-
Thông tin
-
Quiz
Áp dụng kiến thức về ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao để phân tích 3 sự kiện trong quan hệ quốc tế và rút ra kết luận liên quan | Tiểu luận Nghiệp vụ ngoại giao và văn phòng đối ngoại
Ngày 9/5 (ngày Chiến thắng phát xít) hằng năm là ngày Nga kỷ niệm chiến thắng của nhân dân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 1945), đánh dấu sự thất bại của Đức Quốc xã và các nước phát xít đồng minh. Đại sứ Nga Sergey Andreev đã bị những người phản đối cuộc chiến của Nga ở Ukraine chen lấn, xô đẩy và tạt sơn đỏ khi ông định đặt hoa tại Nghĩa trang Quân đội Liên Xô ở Warsaw. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Nghiệp vụ ngoại giao và văn phòng đối ngoại 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Áp dụng kiến thức về ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao để phân tích 3 sự kiện trong quan hệ quốc tế và rút ra kết luận liên quan | Tiểu luận Nghiệp vụ ngoại giao và văn phòng đối ngoại
Ngày 9/5 (ngày Chiến thắng phát xít) hằng năm là ngày Nga kỷ niệm chiến thắng của nhân dân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 1945), đánh dấu sự thất bại của Đức Quốc xã và các nước phát xít đồng minh. Đại sứ Nga Sergey Andreev đã bị những người phản đối cuộc chiến của Nga ở Ukraine chen lấn, xô đẩy và tạt sơn đỏ khi ông định đặt hoa tại Nghĩa trang Quân đội Liên Xô ở Warsaw. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Nghiệp vụ ngoại giao và văn phòng đối ngoại 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ o0o TIỂU LUẬN
MÔN: NGHIỆP VỤ NGOẠI GIAO VÀ VĂN PHÒNG ĐỐI NGOẠI
Đề 2: Áp dụng kiến thức về ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao để phân tích
ba sự kiện sau trong quan hệ quốc tế và rút ra những kết luận liên quan
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: QHCT&TTQT K40 Nhóm sinh viên: STT MSSV HỌ VÀ TÊN 1 2056110049
Trần Thùy Trang (nhóm trưởng) 2 2056110020 Nguyễn Thu Hương 3 2056110034 Nguyễn Phương Nhi
Hà Nội, tháng 12 năm 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 2
NỘI DUNG ........................................................................................................... 3
I. Đại sứ LB Nga tại Balan bị những người biểu tình phản đối chiến tranh ở
Ukraine tấn công và tạt siro đỏ vào mặt nhân sự kiện ông cùng các cán bộ ngoại
giao của Đại sứ quán đến đặt vòng hoa tại nghĩa trang tưởng niệm các chiến sĩ
Liên Xô hy sinh trong Thế chiến II ở thủ đô Warsaw hôm 9-5. ........................... 3
II. Palestine khởi kiện Mỹ ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) liên quan đến việc
Mỹ di chuyển trụ sở đại sứ quán của nước này tại Israel từ Tel Aviv đến
Jerusalem. .............................................................................................................. 8
III. Tháng 7/2014, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị tới thăm Mỹ
và đã tặng Thượng Nghị sĩ John Mccain món quà đặc biệt (tấm ảnh ghi lại tấm
bia tại đường Thanh Niên bên hồ Trúc Bạch, Hà Nội). ...................................... 13
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. .22 1 MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh quan hệ quốc tế ngày càng rộng mở và phức tạp, ngoại giao
càng thể hiện vai trò hết sức quan trọng trong việc gìn giữ, bảo vệ và xây dựng
đất nước. Ngoại giao không chỉ là lĩnh vực thuộc quan hệ chính trị quốc tế, mà
đã vươn tầm với của mình tác động đến hầu hết các lĩnh vực khác trong mối quan
hệ giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các khu vực và các tổ chức trên thế giới. Trong
bối cảnh đó, quốc gia muốn phát triển thì không thể tồn tại một cách riêng lẻ, tách
rời khỏi đời sống cộng đồng quốc tế. Các hoạt động ngoại giao trở nên hết sức
phong phú và sôi động. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, sinh
viên khoa Quan hệ quốc tế ngày càng cần được trang bị và nâng cao kiến thức
tổng hợp về mọi mặt, trong đó có kiến thức về ngoại giao và nghiệp vụ ngoại
giao. Việc nhận thức đúng về bản chất ngoại giao và vận dụng thành công các
nghiệp vụ ngoại giao là yêu cầu cần thiết và quan trọng. Dựa trên kiến thức về
ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao, nhóm chúng tôi phân tích 3 trường hợp cụ thể. 2 NỘI DUNG
I. Đại sứ LB Nga tại Balan bị những người biểu tình phản đối chiến tranh
ở Ukraine tấn công và tạt siro đỏ vào mặt nhân sự kiện ông cùng các cán bộ
ngoại giao của Đại sứ quán đến đặt vòng hoa tại nghĩa trang tưởng niệm các
chiến sĩ Liên Xô hy sinh trong Thế chiến II ở thủ đô Warsaw hôm 9-5.
1. Khái quát sự kiện
Ngày 9/5 (ngày Chiến thắng phát xít) hằng năm là ngày Nga kỷ niệm chiến thắng
của nhân dân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945), đánh
dấu sự thất bại của Đức Quốc xã và các nước phát xít đồng minh. Đại sứ Nga
Sergey Andreev đã bị những người phản đối cuộc chiến của Nga ở Ukraine chen
lấn, xô đẩy và tạt sơn đỏ khi ông định đặt hoa tại Nghĩa trang Quân đội Liên Xô
ở Warsaw. Cảnh sát Ba Lan sau đó đã hộ tống ông Andreev rời khỏi sự kiện. Đại
sứ Andreev nói với Hãng tin Tass rằng ông và nhóm của ông không bị thương
nghiêm trọng nhưng ông sẽ có phản đối chính thức. "Khi họ đề xuất chúng tôi
không tổ chức sự kiện lớn, chúng tôi đã chấp nhận. Chúng tôi không muốn làm
tình hình xấu đi", ông Andreev cho biết.
Ba Lan sau đó hủy mọi lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng chính thức. Sau khi sự cố
xảy ra Phía Nga đã kịch liệt chỉ trích giới chức Ba Lan về vụ việc, đồng thời họ
đề nghị phía Ba Lan củng cố và tăng cường an ninh cho các nhà ngoại giao của
Nga. Tại thời điểm đó, phía Ba Lan không đưa ra bất cứ bình luận gì về sự cố này. 3
Đại sứ Nga Sergey Andreev bị tạt sơn ở Warsaw, Ba Lan, ngày 9-5
2. Phản ứng của hai quốc gia sau sự kiện - Về phía Ba Lan:
Ngoại trưởng Ba Lan chỉ trích vụ tạt sơn Đại sứ Nga Andreev, song Bộ
trưởng Nội vụ Ba Lan nói có thể hiểu cảm xúc của người biểu tình. “ Các nhà
ngoại giao phải được hưởng sự bảo vệ đặc biệt, bất kể các chính sách mà chính
phủ của họ theo đuổi”, Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau lên tiếng sau khi Đại
sứ Nga Sergei Andreev bị tạt sơn đỏ ở thủ đô Warsaw hôm 9/5, gọi đây là sự việc
"vô cùng tệ hại". Bộ Nội vụ Ba Lan cũng nói rằng đã cảnh báo các nhà ngoại giao
Nga không nên đến sự kiện kỷ niệm ngày 9-5.
Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ Ba Lan Piotr Muller hôm 10/5 cho
biết "có thể hiểu được" sự tức giận của những người biểu tình tấn công Đại sứ
Nga Andreev và "không có lý do gì để chỉ trích hành vi của họ". 4
Người phát ngôn nói thêm Nga nên tránh khơi gợi những cảm xúc giận dữ
như vậy. Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Mariusz Kaminski cũng đăng trên Twitter
rằng "cuộc tập hợp của những người phản đối chiến dịch quân sự của Nga tại
Ukraine là hoàn toàn hợp pháp. Cảm xúc của những phụ nữ Ukraine tham gia
biểu tình, những người có chồng đang chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, là điều dễ hiểu".
Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan nói thêm giới chức nước này trước đó đã cảnh
báo Đại sứ Nga Andreev không nên tới đặt vòng hoa tại nghĩa trang chiến sĩ Liên Xô ở Warsaw hôm 9/5. - Về phía Nga
Sau khi Đại sứ Andreev bị tạt sơn đỏ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga
Maria Zakharova đã lên án hành động này và nói rằng "những kẻ ái mộ chủ nghĩa
tân phát xít lại cho thấy bộ mặt của mình".Bộ Ngoại giao Nga yêu cầu Warsaw
tổ chức lại lễ tưởng niệm khác ngay lập tức và phải bảo vệ tuyệt đối phái đoàn
ngoại giao Nga trước các khiêu khích.
"Như tôi đã từng nói, chúng tôi sẽ không bị uy hiếp. Cư dân châu Âu hẳn
phải cảm thấy tồi tệ khi soi mình trong gương", phát ngôn viên Zakharova nói thêm.
Quan hệ giữa Moskva và Warsaw đang căng thẳng vì chiến dịch quân sự
của Nga tại Ukraine. Ba Lan, nước láng giềng ở phía tây của Ukraine, là bên dẫn
đầu những lời kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tăng trừng phạt Moskva và kêu
gọi NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine để chống lại lực lượng Nga.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Peskov trước đó đã cáo buộc Ba Lan có thể
là mối đe dọa tiềm tàng với "sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine". Phó chủ tịch Hội 5
đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev hồi tháng 3 cảnh báo Ba Lan sẽ phải trả giá
đắt vì "hội chứng bài Nga".
2.Phân tích và đánh giá
a. Một số vấn đề chung về đặc quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao
Thông qua sự kiện trên, ta có thể thấy Ba Lan đã không đảm bảo được đặc
quyền bất khả xâm phạm thân thể của Đại sứ Andreev. Đây là sự đảm bảo cốt
yếu của viên chức ngoại giao. Có thể nói đây là quyền tối thiểu mà nước tiếp nhận
(Ba Lan) dành cho các nhà ngoại giao để họ có đầy đủ điều kiện cần thiết thực
hiện chức năng đại diện lợi ích quốc gia của họ. Về nội dung, trước hết việc không
bị bắt giữ, giam cầm, ngược đãi, không bị xúc phạm đến danh dự, phẩm cách
dưới bất kỳ hình thức nào.
Trong đó là điều 29, Công ước Viên 1961 đã xác định rõ đặc quyền này:
+ Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm thân thể,
được bảo vệ danh dự, uy tín trong mọi lúc mọi nơi
+ Nước tiếp nhận phải đối xử trọng thị và có biện pháp để ngăn chặn mọi
hành vi xúc phạm đến thân thể, tự do của họ.
Về nguyên tắc, đặc quyền này nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các nhà
ngoại giao thực hiện nhiệm vụ mà không gặp bất kỳ sự cản trở nào; đặc quyền
này có hiệu lực tính từ khi nhà ngoại giao đến nước tiếp nhận, kéo dài suốt nhiệm
kỳ công tác, tồn tại ngay cả khi cắt đứt quan hệ ngoại giao, trong tình trạng chiến
tranh và trong suốt thời gian quá cảnh nước thứ ba (Điều 39).
Thực tiễn các hoạt động ngoại giao cho thấy, các quy định quốc tế về quyền
bất khả xâm phạm thân thể đều được các nước tôn trọng, áp dụng, nhưng vẫn có 6
nhiều vụ vi phạm đã gây quan hệ xấu cho quan hệ hai nước, điển hình là vụ việc trên. b.
Phân tích đánh giá
Thông qua vụ việc Đại sứ Liên Bang Nga tại Ba Lan bị những người biểu tình
phản đối chiến tranh ở Ukraine tấn công và tạt siro đỏ vào mặt nhân sự kiện ông
cùng các cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán đến đặt vòng hoa tại nghĩa trang
tưởng niệm các chiến sĩ Liên Xô hy sinh trong Thế chiến II ở thủ đô Warsaw hôm
9-5, ta có thể thấy Ba Lan đã chưa đảm bảo được quyền bất khả xâm phạm thân
thể cho Đại sứ Andreev. Không những vậy, sự kiện trên còn làm căng thẳng thêm
mối quan hệ ngoại giao giữa Nga và Ba Lan.
- Đề xuất cách giải quyết:
Đề xuất giải quyết vấn đề trên bằng biện pháp tiếp xúc ngoại giao. Một trong hai
nước có thể chủ động tiếp xúc để làm rõ quan điểm chủ trương của nước mình
hay đề xuất biện pháp hòa giải sau căng thẳng vừa xảy ra. 7
II. Palestine khởi kiện Mỹ ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) liên quan đến
việc Mỹ di chuyển trụ sở đại sứ quán của nước này tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem.
1. Vấn đề tranh chấp giữa Israel và Palestine về khu Jerusalem
Nhìn về lịch sử, Jerusalem đã bị tranh giành trong cả nghìn năm bởi các cư
dân của nó, bởi các quyền lực trong vùng và những kẻ xâm lăng. Nó cũng là vùng
đất thiêng liêng của Do Thái giáo, Cơ đốc giáo, và Hồi giáo, và mỗi tôn giáo đều
có các di tích với ý nghĩa tôn giáo lớn lao ở đó.
Chính quyền Israel khẳng quyết rằng, Jerusalem là thủ đô vĩnh cửu và bất
khả phân chia của người Do Thái, trong khi Palestine cũng quyết đoán không
kém, nói rằng Khu Đông Jerusalem phải là thủ đô của một Nhà nước Palestine trong tương lai.
Trung tâm thành cổ của Jerusalem là nơi có Khu Mộ Chúa của người Cơ
đốc, cũng như có Vòm Đá của Hồi giáo. Di tích còn sót lại sau hàng nghìn năm
của Do Thái là Bức Tường Than Khóc, nơi cầu nguyện và nhắc nhở dân Do Thái
về nạn mất nước và nguy cơ diệt vong. Đây đều là các di tích quan trọng bậc nhất
của cả ba tôn giáo lớn trên thế giới: Do Thái giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo.
Thành phố là địa điểm hành hương của các tín đồ Cơ đốc giáo, tôn kính nó
như địa điểm mà họ tin tưởng rằng là nơi Chúa Jesus đã thuyết giáo, mất đi và phục sinh.
Vào năm 1947, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định rằng vùng đất
Palestine khi đó do người Anh cai trị phải được phân chia thành một quốc gia Ả
Rập và một quốc gia Do Thái. Nhưng Liên hợp quốc đã nhìn nhận Jerusalem có
một quy chế độc lập và đề nghị đặt thành phố này dưới một sự quản trị quốc tế,
cùng với thành phố Bethlehem cạnh đó, như một “bộ phận tách biệt” sẽ được
quản trị bởi Liên hợp quốc.
Điều đó đã không hề xảy ra, khi sự cai trị của Anh chấm dứt vào năm 1948,
các lực lượng Jordan đã chiếm đóng Thành Cổ và khu Đông Jerusalem. Israel đã 8
chiếm đoạt khu Đông Jerusalem từ Jordan trong cuộc chiến tại Trung Đông năm
1967 và đã sáp nhập nó. Thành phố Jerusalem từ đó nằm dưới quyền kiểm soát của Israel.
Năm 1980, quốc hội Israel đã thông qua một đạo luật tuyên bố toàn thể
thành phố Jerusalem thống nhất là thủ đô của Do Thái, nhưng Liên hợp quốc vẫn
coi Khu đông Jerusalem bị chiếm đóng phi pháp, và tình trạng pháp lý của thành
phố sẽ còn gây tranh cãi cho đến khi được giải quyết bằng các cuộc thương thảo giữa Israel và Palestine.
Các cuộc đàm phán Palestine-Israel đã bị ngừng trệ từ tháng tư năm 2014
mà không đạt được bất kỳ kết quả đáng kể nào sau 9 tháng của cuộc đàm phán do
Mỹ và châu Âu bảo trợ vì Israel từ chối ngừng hoạt động ở các khu định cư hay
chấp nhận biên giới 1967 làm cơ sở để đàm phán và thả các tù nhân của Palestine
trong các nhà tù của Israel.
Đỉnh điểm, tiến trình hòa bình càng bế tắc vào ngày 7/5/2018, Hoa Kỳ loan
báo sẽ mở tòa đại sứ mới tại Israel ở Jerusalem, một động thái làm Israel hoan hỉ
và làm cho người Palestine tức giận.
2. Quá trình xảy ra xung quanh Palestine khởi kiện Mỹ ra Tòa án
Công lý Quốc tế (ICJ)
Vào ngày 28/9/2018, thông báo của ICJ cho biết Palestine đã tiến hành các
thủ tục kiện Mỹ lên ICJ, cơ quan pháp lý chính của Liên Hợp Quốc (LHQ), với
cáo buộc Mỹ vi phạm Công ước Vienna ngày 18/4/1961 về quan hệ ngoại giao,
trong đó Công ước yêu cầu các nước chỉ đặt đại sứ quán trong lãnh thổ của nước đối tác ngoại giao.
Tuy nhiên, quy chế Jerusalem cho tới nay vẫn là điểm gây tranh cãi trong
cuộc xung đột Israel-Palestine. Theo thông báo của ICJ, phía Palestine cáo buộc
Mỹ vi phạm hiệp ước quốc tế và yêu cầu Washington phải rút Đại sứ quán ra khỏi Jerusalem.
Vấn đề quy chế của thành phố Jerusalem lâu nay là chủ đề đặc biệt nhạy
cảm và là trung tâm của cuộc xung đột Israel-Palestine. Israel chiếm đóng khu 9
vực Đông Jerusalem trong cuộc chiến năm 1967, sau đó sáp nhập vùng đất này
và tuyên bố toàn bộ thành phố Jerusalem là thủ đô không thể chia cắt của Israel.
Cộng đồng quốc tế không công nhận chủ quyền của Israel đối với Đông
Jerusalem, trong khi người Palestine luôn xác định Đông Jerusalem là thủ đô của
Nhà nước Palestine trong tương lai. Do đó, việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ
đô của Israel và chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem hồi tháng 5
vừa qua đã trở thành tâm điểm của giới truyền thông và chính trị trên toàn thế giới.
Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh ngày 26/9/2018, Tổng thống Mỹ
Donald Trump bày tỏ mong muốn một giải pháp hai nhà nước để giải quyết cuộc
xung đột Israel-Palestine, đồng thời cho biết sẽ đưa ra kế hoạch hòa bình Trung
Đông trong những tháng tới. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Donald Trump tuyên
bố ủng hộ giải pháp 2 nhà nước, theo đó, thành lập một nhà nước Palestine độc lập.
Tuy nhiên, phía Palestine cho rằng các chính sách của Nhà Trắng đang phá
vỡ hy vọng hòa bình, và việc Tổng thống Trump mới chỉ đưa ra tuyên bố là chưa
đủ để đưa Palestine quay lại bàn đàm phán. Đáp lại thông điệp trên của Tổng
thống Trump, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nêu rõ người Palestine sẽ
không chấp nhận Mỹ đóng vai trò là trung gian hòa giải duy nhất trong tiến trình hòa bình Trung Đông.
Với cáo buộc chính phủ “đầy thành kiến” của Tổng thống Mỹ Donald
Trump đang hủy hoại giải pháp hai nhà nước, Tổng thống Palestine chỉ trích "ông
chủ Nhà Trắng" nghiêng hẳn về Israel kể từ khi lên nắm quyền, xóa bỏ mọi cam
kết của các chính phủ Mỹ tiền nhiệm, và không thực sự quan tâm tới vấn đề nhân
đạo của người dân Palestine.
Ông đặc biệt lên án quyết định của nhà lãnh đạo Mỹ công nhận Jerusalem
là thủ đô của Israel, đóng cửa văn phóng phái bộ ngoại giao của Tổ chức Giải
phóng Palestine (PLO) tại Washington và cắt viện trợ cho Palestine, gây ảnh
hưởng tới hàng triệu người tị nạn Palestine. 10
3. Nội dung tranh chấp tranh chấp được đề trịnh của Palestine
Theo Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao năm 1961, nhiệm vụ của nhà
nước khi gửi đại diện ngoại giao phải nằm trong lãnh thổ của đất nước tiếp nhận
đại diện đó. Do đó, quan điểm của Palestine thể hiện rõ "việc di dời Đại sứ quán
Mỹ tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem là vi phạm Công ước Vienna"
Với quan điểm này, Palestine yêu cầu Tòa án Tư pháp quốc tế thấy rõ sự
vi phạm của Mỹ và đưa ra quyết định buộc Mỹ phải triệu hồi Đại sứ ngoại giao
của mình ra khỏi Jerusalem nhằm tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế theo Công ước Vienna.
Trong đơn kiện của mình, Palestine dẫn hai công hàm gửi đến Mỹ liên quan
đến việc di chuyển đại sứ quán đến Jerusalem có nhắc đến Công ước Viên năm
1961. Công hàm ngày 14/05/2018 của Palestine gửi Bộ Ngoại giao Mỹ xem hành
động của Mỹ là vi phạm Công ước Viên năm 1961. Công hàm ngày 04/07/2018
thông báo cho Bộ Ngoại giao Mỹ về việc đang có tranh chấp giữa hai nước theo
Điều I và II của Nghị định thư tùy chọn liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước Viên.
Palestine đã có thông báo gửi trực tiếp đến Mỹ đề cập đế tranh chấp liên
quan đến giải thích và áp dụng Công ước Viên năm 1961. Đặc biệt là công hàm
ngày 04/07/2018 thông báo rõ ràng, không mập mờ về sự tồn tại một tranh chấp
như thế. Nội dung tranh chấp theo đơn kiện mà Palestine đệ trình liên quan đến
nội hàm của các quy định của Công ước Viên năm 1961 – nội hàm của cụm từ “ở
nước tiếp nhận” sử dụng trong Công ước có được hiểu là đại sứ quán của một
nước phải ở trong lãnh thổ của nước tiếp nhận hay không.
Palestine cho rằng Jerusalem có quy chế pháp lý quốc tế đặc biệt theo các
nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Nghị quyết 181(II) năm 1947 khẳng
định “Thành phố Jerusalem được xác lập như một thực thể riêng biệt với quy chế
quốc tế đặc biệt.” Điều đó có nghĩa là Jerusalem không là một phần lãnh thổ của
Israel. Do đó, việc Mỹ di chuyển đại sứ quán của mình tại Israel đến Jerusalem
đã vi phạm các quy định của Công ước Viên năm 1961. 11
Các quy định của Công ước Viên năm 1961 sử dụng cụm từ “ở quốc gia
tiếp nhận” (in the receiving State) ở nhiều điều khoản, ví dụ như Điều 3 về chức
năng của phái đoàn ngoại giao là đại diện cho quốc gia ở quốc gia tiếp nhận. Theo
đó, rõ ràng rằng chức năng đại diện của phái đoàn ngoại giao (và hai chức năng
khác trong năm chức năng theo Điều 3 phải được thực hiện trên lãnh thổ của quốc
gia tiếp nhận. Điều 3 nêu trên quy định nguyên văn rằng:
“1. Các chức năng của một phái đoàn ngoại giao bao gồm :
+ Đại diện quốc gia gửi ở quốc gia tiếp nhận;
+ Bảo vệ lợi ích của quốc gia gửi và của công dân của mình ở quốc
gia tiếp nhận trong khuôn khổ cho phép của luật quốc tế;
+ Đàm phán với Chính phủ quốc gia tiếp nhận;
+ Thu thập bằng các biện pháp hòa bình các điều kiện và tình hình
phát triển ở quốc gia tiếp nhận, và báo cáo về cho Chính phủ quốc gia gửi;
+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa quốc gia gửi và quốc gia tiếp
nhận, và phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa và khoa học giữa hai nước.”
Theo Palestine, cụm từ “ở quốc gia tiếp nhận” còn được sử dụng ở 12 điều
khoản khác của Công ước, và điều này cho thấy phái đoàn ngoại giao của một
quốc gia phải được thành lập trên lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận. Hơn nữa, Điều
21 cũng quy định quốc gia tiếp nhận sẽ tạo điều kiện cho phái đoàn ngoại giao
mua trụ sở trên lãnh thổ của mình (on its territory). Tóm lại, Palestine cho rằng
Jerusalem không phải là lãnh thổ của Israel, mà Công ước Viên năm 1961 lại yêu
cầu phái đoàn ngoại giao của một nước phải được thành lập trên lãnh thổ của
quốc gia tiếp nhận, do đó, việc Mỹ di chuyển đại sứ quán của mình tại Israel đến
Jerusalem đã vi phạm Công ước trên. 12
III. Tháng 7/2014, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị tới thăm
Mỹ và đã tặng Thượng Nghị sĩ John Mccain món quà đặc biệt (tấm ảnh ghi
lại tấm bia tại đường Thanh Niên bên hồ Trúc Bạch, Hà Nội).
1.Tổng quan về quà tặng trong lễ tân ngoại giao
1.1. Ý nghĩa của việc tặng quà trong ngoại giao
Quà tặng là sự kết tinh của một mối quan hệ, thay cho bao điều muốn nói,
thể hiện tấm lòng cũng như văn hóa, thái độ của người tặng. Tặng quà không hẳn
chỉ là vấn đề tuân theo những quy ước của phép lịch sự. “Một hình ảnh có giá trị
bằng cả ngàn lời nói, một đồ vật có giá trị không kém một bài diễn văn”
Trong ngoại giao, một môi trường luôn đòi hỏi tính tuyệt đối, quà tặng
cũng trở thành một thứ không thể thiếu. Đó là thông điệp cuối cùng người nhận
mang về, là một thứ vũ khí kỳ diệu, kéo dài những giây phút đẹp đẽ và tạo bệ
phóng cho mối quan hệ bền chặt trong tương lai. Cho đến nay, câu ngạn ngữ “Quà
tặng duy trì tình bạn” vẫn còn nguyên giá trị của nó.
1.2. Cách thức chọn quà, tặng quà
Để quà tặng được lưu giữ lâu dài, để lại ấn tượng trong lòng người nhận
thì người tặng phải hết sức khéo léo từ chọn quà, thời gian tặng, cách tặng, đến
cả cách đóng gói quà. Quà tặng ý nghĩa không nhất thiết phải cầu kỳ và đắt tiền,
mà quan trọng hơn hết, người tặng phải đủ tinh tế để hiểu người nhận. Món quà
vừa phải hợp với lòng người nhận, vừa thể hiện lòng người tặng.
Trong ngoại giao, việc tặng quà thường phải được nghiên cứu kỹ. Theo
Mary Mel French – Phụ trách Lễ tân của Bộ Ngoại giao Mỹ, thì để lựa chọn được
một món quà phù hợp, cần chú ý các nguyên tắc sau:
- “Occasion”: tặng nhân dịp gì
- “Background”: tìm hiểu kỹ lý lịch của người nhận
- “Sources”: tìm hiểu qua các nguồn khác nhau: sách, báo, internet, chánh
văn phòng, thứ trưởng, cơ quan đại diện ngoại giao, thư ký riêng...
- “Elegance”: cần đảm bảo yếu tố tinh tế 13
- “Creativity”: có tính sáng tạo
Có hai cách tặng quà: trực tiếp và gián tiếp. Cách thức tặng quà kín đáo
nhất là gửi quà đến phòng khách sạn hoặc tại nơi ở của khách trước khi khách tới.
Khi đến, khách cũng có thể gửi quà cho chủ nhà theo cách thức như vậy. Sau đó,
trong buổi tiếp kiến đầu tiên, cả khách và chủ cảm ơn lẫn nhau một cách nhẹ nhàng.
Khi tặng quà, nên tặng vào đầu chuyến thăm để ý nghĩa tặng quà được vẹn
nguyên. Nếu việc tặng quà diễn ra vào cuối chuyến thăm, khi đã có những sự cố
không mong muốn, người nhận quà rất dễ có suy nghĩ rằng, người tặng muốn làm
mình quên đi những phiền toái hoặc để xin lỗi đối với những sai lầm trước đó.
Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa lại có những cái nhìn khác nhau về văn hóa
tặng quà. Độ chênh về văn hóa buộc chúng ta phải luôn cẩn trọng trong việc tặng
quà. Khi tặng quà bằng cả sự chân thành, mong muốn hiểu biết văn hóa nước bạn,
món quà sẽ thực sự trở thành nét đẹp trong ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng từng chia sẻ: "Trong lĩnh vực ngoại giao, tặng
quà là văn hóa, là nghệ thuật vô cùng công phu và nhất định phải chuyển tải một
thông điệp đối ngoại. Món quà còn mang giá trị văn hóa truyền thống, là cơ hội
quảng bá cho đất nước, văn hóa con người Việt Nam.”
1.3. Một số lưu ý về quà tặng trong hoạt động ngoại giao
- Quà tặng phải mang sắc thái dân tộc.
- Quà tặng phải truyền tải một thông điệp nào đó.
- Cần lựa chọn quà tặng đúng tâm lý và sở thích của người nhận.
- Cần chú ý đến chất lượng sản phẩm làm quà tặng.
- Phải chú ý đến phong tục, tập quán của mỗi dân tộc khi lựa chọn quà tặng, cách tặng.
- Quà tặng ý nghĩa không nhất thiết phải cầu kỳ và đắt tiền, mà quan trọng
hơn hết, người tặng phải đủ tinh tế để hiểu người nhận. Món quà vừa phải hợp
với lòng người nhận, vừa thể hiện lòng người tặng.
- Người phụ trách/Trưởng đoàn nhất thiết phải kiểm tra quà tặng. 14
- Phải xác định cách thức trao tặng quà, cũng như thời điểm thuận lợi nhất để trao.
- Không nên lựa chọn quà tặng một cách qua loa, đại khái hoặc để nước đến chân mới nhảy.
2.Phân tích, đánh giá sự việc
a.Cuộc đời Thượng nghị sĩ John McCain
Ông sinh năm 1936, trong một gia đình danh giá với cả cha và ông nội đều
là Đô đốc hải quân 4 sao, John McCain ngay từ nhỏ đã được hưởng một nền giáo
dục toàn diện và chịu ảnh hưởng của gia đình giàu truyền thống binh nghiệp.
John McCain có tuổi thơ đầy đủ và bình yên bên gia đình, song ông lại
được đánh giá là người cá tính, ưa mạo hiểm. Khi trưởng thành, McCain quyết
định theo học Học viện Hải quân Mỹ. Ông tốt nghiệp trường này vào năm 1958
và trở thành phi công hải quân sau 2 năm.
John McCain cùng đồng đội bên một chiếc chiến cơ trong chiến tranh Việt Nam 15
Sau khi phục vụ quân đội Mỹ chưa lâu, ông đã sang Việt Nam tham chiến
với tư cách là một phi công hải quân. Ngày 26-10-1967, khi John McCain điều
khiển chiếc A-4E Skyhawk, được coi là niềm tự hào của Mỹ, từ một hàng không
mẫu hạm đậu trên Thái Bình Dương, bay vào vùng trời Hà Nội nhắm tới các mục
tiêu trọng yếu, thì máy bay của ông ta đã bị bắn trúng.
John McCain sau đó đã kịp thời bung dù khỏi chiếc máy bay đang bốc cháy
và rơi xuống hồ Trúc Bạch. Dù bị nhiều mảnh kim loại do vụ nổ gây ra găm vào
người nhưng John McCain đã được lực lượng bộ đội, Công an cứu vớt khỏi hồ
Trúc Bạch, chăm sóc y tế.
McCain cùng nhiều tù binh Mỹ khác được trao trả ngày 14-3-1973, hai
tháng sau khi Hiệp định Paris được ký kết và 6 năm từ ngày được đưa vào “Khách
sạn vỡ tim” (tên gọi nhà tù Hoả Lò do chính những tù binh phi công Mỹ đặt)
Sau khi trở về Mỹ, John McCain vẫn tiếp tục phục vụ trong quân ngũ. Tuy
nhiên, những gì mà ông nhận được từ Việt Nam sau quãng thời gian dài vừa tham
chiến, vừa ngồi tù đã khiến McCain thay đổi hoàn toàn suy nghĩ về chiến tranh cũng như về Việt Nam.
Song song với những nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam trong việc
tìm kiếm các mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có
Mỹ, ông McCain cũng là người có vai trò tích cực trong việc phát triển mối quan
hệ giữa Hà Nội và Washington.
Cùng với Thượng nghị sĩ John Kerry (Ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền
cựu Tổng thống Obama), người từng phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam trong
những thập niên 60-70 của thế kỷ trước, John McCain đã tác động, thúc đẩy chính
quyền Tổng thống Clinton dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận nhằm vào Việt Nam để tiến
tới bình thường hóa quan hệ. 16
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó chủ nhiệm uỷ ban đối ngoại Quốc hội
và là nhà ngoại giao lâu năm của Việt Nam, khi nói về quá trình bình thường hóa
quan hệ Việt – Mỹ từng nhận định: “Trong bình thường hoá, chúng ta may mắn
có hai anh bạn John. Đó là Thượng nghị sĩ John Kerry và Thượng nghị sĩ John
McCain. Một người là phe Cộng hoà, một người là phe Dân chủ, chúng ta có sự
ủng hộ quan trọng từ cả lưỡng đảng”.
2.Cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị
Thượng Nghị sĩ John Mccain
Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành
ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội, đã thăm Mỹ từ ngày 21/7.
Tại thủ đô Washington DC, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã
có các cuộc làm việc với Thượng nghị sỹ John McCain. Cuộc làm việc hôm đó
kéo dài hơn dự kiến. Những tưởng với vẻ bận rộn ban đầu, ngài thượng nghị sĩ sẽ
sớm kết thúc câu chuyện, chào khách để chia tay. Thượng nghị sĩ John McCain
cất tiếng hỏi: “Thưa ngài Phạm Quang Nghị, sau đây ngài có còn bận gì không?”.
- Không, thưa ngài, sau cuộc gặp này là tôi đã hoàn thành chương trình làm
việc trong ngày. Tôi có thể cùng ngài tiếp tục cuộc nói chuyện. Nhưng, trước khi
kết thúc, tôi muốn tặng ngài một tấm ảnh. Thật tình, tôi không biết ngài có muốn
có nó hay không? Nếu ngài không thích thì ngài có thể không công bố cho bất kỳ
ai được biết. Còn ngài thích, thì tùy ngài.
Trong cuộc gặp đó, ông Phạm Quang Nghị tặng ông John McCain bức ảnh
chụp tấm bia bên hồ Trúc Bạch. Đó là hai tấm ảnh, lớn bằng khổ giấy A4, vừa
mới chụp trước ngày đoàn lên đường, ghi lại tấm bia tại đường Thanh Niên bên
hồ Trúc Bạch. Chính nơi đây 47 năm về trước vị thiếu tá phi công hải quân John
McCain đã bị quân và dân Việt Nam bắt làm tù binh. Và sau đó, nhân dân thủ đô 17
Hà Nội đã dựng lên tấm bia với kích cỡ khá là khiêm tốn nên không mấy gây chú
ý cho những người qua lại.
Hai tấm hình chụp tấm bia, ghi hình ảnh viên phi công đang giơ tay đầu
hàng, cạnh đó là những thanh thiếu niên đang thong dong đi dạo ven hồ đã làm
cho ngài thượng nghị sĩ thật sự hào hứng và xúc động. Nó gợi lại cho con người
nhớ lại quá khứ - một quá khứ thật khốc liệt và đầy ý nghĩa với cả người “từ trên
trời rơi xuống” theo đúng nghĩa đen, và những người “từ dưới đất xông lên”, vít
cổ chiếc máy bay của vị thiếu tá phi công năm xưa, bây giờ là một thượng nghị
sĩ có thâm niên và uy tín lớn trong chính giới Hoa Kỳ.
Thượng nghị sĩ John McCain nhận bức ảnh chụp bia chứng tích bên hồ Trúc Bạch từ
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị
Lý do Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị tặng Thượng Nghị
sĩ John Mccain Bức ảnh đặc biệt:
Trước ngày lên đường, ông Phạm Quang Nghị nghe một đồng chí lãnh
đạo của ta đã được ông John McCain và ông John Kerry tiếp ở Mỹ. Trong cuộc 18
tiếp đó, ông John McCain có nói vui với ông John Kerry rằng: “Tôi và ông đều
trải qua cuộc chiến tranh Việt Nam, nhưng chỉ có tôi mới có bia kỷ niệm ở hồ
Trúc Bạch, ông cũng đi chiến tranh Việt Nam nhưng ông không có bia”. Ông rất
lấy làm tự hào về dấu ấn mà ông đã tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam. Dấu ấn
ông muốn nói với mọi người chính là tấm bia ở hồ Trúc Bạch, nơi máy bay ông
bị bắn rơi. Sau khi nói vui câu đó với ông John Kerry, ông cũng nói với vị chính
khách của ta là nhờ ngài về nói với TP Hà Nội giúp giữ gìn tấm bia của tôi được sạch sẽ.
Chính vì vậy, trước ngày lên đường, ông Phạm Quang Nghị đã cho chụp 2
bức ảnh về tấm bia đó với ý rằng nhân dân Việt Nam rất trân trọng tấm bia và
đang giữ bia đó sạch sẽ. Việc tặng quà cho ông John McCain đã được Bí thư
Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nghiên cứu kỹ lưỡng: ông tìm hiểu qua món
quà thông qua một đồng chí lãnh đạo khác. Bức ảnh phù hợp với lý lịch của người
nhận, ông John McCain đã trải qua cuộc chiến tranh Việt Nam, ông bị bắn rơi
máy bay ở hồ Trúc Bạch.
Khi nhận món quà, ông John McCain mở tấm ảnh ra và rất phấn khởi. Ông
giơ lên cho mọi người xem và cùng chụp ảnh, chứ không phải ông McCain có
điều gì mặc cảm về quá khứ như có người suy nghĩ.
Lúc đó, ông cũng nói bia này ghi không đúng quân chủng, ông là phi công
hải quân, không phải phi công không quân Hoa Kỳ. Nghe vậy, ông Phạm Quang
Nghị giải thích: “Thưa ngài, những năm chiến tranh, ở đất nước chúng tôi bất cứ
người nào lái máy bay trên trời thì chúng tôi đều nghĩ là của lực lượng không
quân. Nhưng dù sao ý kiến của ngài tôi cũng lưu ý và tôi sẽ cho sửa lại tấm bia
này.” Ý tứ sâu xa của việc không hài lòng này là vì ông McCain luôn rất tự hào
là người đã được sinh ra trong một gia đình có ông nội và cha đều là đô đốc hải
quân. Đến lượt ông ấy cũng là phi công hải quân. Và cả con trai của Thượng nghị
sĩ McCain cũng đang ở trong lực lượng hải quân. 19