nâng cao lao động, biết quý trọng thành quả lao động và
giá trị của lao động của xã hội cũng như là những giá trị mà bản thân đã tạo ra. Biết thực hiện lao
động một cách tích cực, tham gia lao động tập thể rèn luyện thể chất, ý thức lao động. Đối với
thiếu niên, nhi đồng cần phải rèn luyện từ những điều nhỏ nhất như trực nhật, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh...
Đoàn kết tốt: Điều này cần thể hiện ở những mối quan hệ giữa bạn bè, anh, chị, em trong gia đình
cũng như là tập thể và tiến xã hơn nữa là trong cộng đồng và xã hội. Thể hiện ở những việc như
quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập, tương trợ lúc gặp khó khăn hoạn nạn, cùng nhau khắc phục,
tháo gỡ vướng mắc, khó khăn tiến bộ trong học tập, rèn luyện.
Kỷ luật tốt: Được thể hiện ở việc ý thức chấp hành tốt nội quy, cũng như là quy định của trường,
lớp, quy định chung nơi công cộng, đặc biệt là phải tự tạo được cho bản thân mình kỷ luật cá nhân,
từ đó rèn được ý chí, bản lĩnh.
Khiêm tốn: Là một đức tính đáng để học hỏi là bản thân không được tự cao, tự kiêu, phải biết lễ
phép, biết kính trên nhường dưới, biết phép tắc trong khuôn khổ, giao tiếp nhẹ nhàng kính trọng
đối với mọi người xung quanh.
Thật thà: Đức tính của sự trung thực, cần được có trong cuộc sống, phải có lối sống trung thực,
không gian dối, ngay thẳng đặc biệt là đối với bố mẹ trong gia đình.
Dũng cảm: Là một đức tín cao quý của mỗi con người, người dũng cảm không chỉ là người mạnh
mẽ dám đứng lên, tiên phong phát triển mà ngoài ra người dũng cảm còn là người biết nhìn nhận
những khuyết điểm, dám đối đấu với những thiếu sót, hạn chế của mình, luôn được người đời kính trọng.
4. Phương pháp rèn luyện, giáo dục thiếu niên, nhi đồng theo 5 Điều Bác Hồ dạy
Đầu tiên, cần để cao phương pháp nêu gương, người tốt, việc tốt để làm công tác giáo dục.
Luôn cần phải nêu gương, khen thưởng những cá nhân xuất sắc, một tấm gương điển hình có tư
cách, có đạo đức từ đó thiếu niên, nhi đồng noi theo. Từ những tấm gương đó các thế hệ đi sau có
đường đi, phương hướng hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn, khắc phục được những khuyết điểm, phát
huy những ưu điểm sẵn có, muốn hướng dẫn thiếu niên, nhi đồng phát triển những bậc làm cha,
làm mẹ, thầy, cô cần phải là những người đi trước nêu gương phát triển.
Thứ hai, kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường.
Trường lớp là nơi có chức năng chuyên về mảng giáo dục, nơi các thế hệ trẻ phát triển về nhân
cách và trí tuệ, tiếp nhận văn hóa, thông tin qua sự hướng dẫn của giáo viên và công cụ khác như
giáo khoa, thiết bị dạy học, tuy nhiên việc giáo dục tại trường lớp chỉ là một khoảng thời gian, và
phần giáo dục tại gia đình, giáo dục trong gia đình cũng không kém phần quan trọng, sự kết hợp
giữa gia đình và nhà trường nhằm tạo cho thế hệ trẻ một môi trường phát triển toàn diện, an toàn,
lành mạnh, cũng như là kịp thời phát hiện và ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng của
giới trẻ, định hướng tương lai phát triển của trẻ.
Thứ ba, nâng cao vai trò của cán bộ phụ trách thiếu niên
Trong giáo dục thì người phục trách, quản lý thiếu niên, nhi đồng đóng vai trò cực kỳ quan trọng,
họ là những người truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ để các cháu vui chơi, học hành, dạy bảo các
cháu cần phải biết quý trọng lao động, giữ kỷ luật, vệ sinh, văn hóa nơi công cộng...
Thứ tư, giảm áp lực học tập, tăng các hoạt động ngoại khóa dành cho trẻ em
Hiện nay, với thời đại mới, kỷ nguyên mới, trẻ em hiện đại dần có những biểu hiện bệnh như của
người lớn là stress, lo âu, thậm chí trầm cảm trong quá trình học tập, đặc biệt như trong dịch bệnh
các em hầu như ở nhà một mình mà không có tiếp xúc với bạn bè thầy cô, áp lực căng thẳng kéo
dài có thể dẫn đến thay đổi hành vi, suy nghĩ, vì vậy các bậc phụ huynh và nhà trường cần giảm
áp lực cho các con, tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí cũng như là tâm sự làm một người
bạn của con, thay đổi các dạy, dành thời gian cho các con vui chơi.
Thứ năm, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, hiện nay hầu hết gia đình nào các bậc phụ huynh cũng
sắm cho con em 1 chiếc điện thoại di động, nhưng tuyệt nhiên không phải bậc phụ huynh nào cũng
theo sát con được 24/24 giờ, nhiều bạn được tiếp cận sớm với internet và thiết bị công nghệ khác
ngoài điện thoại dễ dàng bị đe dọa, là nạn nhân của các trò lừa đảo, phạm pháp, thậm chí bị bắt nạt
trên không gian mạng, vì vậy chính bản thân các bậc phụ huynh cũng như nhà trường, sự vào cuộc
của các tổ chức bảo vệ trẻ em cũng như người dân cần trang bị những kiến thức bổ ích, dạy trẻ em
cách tự bảo vệ bản thân, những kiến thức trên không gian mạng cũng như là những thông báo, tố
giác những hành vi vi phạm pháp luật. Bác đã từng nói:
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan"
Bác là người luôn kỳ vọng vào lớp trẻ, lớp thiếu nhi của đất nước, mọi sự yêu thương bác đều dành
cho thiếu niên, nhi đồng. Qua nhiều năm trôi qua nhưng những điều Bác răn dạy vẫn luôn mãi
trường tồn, khích lệ tuổi trẻ trên mọi miền của Tổ quốc gắng sức học tập và rèn luyện.