BÀI 1. LAM SƠN THỰC LỤC TỰ | Hán nôm nâng cao | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Giới thiệu về tác phẩm: Bài học bắt đầu bằng việc giới thiệu về "Lam Sơn Thực Lục Tự", một tài liệu lịch sử quý báu về triều đại Lê. Tóm tắt nội dung: Sinh viên sẽ được tóm tắt nội dung của tác phẩm, từ lịch sử hình thành đến những sự kiện quan trọng được ghi lại trong đó. Phân tích văn học và ngôn ngữ: Tiếp theo, sinh viên sẽ phân tích cấu trúc văn học và ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm, nhấn mạnh vào những đặc điểm của văn học Hán Nôm. Thảo luận và suy ngẫm: Cuối cùng, sinh viên sẽ thảo luận và suy ngẫm về ý nghĩa và tầm quan trọng của "Lam Sơn Thực Lục Tự" đối với văn hóa và lịch sử Việt Nam.

BÀI 1. LAM SƠN THỰC LỤC TỰ
Tựa bài:《藍山實》序
=> “Lam Sơn thực lục” tự
=> Bài tựa sách “Lam Sơn thực lục” (nghĩa: Ghi chép cuộc khởi nghĩa Lam Sơn)
Lam: Màu xanh lam (xanh lơ)
藍山 Lam Sơn: Địa danh cổ, là nơi dựng cờ khởi nghĩa của Lê Lợi, có lãnh thổ được xác
định gần tương ứng với vùng thượng du của tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
Thực/Thật: Thật, đúng, chân xác (Chân thực, đích thực); Chân thành, không hư dối
(Trung/Thành thực); Nội dung >< Danh là hình thức (Hữu danh vô thực: Chỉ có tiếng
nhưng trong thực tế không có gì); Sự tích, sự việc có thật (Tả thực)
Lục (Bộ Kim): Ghi chép, sao chép (Sao lục, trích lục); Sổ sách ghi chép sự việc (Ngữ lục,
ngôn hành lục: ghi chép luôn cả lời nói và hành động)
=> Thực lục: Ghi chép sự tích/việc (Có thể xem như là 1 loại Sử)
= Tự: Bài tựa; Thứ tự, thứ bậc
(1) 朕惟物本乎天,人本乎祖,
=> Trẫm duy vật bản hồ thiên, nhân bản hồ tổ, =>
Trẫm nghĩ rằng vật gốc từ trời, người gốc từ tổ
Trẫm: Vua tự xưng. Thời cổ là đại từ tự xưng thông thường (Tôi/Ta), nhưng từ khi Tần Thủy
Hoàng trở đi chỉ có vua chúa mới tự xưng là trẫm.
Duy: Nghĩ, suy nghĩ (Tư duy); Chỉ [có một] (duy nhất) (Duy ngã độc tôn: chỉ có mình ta
là cao quý)
Vật: Sự vật (Vạn vật); Loài vật (Sinh vật, động vật, thực vật)
Bản/Bổn: Cái gốc (cây); Nguồn gốc, vốn có, từ trước (Bản ngã)
lOMoARcPSD| 40799667
HỒ: GIỚI TỪ BIỂU THỊ PHƯƠNG VỊ HOẶC CĂN NGUYÊN, dùng giống như chữ Ư
=> Nghĩa: Từ, ở
Thiên: Trời, đơn vị bổ ngữ chỉ căn nguyên
(2) 譬如木水必有根源。
=> Thí như mộc thủy tất hữu căn nguyên.
=> Ví như cây ắt có cội nước phải có nguồn (hoặc: Ví như cây và nước ắt có cội nguồn)
Thí: Ví dụ (Thí dụ)
Tất: Ắt, hẳn, nhất định phải (Tất nhiên, bất tất)
Căn: Rễ (Đi căn), nguồn gốc (Căn nguyên), nền tảng (Căn bản)
=> 根源 Căn nguyên: Nguồn cội
(3) 是以自古帝王之興 ,若商之始於有丶周之始於有
=> Thị dĩ tự cổ đế vương chi hưng, nhược Thương chi thủy ư Hữu Tung, Chu chi thủy ư
Hữu Thai.
=> Bởi vậy từ xưa các dòng đế vương nổi lên, giống như nhà Thương khởi đầu từ Hữu
Tung, nhà Chu khởi đầu từ Hữu Thai.
是以 Thị dĩ (LIÊN TỪ BIỂU THỊ NHÂN QUẢ): Bởi thế, vì vậy, cho nên
CHI: TRỢ TỪ (có người gọi là LIÊN TỪ), đặt giữa cụm chủ vị để thủ tiêu tính độc lập của câu,
tạo mệnh đề trong câu phức.
帝王之
(CN) (VN)
thêm CHI ở giữa để cụm chủ vị này không còn tính độc lập. kết hợp trạng ngữ phía
trước tạo thành 1 cụm đứng sau liên từ 是以 Thị dĩ.
lOMoARcPSD| 40799667
Âm đọc: _ Hưng: Nổi/Dấy lên, khởi phát (Hưng khởi); Làm cho thịnh vượng, phát triển
(Hưng quốc)
_ Hứng: Tình cảm phát sinh trước sự vật, hiện tượng (Thi hứng, hứng khởi)
Nhược: Như là, giống như, nhường như
Thương: Nhà Thương; Buôn bán (Thương mại); Bàn bạc, thảo luận (Thương thảo)
Thủy: Bắt đầu, khởi điểm (Thủy chung; hồng hoang nguyên thủy:; tự thủy chí chung:
từ đầu đến cuối)
Ư: GIỚI TỪ BIỂU THỊ PHƯƠNG VỊ HOẶC CĂN NGUYÊN => Nghĩa: TỪ / Ở
Hữu Tung/Nhung: Tên một nước (hoặc bộ lạc) thời cổ ở vùng Sơn Tây (TQ), tương
truyền tổ tiên của Thương Thang sinh ra ở đây.
Chu/Châu: Nhà Chu; Đầy đủ, trọn vẹn, toàn bộ (Chu đáo/toàn); Chung quanh, khắp
một vòng (Chu vi); Cấp cho, cứu tế (Chu cấp)
Hữu Thai: Tên một nước (hoặc bộ lạc) thời cổ ở vùng Thiểm Tây (TQ), tương truyền là quê
hương của Hậu Tắc (Tổ tiên của nhà Chu)
**
於有
: Thương CHI thủy ư Hu Tung
(CN)
(VN)
(Bổ ngữ)
於有
: Chu CHI thủy ư Hữu Thai
(CN)
(VN)
(Bổ ngữ)
=> CHI có chức năng giống phía trên
(4) 蓋其本盛則葉茂丶[] 源深則流長。
=> Cái kỳ bản thịnh tắc diệp mậu, [kỳ] nguyên thâm tắc lưu trường.
=> Vì rằng gốc (của nó) có vượng thì lá mới tốt, nguồn (của nó) có sâu thì dòng (mới) dài.
lOMoARcPSD| 40799667
Cái: Vì, bởi vì; Che, trùm, dậy (Cái quan luận định; đậy nắp hòm mới khen chê hay
dở); Siêu việt, trội hơn, át cả (Anh hùng cái thế)
KỲ (1), (2): ĐẠI TỪ LÃNH THUỘC, định ngữ cho trung tâm ngữ BẢN => Nghĩa: CỦA
(“NÓ” (1): Mộc; “NÓ” (2): Thủy)
=> 其本 Kỳ bản: Gốc của nó (gốc của cây)
其源 Kỳ nguyên: Nguồn của nó (nguồn của nước/sông)
Thịnh/Thạnh: Đầy, nhiều, nồng hậu (Thịnh tình); Phồn vinh, phong phú, hưng vượng
(Hưng thịnh, thịnh vượng); Rất, cực kỳ (Thịnh nộ)
Mậu: Um tùm, tươi tốt, thịnh vượng
Thâm: Sâu (Thâm uyên); Thẳm, cách xa (Thâm sơn); Sâu kín (Thâm trầm); Sâu sắc,
sâu đậm (Thâm tình)
Lưu: Dòng nước (Lưu vực), dòng sông (Chi lưu); Trôi, chảy (Thủy lưu), di chuyển (Lưu
động); Trường phái, môn phái (Trào lưu); Loại, bực (Thượng/Hạ lưu); Truyền/ để lại (Lưu
truyền. đức lưu phương)
* (5) 非先世之仁恩之所培者厚丶慶澤之所鍾者洪,安能若是哉?
=> Phi tiên thế CHI nhân ân chi sở bồi giả hậu, khánh trạch chi sở chung giả hồng, an năng
nhược thị tai?
=> Nếu không có sự bồi đắp nhân ân dày dặn, sự chung đúc phúc đức to lớn CỦA các
đời trước, thì sao có được như vậy?
Phi: Sai, trái, không đúng (Phi pháp/lý/nghĩa); Sự sai trái, xấu ác (Tập phi thành thị: làm việc
quen rồi thì cho là việc phải, việc đúng); Không, chẳng, (nếu) không phải (Phi phàm, (Tổ chức) phi
chính phủ); (Nếu) không có ( 文非山水無奇氣 : Văn phi sơn thủy vô kỳ khí [Trần Bích
San - Quá Hải Vân sơn]
Tiên/Tiến: Trước
lOMoARcPSD| 40799667
Nhân/ Nhơn: Thương, yêu; Lòng yêu thương, đức khoan dung nhân từ (Nhân ái/hậu)
Ân: Ơn, ơn huệ (Hồng Ân: ơn huệ lớn); Tình ái (Ân ái)
SỞ: TRỢ TỪ, đặt trước động từ/ngữ hoặc hình dung từ tạo thành danh từ/ngữ (Sở
thích/học/nguyện, sở trường/đoản); Chỗ, nơi (Công/nhiệm/trụ sở)
* Giáo trình “Hán văn cơ sở”: Sở được gọi là ĐẠI DANH TỪ (tức Đại từ)
Bồi: Vun trồng/ đắp, nuôi dưỡng (Tài bồi, bồi dưỡng)
GIẢ: TRỢ TỪ NGỮ KHÍ, tạo ngữ khí đình đốn (Nghĩa là: đọc đến đó thì dừng lại rồi sau đó
đọc tiếp), có chức năng nêu dẫn và nhấn mạnh hậu văn, trong trường hợp này không dịch nghĩa
Hậu: Dày, đầy đặn >< Bạc (Mỏng); Nhiều, lớn (Hậu lễ/tạ); Đậm, nặng, nồng (Hậu tình);
Khoan hòa (Nhân/ Trung hậu)
Khánh: Việc vui mừng, lễ mừng (Quốc khánh); Chúc mừng, làm lễ mừng (Lễ khánh thành);
Phúc tốt lành
Trạch: Ân đức (Ân trạch); cái đầm, chằm
Chung: Tích tụ, chung đúc, đúc kết (Nhất kiến chung tình: Nhìn thấy một cái là đúc
kết tình cảm ); Đơn vị đo dung tích (Vạn chung cửu đỉnh)
Hồng: To lớn (Hồng phúc/ân/thủy)
An/ Yên: Yên ổn (An khang); Tĩnh lặng, ổn định (Yên tĩnh); Há, sao, há sao
安能若是 An năng nhược thị = 安能如此 An năng như thử: Sao có thể được như
vậy, đâu có, đâu có được như thế?
TAI: TRỢ TỪ BIỂU THỊ NGHI VẤN HOẶC CẢM THÁN, đi cùng với chữ An để
biểu thị ý nghi vấn.
*LƯUÝ*
lOMoARcPSD| 40799667
先世 仁恩之所培者厚丶慶澤之所鍾者洪
(ĐN) CỦA (TRUNG TÂM NGỮ)
(1) * 仁恩之所培 : Nhân ân chi sở bồi
=> Sở đứng trước động từ Bồi, biến động từ Bồi thành danh từ. Bởi vì khi chữ CHI
là trợ từ kết cấu thì thành phần TTN phía sau CHI là một đơn vị danh từ tính, định ngữ
phía trước CHI là “nhân ân” => Sự bồi đắp nhân ân (không cần dịch nghĩa chữ CHI)
* 者厚 Giả hậu: Giả: Trợ từ ngữ khí, nhấn mạnh + nêu dẫn hậu văn => Không dịch nghĩa;
Hậu (Đơn vị vị ngữ), nghĩa: dày dặn
=> 仁恩之所培者厚 Nhân ân chi sở bồi: TRUNG TÂM NGỮ của 先世 Tiên thế
=> Nghĩa: Sự bồi đắp nhân ân dày dặn
(2) * 慶澤之所鍾 Khánh trạch chi sở chung: có cấu trúc giống cụm trước => TTN của
Tiên thế => Nghĩa: Sự chung đúc phúc đức lớn lao
仁恩之所培者厚丶慶澤之所鍾者洪 là TTN của 先世 Tiên thế, được nối kết
bởi trợ từ kết cấu CHI => 先世 Tiên thế là ĐỊNH NGỮ
=> Nghĩa: Sự bồi đắp nhân ân dày dặn, sự chung đúc phúc đức to lớn CỦA các đời trước
*ĐÂY LÀ KIỂU CÂU: “Nếu không có/phải A và B thì sao/đâu có được như thế?” (Câu phức)
先世
仁恩之所
先世
慶澤之所
者洪
ĐN
CHI
TTN
先世
仁恩
所培者
Phi
CHI
giả
Tiên thế
nhân ân
CHI sở bồi
hậu
lOMoARcPSD| 40799667
ĐN
TTN
CN
VN
ĐN
TTN (1)
慶澤之所鍾
Phi
CHI
giả
Tiên
thế
Khánh trạch CHI sở chung
hồng
CN
VN
ĐN
TTN (2)
CÁCH (2):
先世
仁恩之所培
先世
慶澤之所鍾
CN
VN
仁恩
所培者
Phi
CHI
giả
Tiên
thế
nhân ân
CHI
sở bồi
hậu
ĐN
TTN
CN(1)
VN
慶澤之
所鍾
CHI
giả
Tiên
thế
Khánh trạch
CHI
sở chung
hồng
ĐN
TTN
CN(2)
VN
(6) 朕遭時多難, 開創尤難, 幸而天與人歸, 功業有成者,實由
祖宗積徳累仁之所致也。
** CẤU TRÚC: … ... Giả … Dã: loại câu giải thích, phán đoán
=> Trẫm tao thời đa nạn, khai sáng vưu nan, hạnh nhi thiên dữ nhân quy, Công nghiệp
hữu thành giả, thực do tổ tông tích đức lũy nhân CHI sở trí dã.
=> Trẫm gặp buổi lắm hoạn nạn, dựng nghiệp nhiều khó khăn, may mà trời giúp người theo,
(nên) công nghiệp được thành, thật là do tổ tông tu nhân tích đức cho nên mới được như vậy.
lOMoARcPSD| 40799667
6.1. 朕遭時多難,
Trẫm tao thời đa nạn,
=> Nghĩa câu: Trẫm gặp buổi lắm hoạn nạn,
Tao: gặp gỡ (tao ngộ/phùng); gặp, bị (tao nạn)
Gồm 2 âm đọc: _ Nan: Khó >< dị (dễ) ; Dễ (nan giải); Khó khăn (gian nan)
_ Nạn (âm trong bài): Tai họa (đa nạn: nhiều hoạn nạn); Làm khó, vặn vẹo, trách
hỏi (Vấn nạn: câu hỏi khó > hiện bị hiểu sai là vấn đề có tính tai họa).
6.2. 開創尤難,
Khai sáng vưu nan,
=> Nghĩa: Dựng nghiệp nhiều khó khăn,
Sáng: Mở đầu, lập ra trước tiên (Khai sáng, sáng nghiệp); Chế tạo, làm ra (Sáng tạo)
Vưu: Nổi bật, càng, thật là (Vưu nan: lắm/ nhiều/ càng khó khăn); Ưu tú, khác thường (Vưu
vật); Oán trách (Oán thiên vưu nhân)
6.3. 幸而天與人歸,
Hạnh nhi thiên dữ nhân quy,
=> Nghĩa: May mà trời giúp người theo; May mà trời cho người theo,
Hạnh: May mắn, phúc lành (Hạnh phúc, hạnh vận: dịp may); Vua chúa đến nơi nào đó (Lâm
hạnh: dùng riêng cho vua chúa, hoàng tộc)
Dữ: Và, với, cùng; Cho, cấp cho
Quy: Về, trở về, theo về; Con gái đi lấy chồng (Vu quy)
* 功業有成者 Thiên dữ nhân quy là Cấu trúc tiểu đối (có kết cấu đối ngẫu cùng trong
một ngữ hoặc một câu). Đối với 幸而天與人歸 khai sáng vưu nan
6.4. 功業有成者,
Công nghiệp hữu thành giả
=> Nghĩa: (Nên) công nghiệp được thành,
lOMoARcPSD| 40799667
Công: Công lao, thành tích (Công tích); Sự nghiệp, thành tựu (Công nghiệp); Kết quả
(Công hiệu)
Nghiệp: Sự nghiệp, thành tựu, công tích (Công nghiệp); Việc làm, nghề (Nông/ thương
nghiệp); Tài sản (Sản nghiệp); Hoạt/ hành động hay việc làm, ý nghĩ có thể ảnh hưởng đến
trong tương lai (Khẩu/ thân/ ý nghiệp)
GIẢ: Trợ từ đình đốn, có chức năng ngừng ngắt (thay cho “,” hoặc “.”) và nêu dẫn phần
giải thích phán đoán cho hậu văn (đoạn phía sau).
6.5. 實由祖宗積徳累仁之所致也。
Thực do tổ tông tích đức lũy nhân CHI sở trí dã.
=> Nghĩa: Thật là do tổ tông tu nhân tích đức cho nên mới được như vậy.
Thực/ Thật: Thật >< Hư; Nghĩa trong ngữ cảnh: Thật là, quả là
Do: Do, bởi vì
Tổ: Người đầu tiên tạo ra dòng họ, nghệ nghiệp nào đó. Nghĩa thông thường: Ông nội (Tổ phụ)
Tông: Dòng, dòng phái (Tông tộc); Tông (Do kiêng húy: bắt buộc phải dùng trong ngôn ngữ
văn tự xã hội tại các nước quân chủ chuyên chế trong khu vực văn hóa chữ Hán) đọc chệch
> Tôn (Tôn giáo > Tông giáo) (Lê Thánh Tông > Tôn; Trần Nhân Tông> Tôn)
Tổ tông: những người tạo ra dòng họ ở thế hệ trước
Tích: Góp lại, trữ lại (Tích trữ).
Đức: Đức độ, công đức; Chỉ bản chất, tính chất của sự vật, hiện tượng
Có 2 âm độc: _ Lũy: Thêm, chất, dồn (Tích lũy)
_ Lụy: Dính líu tới (Liên lụy); Tai họa (Chim sa cá lụy: điềm báo, nói đến điều
xui) Tích đức >< Lũy nhân
(Động từ) (Danh từ) (ĐT) (DT)
=> 祖宗
lOMoARcPSD| 40799667
CHI: TRỢ TỪ KẾT CẤU
Trí: Hết (Lòng, Sức) (Trí lực); Đạt tới
=> Sở trí: Tới cái mức/ độ như vậy.
DÃ: Trợ từ cuối câu, có chức năng ngừng ngắt, thay cho dấu “.”
(7) 朕念之弗已,
=> Trẫm niệm chi phất dĩ,
=> Trẫm nghĩ về điều đó không dứt, dịch xuôi > Trẫm nghĩ mãi về điều đó
CHI: Đại từ hồi chỉ, thay cho nguyên đoạn phần (6)
=> 念之 Niệm chi: Nghĩ về điều đó, về điều ấy.
Phất: Không, chẳng
Dĩ: Đã xong rồi (Dĩ vãng); Dừng, ngưng (thường là phó từ nhưng ở ngữ cảnh câu này là
ĐỘNG TỪ)
= 弗已 Phất dĩ: Không dừng, không ngừng
(8) 乃筆于書,目曰《藍山實,
=> Nãi bút vu thư, mục viết “Lam Sơn thực lục”,
=> Bèn/ nên viết vào sách (viết thành sách), đặt/ gọi tên là “Lam Sơn thực lục”
Bút: Cây viết (Danh từ) nhưng ở ngữ cảnh thì dùng thành > Động từ: Viết
Vu = Ư: Giới từ nằm giữa động từ Bút và Thư là bổ từ ở phía sau, kết hợp với
Thư để làm bổ ngữ.
Thư: Sách
lOMoARcPSD| 40799667
(9) 所以重其本始之義,
=> Sở dĩ trọng kỳ bản thủy chi nghĩa
=> Là để trọng cái nghĩa gốc nguồn (của nó),
所以 Sở dĩ: Biểu thị nguyên do - mục đích => Nghĩa: Là để …
Trọng (Động từ): coi trọng, kính trọng
* Tân ngữ của Trọng là 其本始之義 Kỳ bản thủy chi nghĩa.
* Cụm 本始之義 Bản thủy chi nghĩa là một ngữ danh từ tính cho trợ từ kết cấu
Chi tạo nên.
* Kỳ: Đại từ lãnh thuộc, làm định ngữ cho ngữ danh từ tính 本始之義 Bản thủy
chi nghĩa (Trung tâm ngữ) => Nghĩa: của nó (thông thường người ta không dịch chữ Kỳ)
(10) 亦以敘朕艱難之業, 以垂示子孫云。
=> Diệc dĩ tự trẫm gian nan chi nghiệp, dĩ thùy thị tử tôn vân.
=> Cũng là để kể sự nghiệp gian nan của trẫm, để truyền lại cho cháu con (đời sau) được biết.
亦以 Diệc dĩ: (biểu thị mục đích) Cũng là để
Tự: Kể, trình bày, thuật lại điều gì đó
朕艱難之業 Trẫm gian nan chi nghiệp => Nghĩa: Cái sự nghiệp của trẫm. Cụm từ này
là đơn vị làm tân ngữ cho động từ Tự.
** Lưu ý: Giữa Trẫm 艱難 Gian nan (danh từ tính) có mối quan hệ lãnh thuộc vì thế
để
làm rõ nghĩa hơn thì nên cần thêm Chi. Chi này là trợ từ kết cấu loại tu sức vì phía trước “gian
nan” không phải là danh từ và ta sẽ không dịch chữ “chi” này vì như nói phía trước, “chi” là
loại từ tu sức bổ túc. Ghi là:
朕之艱難之業
lOMoARcPSD| 40799667
Thùy: Rủ xuống, buông xuống (Thùy liễu); Để, truyền lại (Danh thùy trúc bạch)
Thị: Bảo/ báo cho biết > Trong ngữ cảnh này có thể dịch thành “được biết”
子孫 Tử tôn: tử (con), tôn (cháu) => Hiểu là con cháu nói chung
Vân: trợ từ ngữ khí nằm cuối câu, có tác dụng ngừng ngắt là dấu chấm “.”
(11) 時順天肆年仲冬月穀日藍山主。> Dòng lạc khoản
=> Thời Thuận Thiên tứ niên trọng đông nguyệt cốc nhật Lam Sơn động chủ.
=> Ngày lành tháng giữa đông (hoặc ghi tháng 11) năm Thuận Thiên thứ tư (năm thứ tư
niên hiệu Thuận Thiên) Lam Sơn động chủ.
Thời: Thời gian
順天 Thuận Thiên: Niên hiệu của Lê Lợi
Tứ (tứ kép/phồn) = Tứ
=> 肆年 Tứ niên: Năm thứ 4
仲冬月 Trọng đông: Trọng (Giữa) và Đông (Mùa đông); Nguyệt (Tháng) => Nghĩa: Tháng giữa
mùa đông. Kiến thức thêm: Mạnh đông: đầu mùa đông; Quý đông: cuối mùa đông.
穀日 Cốc nhật: Ngày lành
Động: Hang
Chủ/Chúa: Quân chủ, gia chủ; Công chúa; Chúa công, lãnh chúa, Thiên chúa.
=> 藍山 Lam Sơn động chủ: Hang núi của Lam Sơn => Danh hiệu của Lê Lợi
TÁC GIẢ 《黎太祖》: THÁI TỔ
lOMoARcPSD| 40799667
Lê: Họ Lê; Đông đảo, nhiều người (Lê/Dân thứ); Màu xanh đen; Gần, sắp (Lê minh:
Tờ mờ sáng)
Thái: Cao, lớn (Thái học: bậc học cao); Rất, lắm, quá, tối, cực kỳ (Thái cổ)
Tổ: Ông bà (người sinh ra cha mẹ mình); Chỉ chung tổ tiên (Thủy/Viễn/Tiên tổ); Người
sáng lập hoặc khai sáng một môn phái hoặc nghề.
=> 黎太祖 Lê Thái Tổ: Miếu hiệu của Thuận Thiên Hoàng đế Lê Lợi 黎利.
Miếu hiệu 廟號 : Sau khi vua chúa qua đời, vị vua nối ngôi và đình thần cùng thảo luận đặt tôn
hiệu để viết trên bài vị hay trên các bài văn cúng tế. Đặc điểm cơ bản của miếu hiệu là thường có
một trong hai chữ Tổ () hoặc Tông/Tôn (), phía trước thường là một tính từ mang tính miêu
tả thứ bậc hoặc đặc tính (như: Thái, Cao, Thánh, Nhân, Anh, Minh, Mục, Hiếu, …). Miếu hiệu
thường ngắn, phần lớn chỉ có 1 tính từ đi với Tổ hoặc Tông, nếu gọi luôn tên triều đại thì thường có 3
chữ (Như: Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn Thế Tổ, …).
Miếu hiệu khác Thụy hiệu 諡號. Thụy hiệu của vua chúa thường khá nhiều chữ, có khi rất dài,
đến hàng chục chữ (Ví dụ: thụy hiệu của Lê Lợi là “Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công
Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoằng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao Hoàng đế (統天
運聖德神功睿文英武寬明勇智弘義至明大孝高皇帝)
BÀI 2. HÙNG VƯƠNG KIẾN QUỐC HIỆU VĂN LANG QUỐC
(Tựa) 雄王建國號文郎國
=> Hùng Vương kiến quốc hiệu Văn Lang quốc
=> Hùng Vương dựng nước đặt tên là nước Văn Lang
Hùng (Bộ Chuy):
_ (1): Trống, đực (VD: Hùng kê). Phân biệt với Thư: Mái, cái
lOMoARcPSD| 40799667
(Ví dụ: Nam: Anh hùng; Nữ: Anh thư)
雄王 Hùng Vương: Gọi các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt, theo truyền thuyết gồm
18 đời (2879 - 258 TCN)
Kiến: Dựng lên, tạo lập
=> 建國 Kiến quốc: Dựng nước, lập quốc
Hiệu: Tên, danh xưng (VD: Quốc hiệu, biệt hiệu, danh hiệu). Trong ngữ cảnh này là ĐỘNG TỪ:
Đặt tên
Văn: Vằn hổ báo
-> Hoa văn (nghĩa gốc) -> Chữ viết -> Văn chương -> Văn hiến -> Văn hóa
Lang: Chỉ xưng nam giới, chàng (VD: Chu lang - Chàng họ Chu); Dùng để gọi chồng/ tình nhân
(VD: Lang quân, tình lang)
(1) 氏首曰涇陽王,
=> Phiên âm: Hồng Bàng thị thủ viết Kinh Dương Vương
=> Dịch nghĩa: Người đứng đầu họ Hồng Bàng là Kinh Dương Vương
Hồng: Chim Hồng; Lớn (VD: Hồng thủy, hồng đức)
Bàng: To lớn
=> Hồng Bàng thị: Họ Hồng Bàng
Thủ: Đầu: (Người) đứng đầu
Viết: (Động từ) Nói, hỏi, đáp; Gọi
Kinh: Tên sông ở Trung Quốc
lOMoARcPSD| 40799667
Dương: Mặt trời (VD: Triệu Dương); Dương âm; Cõi nhân gian (Dương gian)
(2) 相傳我越之始君也,
=> Tương truyền ngã Việt chi thủy quân dã,
=> Tương truyền là vị vua đầu tiên của nước Việt ta,
Tương: Cùng với
Truyện/ Truyền: Từ chỗ này giao cho chỗ kia, từ đời trước để lại cho đời sau
=> 相傳 Tương truyền: Truyền với nhau (Tương trợ, tương tư, …)
Ngã:
_ (1): (Đại từ: Ngôi thứ I) Tôi, ta, tao, … (VD: Ngã huynh: Anh tôi)
_ (2): (Danh từ) Bản thân
=> 我越 Ngã Việt: Nước Việt ta
CHI:
- Từ loại: TRỢ TỪ KẾT CẤU,
- Cách dùng: Biểu thị mối quan hệ lãnh thuộc, nằm giữa định ngữ (đơn vị danh/ tính/
đại từ) là 我越 Ngã Việt và Trung tâm ngữ là 始君 Thủy quân.
- Nghĩa trong ngữ cảnh: CỦA
我越 始君
Định ngữ CHI TTN
(nghĩa: CỦA)
=> 我越之始君 Ngã Việt chi thủy quân: Vị vua đầu tiên của nước Việt ta
! ! ĐỨNG CUỐI CÂU: LOẠI TỪ TU SỨC (không có nghĩa) là loại về mặt đặc điểm, tính
chất, đứng sau đơn vị hình dung từ và KHÔNG trả lời cho câu hỏi “CỦA ai?
Thủy: Bắt đầu, đầu tiên (VD: Khởi thủy)
lOMoARcPSD| 40799667
DÃ:
- Từ loại: TRỢ TỪ CUỐI NGỮ
- Cách dùng: Biểu thị ý giải thích hoặc phán đoán, sử dụng giống như dấu “.” hay “,”
- Nghĩa trong ngữ cảnh: Vậy
(3) 生貉龍君。
=> Sinh Lạc Long Quân.
Sinh/ Sanh:
_ Đẻ, sanh ra (VD: Sinh sản)
_ Lớn lên (VD: Sinh trưởng)
_ Sống: (VD: Sinh tồn)
_ Vĩ tố chỉ người (VD: Học sinh, sinh viên)
Lạc: Họ Lạc. Chỉ đọc âm “Lạc” khi dùng trong danh từ riêng là “Lạc Long Quân”, “Lạc Hồng”. Còn âm
thông thường là “Mạch” (1 dòng tộc ở phía Bắc Trung Quốc) hoặc đọc là “Hạc” (1 giống thú như chồn)
Long: Con rồng, tượng trưng cho vua, chỉ người tài giỏi, phi thường.
Quân: Vua, người làm chủ một đất nước (ở thời phong kiến)
(4) 王乃貉龍君之子也。
=> Vương nãi Lạc Long Quân chi tử dã.
=> Hùng Vương là con của Lạc Long Quân.
Vương = Hùng Vương => Thành phần ngữ pháp
Nãi = Vi: Là
CHI:
- Từ loại: Trợ từ kết cấu
- Cách dùng: Biểu thị mối quan hệ lãnh thuộc, nằm giữa định ngữ 貉龍君 Lạc Long
Quân và trung tâm ngữ Tử
lOMoARcPSD| 40799667
- Nghĩa trong ngữ cảnh: CỦA
=>
貉龍君
ĐN
CHI
TTN
(Trả lời cho câu hỏi: Con của ai? => Con của LLQ)
(5) 初炎帝神農氏三世孫帝明,
=> Sơ Viêm Đế Thần Nông thị tam thế tôn Đế Minh,
=> Xưa Đế Minh cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông,
Sơ: Ban đầu, mới đầu (Sơ giao: Mới quen nhau, sơ khảo)
炎帝 Viêm Đế: Một hiệu của vua Thần Nông
神農氏 Thần Nông thị: Họ Thần Nông. Tên vị vua thần thoại của Trung Quốc, cách nay khoảng hơn
4500 năm.
Tôn: Cháu
帝明 Đế Minh: (Danh từ riêng) Tên người
(6) 南巡至五嶺,
=> Nam tuần chí Ngũ Lĩnh
=> Đi tuần phương Nam đến Ngũ Linh
Nam: (Danh từ) Phương Nam
Tuần: Đi tuần, tuần tra
Chí:
_ (1): (Động từ) Đến, đạt đến
_ (2): (Giới từ) Cho đến (VD: Từ họ cho đến tôi)
五嶺 Ngũ Linh: Tên núi
lOMoARcPSD| 40799667
(7) 僊女,
=> Thủ Vụ Tiên nữ
=> Lấy nàng Vụ Tiên
Thủ: Lấy (vợ)
(8) 生子祿續,有聖德,
=> Sinh tử Lộc Tục, hữu thành đức,
=> Sinh con trai là Lộc Tục, có đức độ phi phàm,
祿 Lộc: Phúc, tốt lành; Lương bổng
Tục: Tiếp nối
=> 祿續 Lộc Tục: Tên người
聖德 Thành đức: Đức độ phi phàm
(9) 帝明奇愛之,欲使嗣位。
=> Đế Minh kỳ ái chi, dục sử tự vị.
=> Đế Minh hết mực yêu quý ông ấy, muốn cho kế vị/ nối ngôi
奇愛 Kỳ ái: Yêu quý lạ thường, hết mực yêu quý
CHI:
- Từ loại: ĐẠI TỪ HỒI CHỈ
- Cách dùng: Thay thế cho 祿續 Lộc Tục, nằm sau ngoại động từ Ái để làm Tân
ngữ cho động từ đó.
- Nghĩa trong ngữ cảnh: ÔNG, ÔNG ẤY
=> 愛之 Ái chi: Yêu quý ông ấy
Dục: Muốn
lOMoARcPSD| 40799667
使 Sử: Sai khiến/ bảo; Khiến cho; Dùng (Sử dụng)
Tự: Nối tiếp, kế tục; Con cháu đời sau
Vị: Chỗ, nơi; Ngôi; Chức quan; Tước vị
=> 嗣位 Tự vị: Nối ngôi
(10) 祿續固讓其兄宜。
=> Lộc Tục cố nhượng kì huynh Nghi.
=> Lộc Tục kiên quyết nhường cho anh của mình là Nghi.
Cố: Chủ/ cố ý (Cố tình, cố sát); Một mực, kiên quyết (Cố từ); Vững chắc (Kiên cố)
Nhượng: Nhường lại/ cho
KÌ:
- Từ loại: ĐẠI TỪ LÃNH THUỘC
- Cách dùng: Làm ĐỊNH NGỮ cho 祿續 Lộc Tục (Tức đại từ), biểu thị trung tâm
ngữ là Huynh có mối quan hệ lãnh thuộc với đối tượng mà Kì thay thế.
Kì huynh làm TÂN NGỮ cho động từ Nhượng.
- Nghĩa trong ngữ cảnh: CỦA MÌNH (CỦA ÔNG ẤY) => 其兄 Kì huynh: Anh của mình
* 其兄
ĐỘNG TỪ TÂN NGỮ
Nghi: Tên người (Đế Nghi)
(11) 帝明於是立帝宜為嗣,治北方,
=> Đế Minh ư thị lập Đế Minh vi tự, trị Bắc phương.
lOMoARcPSD| 40799667
=> Đế Minh vì vậy lập Đế Minh làm người kế vị, trị phương Bắc.
於是 Ư thị: Do đó, vì vậy; Ở đó
Lập … vi ... : Lập … làm …
Trị: Cai quản; Trừng phạt; Cai trị
(12) 封祿續為涇陽王,治南方。
=> Phong Lộc Tục vi Kinh Dương Vương, trị Nam phương.
=> Phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, trị phương Nam.
Phong:
_ Ban cho chức vị, đất đai;
_ Đóng/ bao kín lại;
_ Khóa lại (Phong tỏa, niêm phong) -> Cái để bao/ gói/ bọc/ chứa (Phong bì/ thư)
_ Bờ cõi, cương giới (Phong vực)
Phong … vi ... : Phong … làm …
(13) 涇陽王生子崇纜,號貉龍君。
=> Kinh Dương Vương sinh tử Sùng Lãm, hiệu Lạc Long Quân.
=> KDV sinh con trai là Sùng Lãm, tên hiệu là LLQ.
Sùng: Cao, kính trọng, tôn trọng (Tôn sùng)
Lãm: Dây leo, thừng chão
=> 崇纜 Sùng Lãm: Tên người
(14) 貉龍君娶嫗生百男,是為百之祖;
=> Lạc Long Quân thú Âu Cơ sinh bách nam, thị vi Bách Việt chi tổ; =>
LLQ lấy Âu Cơ sinh ra một trăm con trai, đó là tổ tiên của Bách Việt.
Thú: Cưới, lấy vợ (嫁娶 Giá thú: Giá (Gái lấy chồng); Thú (Nam lấy vợ))
lOMoARcPSD| 40799667
Âu (Ẩu): Bà già (Triệu Ẩu: Bà Triệu)
Cơ: Phụ nữ đẹp
=> Âu Cơ: tên người
= 百越 Bách Việt: Chỉ chung các dân tộc Việt sống ở khu vực từ hạ lưu sông Trường Giang
(Trung Quốc) xuống Bắc bộ Việt Nam, gồm Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng
Đông, Hải Nam, Quảng Tây và Bắc bộ Việt Nam, như: Câu Ngô, Ư Việt, Điền Việt, …
Tổ: Tổ tiên; Ông bà nội/ ngoại
CHI:
- Từ loại: TRỢ TỪ KẾT CẤU
- Cách dùng: Biểu thị mối quan hệ lãnh thuộc, nằm giữa định ngữ là Bách
Việt và Trung tâm ngữ là Tổ.
- Nghĩa trong ngữ cảnh: CỦA
(15) 推其長者為雄王嗣君位,
=> Suy kì trưởng giả vi Hùng Vương tự quân vị,
=> Tôn người con cả của họ/ mình lên làm Hùng Vương nối ngôi vua,
Suy: Tôn/ đưa lên
Suy … vi ... : Tôn … làm …
:
- Từ loại: ĐẠI TỪ LÃNH THUỘC
- Cách dùng: Biểu thị mối quan hệ lãnh thuộc giữa đối tượng mà Kì thay thế là
龍君 Lạc Long Quân và Âu Cơ với trung tâm ngữ là 長者 Trưởng giả.
長者 trưởng giả làm TÂN NGỮ cho động từ Suy.
- Nghĩa trong ngữ cảnh: CON CỦA HỌ/ MÌNH
lOMoARcPSD| 40799667
GIẢ:
- Từ loại: TRỢ TỪ DANH HÓA
- Cách dùng: Có chức năng biến đơn vị đằng trước thành danh từ, ở đây, biến đơn vị
hình dung từ là Trưởng thành một danh từ.
- Nghĩa trong ngữ cảnh: NGƯỜI => Trưởng giả: Người con trai cả (lớn) của LLQ và
Quân: Vua (Quân chủ); Đại từ ngôi thứ hai số ít: Ông, anh, ngài, …
Vị: Nơi, chỗ, vị trí; Chức vị, địa vị
=> 君位 Quân bị: Ngôi vua
(16) 建國號文郎國,都峰州,
=> Kiến quốc hiệu Văn Lang quốc, đô Phong Châu
=> Dựng nước tên là nước Văn Lang, đóng đô tại Phong Châu
Đô: (Động từ) Đóng đô
Phong: Ngọn/ đỉnh núi
Châu: Đơn vị hành chính (Châu quận)
=> 峰州 Phong Châu: Địa danh. Các nhà nghiên cứu cho rằng nó nằm khoảng từ thành phố
Việt Trì ngày nay đến khu vực đền Hùng Vương thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
(17) 相傳十八世,皆稱雄王。。。
=> Tương truyền thập bát thế, giai xưng Hùng Vương …
=> Nối truyền mười tám đời, đều gọi là Hùng Vương …
Giai: Đều
Xưng: Gọi/ Kêu là
lOMoARcPSD| 40799667
(欽定越史通鑑綱目)
=> Khâm định Việt sử thông giám cương mục
=> Bộ chính sử của triều Nguyễn do Quốc sử quán ghi chép
Khâm: Tôn kính, bội phục (Khâm phục); Tiếng tôn xưng đối với vua chúa (Khâm mệnh, khâm sai)
=> Khâm định: Sách vở làm theo lệnh vua
通鑑 Thông giám: Xem xét chung tất cả
Cương: Sợi dây to làm bằng đầu mối của lưới => Cái chính yếu (Cương lĩnh); Phép tắc, trật
tự (Kỷ cương, cương thường)
Mục: Mắt; Những mắt dây nhỏ của lưới => Điều khoản, phần, hạng
=> 綱目 Cương mục: Thể lệ trình bày trong bộ sử chia ra “cương” và “mục”. Cương là phần
tóm tắt chính yếu gọn và sáng rõ; Mục là các sự việc được ghi chép rộng ra, chi tiết và cụ thể hơn.
* LOẠI TỪ CHI:
- Trợ từ kết cấu, biểu thị mối quan hệ lãnh thuộc: Của (nằm giữa ĐN và TTN)
- Đại từ hồi chỉ (đại từ nhân xưng): Anh, em, mày, nó, hắn, y, chúng, họ, … (Thay thế
1 đối tượng ở phía trước, đứng sau ngoại V để làm Tân ngữ cho V đó)
- Đại từ chỉ thị: Này, ấy, đây, …
- Đại từ lãnh thuộc: Của mình, của hắn
* ĐỘNG TỪ (V) được chia thành 2 loại:
1. Ngoại V = Tha V = V cập vật: Có tác động tới SV - HT => Cần có TÂN NGỮ
Vd: Anh ghét em
2. Nội V = Tự V = V bất cập vật: Không có tác động đến SV - HT => Không cần có
TÂN NGỮ
Vd: Phượng múa, chim hót, hoa nở
lOMoARcPSD| 40799667
BÀI 3: 苛政猛於虎
苛政猛於虎
=> Hà chính mãnh ư hổ
=> Nền chính trị khắc nghiệt còn tàn bạo hơn cả cọp beo
Hà: Khắc nghiệt, khắt khe (Hà khắc)
Chính/ Chánh: Pháp lệnh, đường lối, sách lược, cai trị; Nền chính trị; Cai trị, trị lý.
=> 苛政 Hà chính: Nền chính trị/ cai trị khắc nghiệt.
Mãnh: Dữ, hung bạo, tàn ác (Nghĩa trong ngữ cảnh của bài) (Mãnh thú: Thú dữ); Mạnh
mẽ (Mãnh tướng); Dữ dội (Mãnh liệt)
** Ư: _ Giới từ so sánh hơn kém:“Hơn”.
_ Đứng trước Ư là HÌNH DUNG TỪ.
Ví dụ: 2 câu nổi tiếng của Tuân Tử
青取之於藍 而青於藍
=> Thanh thủ chi ư lam nhi thanh ư lam
=> Màu xanh lấy (chế xuất) nó từ màu lam nhưng xanh hơn màu lam.
氷水爲之而寒於水
=> Băng thủy vi chi nhi hàn ư thủy (Tuân Tử)
=> Băng, nước làm nên nó mà lạnh hơn nước.
(1) 孔子過泰山側,
=> Khổng Tử quá Thái sơn trắc,
=> Khổng Tử đi qua bên núi Thái,
孔子 Khổng Tử: Danh từ riêng
lOMoARcPSD| 40799667
Quá/ Qua: Đi qua; Lỗi lầm (Cải quá. bỏ quá); Chết (Quá cố); Vượt qua/ mức, hơn, trên (Quá độ)
泰山 Thái Sơn: Núi Thái Sơn, ngọn núi có ý nghĩa lớn về lịch sử và văn hóa ở tỉnh Sơn
Đông Trung Quốc
Trắc: Bên, bên cạnh (Trắc diện: Mặt bên cạnh)
(2) 有婦人哭於墓[]而哀。
=> Hữu phụ nhân khốc ư mộ (giả) nhi ai. ( (): Có bản có chữ này, có bản không
) => (Thấy) (một) người đàn bà khóc ở bên mộ hết sức bi thảm.
Phụ: Nữ giới đã có chồng, đàn bà (Thiếu phụ: người phụ nữ trẻ; Quá phụ: người
phụ nữ mất chồng); Vợ (Phu phụ)
Khốc: Khóc, than khóc. Khác với Khấp: nghĩa là khóc không ra tiếng.
Ư (Bổ ngữ chỉ nơi chốn): Giới từ biểu thị phương vị (phương hướng): ở bên/ trên/ dưới
Mộ: Mồ, mả.
Nhi (Liên từ): Mà; rất, lắm.
Ai: Buồn thảm (Bi ai), thương xót.
> 而哀 Nhi ai: Bổ ngữ chỉ tính chất (chỉ mức độ), bổ cho cái hành động “khốc” của chủ ngữ
“phụ nhân”.
lOMoARcPSD| 40799667
(3) 夫子式而聽之,使子路問之,曰:
=> Phu t thc nhi thính chi, s T L vn chi ,viết
=> Thầy cúi đầu xuống đòn xe mà nghe, sai Tử Lộ hỏi bà ta, rằng:
夫子 Phu tử: Thầy (chỉ Khổng Từ)=> ; Tiên sinh
Thức: Phép tắc, khuôn mẫu, quy cách, … = Thức: Cái đòn ngang trước xe thời xưa. Trong
ngữ cảnh là động từ “cúi đầu xuống đòn xe”. Thời xưa khi ngồi xe, nếu gặp chuyện phải biểu
thị sự kính lễ, thì người ta cúi đầu xuống đòn ngang trước xe.
** CHI (1): ĐẠI TỪ HỒI CHỈ: Thay cho tiếng khóc của người phụ nữ ở câu trước. Làm TÂN
NGỮ cho động từ THÍNH (Có thể lược bỏ không cần dịch nghĩa)
=> 問之 THÍNH (CHI): Lắng nghe (tiếng khóc của người phụ nữ đó).
使 Sử: Sai khiến
Vấn: Hỏi
** CHI (2): ĐẠI TỪ HỒI CHỈ: thay cho “Phụ nhân” (Người phụ nữ có chồng) ở câu trước.
Làm TÂN NGỮ cho động từ VẤN.
(4) 子之哭也,壹似重有憂者。」
=> Tử chi khốc dã, nhất tự trùng hữu ưu giả.
=> Tiếng khóc của bà dường như có nhiều nỗi buồn đau?
lOMoARcPSD| 40799667
** CHI: TRỢ TỪ KẾT CẤU BIỂU THỊ MỐI QUAN HỆ LÃNH THUỘC (cách
dùng thường gặp, cơ bản của chữ Chi) => Dịch nghĩa: CỦA.
Động từ được dùng thành danh từ:
Khóc (Động từ) > Tiếng Khóc (Danh từ); Đẹp (Tính từ) > Cái đẹp (Danh từ); Cháy (Động từ) >
Đám/ Sự cháy (Danh từ) , …
Tử
CHI
KHỐC
(Đại từ nhân xưng ngôi số 2 số ít: Bà)
(Trung tâm ngữ)
CỦA
=> TIẾNG KHÓC CỦA BÀ
DÃ: Trợ từ ngữ khí. Có chức năng ngừng ngắt, giống như dấu PHẨY (CHẤM); Chức
năng nêu dẫn ý (ngữ) ở phía sau (Nêu dẫn hậu văn).
= Nhất: Xác thực, đích xác => Biểu thị ý nhấn mạnh.
* Chữ phức/ kép (Chữ nhiều nét) Nhất: Từ linh đến cửu (Dùng để ghi chép trong sổ sách
kế toán, tránh bị sửa chữa); Biểu thị sự trang trọng.
Tự: Tựa/ Dường/ Giống/ Hình như, có vẻ
=> 壹似 Nhất tự: dường như
2 âm đọc tùy theo ngữ cảnh:
(1) Trùng: Chồng chất, nhiều lần (Trùng điệp).
(2) Trọng: Nặng (Trọng khinh); Quan yếu (Quan trọng)
lOMoARcPSD| 40799667
=> 重有憂 Trùng hữu ưu: Có nhiều nỗi buồn đau
(5) 而曰:「然。昔者吾舅死於虎,
=> Nhi viết: “Nhiên. Tích giả ngô cữu tử ư hổ,
=> (Bà ta) bèn nói rằng: “ Đúng vậy. Trước đây cha chồng của tôi chết bởi cọp,
Nhi = Nãi:
(1) Trường hợp 1: Dùng làm Đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 số ít = Nễ (Anh/
Ngươi/ Mày, …) hoặc Nẫn (Ngài, ông, bà (=> Biểu thị sự kính trọng))
(2) Trường hợp 2: Đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 số ít => Nghĩa của ngữ cảnh là:
BÀ ẤY (người phụ nữ = Phụ nhân) nói.
Nhiên: Đúng vậy/ Đúng thế; Vâng => Vĩ tố tạo từ, đứng sau đơn vị từ nào đó nhằm biểu thị
trạng thái, đặc điểm, tính chất của từ. Ví dụ: Thiên nhiên: trạng thái của trời; Hiển nhiên; Hốt nhiên:
trạng thái nhanh, bất chợt, …
Tích: Xưa (Ví dụ: Cổ tích)
=> 昔者 Tích giả: Ngày xưa, trước đây (Chỉ quá khứ)
Ngô = Ngã (Đại từ nhân xưng ngôi thứ 1 số ít): Tôi, ta
Cữu: Nghĩa thông thường là Cậu (Anh, em trai của mẹ) => Ở đây nghĩa là CHA
CHỒNG (của tôi).
Tử: Chết
lOMoARcPSD| 40799667
Ư (Giới từ biểu thị chủ ngữ bị động) : Bị, bởi
昔者
吾舅
於虎
TrN
CN (Bị động)
VN
BN
昔者 Tích giả: trạng ngữ chỉ thời gian
吾舅 Ngô cữu: Chủ ngữ (Bị động) , bị tác động bởi đối tượng là Tân ngữ “HỔ” => Bị hổ
làm cho chết.
Tử: Vị ngữ
於虎 Ư hổ: Giới từ biểu thị CN bị động + Tân ngữ (Bổ ngữ chỉ nguyên nhân)
(6) 吾夫又死焉,今吾子又死焉。」
=> Ngô phu hựu tử yên, kim ngô tử hựu tử yên.”
=> Chồng tôi cũng chết bởi điều đó, nay con trai của tôi cũng lại chết bởi điều đó.”
吾夫 Ngô phu: Chồng (của) tôi; 吾子 Ngô tử: Con trai (của) tôi
Hựu: Lại
Yên (Kiêm từ: Các từ gồm hợp lại: Thường phân tích ra 2 chữ) = 於是 Ư thị hoặc
Ư thử (Thị, Thử là Đại từ chỉ thị, Ư là giới từ)
lOMoARcPSD| 40799667
=> 死焉 Tử yên = Tử ư thử : Chết bởi/ vì điều đó/ việc ấy
Kim: Nay, hiện nay, bây giờ
(7) 夫子曰:「何為不去也?」
=> Phu tử viết : “Hà vị bất khứ dã?”
=> Thầy hỏi: “Tại sao (bà) không đi (nơi khác)?”
何為 Hà vị: Tại sao
不去 Bất khứ: Không đi ( Ý nói là : Không đi đến nơi khác mà vẫn ở nơi này)
Dã: Trợ từ cuối câu, giống như dấu chấm câu.
(8) 曰:「無苛政。」
=> Viết: “Vô hà chính”.
=> Đáp: “(Vì ở đây) không có nền chính trị hà khắc (tàn bạo/ khắc nghiệt).”
Vô: (Phủ định từ) Không có (cái gì đó …) Hữu (Có)
(9) 夫子曰:「小 之,苛 也。」
=> Phu tử viết : “Tiểu tử chí chi, hà chính mãnh ư hổ dã.”
=> Thầy nói rằng: “ Các trò hãy ghi nhớ điều đó. Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp beo.
lOMoARcPSD| 40799667
: Âm đọc thông thường: Thức: Biết, nhận biết (Ví dụ: Tri thức).
Nhưng trong ngữ cảnh này thì chúng ta đọc là CHÍ : Ghi nhớ)
小子 Tiểu tử: Các trò
** CHI: ĐẠI TỪ HỒI CHỈ, thay cho câu chuyện của người phụ nữ vừa mới kể =>
Nghĩa trong ngữ cảnh này là: ĐIỀU ĐÓ, VIỆC ẤY.
《禮記·檀弓下: Lễ ký - Đàn cung hạ
BÀI 4: HỌA XÀ THIÊM TÚC
(Tựa) 畫蛇添足
=> Phiên âm: Họa xà thiêm túc
=> Dịch nghĩa: Vẽ rắn thêm chân
* Ý nghĩa: Làm việc gì đó vượt quá mục đích ban đầu dẫn đến những kết quả gây hại
hoặc không đạt mục đích.
Túc: Chân (Túc cầu); Đủ (Sung túc, bổ túc)
(1) 楚有祠者, 賜其舍人卮酒。
=> Sở hữu từ giả, tứ kì xá nhân chi tửu.
=> Nước Sở có người cúng tế tổ tiên, ban cho thuộc hạ của mình (một) chén rượu.
Sở: Nước Sở
Từ: Cúng tế (Từ đường); Đền thờ (Hưng Đạo Đại Vương từ)
GIẢ:
- Từ loại: TRỢ TỪ DANH HÓA
lOMoARcPSD| 40799667
- Cách dùng: Có chức năng danh hóa đơn vị đứng trước nó (động từ, hình dung từ)
thành một danh từ hoặc danh ngữ (Vd: Khán giả, thính giả)
- Nghĩa: Người
=> 祠者 Từ giả: người cúng tế (tổ tiên)
Tứ: Cho, ban cho (Ân tứ)
KÌ:
- Từ loại: ĐẠI TỪ LÃNH THUỘC
- Cách dùng: Thay thế cho một đối tượng nào đó ở tiền văn (câu trước), ở đây thay cho
祠者 Từ giả (người cúng tế tổ tiên), đồng thời, là định ngữ của 舍人
nhân (thuộc hạ)
- Nghĩa: Của ông ta/ của mình (người cúng tế)
Xá nhân: Thuộc hạ (từ dùng trong thời Chiến Quốc đến đầu thời Hán, chỉ môn
khách trong gia đình vương tôn, quý tộc)
=> 其舍人 Kì xá nhân: Thuộc hạ của ông ta/ của mình
Chi: Chén uống rượu (thời xưa)
=> 卮酒 Chi tửu: chén rượu
(2) 舍人相謂曰
=> Xá nhân tương vị viết:
=> Các thuộc hạ nói với nhau rằng:
Tương: (Phó từ) Lẫn nhau; Với nhau; Cho nhau
Vị: (Động từ) (Vị ngữ trong câu) Nói, bảo
=> 相謂 Tương vị: Nói với nhau
Viết: Rằng (Vd: Thi vân Tử viết: Kinh thi nói thế này, Khổng tử nói thế kia)
(3) 數人飲之不足, 一人飲之有餘,
=> “Sổ nhân ẩm chi bất túc, nhất nhân ẩm chi hữu dư,
=> “Mấy người uống nó thì không đủ, một người uống thì có thừa,
Sổ:
_ (1): Mấy, vài
lOMoARcPSD| 40799667
_ (2): Số mục, số mệnh/ trời
Ẩm:
_ (Danh từ): Đồ uống
_ (Động từ): Uống (Ẩm tửu, ẩm thủy)
_ (Động từ): Ngậm nuốt (Ẩm hận: nuốt giận, mang mối hận âm thầm ở trong lòng)
CHI:
- Từ loại: ĐẠI TỪ HỒI CHỈ
- Cách dùng: Thay thế cho một đối tượng là danh từ 卮酒 Chi tửu ở tiền văn (phía
trước), đứng sau ngoại động từ là m (Uống) để làm tân ngữ cho động từ đó
- Nghĩa trong ngữ cảnh: Nó
=> 飲之 Ẩm chi: Uống nó
Dư:
_ (1): Dư, thừa, còn lại
_ (2): Trên, hơn (Thập dư nhân: Hơn/ trên mười người)
_ (3): Lúc rãnh rỗi (Công dư)
(4) 請畫地為蛇,先成者飲酒。
=> Thỉnh họa địa vị xà, tiên thành dã ẩm tửu.”
=> Xin vẽ xuống đất hình con rắn, người vẽ xong trước thì được uống rượu đó.”
Thỉnh:
_ (1): Mời (Thỉnh giảng, thỉnh tọa)
_ (2): Xin, đề nghị
畫地 Họa địa: Vẽ xuống đất
Tiên: (Phó từ) Trước; Tạm thời
Thành: (Động từ) Xong (Hoàn thành)
GIẢ:
- Từ loại: TRỢ TỪ DANH HÓA
- Cách dùng: Tạo cụm động từ 先成 Tiên thành (Làm nên, làm xong trước)
thành cụm danh từ
lOMoARcPSD| 40799667
- Nghĩa: Người
=> 先成者 Tiên thành giả: Người (nào)/ ai vẽ xong trước
(5) 一人蛇先成,引酒且飲之,
=> Nhất nhân xà tiên thành, dẫn tửu thả ẩm chi,
=> Một người vẽ rắn xong trước, cầm chén rượu rồi (định) uống nó,
* (định): vì thực tế chưa uống
Xà: Con rắn ; Vẽ rắn
=> 一人蛇 Nhất nhân xà có thể hiểu là 一人之 Nhất nhân chi xà: rắn của
một người
Dẫn:
_ (1): Dẫn, dắt, đưa
_ (2): Giương, kéo
_ (3): Vươn cao lên
_ (4): Cầm lấy
Thả: Và, rồi => Nối tiếp cho hành động kế tiếp
(6) 乃左手持卮,右手畫蛇,曰
=> Nãi tả thủ trì chi, hữu thủ họa xà, viết:
=> Bèn tay trái cầm chén rượu, tay phải vẽ rắn, bảo rằng:
Nãi: Bèn, liền
Tả: Bên trái. Còn có nghĩa là tả một chính sách, tư tưởng, … có tính cấp tiến, ví dụ như
Tả khuynh, ngược nghĩa là Hữu khuynh (tư tưởng bảo thủ)
Thủ: Tay => Vĩ tố tạo danh từ chỉ người (VD: Cầu thủ, thủy thủ, đấu thủ)
Hữu: Bên phải
(7) 吾能為之足
=> “Ngô năng vị chi túc”
=> “Tôi (còn) có thể vẽ chân cho nó”
* Nó: con rắn
* Thêm (còn) nhằm nhấn mạnh câu nói
lOMoARcPSD| 40799667
Ngô: (Danh từ) Ta, tôi; Họ Ngô
Năng: (Phó từ) Có thể, khả dĩ
=> 吾能 Ngô năng: Tôi/ ta có thể
VI/ VỊ (Âm đọc tùy theo ngữ cảnh)
Đọc âm “VI” khi: Làm động từ, có nghĩa là: Là, làm
Đọc âm “VỊ” khi: Làm giới từ, có nghĩa là: Vì, cho
CHI:
- Từ loại: ĐẠI TỪ HỒI CHỈ
- Cách dùng: Thay thế cho danh từ Xà (con rắn) và làm Tân ngữ cho giới từ
Vị
- Nghĩa: Nó
Túc: (Danh từ) Chân nhưng bị chuyển hóa thành Động từ nghĩa là “vẽ chân
(8) 未成,一人之蛇成,奪其卮,曰
=> Dịch từ: Vị thành, nhất nhân chi xà thành, đoạt kỳ chi, viết:
=> Dịch nghĩa: (Anh ta) chưa vẽ (chân) xong thì rắn của một người (khác) vẽ xong, (người đó)
giành chén rượu ấy, bảo rằng:
* (): thêm vào cho rõ nghĩa
Vị: Chưa (vị thành niên: chưa đến tuổi trưởng thành, vị hôn thê/ phu)
Đoạt: giựt/ giành/cướp lấy (tranh đoạt)
** CHI: TRỢ TỪ KẾT CẤU, loại lãnh thuộc => Nghĩa: CỦA => Nhất nhân chi xà: rắn
của một người.
** KỲ: Đại từ chỉ thị (này, nọ, kia, ấy, ... ) (Hình dung từ chỉ thị) => Định ngữ biểu thị cho
Chi (chén rượu)
(9) 蛇固無足,子安能為之足
=> “Xà cố vô túc, tử an năng vi chi túc?”
=> “Rắn không có chân, anh (ông) sao có thể vẽ chân cho nó được?”
lOMoARcPSD| 40799667
Cố: vốn dĩ, xem lại nghĩa chữ này trong câu 祿續固讓其兄” (Lộc Tục cố nhượng kỳ huynh
Nghi) ở bài số 1.
Tử - dùng trang trọng (không dùng xưng mày) -> chủ yếu dùng cho Nam: Đại từ nhân xưng ngôi
số 2 số ít: ông, anh, ngài (đối xứng đại từ); thầy (Khổng/Mạnh/Trang Tử/tử …) -> Bách gia trư tử.
An/yên năng: Sao có th …? Sao .... được?
An = âm thường đọc là Yên (nhưng bị Việt hóa nên trở thành chú nghĩa cho An).
Trường hợp giống Nhân/ Nhơn.
(10) 遂飲其酒。為蛇足者,終亡其酒。
=> Toại ẩm kỳ tửu. Vị xà túc giả, chung vong kỳ tửu.
=> Bèn uống chén rượu ấy. Người/ Kẻ vẽ chân cho rắn, rốt cuộc mất chén rượu ấy/ chén rượu
của mình.
Toại: _ (Phó từ) Bèn, liền, rồi thì
_ (Động từ) Thỏa (Toại nguyện/chí)
** KÌ: Có thể dịch nghĩa theo 2 trường hợp:
_ ĐẠI TỪ LÃNH THUỘC: thay thế cho người vẽ rắn thêm chân => 其酒 Kì tửu:
Chén rượu của mình.
_ ĐẠI TỪ CHỈ THỊ => 其酒 Kì tửu: Chén rượu ấy
** VỊ: (Giới từ) Vì, cho
Ví dụ: Vị quốc vong thân: Vì nước quên mình; Quên mình cho tổ quốc. (Nếu dịch Vì thì cho ra
trước; Dịch cho thì ra phía sau).
** GIẢ: Trợ từ danh hóa: Có chức năng đứng phía sau 1 từ/ 1 ngữ không phải danh từ và
biến từ đó/ ngữ đó thành 1 DANH TỪ.
=> Thêm chữ GIẢ vào cuối câu động ngữ Vị xà túc: VẼ CHÂN CHO RẮN => 1 DANH NGỮ
“Vị xà túc giả”: Người/ Kẻ vẽ chân cho rắn.
Chung: _ Bó/ kết/ thắt lại => nghĩa: Cuối. Ví dụ: Chung kết, Chung cuộc
_ Trọn/ suốt (Từ đầu cho tới cuối). Ví dụ: Chung thân, chung dạ (Suốt đêm),
Chung thủy (Từ đầu cho tới cuối không thay đổi => Suốt đời)
lOMoARcPSD| 40799667
_ Mang nghĩa cuối => Có nghĩa là Chết (Khúc cuối của cuộc đời) (Lâm chung)
_ Mang nghĩa Cuối => Cuối cùng, rốt cuộc (Nghĩa trong ngữ cảnh bài này)
Vong: Mất; vô: Không có (dùng như vô ), không (dùng như bất)
《戰國策》
=> Chiến quốc sách: bộ sử cổ Trung Quốc, không tác giả, được Lưu Hướng (người thời Hán) biên
tập. Tác phẩm chủ yếu miêu thuật việc c mưu dâng tiến kế sách, thuyết phục những vị vua chư hầu
làm sao cho dân giàu nước mạnh.Các sự việc được ghi chép từ thời Chiến Quốc đến thời Tần.
BÀI 5. 晏子使楚
(1) 晏子使楚.
=> Yến Tử sứ Sở.
=> Yến Tử đi sứ nước Sở.
晏子 Yến Tử: Tên Anh (Ấn/Yến Anh), tự 仲平 Trọng Bình , T tướng
nước Tề thời Xuân thu (770 - 476 TCN), nổi tiếng là người siêng năng, tiết kiệm và có
tài biện luận. 使楚 Sứ Sở: đi sứ nước Sở.
(2)以晏子短,楚人為小門於大門之側而延晏子。
=> Dĩ Yến Tử đoản, Sở nhân vi tiểu môn ư đại môn chi trắc nhi diên Yến Tử.
=> Vì Yến Tử thấp bé, nên người nước Sở cho làm cái cổng nhỏ ở bên cạnh cổng lớn
rồi mời Yến Tử vào (thành).
* (): thêm vào cho rõ nghĩa.
Dĩ (GIỚI TỪ BIỂU THỊ NHÂN - QUẢ): vì, do vì, bởi
Đoản (Bộ Thỉ): ngắn (đoản mệnh: chết sớm, tuổi thọ ngắn) => (chỉ thân hình) thấp,
bé; non kém, khiếm khuyết (Sở đoản)
為小門 Vi tiểu môn: Làm/mở cổng nhỏ
Ư (GIỚI TỪ BIỂU THỊ PHƯƠNG VỊ) : ở
Trắc: cạnh, bên cạnh (trắc diện)
** CHI: Trợ từ kết cấu, biểu thị MQH LÃNH THUỘC về mặt KHÔNG GIAN
於大門之側
lOMoARcPSD| 40799667
Ư Đại môn CHI Trắc
Giới từ Định ngữ TTKC Trung tâm ngữ
=> Nghĩa: Ở bên cạnh cổng lớn.
=> Làm bổ ngữ cho hành động (vị ngữ) ở phía trước: 為小門 mở cổng nhỏ
* 於大門 : bổ ngữ chỉ nơi chốn cho vị ngữ (hành động) cho cụm từ 為小門 vi
tiểu môn.
Nhi: mà, rồi
Diên (Bộ Dẫn): kéo dài ra; mời rước
(3)晏子不入,曰︰
=> Yến Tử bất nhập, viết:
=> Yến Tử không vào, nói rằng:
Nhập: Bên trong; Vào (ĐỘNG TỪ) ≠ Xuất (nghĩa là RA)
(4) “使狗國者從狗門入
=> Sử cẩu quốc giả tùng/tòng cẩu môn nhập
=> Đi sứ nước chó thì theo cổng chó vào.
Giả: trợ từ trong câu giải thích, phán đoán cho vế sau.
Tòng/Tùng là giới từ kết hợp tân ngữ 狗門 cẩu môn để biểu thị hành động phía sau là
nhập.
(5)今臣使楚,不當從此門入”。
=> Kim thần sứ Sở, bất đương tùng thủ môn nhập.”
=> Nay thần đi sứ nước Sở thì không nên theo cổng này mà vào (không nên vào cổng
này).”
Thần (Bộ Thần): Bề tôi của vua (quân thần); tiếng tự xưng của bề tôi đối với vua chúa.
Đương/Đang: thích hợp, tương xứng (tương đương, môn đương (đăng?) hộ đối: gia
thế hai bên gia đình phải tương xứng với nhau về mặt đẳng cấp xã hội) > bất đương: không
lOMoARcPSD| 40799667
thích hợp, không nên; gánh chịu trách nhiệm (đảm đương); nay, hiện tại (đương kim);
lúc đó, khi ấy (đương thời).
** Biến thể ngữ âm: nhân/nhơn, phúc/phước, đường/đàng, tùng/tòng ... => Có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, đơn vị này có thể dễ dàng chuyển âm thành đơn vị kia và ngược lại.
(6)儐者更道,從大門入。
=> Tấn giả canh đạo , tùng đại môn nhập.
=> Người tiếp đón đổi đường đi, theo cửa lớn mà vào.
Tấn (Bộ Nhân): hướng dẫn, tiếp đãi khách.
=> 儐者 Tấn giả: người tiếp đón, hướng dẫn (ai? => khách).
* tân (khách) >< (Trái nghĩa) chủ >>> tân ngữ (khách ngữ) >< chủ ngữ
GIẢ: TRỢ TỪ DANH HÓA, đứng sau 1 đơn vị không phải danh từ => Có chức năng
biến đơn vị đó thành 1 danh từ hoặc danh ngữ. (Vd: Khán giả, thính giả, học giả, ký giả, …)
Canh: Thay/sửa đổi (Canh tân); đơn vị thời gian ban đêm (đêm 5 canh ngày 6 khắc)
Đạo: Đường (đi)
=> 更道 Canh đạo: Đổi đường đi
(7)見楚王。王曰︰“齊無人耶?”。
=> Kiến Sở vương. Vương viết: “Tề vô nhân da?”
=> (Yến Tử) xin gặp/yết kiến vua nước Sở. Vua hỏi: “Nước Tề không có người chăng?”
Kiến: Thấy, trông thấy (Kiến văn); điều mà mình hiểu thấy, quan điểm (Kiến giải, thiển
kiến: quan điểm, cách nhìn nhận cá nhân => dùng 1 cách khiêm tốn, thường nói theo
nghĩa “một cách nông cạn”); Xin gặp, gặp gỡ (Yết kiến)
Da (Bộ Nhĩ) cũng viết (Bộ Ấp): (Nghi vấn từ) Sao, chăng
(8)晏子對曰︰“齊之臨淄三百閭,
=> Yến Tử đối viết: “ Tề chi Lâm Truy tam bách lư,
=> Yến Tử đáp lại rằng: “ (Đất/Kinh đô) Lâm Truy của nước Tề có ba trăm phường,
Đối: Thưa/ đáp lại, trả lời (Đối đáp, ứng đối); Cư xử (Đối đãi/xử); Chống chọi (Đối
địch/đầu); Bên kia (mặt không gian), trước mặt (Đối phương, đối diện); Cặp đôi =>
Câu đối (Đối liên)
lOMoARcPSD| 40799667
Tề: nước Tề
臨淄 Lâm Truy/Chuy: Kinh đô nước Tề xưa, nay thuộc quận Lâm Truy, TP.
Truy Bác, Tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
** CHI: TRỢ TỪ KẾT CẤU, ĐẠI TỪ LÃNH THUỘC => nghĩa ngữ cảnh: CỦA
臨淄
Tề CHI Lâm Truy
ĐN CỦA TTN
=> (Đất/Kinh đô) Lâm Truy CỦA nước Tề
Lư (Bộ Môn): đơn vị dân cư thời xưa có 25 hộ (trong bài tạm dịch “PHƯỜNG”); Cổng
làng; Nơi có đông dân cư. (Ví dụ: Lư diêm: Xóm làng)
(9)張袂成陰,揮汗成雨,
=> Trương duệ thành âm, huy hãn thành vũ,
=> Giương tay áo thành bóng mát, vẩy mồ hôi (thì) thành mưa, (Ý muốn nói: dân số
rất đông.)
Trương (Bộ Cung): (Nghĩa gốc) Giương/ kéo ra; Mở/ bày/ phô ra (Khai trương,
phô trương); Trang/Tờ giấy; Chủ kiến (Chủ trương); Họ Trương.
Duệ (Bộ Y): Tay áo
Âm: thuộc trong Âm - Dương, có nhiều nghĩa:
(1) Tối dẫn đến nghĩa là Bóng mát/râm (Nghĩa trong ngữ cảnh)
(2) Mặt trái, mặt sau
(3) Số âm
(4) Ngầm, bí mật
Huy (Bộ Thủ): Rung, vẩy; Phát huy; Chỉ huy.
Hãn (Bộ Thủy): Mồ hôi
Ví dụ:
人生自古誰無死
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử (nghệ),
Xưa nay thử hỏi ai không chết,
留取丹心照汗青
lOMoARcPSD| 40799667
Lưu thủ (đắc) đan tâm chiếu hãn thanh.
Lưu được tấm lòng của mình soi chiếu vào sử xanh
(Văn Thiên Tường - Quá Đinh Linh dương)
* Hãn: mồ hôi; Thanh: rễ tre => Nghĩa: Mồ hôi tre => Sử sách: bởi ngày xưa, họ
viết chữ (khắc, sơn chữ) trên những thẻ tre màu xanh. Trước khi viết thẻ trẻ trên
lửa hoặc phơi nắng để nó thoát mồ hôi ra và chuyển thành màu xanh, sau đó kết các thẻ
tre lại thành sách để viết > Sử sách = Thanh sử (Sử xanh) = Trúc bạch (Thẻ tre + Lụa)
(10) 比肩繼踵而在,何為無人?”。
=> Tị kiên kế chủng nhi tại, hà vị vô nhân?
=> Kề vai nối gót nhau mà sống (ý nói: Dân đông), tại sao không có người được?
Bỉ, tỉ, tị (Bộ Tỷ): So sánh (Tỉ dụ); Sát kề, gần liền nhau.
Kiên (Bộ Nhục): Cái vai
Kế (Bộ Mịch): Nối theo, tiếp theo (Kế tục, kế tiếp)
Chủng (Bộ Túc): Gót chân
Tại: Ở, tại; Còn (còn sống), sống, sinh sống
(11) 王曰︰“然則子何為使乎?”。
=> Vương viết: “Nhiên tắc tử hà vị sứ hồ?”
=> Vua hỏi: “ Vậy thì tại sao ông lại đi sứ?”
然則 Nhiên tắc: Vậy thì, thế thì, thế nhưng
Tử: Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít, xưng hô một cách kính trọng, thể hiện sự
lịch sự trong giao tiếp: Ông, ngài, anh, …
何為 Hà vị: Tại sao, vì sao
Hồ: Trợ từ nghi vấn: Sao, chăng
(12) 晏子對曰︰“齊命使各有主,
=> Yến Tử đối viết: “Tề mệnh sứ các hữu chủ,
=> Yến Tử đáp lại rằng: “Nước Tề sai sứ giả đi sứ, mỗi nước đều có chủ trương,
lOMoARcPSD| 40799667
Mệnh/Mạng:
(1) Sinh mạng/mệnh, số mạng/mệnh (do trời định);
(2) Số phận, vận mệnh;
(3) Mệnh lệnh;
(4) Nhiệm vụ lớn;
(5) Tên, đặt tên
Các: Mỗi (Bên/người/…)
Chủ (Bộ Chủ): Người đứng đầu; Trái với Khách (Người ngoài); trái với nô bộc (
Bộc: đầy tớ); Chủ trương, chủ ý
(13) 賢者使賢王,不肖者使不肖王
=> Kỳ hiền giả sứ hiền vương, bất tiếu giả sứ bất tiếu vương.
=> Nếu kẻ hiền thì đi sứ vua hiền, còn kẻ tồi thì đi sứ vua tồi.
Kỳ: Đơn vị biểu thị đơn vị giả định, giả thiết => Nghĩa: NẾU
Hiền: Người có tài, có đức (Hiền nhân) => 賢王 Hiền vương: Vua hiền
GIẢ: Đứng sau Hiền để biến Hiền thành 1 đơn vị danh từ => 賢者 Hiền giả:
Kẻ/Người hiền; 不肖者 Bất tiếu giả: Kẻ/Người tồi
Tiếu (Bộ Nhục): Giống
不肖 Bất tiếu: Hư đốn, láo xược; Người ngu xuẩn, kẻ tồi tệ, kẻ bất tiếu (trái với
người hiền => Người không có tài, có đức)
(14)嬰最不肖,故直使楚矣﹗”。
=> Anh tối bất tiếu, cố trực sứ Sở hĩ!”.
=> Yến Anh tôi tồi tệ nhất, cho nên đặc biệt/đương nhiên đi sứ nước Sở vậy!
Anh: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ (Trong bài: Tên của Yến Tử, do Yến Tử tự xưng) => Nghĩa
ngữ cảnh: Yến Anh này/ Yến Anh tôi
lOMoARcPSD| 40799667
Tối (Bộ Viết): Nhất (Tối cao, tối thượng: cao nhất; Tối giản); Vô cùng
=> 最不肖 Tối bất tiếu: tồi tệ nhất
Cố: Cho nên, vì vậy
Trực (Bộ Mục): Thẳng, ngay (Trung trực, trung đường, bộc trực); Cố ý, đặc biệt,
chuyên
: Đặt ở cuối câu, TRỢ TỪ CẢM THÁN (TRỢ TỪ KẾT CẤU), BIỂU THỊ SỰ
KHẲNG ĐỊNH => Nghĩa: VẬY
(15) << 晏子春秋 >>: Yến Tử Xuân Thu: Tên bộ sách viết về Yến Tử.
Xuân: mùa xuân
Thu: mùa thu
=> Thường mượn 2 mùa này để chỉ NĂM (biểu thị thời gian)
=> Dùng để chỉ lịch sử được ghi chép theo năm tháng (các sự kiện được ghi theo trật t
thời gian) (Ví dụ: Bộ sử sách Lã Thị Xuân Thu của Lữ Bất Vi biên soạn vào thời Chiến
Quốc); Bộ sử trong giai đoạn đầu ở Trung Quốc là bộ sử Xuân Thu, sau đó Nho gia tôn
bộ sử lên thành “bộ kinh”.
BÀI6.鷸蚌相爭
=> Duật bạng tương tranh
=> Trai cò giằng (co) nhau
* ( ): Thêm để rõ nghĩa
Duật: Loài chim có chân và mỏ dài thường kiếm ăn ở bờ bãi ngập nước như dẽ,
nhát, … => Tạm dịch trong bài là .
Bạng (Danh từ): Con trai
lOMoARcPSD| 40799667
Tương: Qua lại lẫn nhau; tự mình xem xét
Tranh: (Động) tranh giành, đoạt lấy
(1) 趙且伐燕,蘇代為燕謂惠王曰
=> Triệu thả phạt Yên, Tô Đại vị Yên vị Huệ Vương viết:
=> Nước Triệu định đánh nước Yên, Tô Đại vì nước Yên mà nói với Huệ Vương rằng:
Triệu: nước Triệu
Thả (Phó từ): Sắp, định
Phạt: Đánh (Chinh phạt); chặt; đốn (Phát (cỏ): chặt cỏ)
Yên: nước Yên > Thủ đô: Yên Kinh, sau đó chuyển lên Bắc Kinh
蘇代 Tô Đại: Họ tên người, đây là một thuyết khách (Nhà ngoại giao tư sản hoặc
phong kiến, chuyên dùng lý lẽ đi thuyết phục người khác)
Vị (Động từ): Nói, nói với, bảo; Gọi là
... ... Vị … vị … : Cấu trúc giới từ - tân ngữ động từ - tân ngữ.
=> Nghĩa: Vì … nói với …
為燕
謂惠王
=> vìớc Yên i với Huệ Vương
(Giới tân)
(Động tân)
惠王 Huệ Vương: Triệu Huệ Vương
(2) 今者臣來,過易水,
=> Kim giả thần lai, quá Dịch thủy,
=> Hôm nay (,) khi thần đến đây, đi ngang qua sông Dịch,
Kim: Tùy theo ngữ cảnh mà nó có nghĩa là danh từ chỉ thời gian hoặc hình dung từ.
=> Ở đây có nghĩa là danh từ chỉ thời gian: Hôm nay
GIẢ: Trợ từ, đặt sau danh từ chỉ thời gian biểu th ngữ khí đình đốn (dừng ngưng khi
đọc, có tác dụng rất lớn vì khi muốn nhấn mạnh điều gì đó ở phía sau) từ đó có chức
năng là nêu dẫn hậu văn.
lOMoARcPSD| 40799667
=> 今者 Kim giả: dùng giống như 昔者 Tích giả trong bài 4. Hà chính mãnh ư hổ
ở câu:
昔者吾舅死於虎,吾夫又死焉,今吾子又死焉。
=> Xưa kia , cha chồng của tôi chết vì cọp, chồng tôi cũng lại chết vì điều đó, nay con
trai tôi cũng chết vì điều đó.
Lai: Đến nơi / đây
Quá: Đi qua
易水 Dịch thủy: Sông Dịch > Thủy dùng giống như Giang hoặc
(3) 蚌方出曝,而啄其肉,
=> Bạng phương xuất bộc, nhi duật trác kỳ nhục,
=> Con trai đang (mở vỏ ra) vừa phơi nắng, thì con cò mổ thịt của nó.
Phương: Hướng (Đông phương); Nơi chốn (Viễn phương); Thuật, phép, biện pháp (Phương
pháp/ thức); Vuông (Lập phương); Ngay thẳng (Chân phương); (Phó từ) Đang, mới
Bộc: Phơi nắng; Dùng như chữ Bộc: Phơi/ bày ra (Bộc lộ, bộc bạch)
Trác: (Chim chóc) Mổ
Nhục: Thịt
KÌ: Đại từ lãnh thuộc, thay cho Bạng (Con trai) ở phía trước
=> 啄其肉: Mổ thịt của con trai
Chủ ngữ; Vị ngữ; 其肉: Tân ngữ cho động từ Trác (Đại từ lãnh thuộc +
Danh từ => DANH TỪ TÍNH)
(4) 蚌合而拑其喙。
=> Bạng hợp nhi kiềm kì huế.
=> Con trai khép vỏ lại kềm giữ mỏ của nó (con cò).
Hợp/Hiệp: Đóng/Ngậm/Nhắm lại; Tụ hội (Bi hoan ly hợp: Buồn, vui, chia ly, sum
vầy), chung góp (Đồng tâm hợp lực); Đúng phép/cách (Hợp pháp)
lOMoARcPSD| 40799667
NHI (Liên từ): Thì, mà
Kiềm (Bộ Thủ): Kềm, kẹp, hãm, chặn (Kiềm chế/ hãm). Dùng thông với chữ
Kiềm (Bộ Kim)
: Đi t lãnh thuc, thay thế cho con cò.
Huế/ Uế: M, ming
=> K Huế: m ca con cò
**
Động từ
từ
ĐTLT
Danh
(Tân ngữ cho động từ Kiềm)
(5) 鷸曰今日不雨,明日不雨,即有死蚌
=> Duật viết: “Kim nhật bất vũ, minh nhật bất vũ, tức hữu tử bạng”.
=> Con cò bảo rằng: “ (Nếu) hôm nay không mưa, ngày mai không mưa, thì có (một)
con trai chết.”
Kim: Đơn vị bổ túc cho danh từ Nhật
明日 Minh nhật: ngày mai
Tức: Thì, tức là, ắt là (Sắc tức thị không); Ngay, liền (Tức khắc)
Tử: Chết
=> Tử là đơn vị tu sức (Định ngữ) của danh từ trung tâm Bng
(6) 蚌亦謂鷸曰今日不出,明日不出,即有死鷸
=> Bạng diệc vị duật viết: “Kim nhật bất xuất, minh nhật bất xuất, tức hữu tử duật”.
=> Con trai cũng bảo con cò rằng: “ (Nếu) hôm nay không thoát ra được, ngày mai
không thoát ra được, thì (sẽ) (một) con cò chết”.
(7) 兩者不肯相捨,漁者得而并擒之。
=> Lưỡng giả bất khẳng tương xả, ngư giả đắc nhi tính cầm chi.
=> Hai con không chịu buông nhau ra, người đánh cá thấy được bắt cả hai con.
lOMoARcPSD| 40799667
Lưỡng: Hai, cặp đôi (Lưỡng nhãn) > Lưỡng nhãn/cước (Đôi mắt/chân) > Lưỡng cước đá
song phi: Hai chân bay lên và đá cùng một lúc; Lưỡng cư: Loài vật vừa sống trên cạn, vừa
sống dưới nước; Nhất cử lưỡng tiện: Một việc làm/ hành động giúp giải quyết cùng lúc 2
mục đích; Khác với song sinh, song kiếm > Lưỡng thủ cầm song kiếm
(1) GIẢ: Trợ từ kết cấu (Có người gọi là Đại từ), kết hợp với đối tượng được nói
đến ở tiền văn mà dịch là KẺ (người/con/cái/…)
=> 兩者 Lưỡng giả: HAI CON (Nghĩa trong ngữ cảnh là CON: con trai và con cò)
Khẳng: Chịu, chấp nhận, đồng ý (Khẳng định)
Xả: Bỏ, vứt bỏ (Xả thân); bỏ ra, buông ra, rời ra (Quyến luyến bất xả: Yêu thương
không buông ra được)
Ngư (Động từ): Đánh bắt cá (Ngư dân, ngư nghiệp)
(2) GIẢ: Trợ từ kết cấu (Cũng có người gọi là Đại từ), kết hợp với động từ/ngữ hoặc
hình dung từ/ngữ ở phía trước tạo thành danh từ hoặc danh ngữ. Chữ GIẢ tùy theo ngữ
cảnh mà dịch là NGƯỜI, KẺ, ĐIỀU, SỰ, CÁI, … Ví dụ: Độc giả, thính giả, nhân giả, …
=> GIẢ (2): Trợ từ danh hóa: Trợ từ có chức năng danh hóa đơn vị từ vựng đứng
trước nó.
=> 漁者 Ngư giả: Người đánh cá
NHI: (Liên từ) Mà, thì
= Tính/Tịnh: (Động từ) Gom hợp lại làm một (Thôn tính); (Phó từ) Đều, cùng, cả
Cầm: Bắt, giam, giữ (Giam cầm)
CHI: ĐẠI TỪ HỒI CHỈ, chỉ cả Bàng Duật (con trai và con cò), làm TÂN
NGỮ cho động từ Cầm ở phía trước.
=> 擒之 Cầm chi nghĩa là Bắt chúng.
(8) 今趙且伐燕,燕趙久相支,以
(Nguyên nhân) (Hệ quả)
lOMoARcPSD| 40799667
=> Kim Triệu thả phạt Yên, Yên Triệu cửu tương chi, dĩ tệ đại chúng
=> Nay Triệu định đánh Yên, Yên và Triệu giành co với nhau dài lâu, khiến cho dân
chúng khốn đốn
Cửu: Lâu dài (Vĩnh cửu)
Chi: nhánh, bộ phận (Chi tộc/ nhánh) khác với Chi là nhánh cây, cành cây;
Giằng co, cầm cự, cầm giữ
=> 久相支 Cửu tương chi: Giành co với nhau dài lâu
: Liên từ biểu thị hệ quả thừa tiếp, chữ vai trò kết nối từ ngữ chỉ hoạt động, sự
tình ở trước nó với từ hoặc cụm từ chỉ hệ quả của hoạt động/sự tình làm bổ ngữ ở phía sau
nó. Với cách dùng này, chữ Chi được dùng như liên từ Nhi, thường được dịch là mà,
đến nỗi, mà đến nỗi, từ đó mà, để đến nỗi, mà khiến cho, … (Tùy theo ngữ cảnh mà dùng
từ hoặc cụm từ để hiển thị cái hệ quả)
Tệ: Xấu, nát, cũ, rách (Tệ xá: nhà cũ nát = nhà nghèo); Điều xấu, cái có hại (Tệ hại);
(Nội V) Khốn đốn, (Ngoại V) làm cho khốn đốn; suy bại
* Ví dụ nội và ngoại động từ:
> A khốn đốn (Nội V)
> B làm cho A khốn đốn (Ngoại V)
Đại chúng: Dân chúng, trăm họ, tân ngữ của ngoại động từ
Tệ Khác:
=> Đại chúng tệ : Đại chúng khốn đốn
(
)
(Chủ ngữ)
Vị ngữ: Nội V
(9)
強秦之為漁父
也。=> Đây là câu Phức
(Động từ)
(Tân ngữ cho động từ Khủng)
(Thần: CN) (Khủng: VN) (Tân ngữ)
(Dã: Trợ từ cuối câu)
=> Thần khủng cường Tần chi vi ngư phủ dã.
=> Thần e (sợ) rằng nước Tần hung bạo kia sẽ là người đánh cá.
Khủng: Sợ, sợ hãi (Khủng khiếp), dọa nạt/uy hiếp làm cho sợ hãi (Khủng bố); E sợ,
e rằng, có lẽ (có người đọc là khúng)
Cường: Mạnh (Cường tráng); Cứng rắn (Kiên cường); Ngang ngược, hung bạo
(Cường đạo)
lOMoARcPSD| 40799667
Tần: nước Tần
之為 Chi vi: Dùng cũng như chỉ có một mình Vi (Nghĩa: Là).
>> CHI: được xem như là đơn vị đệm giữa chủ ngữ và động từ làm vị ngữ . Trong câu
này, có cũng được, không có cũng được, chỉ là đơn vị để nói, tạo nhịp điệu cho lời văn.
=> 強秦之為漁父 =
強秦
(CN)
(
VN không
độc lập) (Tân ngữ
)
=> quy chung là VỊ NGỮ
漁父 Ngư phủ: người (ông già) đánh cá, ông chài.
* Ngư (Ông chài); Tiều (Tiều phu: người đốn củi); Canh (Làm ruộng làm vườn); Mục
(Chăn nuôi) là 4 nghề nghiệp (đề tài) để người hồi xưa ngâm thơ hay vẽ tranh.
Dã: Trợ từ cuối câu, giống như dấu “,” hoặc “.”
(10) 故願王之熟計之也。
(Tân ngữ) (CN) (VN)
=> Cố nguyện vương chi thục kế chi dã.
=> Cho nên cầu mong nhà vua tính toán cái việc ấy (một cách) kỹ càng.
Cố: Cho nên, bởi thế, vì vậy
(Bộ Hiệt) = (Bộ Tâm) Nguyện: Xin, mong cầu, hy vọng (Tâm/Ý nguyện,
nguyện/thỉnh cầu); đề nghị
Thục: Chín, chín chắn, thành thạo (Thuần thục); kỹ càng, tinh tường
Kế/Kê: Đếm, tính (Thống kế/kê); Lo toan, tính toán (Kế hoạch); Mưu mẹo, sách
lược (Mưu kế, kế sách); Máy/Dụng cụ đo (Nhiệt kế)
** Trường hợp sử dụng chữ CHI
>> (1) (2)
(CN) (cả cụm này là VỊ NGỮ)
: CHỦ NGỮ
CHI (1): Thêm vào giữa cụm Chủ Vị trong câu 王熟 計之 Vương thục kế chi để
thực hiện chức năng thủ tiêu tính độc lập của câu => Biến câu này từ một đơn vị là một câu
lOMoARcPSD| 40799667
thành một thành phần ngữ pháp trong câu lớn hơn (Hạ bậc câu). => Biến nó thành
TÂN NGỮ của động từ Nguyện.
Thục: Hình dung từ làm TRẠNG NGỮ cho động từ Kế .
Kế: Động từ làm VỊ NGỮ
CHI (2): Đại từ làm TÂN NGỮ động từ Kế
=> 計之 Kế chi: Tính toán/Xem xét cái việc ấy/đó
> Tính toán như thế nào?<
=> Thục kế chi: Tính toán việc đó/ấy (việc đem quân đi đánh nước khác)
(một cách) kỹ lưỡng/kỹ càng
(11) 惠王曰
善!。乃止。
=> Huệ Vương viết: “Thiện!”. Nãi chỉ.
=> Huệ Vương nói rằng: “Được!”. Bèn dừng (đem quân đi đánh chiếm nước kia).
Thiện: Lành, tốt (Thiện nguyện, lương thiện); Khéo, giỏi (Thiện nghệ/chiến/xạ)
Chỉ: Dừng, ngưng (Đình chỉ)
(12) 《戰國策》
=> Chiến quốc ch: bộ sử cổ Trung Quốc, không tác giả, được Lưu Hướng (người thời Hán)
biên tập. Tác phẩm chủ yếu miêu thuật việc các mưu dâng tiến kế sách, thuyết phục những vị vua chư
hầu làm sao cho dân giàu nước mạnh.Các sự việc được ghi chép từ thời Chiến Quốc đến thời Tần.
| 1/50

Preview text:


BÀI 1. LAM SƠN THỰC LỤC TỰ
Tựa bài:《藍山實錄》序
=> “Lam Sơn thực lục” tự
=> Bài tựa sách “Lam Sơn thực lục” (nghĩa: Ghi chép cuộc khởi nghĩa Lam Sơn)
Lam: Màu xanh lam (xanh lơ)
藍山 Lam Sơn: Địa danh cổ, là nơi dựng cờ khởi nghĩa của Lê Lợi, có lãnh thổ được xác
định gần tương ứng với vùng thượng du của tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

Thực/Thật: Thật, đúng, chân xác (Chân thực, đích thực); Chân thành, không hư dối
(Trung/Thành thực); Nội dung >< Danh là hình thức (Hữu danh vô thực: Chỉ có tiếng
nhưng trong thực tế không có gì); Sự tích, sự việc có thật (Tả thực)

Lục (Bộ Kim): Ghi chép, sao chép (Sao lục, trích lục); Sổ sách ghi chép sự việc (Ngữ lục,
ngôn hành lục: ghi chép luôn cả lời nói và hành động)
=> 實錄 Thực lục: Ghi chép sự tích/việc (Có thể xem như là 1 loại Sử)
序 = 敘 Tự: Bài tựa; Thứ tự, thứ bậc
(1) 朕惟物本乎天,人本乎祖,
=> Trẫm duy vật bản hồ thiên, nhân bản hồ tổ, =>
Trẫm nghĩ rằng vật gốc từ trời, người gốc từ tổ

Trẫm: Vua tự xưng. Thời cổ là đại từ tự xưng thông thường (Tôi/Ta), nhưng từ khi Tần Thủy
Hoàng trở đi chỉ có vua chúa mới tự xưng là trẫm.
Duy: Nghĩ, suy nghĩ (Tư duy); Chỉ [có một] (duy nhất) (Duy ngã độc tôn: chỉ có mình ta là cao quý)
Vật: Sự vật (Vạn vật); Loài vật (Sinh vật, động vật, thực vật)
Bản/Bổn: Cái gốc (cây); Nguồn gốc, vốn có, từ trước (Bản ngã) lOMoAR cPSD| 40799667
HỒ: GIỚI TỪ BIỂU THỊ PHƯƠNG VỊ HOẶC CĂN NGUYÊN, dùng giống như chữ Ư
=> Nghĩa: Từ, ở
Thiên: Trời, đơn vị bổ ngữ chỉ căn nguyên
(2) 譬如木水必有根源。
=> Thí như mộc thủy tất hữu căn nguyên.
=> Ví như cây ắt có cội nước phải có nguồn (hoặc: Ví như cây và nước ắt có cội nguồn)
Thí: Ví dụ (Thí dụ)
Tất: Ắt, hẳn, nhất định phải (Tất nhiên, bất tất)
Căn: Rễ (Đi căn), nguồn gốc (Căn nguyên), nền tảng (Căn bản)
=> 根源 Căn nguyên: Nguồn cội
(3) 是以自古帝王之興 ,若商之始於有娀丶周之始於有邰。
=> Thị dĩ tự cổ đế vương chi hưng, nhược Thương chi thủy ư Hữu Tung, Chu chi thủy ư Hữu Thai.
=> Bởi vậy từ xưa các dòng đế vương nổi lên, giống như nhà Thương khởi đầu từ Hữu
Tung, nhà Chu khởi đầu từ Hữu Thai.

是以 Thị dĩ (LIÊN TỪ BIỂU THỊ NHÂN QUẢ): Bởi thế, vì vậy, cho nên
CHI: TRỢ TỪ (có người gọi là LIÊN TỪ), đặt giữa cụm chủ vị để thủ tiêu tính độc lập của câu,
tạo mệnh đề trong câu phức. 帝王之 興 (CN) (VN)
thêmCHI ở giữa để cụm chủ vị này không còn tính độc lập. kết hợp trạng ngữ phía
trước tạo thành 1 cụm đứng sau liên từ 是以 Thị dĩ. lOMoAR cPSD| 40799667
Âm đọc: _ Hưng: Nổi/Dấy lên, khởi phát (Hưng khởi); Làm cho thịnh vượng, phát triển (Hưng quốc)
_ Hứng: Tình cảm phát sinh trước sự vật, hiện tượng (Thi hứng, hứng khởi)
Nhược: Như là, giống như, nhường như
Thương: Nhà Thương; Buôn bán (Thương mại); Bàn bạc, thảo luận (Thương thảo)
Thủy: Bắt đầu, khởi điểm (Thủy chung; hồng hoang nguyên thủy:; tự thủy chí chung:
từ đầu đến cuối)

Ư: GIỚI TỪ BIỂU THỊ PHƯƠNG VỊ HOẶC CĂN NGUYÊN => Nghĩa: TỪ / Ở
有娀 Hữu Tung/Nhung: Tên một nước (hoặc bộ lạc) thời cổ ở vùng Sơn Tây (TQ), tương
truyền tổ tiên của Thương Thang sinh ra ở đây.

Chu/Châu: Nhà Chu; Đầy đủ, trọn vẹn, toàn bộ (Chu đáo/toàn); Chung quanh, khắp
một vòng (Chu vi); Cấp cho, cứu tế (Chu cấp)

有邰 Hữu Thai: Tên một nước (hoặc bộ lạc) thời cổ ở vùng Thiểm Tây (TQ), tương truyền là quê
hương của Hậu Tắc (Tổ tiên của nhà Chu) ** 商 之 始
於有娀 : Thương CHI thủy ư Hữu Tung (CN) (VN) (Bổ ngữ) 周 之 始
於有邰 : Chu CHI thủy ư Hữu Thai (CN) (VN) (Bổ ngữ)
=>CHI có chức năng giống phía trên
(4) 蓋其本盛則葉茂丶[其] 源深則流長。
=> Cái kỳ bản thịnh tắc diệp mậu, [kỳ] nguyên thâm tắc lưu trường.
=> Vì rằng gốc (của nó) có vượng thì lá mới tốt, nguồn (của nó) có sâu thì dòng (mới) dài. lOMoAR cPSD| 40799667
Cái: Vì, bởi vì; Che, trùm, dậy (Cái quan luận định; đậy nắp hòm mới khen chê hay
dở); Siêu việt, trội hơn, át cả (Anh hùng cái thế)
KỲ (1), (2): ĐẠI TỪ LÃNH THUỘC, định ngữ cho trung tâm ngữBẢN => Nghĩa: CỦA
NÓ (“NÓ” (1):Mộc; “NÓ” (2):Thủy)
=> 其本 Kỳ bản: Gốc của nó (gốc của cây)
其源 Kỳ nguyên: Nguồn của nó (nguồn của nước/sông)
Thịnh/Thạnh: Đầy, nhiều, nồng hậu (Thịnh tình); Phồn vinh, phong phú, hưng vượng
(Hưng thịnh, thịnh vượng); Rất, cực kỳ (Thịnh nộ)

Mậu: Um tùm, tươi tốt, thịnh vượng
Thâm: Sâu (Thâm uyên); Thẳm, cách xa (Thâm sơn); Sâu kín (Thâm trầm); Sâu sắc, sâu đậm (Thâm tình)
Lưu: Dòng nước (Lưu vực), dòng sông (Chi lưu); Trôi, chảy (Thủy lưu), di chuyển (Lưu
động); Trường phái, môn phái (Trào lưu); Loại, bực (Thượng/Hạ lưu); Truyền/ để lại (Lưu
truyền. đức lưu phương)

* (5) 非先世之仁恩之所培者厚丶慶澤之所鍾者洪,安能若是哉?
=> Phi tiên thế CHI nhân ân chi sở bồi giả hậu, khánh trạch chi sở chung giả hồng, an năng nhược thị tai?
=> Nếu không có sự bồi đắp nhân ân dày dặn, sự chung đúc phúc đức to lớn CỦA các
đời trước, thì sao có được như vậy?

Phi: Sai, trái, không đúng (Phi pháp/lý/nghĩa); Sự sai trái, xấu ác (Tập phi thành thị: làm việc
quen rồi thì cho là việc phải, việc đúng); Không, chẳng, (nếu) không phải (Phi phàm, (Tổ chức) phi
chính phủ); (Nếu) không có ( 文非山水無奇氣 : Văn phi sơn thủy vô kỳ khí [Trần Bích
San - Quá Hải Vân sơn]
Tiên/Tiến: Trước lOMoAR cPSD| 40799667
Nhân/ Nhơn: Thương, yêu; Lòng yêu thương, đức khoan dung nhân từ (Nhân ái/hậu)
Ân: Ơn, ơn huệ (Hồng Ân: ơn huệ lớn); Tình ái (Ân ái)
SỞ: TRỢ TỪ, đặt trước động từ/ngữ hoặc hình dung từ tạo thành danh từ/ngữ (Sở
thích/học/nguyện, sở trường/đoản); Chỗ, nơi (Công/nhiệm/trụ sở)
* Giáo trình “Hán văn cơ sở”: Sở được gọi là ĐẠI DANH TỪ (tức Đại từ)
Bồi: Vun trồng/ đắp, nuôi dưỡng (Tài bồi, bồi dưỡng)
GIẢ: TRỢ TỪ NGỮ KHÍ, tạo ngữ khí đình đốn (Nghĩa là: đọc đến đó thì dừng lại rồi sau đó
đọc tiếp), có chức năng nêu dẫn và nhấn mạnh hậu văn, trong trường hợp này không dịch nghĩa
Hậu: Dày, đầy đặn >< Bạc (Mỏng); Nhiều, lớn (Hậu lễ/tạ); Đậm, nặng, nồng (Hậu tình);
Khoan hòa (Nhân/ Trung hậu)
Khánh: Việc vui mừng, lễ mừng (Quốc khánh); Chúc mừng, làm lễ mừng (Lễ khánh thành); Phúc tốt lành
Trạch: Ân đức (Ân trạch); cái đầm, chằm
Chung: Tích tụ, chung đúc, đúc kết (Nhất kiến chung tình: Nhìn thấy một cái là đúc
kết tình cảm ); Đơn vị đo dung tích (Vạn chung cửu đỉnh)

Hồng: To lớn (Hồng phúc/ân/thủy)
An/ Yên: Yên ổn (An khang); Tĩnh lặng, ổn định (Yên tĩnh); Há, sao, há sao
安能若是 An năng nhược thị = 安能如此 An năng như thử: Sao có thể được như
vậy, đâu có, đâu có được như thế?

TAI: TRỢ TỪ BIỂU THỊ NGHI VẤN HOẶC CẢM THÁN, đi cùng với chữAn để
biểu thị ý nghi vấn.
*LƯUÝ* lOMoAR cPSD| 40799667 先世 之
仁恩之所培者厚丶慶澤之所鍾者洪 (ĐN) CỦA (TRUNG TÂM NGỮ)
(1) * 仁恩之所培 : Nhân ân chi sở bồi
=>Sở đứng trước động từBồi, biến động từ Bồi thành danh từ. Bởi vì khi chữCHI
là trợ từ kết cấu thì thành phần TTN phía sau CHI là một đơn vị danh từ tính, định ngữ
phía trước CHI là “nhân ân” => Sự bồi đắp nhân ân (không cần dịch nghĩa chữ CHI)

* 者厚 Giả hậu: Giả: Trợ từ ngữ khí, nhấn mạnh + nêu dẫn hậu văn => Không dịch nghĩa;
Hậu (Đơn vị vị ngữ), nghĩa: dày dặn

=> 仁恩之所培者厚 Nhân ân chi sở bồi: TRUNG TÂM NGỮ của 先世 Tiên thế
=> Nghĩa: Sự bồi đắp nhân ân dày dặn

(2) * 慶澤之所鍾 Khánh trạch chi sở chung: có cấu trúc giống cụm trước => TTN của
Tiên thế => Nghĩa: Sự chung đúc phúc đức lớn lao
仁恩之所培者厚丶慶澤之所鍾者洪 là TTN của 先世 Tiên thế, được nối kết
bởi trợ từ kết cấuCHI => 先世 Tiên thế là ĐỊNH NGỮ
=> Nghĩa: Sự bồi đắp nhân ân dày dặn, sự chung đúc phúc đức to lớn CỦA các đời trước
*ĐÂY LÀ KIỂU CÂU: “Nếu không có/phải A và B thì sao/đâu có được như thế?” (Câu phức) CÁCH (1): 先世 之 仁恩之所培 者 厚 丶 先世 之 慶澤之所鍾 者洪 ĐN CHI TTN 非 先世 之 仁恩 之 所培者 厚 丶 Phi Tiên thế CHI nhân ân CHI sở bồi giả hậu lOMoAR cPSD| 40799667 ĐN TTN CN VN ĐN TTN (1) 先 非 世 之 慶澤之所鍾 者 洪 Tiên Phi thế
Khánh trạch CHI sở chung hồng CHI giả CN VN ĐN TTN (2) CÁCH (2): 先世 之 仁恩之所培 者 厚 丶 先世 之 慶澤之所鍾 者 洪 CN VN 先 非 世 之 仁恩 之 所培者 厚 丶 Tiên Phi thế CHI nhân ân CHI sở bồi giả hậu ĐN TTN CN(1) VN 先 世 之 慶澤之 所鍾 者 洪 Tiên thế
Khánh trạch CHI sở chung hồng CHI giả ĐN TTN CN(2) VN
(6) 朕遭時多難, 開創尤難, 幸而天與人歸, 功業有成者,實由
祖宗積徳累仁之所致也。
** CẤU TRÚC: …...… Giả … Dã: loại câu giải thích, phán đoán
=> Trẫm tao thời đa nạn, khai sáng vưu nan, hạnh nhi thiên dữ nhân quy, Công nghiệp
hữu thành giả, thực do tổ tông tích đức lũy nhân CHI sở trí dã.

=> Trẫm gặp buổi lắm hoạn nạn, dựng nghiệp nhiều khó khăn, may mà trời giúp người theo,
(nên) công nghiệp được thành, thật là do tổ tông tu nhân tích đức cho nên mới được như vậy. lOMoAR cPSD| 40799667 6.1. 朕遭時多難,
Trẫm tao thời đa nạn,
=> Nghĩa câu: Trẫm gặp buổi lắm hoạn nạn,
Tao: gặp gỡ (tao ngộ/phùng); gặp, bị (tao nạn)
Gồm 2 âm đọc: _ Nan: Khó >< dị (dễ) ; Dễ (nan giải); Khó khăn (gian nan)
_ Nạn (âm trong bài): Tai họa (đa nạn: nhiều hoạn nạn); Làm khó, vặn vẹo, trách
hỏi (Vấn nạn: câu hỏi khó > hiện bị hiểu sai là vấn đề có tính tai họa). 6.2. 開創尤難, Khai sáng vưu nan,
=> Nghĩa: Dựng nghiệp nhiều khó khăn,
Sáng: Mở đầu, lập ra trước tiên (Khai sáng, sáng nghiệp); Chế tạo, làm ra (Sáng tạo)
Vưu: Nổi bật, càng, thật là (Vưu nan: lắm/ nhiều/ càng khó khăn); Ưu tú, khác thường (Vưu
vật); Oán trách (Oán thiên vưu nhân)
6.3. 幸而天與人歸,
Hạnh nhi thiên dữ nhân quy,
=> Nghĩa: May mà trời giúp người theo; May mà trời cho người theo,
Hạnh: May mắn, phúc lành (Hạnh phúc, hạnh vận: dịp may); Vua chúa đến nơi nào đó (Lâm
hạnh: dùng riêng cho vua chúa, hoàng tộc)
Dữ: Và, với, cùng; Cho, cấp cho
Quy: Về, trở về, theo về; Con gái đi lấy chồng (Vu quy)
* 功業有成者 Thiên dữ nhân quy là Cấu trúc tiểu đối (có kết cấu đối ngẫu cùng trong
một ngữ hoặc một câu). Đối với 幸而天與人歸 khai sáng vưu nan 6.4. 功業有成者,
Công nghiệp hữu thành giả
=> Nghĩa: (Nên) công nghiệp được thành, lOMoAR cPSD| 40799667
Công: Công lao, thành tích (Công tích); Sự nghiệp, thành tựu (Công nghiệp); Kết quả (Công hiệu)
Nghiệp: Sự nghiệp, thành tựu, công tích (Công nghiệp); Việc làm, nghề (Nông/ thương
nghiệp); Tài sản (Sản nghiệp); Hoạt/ hành động hay việc làm, ý nghĩ có thể ảnh hưởng đến
trong tương lai (Khẩu/ thân/ ý nghiệp)

GIẢ: Trợ từ đình đốn, có chức năng ngừng ngắt (thay cho “,” hoặc “.”) và nêu dẫn phần
giải thích phán đoán cho hậu văn (đoạn phía sau).

6.5. 實由祖宗積徳累仁之所致也。
Thực do tổ tông tích đức lũy nhân CHI sở trí dã.
=> Nghĩa: Thật là do tổ tông tu nhân tích đức cho nên mới được như vậy.

Thực/ Thật: Thật >< Hư; Nghĩa trong ngữ cảnh: Thật là, quả là Do: Do, bởi vì
Tổ: Người đầu tiên tạo ra dòng họ, nghệ nghiệp nào đó. Nghĩa thông thường: Ông nội (Tổ phụ)
Tông: Dòng, dòng phái (Tông tộc); Tông (Do kiêng húy: bắt buộc phải dùng trong ngôn ngữ
văn tự xã hội tại các nước quân chủ chuyên chế trong khu vực văn hóa chữ Hán) đọc chệch

> Tôn (Tôn giáo > Tông giáo) (Lê Thánh Tông > Tôn; Trần Nhân Tông> Tôn)
=> 祖宗 Tổ tông: những người tạo ra dòng họ ở thế hệ trước
Tích: Góp lại, trữ lại (Tích trữ).
Đức: Đức độ, công đức; Chỉ bản chất, tính chất của sự vật, hiện tượng
Có 2 âm độc: _ Lũy: Thêm, chất, dồn (Tích lũy)
_ Lụy: Dính líu tới (Liên lụy); Tai họa (Chim sa cá lụy: điềm báo, nói đến điều
xui) 積 徳 Tích đức >< 累 仁 Lũy nhân
(Động từ) (Danh từ) (ĐT) (DT) lOMoAR cPSD| 40799667
CHI: TRỢ TỪ KẾT CẤU
Trí: Hết (Lòng, Sức) (Trí lực); Đạt tới
=> Sở trí: Tới cái mức/ độ như vậy.
DÃ: Trợ từ cuối câu, có chức năng ngừng ngắt, thay cho dấu “.”
(7) 朕念之弗已,
=> Trẫm niệm chi phất dĩ,
=> Trẫm nghĩ về điều đó không dứt, dịch xuôi > Trẫm nghĩ mãi về điều đó
CHI: Đại từ hồi chỉ, thay cho nguyên đoạn phần (6)
=> 念之 Niệm chi: Nghĩ về điều đó, về điều ấy.
Phất: Không, chẳng
Dĩ: Đã xong rồi (Dĩ vãng); Dừng, ngưng (thường là phó từ nhưng ở ngữ cảnh câu này là ĐỘNG TỪ)
= 弗已 Phất dĩ: Không dừng, không ngừng
(8) 乃筆于書,目曰《藍山實錄》,
=> Nãi bút vu thư, mục viết “Lam Sơn thực lục”,
=> Bèn/ nên viết vào sách (viết thành sách), đặt/ gọi tên là “Lam Sơn thực lục”
Bút: Cây viết (Danh từ) nhưng ở ngữ cảnh thì dùng thành > Động từ: Viết
Vu =Ư: Giới từ nằm giữa động từBút vàThư là bổ từ ở phía sau, kết hợp với
Thư để làm bổ ngữ.Thư: Sách lOMoAR cPSD| 40799667
(9) 所以重其本始之義,
=> Sở dĩ trọng kỳ bản thủy chi nghĩa
=> Là để trọng cái nghĩa gốc nguồn (của nó),
所以 Sở dĩ: Biểu thị nguyên do - mục đích => Nghĩa: Là để …
Trọng (Động từ): coi trọng, kính trọng
* Tân ngữ củaTrọng là 其本始之義 Kỳ bản thủy chi nghĩa.
* Cụm 本始之義 Bản thủy chi nghĩa là một ngữ danh từ tính cho trợ từ kết cấuChi tạo nên.
* 其 Kỳ: Đại từ lãnh thuộc, làm định ngữ cho ngữ danh từ tính 本始之義 Bản thủy
chi nghĩa (Trung tâm ngữ) => Nghĩa: của nó (thông thường người ta không dịch chữ Kỳ)
(10) 亦以敘朕艱難之業, 以垂示子孫云。
=> Diệc dĩ tự trẫm gian nan chi nghiệp, dĩ thùy thị tử tôn vân.
=> Cũng là để kể sự nghiệp gian nan của trẫm, để truyền lại cho cháu con (đời sau) được biết.
亦以 Diệc dĩ: (biểu thị mục đích) Cũng là để
Tự: Kể, trình bày, thuật lại điều gì đó
朕艱難之業 Trẫm gian nan chi nghiệp => Nghĩa: Cái sự nghiệp của trẫm. Cụm từ này
là đơn vị làm tân ngữ cho động từTự.
** Lưu ý: GiữaTrẫm và 艱難 Gian nan (danh từ tính) có mối quan hệ lãnh thuộc vì thế để
làm rõ nghĩa hơn thì nên cần thêmChi. Chi này là trợ từ kết cấu loại tu sức vì phía trước “gian
nan” không phải là danh từ và ta sẽ không dịch chữ “chi” này vì như nói phía trước, “chi” là
loại từ tu sức bổ túc. Ghi là:
朕之艱難之業 lOMoAR cPSD| 40799667
Thùy: Rủ xuống, buông xuống (Thùy liễu); Để, truyền lại (Danh thùy trúc bạch)
Thị: Bảo/ báo cho biết > Trong ngữ cảnh này có thể dịch thành “được biết”
子孫 Tử tôn: tử (con), tôn (cháu) => Hiểu là con cháu nói chung
Vân: trợ từ ngữ khí nằm cuối câu, có tác dụng ngừng ngắt là dấu chấm “.”
(11) 時順天肆年仲冬月穀日藍山峒主。> Dòng lạc khoản
=> Thời Thuận Thiên tứ niên trọng đông nguyệt cốc nhật Lam Sơn động chủ.
=> Ngày lành tháng giữa đông (hoặc ghi tháng 11) năm Thuận Thiên thứ tư (năm thứ tư
niên hiệu Thuận Thiên) Lam Sơn động chủ.

Thời: Thời gian
順天 Thuận Thiên: Niên hiệu của Lê Lợi
Tứ (tứ kép/phồn) = Tứ
=> 肆年 Tứ niên: Năm thứ 4
仲冬月 Trọng đông: Trọng (Giữa) và Đông (Mùa đông); Nguyệt (Tháng) => Nghĩa: Tháng giữa
mùa đông. Kiến thức thêm: Mạnh đông: đầu mùa đông; Quý đông: cuối mùa đông.
穀日 Cốc nhật: Ngày lànhĐộng: Hang
Chủ/Chúa: Quân chủ, gia chủ; Công chúa; Chúa công, lãnh chúa, Thiên chúa.
=> 藍山峒主 Lam Sơn động chủ: Hang núi của Lam Sơn => Danh hiệu của Lê Lợi
TÁC GIẢ 《黎太祖》: LÊ THÁI TỔ lOMoAR cPSD| 40799667
Lê: Họ Lê; Đông đảo, nhiều người (Lê/Dân thứ); Màu xanh đen; Gần, sắp (Lê minh: Tờ mờ sáng)
Thái: Cao, lớn (Thái học: bậc học cao); Rất, lắm, quá, tối, cực kỳ (Thái cổ)
Tổ: Ông bà (người sinh ra cha mẹ mình); Chỉ chung tổ tiên (Thủy/Viễn/Tiên tổ); Người
sáng lập hoặc khai sáng một môn phái hoặc nghề.

=> 黎太祖 Lê Thái Tổ: Miếu hiệu của Thuận Thiên Hoàng đế Lê Lợi 黎利.
Miếu hiệu 廟號 : Sau khi vua chúa qua đời, vị vua nối ngôi và đình thần cùng thảo luận đặt tôn
hiệu để viết trên bài vị hay trên các bài văn cúng tế. Đặc điểm cơ bản của miếu hiệu là thường có
một trong hai chữ Tổ () hoặc Tông/Tôn (), phía trước thường là một tính từ mang tính miêu
tả thứ bậc hoặc đặc tính (như: Thái, Cao, Thánh, Nhân, Anh, Minh, Mục, Hiếu, …). Miếu hiệu
thường ngắn, phần lớn chỉ có 1 tính từ đi với Tổ hoặc Tông, nếu gọi luôn tên triều đại thì thường có 3
chữ (Như: Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn Thế Tổ, …).

Miếu hiệu khác Thụy hiệu 諡號. Thụy hiệu của vua chúa thường khá nhiều chữ, có khi rất dài,
đến hàng chục chữ (Ví dụ: thụy hiệu của Lê Lợi là “Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công
Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoằng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao Hoàng đế (統天
啟運聖德神功睿文英武寬明勇智弘義至明大孝高皇帝)
BÀI 2. HÙNG VƯƠNG KIẾN QUỐC HIỆU VĂN LANG QUỐC
(Tựa) 雄王建國號文郎國
=> Hùng Vương kiến quốc hiệu Văn Lang quốc
=> Hùng Vương dựng nước đặt tên là nước Văn LangHùng (Bộ Chuy):
_ (1): Trống, đực (VD: Hùng kê). Phân biệt vớiThư: Mái, cái lOMoAR cPSD| 40799667
(Ví dụ: Nam: Anh hùng; Nữ: Anh thư)
雄王 Hùng Vương: Gọi các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt, theo truyền thuyết gồm
18 đời (2879 - 258 TCN)
Kiến: Dựng lên, tạo lập
=> 建國 Kiến quốc: Dựng nước, lập quốc
Hiệu: Tên, danh xưng (VD: Quốc hiệu, biệt hiệu, danh hiệu). Trong ngữ cảnh này là ĐỘNG TỪ: Đặt tên
Văn: Vằn hổ báo
-> Hoa văn (nghĩa gốc) -> Chữ viết -> Văn chương -> Văn hiến -> Văn hóa
Lang: Chỉ xưng nam giới, chàng (VD: Chu lang - Chàng họ Chu); Dùng để gọi chồng/ tình nhân
(VD: Lang quân, tình lang)
(1) 鴻龐氏首曰涇陽王,
=> Phiên âm: Hồng Bàng thị thủ viết Kinh Dương Vương
=> Dịch nghĩa: Người đứng đầu họ Hồng Bàng là Kinh Dương Vương
Hồng: Chim Hồng; Lớn (VD: Hồng thủy, hồng đức)Bàng: To lớn
=> 鴻龐氏 Hồng Bàng thị: Họ Hồng Bàng
Thủ: Đầu: (Người) đứng đầu
Viết: (Động từ) Nói, hỏi, đáp; Gọi là
Kinh: Tên sông ở Trung Quốc lOMoAR cPSD| 40799667
Dương: Mặt trời (VD: Triệu Dương); Dương âm; Cõi nhân gian (Dương gian)
(2) 相傳我越之始君也,
=> Tương truyền ngã Việt chi thủy quân dã,
=> Tương truyền là vị vua đầu tiên của nước Việt ta,
Tương: Cùng với
Truyện/ Truyền: Từ chỗ này giao cho chỗ kia, từ đời trước để lại cho đời sau
=> 相傳 Tương truyền: Truyền với nhau (Tương trợ, tương tư, …)Ngã:
_ (1): (Đại từ: Ngôi thứ I) Tôi, ta, tao, … (VD: Ngã huynh: Anh tôi)
_ (2): (Danh từ) Bản thân
=> 我越 Ngã Việt: Nước Việt taCHI:
- Từ loại: TRỢ TỪ KẾT CẤU,
- Cách dùng: Biểu thị mối quan hệ lãnh thuộc, nằm giữa định ngữ (đơn vị danh/ tính/
đại từ) là 我越 Ngã Việt và Trung tâm ngữ là 始君 Thủy quân.
- Nghĩa trong ngữ cảnh: CỦA 我越 之 始君
Định ngữ CHI TTN (nghĩa: CỦA)
=> 我越之始君 Ngã Việt chi thủy quân: Vị vua đầu tiên của nước Việt ta
! 之 ! ĐỨNG CUỐI CÂU: LOẠI TỪ TU SỨC (không có nghĩa) là loại về mặt đặc điểm, tính
chất, đứng sau đơn vị hình dung từ và KHÔNG trả lời cho câu hỏi “CỦA ai?
Thủy: Bắt đầu, đầu tiên (VD: Khởi thủy) lOMoAR cPSD| 40799667 也 DÃ:
- Từ loại: TRỢ TỪ CUỐI NGỮ
- Cách dùng: Biểu thị ý giải thích hoặc phán đoán, sử dụng giống như dấu “.” hay “,”
- Nghĩa trong ngữ cảnh: Vậy (3) 生貉龍君。
=> Sinh Lạc Long Quân.Sinh/ Sanh:
_ Đẻ, sanh ra (VD: Sinh sản)
_ Lớn lên (VD: Sinh trưởng)
_ Sống: (VD: Sinh tồn)
_ Vĩ tố chỉ người (VD: Học sinh, sinh viên)
Lạc: Họ Lạc. Chỉ đọc âm “Lạc” khi dùng trong danh từ riêng là “Lạc Long Quân”, “Lạc Hồng”. Còn âm
thông thường là “Mạch” (1 dòng tộc ở phía Bắc Trung Quốc) hoặc đọc là “Hạc” (1 giống thú như chồn)
Long: Con rồng, tượng trưng cho vua, chỉ người tài giỏi, phi thường.
Quân: Vua, người làm chủ một đất nước (ở thời phong kiến)
(4) 王乃貉龍君之子也。
=> Vương nãi Lạc Long Quân chi tử dã.
=> Hùng Vương là con của Lạc Long Quân.
Vương = Hùng Vương => Thành phần ngữ pháp
Nãi =Vi: LàCHI:
- Từ loại: Trợ từ kết cấu
- Cách dùng: Biểu thị mối quan hệ lãnh thuộc, nằm giữa định ngữ 貉龍君 Lạc Long
Quân và trung tâm ngữTử lOMoAR cPSD| 40799667
- Nghĩa trong ngữ cảnh: CỦA =>貉龍君 之 子 ĐN CHI TTN
(Trả lời cho câu hỏi: Con của ai? => Con của LLQ)
(5) 初炎帝神農氏三世孫帝明,
=> Sơ Viêm Đế Thần Nông thị tam thế tôn Đế Minh,
=> Xưa Đế Minh cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông,
Sơ: Ban đầu, mới đầu (Sơ giao: Mới quen nhau, sơ khảo)
炎帝 Viêm Đế: Một hiệu của vua Thần Nông
神農氏 Thần Nông thị: Họ Thần Nông. Tên vị vua thần thoại của Trung Quốc, cách nay khoảng hơn 4500 năm.Tôn: Cháu
帝明 Đế Minh: (Danh từ riêng) Tên người
(6) 南巡至五嶺,
=> Nam tuần chí Ngũ Lĩnh
=> Đi tuần phương Nam đến Ngũ Linh
Nam: (Danh từ) Phương Nam
Tuần: Đi tuần, tuần traChí:
_ (1): (Động từ) Đến, đạt đến
_ (2): (Giới từ) Cho đến (VD: Từ họ cho đến tôi)
五嶺 Ngũ Linh: Tên núi lOMoAR cPSD| 40799667 (7) 娶婺僊女,
=> Thủ Vụ Tiên nữ
=> Lấy nàng Vụ Tiên
Thủ: Lấy (vợ)
(8) 生子祿續,有聖德,
=> Sinh tử Lộc Tục, hữu thành đức,
=> Sinh con trai là Lộc Tục, có đức độ phi phàm,
祿 Lộc: Phúc, tốt lành; Lương bổng
Tục: Tiếp nối
=> 祿續 Lộc Tục: Tên người
聖德 Thành đức: Đức độ phi phàm
(9) 帝明奇愛之,欲使嗣位。
=> Đế Minh kỳ ái chi, dục sử tự vị.
=> Đế Minh hết mực yêu quý ông ấy, muốn cho kế vị/ nối ngôi
奇愛 Kỳ ái: Yêu quý lạ thường, hết mực yêu quýCHI:
- Từ loại: ĐẠI TỪ HỒI CHỈ
- Cách dùng: Thay thế cho 祿續 Lộc Tục, nằm sau ngoại động từÁi để làm Tân
ngữ cho động từ đó.
- Nghĩa trong ngữ cảnh: ÔNG, ÔNG ẤY
=> 愛之 Ái chi: Yêu quý ông ấyDục: Muốn lOMoAR cPSD| 40799667
使 Sử: Sai khiến/ bảo; Khiến cho; Dùng (Sử dụng)
Tự: Nối tiếp, kế tục; Con cháu đời sau
Vị: Chỗ, nơi; Ngôi; Chức quan; Tước vị
=> 嗣位 Tự vị: Nối ngôi
(10) 祿續固讓其兄宜。
=> Lộc Tục cố nhượng kì huynh Nghi.
=> Lộc Tục kiên quyết nhường cho anh của mình là Nghi.
Cố: Chủ/ cố ý (Cố tình, cố sát); Một mực, kiên quyết (Cố từ); Vững chắc (Kiên cố)
Nhượng: Nhường lại/ choKÌ:
- Từ loại: ĐẠI TỪ LÃNH THUỘC
- Cách dùng: Làm ĐỊNH NGỮ cho 祿續 Lộc Tục (Tức đại từ), biểu thị trung tâm
ngữ là Huynh có mối quan hệ lãnh thuộc với đối tượng màKì thay thế.
Kì huynh làm TÂN NGỮ cho động từNhượng. -
Nghĩa trong ngữ cảnh: CỦA MÌNH (CỦA ÔNG ẤY) => 其兄 Kì huynh: Anh của mình * 讓其兄 ĐỘNG TỪ TÂN NGỮ
Nghi: Tên người (Đế Nghi)
(11) 帝明於是立帝宜為嗣,治北方,
=> Đế Minh ư thị lập Đế Minh vi tự, trị Bắc phương. lOMoAR cPSD| 40799667
=> Đế Minh vì vậy lập Đế Minh làm người kế vị, trị phương Bắc.
於是 Ư thị: Do đó, vì vậy; Ở đó
立 … 為 … Lập … vi ... : Lập … làm …
Trị: Cai quản; Trừng phạt; Cai trị
(12) 封祿續為涇陽王,治南方。
=> Phong Lộc Tục vi Kinh Dương Vương, trị Nam phương.
=> Phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, trị phương Nam.Phong:
_ Ban cho chức vị, đất đai;
_ Đóng/ bao kín lại;
_ Khóa lại (Phong tỏa, niêm phong) -> Cái để bao/ gói/ bọc/ chứa (Phong bì/ thư)
_ Bờ cõi, cương giới (Phong vực)
封 … 為 … Phong … vi ... : Phong … làm …
(13) 涇陽王生子崇纜,號貉龍君。
=> Kinh Dương Vương sinh tử Sùng Lãm, hiệu Lạc Long Quân.
=> KDV sinh con trai là Sùng Lãm, tên hiệu là LLQ.
Sùng: Cao, kính trọng, tôn trọng (Tôn sùng)
Lãm: Dây leo, thừng chão
=> 崇纜 Sùng Lãm: Tên người
(14) 貉龍君娶嫗姬生百男,是為百粵之祖;
=> Lạc Long Quân thú Âu Cơ sinh bách nam, thị vi Bách Việt chi tổ; =>
LLQ lấy Âu Cơ sinh ra một trăm con trai, đó là tổ tiên của Bách Việt.

Thú: Cưới, lấy vợ (嫁娶 Giá thú: Giá (Gái lấy chồng); Thú (Nam lấy vợ)) lOMoAR cPSD| 40799667
Âu (Ẩu): Bà già (Triệu Ẩu: Bà Triệu)
Cơ: Phụ nữ đẹp
=> Âu Cơ: tên người
百粵 = 百越 Bách Việt: Chỉ chung các dân tộc Việt sống ở khu vực từ hạ lưu sông Trường Giang
(Trung Quốc) xuống Bắc bộ Việt Nam, gồm Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng
Đông, Hải Nam, Quảng Tây và Bắc bộ Việt Nam, như: Câu Ngô, Ư Việt, Điền Việt, …

Tổ: Tổ tiên; Ông bà nội/ ngoạiCHI:
- Từ loại: TRỢ TỪ KẾT CẤU
- Cách dùng: Biểu thị mối quan hệ lãnh thuộc, nằm giữa định ngữ là 百粵 Bách
Việt và Trung tâm ngữ làTổ.
- Nghĩa trong ngữ cảnh: CỦA
(15) 推其長者為雄王嗣君位,
=> Suy kì trưởng giả vi Hùng Vương tự quân vị,
=> Tôn người con cả của họ/ mình lên làm Hùng Vương nối ngôi vua,
Suy: Tôn/ đưa lên
推 … 為 … Suy … vi ... : Tôn … làm …KÌ:
- Từ loại: ĐẠI TỪ LÃNH THUỘC
- Cách dùng: Biểu thị mối quan hệ lãnh thuộc giữa đối tượng màKì thay thế là
龍君 Lạc Long Quân và 嫗姬 Âu Cơ với trung tâm ngữ là 長者 Trưởng giả.
長者 Kì trưởng giả làm TÂN NGỮ cho động từSuy.
- Nghĩa trong ngữ cảnh: CON CỦA HỌ/ MÌNH lOMoAR cPSD| 40799667 者 GIẢ:
- Từ loại: TRỢ TỪ DANH HÓA
- Cách dùng: Có chức năng biến đơn vị đằng trước thành danh từ, ở đây, biến đơn vị
hình dung từ làTrưởng thành một danh từ.
- Nghĩa trong ngữ cảnh: NGƯỜI => Trưởng giả: Người con trai cả (lớn) của LLQ và
Quân: Vua (Quân chủ); Đại từ ngôi thứ hai số ít: Ông, anh, ngài, …
Vị: Nơi, chỗ, vị trí; Chức vị, địa vị
=> 君位 Quân bị: Ngôi vua
(16) 建國號文郎國,都峰州,
=> Kiến quốc hiệu Văn Lang quốc, đô Phong Châu
=> Dựng nước tên là nước Văn Lang, đóng đô tại Phong Châu
Đô: (Động từ) Đóng đô
Phong: Ngọn/ đỉnh núi
Châu: Đơn vị hành chính (Châu quận)
=> 峰州 Phong Châu: Địa danh. Các nhà nghiên cứu cho rằng nó nằm khoảng từ thành phố
Việt Trì ngày nay đến khu vực đền Hùng Vương thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
(17) 相傳十八世,皆稱雄王。。。
=> Tương truyền thập bát thế, giai xưng Hùng Vương …
=> Nối truyền mười tám đời, đều gọi là Hùng Vương …
Giai: Đều
Xưng: Gọi/ Kêu là lOMoAR cPSD| 40799667 (欽定越史通鑑綱目)
=> Khâm định Việt sử thông giám cương mục
=> Bộ chính sử của triều Nguyễn do Quốc sử quán ghi chép
Khâm: Tôn kính, bội phục (Khâm phục); Tiếng tôn xưng đối với vua chúa (Khâm mệnh, khâm sai)
=> Khâm định: Sách vở làm theo lệnh vua
通鑑 Thông giám: Xem xét chung tất cả
Cương: Sợi dây to làm bằng đầu mối của lưới => Cái chính yếu (Cương lĩnh); Phép tắc, trật
tự (Kỷ cương, cương thường)
Mục: Mắt; Những mắt dây nhỏ của lưới => Điều khoản, phần, hạng
=> 綱目 Cương mục: Thể lệ trình bày trong bộ sử chia ra “cương” và “mục”. Cương là phần
tóm tắt chính yếu gọn và sáng rõ; Mục là các sự việc được ghi chép rộng ra, chi tiết và cụ thể hơn.
* LOẠI TỪCHI:
- Trợ từ kết cấu, biểu thị mối quan hệ lãnh thuộc: Của (nằm giữa ĐN và TTN)
- Đại từ hồi chỉ (đại từ nhân xưng): Anh, em, mày, nó, hắn, y, chúng, họ, … (Thay thế
1 đối tượng ở phía trước, đứng sau ngoại V để làm Tân ngữ cho V đó)
- Đại từ chỉ thị: Này, ấy, đây, …
- Đại từ lãnh thuộc: Của mình, của hắn
* ĐỘNG TỪ (V) được chia thành 2 loại:
1. Ngoại V = Tha V = V cập vật: Có tác động tới SV - HT => Cần có TÂN NGỮ Vd: Anh ghét em
2. Nội V = Tự V = V bất cập vật: Không có tác động đến SV - HT => Không cần có TÂN NGỮ
Vd: Phượng múa, chim hót, hoa nở lOMoAR cPSD| 40799667
BÀI 3: 苛政猛於虎 苛政猛於虎
=> Hà chính mãnh ư hổ
=> Nền chính trị khắc nghiệt còn tàn bạo hơn cả cọp beo
Hà: Khắc nghiệt, khắt khe (Hà khắc)
Chính/ Chánh: Pháp lệnh, đường lối, sách lược, cai trị; Nền chính trị; Cai trị, trị lý.
=> 苛政 Hà chính: Nền chính trị/ cai trị khắc nghiệt.
Mãnh: Dữ, hung bạo, tàn ác (Nghĩa trong ngữ cảnh của bài) (Mãnh thú: Thú dữ); Mạnh
mẽ (Mãnh tướng); Dữ dội (Mãnh liệt)
** 於 Ư: _ Giới từ so sánh hơn kém:“Hơn”.
_ Đứng trướcƯ là HÌNH DUNG TỪ.
Ví dụ: 2 câu nổi tiếng của Tuân Tử 青取之於藍 而青於藍
=> Thanh thủ chi ư lam nhi thanh ư lam
=> Màu xanh lấy (chế xuất) nó từ màu lam nhưng xanh hơn màu lam. 氷水爲之而寒於水
=> Băng thủy vi chi nhi hàn ư thủy (Tuân Tử)
=> Băng, nước làm nên nó mà lạnh hơn nước. (1) 孔子過泰山側,
=> Khổng Tử quá Thái sơn trắc,
=> Khổng Tử đi qua bên núi Thái,
孔子 Khổng Tử: Danh từ riêng lOMoAR cPSD| 40799667
Quá/ Qua: Đi qua; Lỗi lầm (Cải quá. bỏ quá); Chết (Quá cố); Vượt qua/ mức, hơn, trên (Quá độ)
泰山 Thái Sơn: Núi Thái Sơn, ngọn núi có ý nghĩa lớn về lịch sử và văn hóa ở tỉnh Sơn Đông Trung Quốc
Trắc: Bên, bên cạnh (Trắc diện: Mặt bên cạnh)
(2) 有婦人哭於墓[者]而哀。
=> Hữu phụ nhân khốc ư mộ (giả) nhi ai. ( (): Có bản có chữ này, có bản không
) => (Thấy) có (một) người đàn bà khóc ở bên mộ hết sức bi thảm.
Phụ: Nữ giới đã có chồng, đàn bà (Thiếu phụ: người phụ nữ trẻ; Quá phụ: người
phụ nữ mất chồng); Vợ (Phu phụ)

Khốc: Khóc, than khóc. Khác vớiKhấp: nghĩa là khóc không ra tiếng.
Ư (Bổ ngữ chỉ nơi chốn): Giới từ biểu thị phương vị (phương hướng): ở bên/ trên/ dướiMộ: Mồ, mả.
Nhi (Liên từ): Mà; rất, lắm.
Ai: Buồn thảm (Bi ai), thương xót.
> 而哀 Nhi ai: Bổ ngữ chỉ tính chất (chỉ mức độ), bổ cho cái hành động “khốc” của chủ ngữ “phụ nhân”. lOMoAR cPSD| 40799667
(3) 夫子式而聽之,使子路問之,曰:
=> Phu tử thức nhi thính chi, sử Tử Lộ vấn chi ,viết
=> Thầy cúi đầu xuống đòn xe mà nghe, sai Tử Lộ hỏi bà ta, rằng:
夫子 Phu tử: Thầy (chỉ Khổng Từ)=> ; Tiên sinh
Thức: Phép tắc, khuôn mẫu, quy cách, … =Thức: Cái đòn ngang trước xe thời xưa. Trong
ngữ cảnh là động từ “cúi đầu xuống đòn xe”. Thời xưa khi ngồi xe, nếu gặp chuyện phải biểu
thị sự kính lễ, thì người ta cúi đầu xuống đòn ngang trước xe.

** 之 CHI (1): ĐẠI TỪ HỒI CHỈ: Thay cho tiếng khóc của người phụ nữ ở câu trước. Làm TÂN
NGỮ cho động từ THÍNH (Có thể lược bỏ không cần dịch nghĩa)

=> 問之 THÍNH (CHI): Lắng nghe (tiếng khóc của người phụ nữ đó). 使 Sử: Sai khiếnVấn: Hỏi
** 之 CHI (2): ĐẠI TỪ HỒI CHỈ: thay cho “Phụ nhân” (Người phụ nữ có chồng) ở câu trước.
Làm TÂN NGỮ cho động từ VẤN.

(4) 「子之哭也,壹似重有憂者。」
=> Tử chi khốc dã, nhất tự trùng hữu ưu giả.
=> Tiếng khóc của bà dường như có nhiều nỗi buồn đau? lOMoAR cPSD| 40799667
** 之 CHI: TRỢ TỪ KẾT CẤU BIỂU THỊ MỐI QUAN HỆ LÃNH THUỘC (cách
dùng thường gặp, cơ bản của chữChi) => Dịch nghĩa: CỦA.
Động từ được dùng thành danh từ:
Khóc (Động từ) > Tiếng Khóc (Danh từ); Đẹp (Tính từ) > Cái đẹp (Danh từ); Cháy (Động từ) >
Đám/ Sự cháy (Danh từ) , …
TửCHIKHỐC
(Đại từ nhân xưng ngôi số 2 số ít: Bà) CỦA (Trung tâm ngữ)
=> TIẾNG KHÓC CỦA BÀ
DÃ: Trợ từ ngữ khí. Có chức năng ngừng ngắt, giống như dấu PHẨY (CHẤM); Chức
năng nêu dẫn ý (ngữ) ở phía sau (Nêu dẫn hậu văn).
=Nhất: Xác thực, đích xác => Biểu thị ý nhấn mạnh.
* Chữ phức/ kép (Chữ nhiều nét)Nhất: Từ linh đến cửu (Dùng để ghi chép trong sổ sách
kế toán, tránh bị sửa chữa); Biểu thị sự trang trọng.
Tự: Tựa/ Dường/ Giống/ Hình như, có vẻ

=> 壹似 Nhất tự: dường như
Có 2 âm đọc tùy theo ngữ cảnh:
(1) Trùng: Chồng chất, nhiều lần (Trùng điệp).
(2) Trọng: Nặng (Trọng khinh); Quan yếu (Quan trọng) lOMoAR cPSD| 40799667
=> 重有憂 Trùng hữu ưu: Có nhiều nỗi buồn đau
(5) 而曰:「然。昔者吾舅死於虎,
=> Nhi viết: “Nhiên. Tích giả ngô cữu tử ư hổ,
=> (Bà ta) bèn nói rằng: “ Đúng vậy. Trước đây cha chồng của tôi chết bởi cọp,
Nhi =Nãi:
(1) Trường hợp 1: Dùng làm Đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 số ít =Nễ (Anh/
Ngươi/ Mày, …) hoặcNẫn (Ngài, ông, bà (=> Biểu thị sự kính trọng))
(2) Trường hợp 2: Đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 số ít => Nghĩa của ngữ cảnh là:
BÀ ẤY (người phụ nữ = Phụ nhân) nói.
Nhiên: Đúng vậy/ Đúng thế; Vâng => Vĩ tố tạo từ, đứng sau đơn vị từ nào đó nhằm biểu thị
trạng thái, đặc điểm, tính chất của từ. Ví dụ: Thiên nhiên: trạng thái của trời; Hiển nhiên; Hốt nhiên:
trạng thái nhanh, bất chợt, …
Tích: Xưa (Ví dụ: Cổ tích)
=> 昔者 Tích giả: Ngày xưa, trước đây (Chỉ quá khứ)
Ngô =Ngã (Đại từ nhân xưng ngôi thứ 1 số ít): Tôi, ta
Cữu: Nghĩa thông thường là Cậu (Anh, em trai của mẹ) => Ở đây nghĩa là CHA CHỒNG (của tôi).Tử: Chết lOMoAR cPSD| 40799667
Ư (Giới từ biểu thị chủ ngữ bị động) : Bị, bởi 昔者 吾舅 死 於虎 TrN CN (Bị động) VN BN
昔者 Tích giả: trạng ngữ chỉ thời gian
吾舅 Ngô cữu: Chủ ngữ (Bị động) , bị tác động bởi đối tượng là Tân ngữ “HỔ” => Bị hổ làm cho chết.Tử: Vị ngữ
於虎 Ư hổ: Giới từ biểu thị CN bị động + Tân ngữ (Bổ ngữ chỉ nguyên nhân)
(6) 吾夫又死焉,今吾子又死焉。」
=> Ngô phu hựu tử yên, kim ngô tử hựu tử yên.”
=> Chồng tôi cũng chết bởi điều đó, nay con trai của tôi cũng lại chết bởi điều đó.”
吾夫 Ngô phu: Chồng (của) tôi; 吾子 Ngô tử: Con trai (của) tôiHựu: Lại
Yên (Kiêm từ: Các từ gồm hợp lại: Thường phân tích ra 2 chữ) = 於是 Ư thị hoặc 於 此
Ư thử (Thị, Thử là Đại từ chỉ thị, Ư là giới từ) lOMoAR cPSD| 40799667
=> 死焉 Tử yên = 死 於 此 Tử ư thử : Chết bởi/ vì điều đó/ việc ấy
Kim: Nay, hiện nay, bây giờ
(7) 夫子曰:「何為不去也?」
=> Phu tử viết : “Hà vị bất khứ dã?”
=> Thầy hỏi: “Tại sao (bà) không đi (nơi khác)?”
何為 Hà vị: Tại sao
不去 Bất khứ: Không đi ( Ý nói là : Không đi đến nơi khác mà vẫn ở nơi này)
Dã: Trợ từ cuối câu, giống như dấu chấm câu.
(8) 曰:「無苛政。」
=> Viết: “Vô hà chính”.
=> Đáp: “(Vì ở đây) không có nền chính trị hà khắc (tàn bạo/ khắc nghiệt).”
Vô: (Phủ định từ) Không có (cái gì đó …) ≠ 右 Hữu (Có)
(9) 夫子曰:「小 子 識 之,苛 政 猛 於 虎 也。」
=> Phu tử viết : “Tiểu tử chí chi, hà chính mãnh ư hổ dã.”
=> Thầy nói rằng: “ Các trò hãy ghi nhớ điều đó. Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp beo.” lOMoAR cPSD| 40799667
: Âm đọc thông thường: Thức: Biết, nhận biết (Ví dụ: Tri thức).
Nhưng trong ngữ cảnh này thì chúng ta đọc là CHÍ : Ghi nhớ)
小子 Tiểu tử: Các trò
** 之 CHI: ĐẠI TỪ HỒI CHỈ, thay cho câu chuyện của người phụ nữ vừa mới kể =>
Nghĩa trong ngữ cảnh này là: ĐIỀU ĐÓ, VIỆC ẤY.
《禮記·檀弓下》: Lễ ký - Đàn cung hạ
BÀI 4: HỌA XÀ THIÊM TÚC (Tựa) 畫蛇添足
=> Phiên âm: Họa xà thiêm túc
=> Dịch nghĩa: Vẽ rắn thêm chân
* Ý nghĩa: Làm việc gì đó vượt quá mục đích ban đầu dẫn đến những kết quả gây hại
hoặc không đạt mục đích.

Túc: Chân (Túc cầu); Đủ (Sung túc, bổ túc)
(1) 楚有祠者, 賜其舍人卮酒。
=> Sở hữu từ giả, tứ kì xá nhân chi tửu.
=> Nước Sở có người cúng tế tổ tiên, ban cho thuộc hạ của mình (một) chén rượu.Sở: Nước Sở
Từ: Cúng tế (Từ đường); Đền thờ (Hưng Đạo Đại Vương từ)GIẢ:
- Từ loại: TRỢ TỪ DANH HÓA lOMoAR cPSD| 40799667 -
Cách dùng: Có chức năng danh hóa đơn vị đứng trước nó (động từ, hình dung từ)
thành một danh từ hoặc danh ngữ (Vd: Khán giả, thính giả) - Nghĩa: Người
=> 祠者 Từ giả: người cúng tế (tổ tiên)
Tứ: Cho, ban cho (Ân tứ)KÌ:
- Từ loại: ĐẠI TỪ LÃNH THUỘC -
Cách dùng: Thay thế cho một đối tượng nào đó ở tiền văn (câu trước), ở đây thay cho
祠者 Từ giả (người cúng tế tổ tiên), đồng thời, là định ngữ của 舍人 Xá nhân (thuộc hạ)
- Nghĩa: Của ông ta/ của mình (người cúng tế)
Xá nhân: Thuộc hạ (từ dùng trong thời Chiến Quốc đến đầu thời Hán, chỉ môn
khách trong gia đình vương tôn, quý tộc)

=> 其舍人 Kì xá nhân: Thuộc hạ của ông ta/ của mình
Chi: Chén uống rượu (thời xưa)
=> 卮酒 Chi tửu: chén rượu
(2) 舍人相謂曰︰
=> Xá nhân tương vị viết:
=> Các thuộc hạ nói với nhau rằng:
Tương: (Phó từ) Lẫn nhau; Với nhau; Cho nhau
Vị: (Động từ) (Vị ngữ trong câu) Nói, bảo
=> 相謂 Tương vị: Nói với nhau
Viết: Rằng (Vd: Thi vân Tử viết: Kinh thi nói thế này, Khổng tử nói thế kia)
(3) “數人飲之不足, 一人飲之有餘,
=> “Sổ nhân ẩm chi bất túc, nhất nhân ẩm chi hữu dư,
=> “Mấy người uống nó thì không đủ, một người uống thì có thừa,Sổ: _ (1): Mấy, vài lOMoAR cPSD| 40799667
_ (2): Số mục, số mệnh/ trờiẨm:
_ (Danh từ): Đồ uống
_ (Động từ): Uống (Ẩm tửu, ẩm thủy)
_ (Động từ): Ngậm nuốt (Ẩm hận: nuốt giận, mang mối hận âm thầm ở trong lòng)CHI:
- Từ loại: ĐẠI TỪ HỒI CHỈ -
Cách dùng: Thay thế cho một đối tượng là danh từ 卮酒 Chi tửu ở tiền văn (phía
trước), đứng sau ngoại động từ làẨm (Uống) để làm tân ngữ cho động từ đó
- Nghĩa trong ngữ cảnh: Nó
=> 飲之 Ẩm chi: Uống nóDư:
_ (1): Dư, thừa, còn lại
_ (2): Trên, hơn (Thập dư nhân: Hơn/ trên mười người)
_ (3): Lúc rãnh rỗi (Công dư)
(4) 請畫地為蛇,先成者飲酒。”
=> Thỉnh họa địa vị xà, tiên thành dã ẩm tửu.”
=> Xin vẽ xuống đất hình con rắn, người vẽ xong trước thì được uống rượu đó.”Thỉnh:
_ (1): Mời (Thỉnh giảng, thỉnh tọa)
_ (2): Xin, đề nghị
畫地 Họa địa: Vẽ xuống đất
Tiên: (Phó từ) Trước; Tạm thời
Thành: (Động từ) Xong (Hoàn thành)GIẢ:
- Từ loại: TRỢ TỪ DANH HÓA
- Cách dùng: Tạo cụm động từ 先成 Tiên thành (Làm nên, làm xong trước) thành cụm danh từ lOMoAR cPSD| 40799667 - Nghĩa: Người
=> 先成者 Tiên thành giả: Người (nào)/ ai vẽ xong trước
(5) 一人蛇先成,引酒且飲之,
=> Nhất nhân xà tiên thành, dẫn tửu thả ẩm chi,
=> Một người vẽ rắn xong trước, cầm chén rượu rồi (định) uống nó,
* (định): vì thực tế chưa uống

Xà: Con rắn ; Vẽ rắn
=> 一人蛇 Nhất nhân xà có thể hiểu là 一人之 蛇 Nhất nhân chi xà: rắn của một ngườiDẫn:
_ (1): Dẫn, dắt, đưa _ (2): Giương, kéo _ (3): Vươn cao lên _ (4): Cầm lấy
Thả: Và, rồi => Nối tiếp cho hành động kế tiếp
(6) 乃左手持卮,右手畫蛇,曰︰
=> Nãi tả thủ trì chi, hữu thủ họa xà, viết:
=> Bèn tay trái cầm chén rượu, tay phải vẽ rắn, bảo rằng:Nãi: Bèn, liền
Tả: Bên trái. Còn có nghĩa là tả một chính sách, tư tưởng, … có tính cấp tiến, ví dụ như
Tả khuynh, ngược nghĩa là Hữu khuynh (tư tưởng bảo thủ)
Thủ: Tay => Vĩ tố tạo danh từ chỉ người (VD: Cầu thủ, thủy thủ, đấu thủ)Hữu: Bên phải
(7) “吾能為之足”
=> “Ngô năng vị chi túc”
=> “Tôi (còn) có thể vẽ chân cho nó” * Nó: con rắn
* Thêm (còn) nhằm nhấn mạnh câu nói lOMoAR cPSD| 40799667
Ngô: (Danh từ) Ta, tôi; Họ Ngô
Năng: (Phó từ) Có thể, khả dĩ
=> 吾能 Ngô năng: Tôi/ ta có thể
VI/ VỊ (Âm đọc tùy theo ngữ cảnh)
Đọc âm “VI” khi: Làm động từ, có nghĩa là: Là, làm
Đọc âm “VỊ” khi: Làm giới từ, có nghĩa là: Vì, cho CHI:
- Từ loại: ĐẠI TỪ HỒI CHỈ -
Cách dùng: Thay thế cho danh từXà (con rắn) và làm Tân ngữ cho giới từ Vị - Nghĩa: Nó
Túc: (Danh từ) Chân nhưng bị chuyển hóa thành Động từ nghĩa là “vẽ chân”
(8) 未成,一人之蛇成,奪其卮,曰︰
=> Dịch từ: Vị thành, nhất nhân chi xà thành, đoạt kỳ chi, viết:
=> Dịch nghĩa: (Anh ta) chưa vẽ (chân) xong thì rắn của một người (khác) vẽ xong, (người đó)
giành chén rượu ấy, bảo rằng:
* (): thêm vào cho rõ nghĩa
Vị: Chưa (vị thành niên: chưa đến tuổi trưởng thành, vị hôn thê/ phu)
Đoạt: giựt/ giành/cướp lấy (tranh đoạt)
** 之 CHI: TRỢ TỪ KẾT CẤU, loại lãnh thuộc => Nghĩa: CỦA => Nhất nhân chi xà: rắn của một người.
** 其 KỲ: Đại từ chỉ thị (này, nọ, kia, ấy, ... ) (Hình dung từ chỉ thị) => Định ngữ biểu thị cho Chi (chén rượu)
(9) “蛇固無足,子安能為之足”
=> “Xà cố vô túc, tử an năng vi chi túc?”
=> “Rắn không có chân, anh (ông) sao có thể vẽ chân cho nó được?” lOMoAR cPSD| 40799667
Cố: vốn dĩ, xem lại nghĩa chữ này trong câu “祿續固讓其兄宜” (Lộc Tục cố nhượng kỳ huynh Nghi) ở bài số 1.
Tử - dùng trang trọng (không dùng xưng mày) -> chủ yếu dùng cho Nam: Đại từ nhân xưng ngôi
số 2 số ít: ông, anh, ngài (đối xứng đại từ); thầy (Khổng/Mạnh/Trang Tử/tử …) -> Bách gia trư tử.
安 能 An/yên năng: Sao có thể …? Sao .... được?
An = âm thường đọc là Yên (nhưng bị Việt hóa nên trở thành chú nghĩa cho An).
Trường hợp giốngNhân/ Nhơn.
(10) 遂飲其酒。為蛇足者,終亡其酒。
=> Toại ẩm kỳ tửu. Vị xà túc giả, chung vong kỳ tửu.
=> Bèn uống chén rượu ấy. Người/ Kẻ vẽ chân cho rắn, rốt cuộc mất chén rượu ấy/ chén rượu của mình.
Toại: _ (Phó từ) Bèn, liền, rồi thì
_ (Động từ) Thỏa (Toại nguyện/chí)
** 其 KÌ: Có thể dịch nghĩa theo 2 trường hợp:
_ ĐẠI TỪ LÃNH THUỘC: thay thế cho người vẽ rắn thêm chân => 其酒 Kì tửu:
Chén rượu của mình.
_ ĐẠI TỪ CHỈ THỊ => 其酒 Kì tửu: Chén rượu ấy
**VỊ: (Giới từ) Vì, cho
Ví dụ: Vị quốc vong thân: Vì nước quên mình; Quên mình cho tổ quốc. (Nếu dịch Vì thì cho ra
trước; Dịch cho thì ra phía sau).

** 者 GIẢ: Trợ từ danh hóa: Có chức năng đứng phía sau 1 từ/ 1 ngữ không phải danh từ và
biến từ đó/ ngữ đó thành 1 DANH TỪ.
=> Thêm chữGIẢ vào cuối câu động ngữ Vị xà túc: VẼ CHÂN CHO RẮN => 1 DANH NGỮ
“Vị xà túc giả”: Người/ Kẻ vẽ chân cho rắn.
Chung: _ Bó/ kết/ thắt lại => nghĩa: Cuối. Ví dụ: Chung kết, Chung cuộc
_ Trọn/ suốt (Từ đầu cho tới cuối). Ví dụ: Chung thân, chung dạ (Suốt đêm),
Chung thủy (Từ đầu cho tới cuối không thay đổi => Suốt đời) lOMoAR cPSD| 40799667
_ Mang nghĩa cuối => Có nghĩa là Chết (Khúc cuối của cuộc đời) (Lâm chung)
_ Mang nghĩa Cuối => Cuối cùng, rốt cuộc (Nghĩa trong ngữ cảnh bài này)
Vong: Mất; vô: Không có (dùng nhưvô ), không (dùng nhưbất) 《戰國策》
=> Chiến quốc sách: Là bộ sử cổ Trung Quốc, không rõ tác giả, được Lưu Hướng (người thời Hán) biên
tập. Tác phẩm chủ yếu miêu thuật việc các mưu sĩ dâng tiến kế sách, thuyết phục những vị vua chư hầu
làm sao cho dân giàu nước mạnh.Các sự việc được ghi chép từ thời Chiến Quốc đến thời Tần.
BÀI 5. 晏子使楚
(1) 晏子使楚.
=> Yến Tử sứ Sở.
=> Yến Tử đi sứ nước Sở.
晏子 Yến Tử: TênAnh (Ấn/Yến Anh), tự 仲平 Trọng Bình , Tể tướng
nước Tề thời Xuân thu (770 - 476 TCN), nổi tiếng là người siêng năng, tiết kiệm và có

tài biện luận. 使楚 Sứ Sở: đi sứ nước Sở.
(2)以晏子短,楚人為小門於大門之側而延晏子。
=> Dĩ Yến Tử đoản, Sở nhân vi tiểu môn ư đại môn chi trắc nhi diên Yến Tử.
=> Vì Yến Tử thấp bé, nên người nước Sở cho làm cái cổng nhỏ ở bên cạnh cổng lớn
rồi mời Yến Tử vào (thành).

* (): thêm vào cho rõ nghĩa.
Dĩ (GIỚI TỪ BIỂU THỊ NHÂN - QUẢ): vì, do vì, bởi
Đoản (Bộ Thỉ): ngắn (đoản mệnh: chết sớm, tuổi thọ ngắn) => (chỉ thân hình) thấp,
bé; non kém, khiếm khuyết (Sở đoản)

為小門 Vi tiểu môn: Làm/mở cổng nhỏ
Ư (GIỚI TỪ BIỂU THỊ PHƯƠNG VỊ) : ở
Trắc: cạnh, bên cạnh (trắc diện)
** 之 CHI: Trợ từ kết cấu, biểu thị MQH LÃNH THUỘC về mặt KHÔNG GIAN 於大門之側 lOMoAR cPSD| 40799667 Ư Đại môn CHI Trắc Giới từ Định ngữ TTKC Trung tâm ngữ
=> Nghĩa: Ở bên cạnh cổng lớn.
=> Làm bổ ngữ cho hành động (vị ngữ) ở phía trước: 為小門 mở cổng nhỏ
* 於大門 : bổ ngữ chỉ nơi chốn cho vị ngữ (hành động) cho cụm từ 為小門 vi tiểu môn. Nhi: mà, rồi
Diên (Bộ Dẫn): kéo dài ra; mời rước (3)晏子不入,曰︰
=> Yến Tử bất nhập, viết:
=> Yến Tử không vào, nói rằng:
Nhập: Bên trong; Vào (ĐỘNG TỪ) ≠Xuất (nghĩa là RA)
(4) “使狗國者從狗門入;
=> Sử cẩu quốc giả tùng/tòng cẩu môn nhập
=> Đi sứ nước chó thì theo cổng chó vào.
Giả: trợ từ trong câu giải thích, phán đoán cho vế sau.
Tòng/Tùng là giới từ kết hợp tân ngữ 狗門 cẩu môn để biểu thị hành động phía sau lànhập.
(5)今臣使楚,不當從此門入”。
=> Kim thần sứ Sở, bất đương tùng thủ môn nhập.”
=> Nay thần đi sứ nước Sở thì không nên theo cổng này mà vào (không nên vào cổng này).”
Thần (Bộ Thần): Bề tôi của vua (quân thần); tiếng tự xưng của bề tôi đối với vua chúa.
Đương/Đang: thích hợp, tương xứng (tương đương, môn đương (đăng?) hộ đối: gia
thế hai bên gia đình phải tương xứng với nhau về mặt đẳng cấp xã hội) > bất đương: không lOMoAR cPSD| 40799667
thích hợp, không nên; gánh chịu trách nhiệm (đảm đương); nay, hiện tại (đương kim);
lúc đó, khi ấy (đương thời).

** Biến thể ngữ âm: nhân/nhơn, phúc/phước, đường/đàng, tùng/tòng ... => Có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, đơn vị này có thể dễ dàng chuyển âm thành đơn vị kia và ngược lại.

(6)儐者更道,從大門入。
=> Tấn giả canh đạo , tùng đại môn nhập.
=> Người tiếp đón đổi đường đi, theo cửa lớn mà vào.
Tấn (Bộ Nhân): hướng dẫn, tiếp đãi khách.
=> 儐者 Tấn giả: người tiếp đón, hướng dẫn (ai? => khách).
* 賓 tân (khách) >< (Trái nghĩa) chủ >>> tân ngữ (khách ngữ) >< chủ ngữ
GIẢ: TRỢ TỪ DANH HÓA, đứng sau 1 đơn vị không phải danh từ => Có chức năng
biến đơn vị đó thành 1 danh từ hoặc danh ngữ. (Vd: Khán giả, thính giả, học giả, ký giả, …)
Canh: Thay/sửa đổi (Canh tân); đơn vị thời gian ban đêm (đêm 5 canh ngày 6 khắc)
Đạo: Đường (đi)
=> 更道 Canh đạo: Đổi đường đi
(7)見楚王。王曰︰“齊無人耶?”。
=> Kiến Sở vương. Vương viết: “Tề vô nhân da?”
=> (Yến Tử) xin gặp/yết kiến vua nước Sở. Vua hỏi: “Nước Tề không có người chăng?”
Kiến: Thấy, trông thấy (Kiến văn); điều mà mình hiểu thấy, quan điểm (Kiến giải, thiển
kiến: quan điểm, cách nhìn nhận cá nhân => dùng 1 cách khiêm tốn, thường nói theo
nghĩa “một cách nông cạn”); Xin gặp, gặp gỡ (Yết kiến)

Da (Bộ Nhĩ) cũng viết(Bộ Ấp): (Nghi vấn từ) Sao, chăng
(8)晏子對曰︰“齊之臨淄三百閭,
=> Yến Tử đối viết: “ Tề chi Lâm Truy tam bách lư,
=> Yến Tử đáp lại rằng: “ (Đất/Kinh đô) Lâm Truy của nước Tề có ba trăm phường,
Đối: Thưa/ đáp lại, trả lời (Đối đáp, ứng đối); Cư xử (Đối đãi/xử); Chống chọi (Đối
địch/đầu); Bên kia (mặt không gian), trước mặt (Đối phương, đối diện); Cặp đôi =>
Câu đối (Đối liên)
lOMoAR cPSD| 40799667 齊 Tề: nước Tề
臨淄 Lâm Truy/Chuy: Kinh đô nước Tề xưa, nay thuộc quận Lâm Truy, TP.
Truy Bác, Tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

** 之 CHI: TRỢ TỪ KẾT CẤU, ĐẠI TỪ LÃNH THUỘC => nghĩa ngữ cảnh: CỦA 齊 之 臨淄 Tề CHI Lâm Truy ĐN CỦA TTN
=> (Đất/Kinh đô) Lâm Truy CỦA nước Tề
Lư (Bộ Môn): đơn vị dân cư thời xưa có 25 hộ (trong bài tạm dịch “PHƯỜNG”); Cổng
làng; Nơi có đông dân cư. (Ví dụ: Lư diêm: Xóm làng)
(9)張袂成陰,揮汗成雨,
=> Trương duệ thành âm, huy hãn thành vũ,
=> Giương tay áo thành bóng mát, vẩy mồ hôi (thì) thành mưa, (Ý muốn nói: dân số rất đông.)
Trương (Bộ Cung): (Nghĩa gốc) Giương/ kéo ra; Mở/ bày/ phô ra (Khai trương,
phô trương); Trang/Tờ giấy; Chủ kiến (Chủ trương); Họ Trương.

Duệ (Bộ Y): Tay áo
Âm: thuộc trongÂm -Dương, có nhiều nghĩa:
(1) Tối dẫn đến nghĩa là Bóng mát/râm (Nghĩa trong ngữ cảnh)
(2) Mặt trái, mặt sau (3) Số âm (4) Ngầm, bí mật
Huy (Bộ Thủ): Rung, vẩy; Phát huy; Chỉ huy.
Hãn (Bộ Thủy): Mồ hôi Ví dụ: 人生自古誰無死
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử (nghệ),
Xưa nay thử hỏi ai không chết, 留取丹心照汗青 lOMoAR cPSD| 40799667
Lưu thủ (đắc) đan tâm chiếu hãn thanh.
Lưu được tấm lòng của mình soi chiếu vào sử xanh
(Văn Thiên Tường - Quá Đinh Linh dương)
*Hãn: mồ hôi;Thanh: rễ tre => Nghĩa: Mồ hôi tre => Sử sách: bởi ngày xưa, họ
viết chữ (khắc, sơn chữ) trên những thẻ tre màu xanh. Trước khi viết có hơ thẻ trẻ trên
lửa hoặc phơi nắng để nó thoát mồ hôi ra và chuyển thành màu xanh, sau đó kết các thẻ
tre lại thành sách để viết > Sử sách = Thanh sử (Sử xanh) = Trúc bạch (Thẻ tre + Lụa)

(10) 比肩繼踵而在,何為無人?”。
=> Tị kiên kế chủng nhi tại, hà vị vô nhân?
=> Kề vai nối gót nhau mà sống (ý nói: Dân đông), tại sao không có người được?
Bỉ, tỉ, tị (Bộ Tỷ): So sánh (Tỉ dụ); Sát kề, gần liền nhau.
Kiên (Bộ Nhục): Cái vai
Kế (Bộ Mịch): Nối theo, tiếp theo (Kế tục, kế tiếp)
Chủng (Bộ Túc): Gót chân
Tại: Ở, tại; Còn (còn sống), sống, sinh sống
(11) 王曰︰“然則子何為使乎?”。
=> Vương viết: “Nhiên tắc tử hà vị sứ hồ?”
=> Vua hỏi: “ Vậy thì tại sao ông lại đi sứ?”
然則 Nhiên tắc: Vậy thì, thế thì, thế nhưng
Tử: Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít, xưng hô một cách kính trọng, thể hiện sự
lịch sự trong giao tiếp: Ông, ngài, anh, …
何為 Hà vị: Tại sao, vì sao
Hồ: Trợ từ nghi vấn: Sao, chăng
(12) 晏子對曰︰“齊命使各有主,
=> Yến Tử đối viết: “Tề mệnh sứ các hữu chủ,
=> Yến Tử đáp lại rằng: “Nước Tề sai sứ giả đi sứ, mỗi nước đều có chủ trương, lOMoAR cPSD| 40799667 命 Mệnh/Mạng:
(1) Sinh mạng/mệnh, số mạng/mệnh (do trời định);
(2) Số phận, vận mệnh; (3) Mệnh lệnh;
(4) Nhiệm vụ lớn; (5) Tên, đặt tên
Các: Mỗi (Bên/người/…)
Chủ (Bộ Chủ): Người đứng đầu; Trái vớiKhách (Người ngoài); trái với nô bộc (
Bộc: đầy tớ); Chủ trương, chủ ý
(13) 其賢者使賢王,不肖者使不肖王。
=> Kỳ hiền giả sứ hiền vương, bất tiếu giả sứ bất tiếu vương.
=> Nếu kẻ hiền thì đi sứ vua hiền, còn kẻ tồi thì đi sứ vua tồi.
Kỳ: Đơn vị biểu thị đơn vị giả định, giả thiết => Nghĩa: NẾU
Hiền: Người có tài, có đức (Hiền nhân) => 賢王 Hiền vương: Vua hiền
GIẢ: Đứng sau Hiền để biến Hiền thành 1 đơn vị danh từ => 賢者 Hiền giả:
Kẻ/Người hiền; 不肖者 Bất tiếu giả: Kẻ/Người tồi
Tiếu (Bộ Nhục): Giống
不肖 Bất tiếu: Hư đốn, láo xược; Người ngu xuẩn, kẻ tồi tệ, kẻ bất tiếu (trái với
người hiền => Người không có tài, có đức)

(14)嬰最不肖,故直使楚矣﹗”。
=> Anh tối bất tiếu, cố trực sứ Sở hĩ!”.
=> Yến Anh tôi tồi tệ nhất, cho nên đặc biệt/đương nhiên đi sứ nước Sở vậy!
Anh: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ (Trong bài: Tên của Yến Tử, do Yến Tử tự xưng) => Nghĩa
ngữ cảnh: Yến Anh này/ Yến Anh tôi lOMoAR cPSD| 40799667
Tối (Bộ Viết): Nhất (Tối cao, tối thượng: cao nhất; Tối giản); Vô cùng
=> 最不肖 Tối bất tiếu: tồi tệ nhất
Cố: Cho nên, vì vậy
Trực (Bộ Mục): Thẳng, ngay (Trung trực, trung đường, bộc trực); Cố ý, đặc biệt, chuyên
HĨ: Đặt ở cuối câu, TRỢ TỪ CẢM THÁN (TRỢ TỪ KẾT CẤU), BIỂU THỊ SỰ
KHẲNG ĐỊNH => Nghĩa: VẬY
(15) << 晏子春秋 >>: Yến Tử Xuân Thu: Tên bộ sách viết về Yến Tử.
Xuân: mùa xuân Thu: mùa thu
=> Thường mượn 2 mùa này để chỉ NĂM (biểu thị thời gian)
=> Dùng để chỉ lịch sử được ghi chép theo năm tháng (các sự kiện được ghi theo trật tự
thời gian) (Ví dụ: Bộ sử sách Lã Thị Xuân Thu
của Lữ Bất Vi biên soạn vào thời Chiến
Quốc); Bộ sử
trong giai đoạn đầu ở Trung Quốc là bộ sử Xuân Thu, sau đó Nho gia tôn
bộ sử
lên thành “bộ kinh”. BÀI6.鷸蚌相爭
=> Duật bạng tương tranh
=> Trai cò giằng (co) nhau
* ( ): Thêm để rõ nghĩa
Duật: Loài chim có chân và mỏ dài thường kiếm ăn ở bờ bãi ngập nước như dẽ,
nhát, … => Tạm dịch trong bài là cò.
Bạng (Danh từ): Con trai lOMoAR cPSD| 40799667
Tương: Qua lại lẫn nhau; tự mình xem xét
Tranh: (Động) tranh giành, đoạt lấy
(1) 趙且伐燕,蘇代為燕謂惠王曰︰
=> Triệu thả phạt Yên, Tô Đại vị Yên vị Huệ Vương viết:
=> Nước Triệu định đánh nước Yên, Tô Đại vì nước Yên mà nói với Huệ Vương rằng:
Triệu: nước Triệu
Thả (Phó từ): Sắp, định
Phạt: Đánh (Chinh phạt); chặt; đốn (Phát (cỏ): chặt cỏ)
Yên: nước Yên > Thủ đô: Yên Kinh, sau đó chuyển lên Bắc Kinh
蘇代 Tô Đại: Họ tên người, đây là một thuyết khách (Nhà ngoại giao tư sản hoặc
phong kiến, chuyên dùng lý lẽ đi thuyết phục người khác)

Vị (Động từ): Nói, nói với, bảo; Gọi là
... 謂... Vị … vị … : Cấu trúc giới từ - tân ngữ động từ - tân ngữ.
=> Nghĩa: Vì … nói với … 為燕
謂惠王 => vì nước Yên mà nói với Huệ Vương (Giới tân) (Động tân)
惠王 Huệ Vương: Triệu Huệ Vương
(2) 今者臣來,過易水,
=> Kim giả thần lai, quá Dịch thủy,
=> Hôm nay (,) khi thần đến đây, đi ngang qua sông Dịch,
Kim: Tùy theo ngữ cảnh mà nó có nghĩa là danh từ chỉ thời gian hoặc hình dung từ.
=> Ở đây có nghĩa là danh từ chỉ thời gian: Hôm nay
GIẢ: Trợ từ, đặt sau danh từ chỉ thời gian biểu thị ngữ khí đình đốn (dừng ngưng khi
đọc, có tác dụng rất lớn vì khi muốn nhấn mạnh điều gì đó ở phía sau) từ đó có chức
năng là nêu dẫn hậu văn.
lOMoAR cPSD| 40799667
=> 今者 Kim giả: dùng giống như 昔者 Tích giả trong bài 4. Hà chính mãnh ư hổ ở câu:
昔者吾舅死於虎,吾夫又死焉,今吾子又死焉。
=> Xưa kia , cha chồng của tôi chết vì cọp, chồng tôi cũng lại chết vì điều đó, nay con
trai tôi cũng chết vì điều đó.

Lai: Đến nơi / đâyQuá: Đi qua
易水 Dịch thủy: Sông Dịch >Thủy dùng giống nhưGiang hoặc
(3) 蚌方出曝,而鷸啄其肉,
=> Bạng phương xuất bộc, nhi duật trác kỳ nhục,
=> Con trai đang (mở vỏ ra) vừa phơi nắng, thì con cò mổ thịt của nó.
Phương: Hướng (Đông phương); Nơi chốn (Viễn phương); Thuật, phép, biện pháp (Phương
pháp/ thức); Vuông (Lập phương); Ngay thẳng (Chân phương); (Phó từ) Đang, mới

Bộc: Phơi nắng; Dùng như chữBộc: Phơi/ bày ra (Bộc lộ, bộc bạch)
Trác: (Chim chóc) MổNhục: Thịt
KÌ: Đại từ lãnh thuộc, thay choBạng (Con trai) ở phía trước
=> 啄其肉: Mổ thịt của con trai
Chủ ngữ;Vị ngữ; 其肉: Tân ngữ cho động từ Trác (Đại từ lãnh thuộc +
Danh từ => DANH TỪ TÍNH)

(4) 蚌合而拑其喙。
=> Bạng hợp nhi kiềm kì huế.
=> Con trai khép vỏ lại mà kềm giữ mỏ của nó (con cò).
Hợp/Hiệp: Đóng/Ngậm/Nhắm lại; Tụ hội (Bi hoan ly hợp: Buồn, vui, chia ly, sum
vầy), chung góp (Đồng tâm hợp lực); Đúng phép/cách (Hợp pháp)
lOMoAR cPSD| 40799667
NHI (Liên từ): Thì, mà
Kiềm (Bộ Thủ): Kềm, kẹp, hãm, chặn (Kiềm chế/ hãm). Dùng thông với chữKiềm (Bộ Kim)
: Đi t lãnh thuc, thay thế cho con cò.
喙 Huế/ Uế: M, ming
=> K Huế: m ca con cò ** 拑 其 喙 Động từ ĐTLT Danh từ
(Tân ngữ cho động từ Kiềm)
(5) 鷸曰︰“今日不雨,明日不雨,即有死蚌”。
=> Duật viết: “Kim nhật bất vũ, minh nhật bất vũ, tức hữu tử bạng”.
=> Con cò bảo rằng: “ (Nếu) hôm nay không mưa, ngày mai không mưa, thì có (một) con trai chết.”
Kim: Đơn vị bổ túc cho danh từNhật
明日 Minh nhật: ngày mai
Tức: Thì, tức là, ắt là (Sắc tức thị không); Ngay, liền (Tức khắc)Tử: Chết
=>Tử là đơn vị tu sức (Định ngữ) của danh từ trung tâm 蚌 Bng
(6) 蚌亦謂鷸曰︰“今日不出,明日不出,即有死鷸”。
=> Bạng diệc vị duật viết: “Kim nhật bất xuất, minh nhật bất xuất, tức hữu tử duật”.
=> Con trai cũng bảo con cò rằng: “ (Nếu) hôm nay không thoát ra được, ngày mai
không thoát ra được, thì (sẽ) có (một) con cò chết”.

(7) 兩者不肯相捨,漁者得而并擒之。
=> Lưỡng giả bất khẳng tương xả, ngư giả đắc nhi tính cầm chi.
=> Hai con không chịu buông nhau ra, người đánh cá thấy được mà bắt cả hai con. lOMoAR cPSD| 40799667
Lưỡng: Hai, cặp đôi (Lưỡng nhãn) > Lưỡng nhãn/cước (Đôi mắt/chân) > Lưỡng cước đá
song phi: Hai chân bay lên và đá cùng một lúc; Lưỡng cư: Loài vật vừa sống trên cạn, vừa
sống dưới nước; Nhất cử lưỡng tiện: Một việc làm/ hành động giúp giải quyết cùng lúc 2
mục đích; Khác với song sinh, song kiếm > Lưỡng thủ cầm song kiếm

(1) GIẢ: Trợ từ kết cấu (Có người gọi là Đại từ), kết hợp với đối tượng được nói
đến ở tiền văn mà dịch là KẺ (người/con/cái/…)
=> 兩者 Lưỡng giả: HAI CON (Nghĩa trong ngữ cảnh là CON: con trai và con cò)
Khẳng: Chịu, chấp nhận, đồng ý (Khẳng định)
Xả: Bỏ, vứt bỏ (Xả thân); bỏ ra, buông ra, rời ra (Quyến luyến bất xả: Yêu thương
không buông ra được)

Ngư (Động từ): Đánh bắt cá (Ngư dân, ngư nghiệp)
(2) GIẢ: Trợ từ kết cấu (Cũng có người gọi là Đại từ), kết hợp với động từ/ngữ hoặc
hình dung từ/ngữ ở phía trước tạo thành danh từ hoặc danh ngữ. Chữ GIẢ tùy theo ngữ
cảnh mà dịch là NGƯỜI, KẺ, ĐIỀU, SỰ, CÁI, … Ví dụ: Độc giả, thính giả, nhân giả, …

=>GIẢ (2): Trợ từ danh hóa: Trợ từ có chức năng danh hóa đơn vị từ vựng đứng trước nó.
=> 漁者 Ngư giả: Người đánh cá
NHI: (Liên từ) Mà, thì
并 = 併 Tính/Tịnh: (Động từ) Gom hợp lại làm một (Thôn tính); (Phó từ) Đều, cùng, cả
Cầm: Bắt, giam, giữ (Giam cầm)
CHI: ĐẠI TỪ HỒI CHỈ, chỉ cảBàngDuật (con trai và con cò), làm TÂN
NGỮ cho động từCầm ở phía trước.
=> 擒之 Cầm chi nghĩa là Bắt chúng.
(8) 今趙且伐燕,燕趙久相支,以弊大眾 (Nguyên nhân) (Hệ quả) lOMoAR cPSD| 40799667
=> Kim Triệu thả phạt Yên, Yên Triệu cửu tương chi, dĩ tệ đại chúng
=> Nay Triệu định đánh Yên, Yên và Triệu giành co với nhau dài lâu, khiến cho dân chúng khốn đốn
Cửu: Lâu dài (Vĩnh cửu)
Chi: nhánh, bộ phận (Chi tộc/ nhánh) khác vớiChi là nhánh cây, cành cây;
Giằng co, cầm cự, cầm giữ

=> 久相支 Cửu tương chi: Giành co với nhau dài lâu
DĨ: Liên từ biểu thị hệ quả thừa tiếp, chữcó vai trò kết nối từ ngữ chỉ hoạt động, sự
tình ở trước nó với từ hoặc cụm từ chỉ hệ quả của hoạt động/sự tình làm bổ ngữ ở phía sau

nó. Với cách dùng này, chữChi được dùng như liên từNhi, thường được dịch là mà,
đến nỗi, mà đến nỗi, từ đó mà, để đến nỗi, mà khiến cho, … (Tùy theo ngữ cảnh mà dùng
từ hoặc cụm từ để hiển thị cái hệ quả)

Tệ: Xấu, nát, cũ, rách (Tệ xá: nhà cũ nát = nhà nghèo); Điều xấu, cái có hại (Tệ hại);
(Nội V) Khốn đốn, (Ngoại V) làm cho khốn đốn; suy bại
* Ví dụ nội và ngoại động từ:
> A khốn đốn (Nội V)
> B làm cho A khốn đốn (Ngoại V)
大眾 Đại chúng: Dân chúng, trăm họ, tân ngữ của ngoại động từTệ Khác: 弊 大眾
=> Đại chúng tệ : Đại chúng khốn đốn
(Chủ ngữ) ( Vị ngữ: Nội V ) (9) 臣 恐 強秦之為漁父
也。=> Đây là câu Phức
(Động từ) (Tân ngữ cho động từ Khủng)
(Thần: CN) (Khủng: VN) (Tân ngữ)
(Dã: Trợ từ cuối câu)
=> Thần khủng cường Tần chi vi ngư phủ dã.
=> Thần e (sợ) rằng nước Tần hung bạo kia sẽ là người đánh cá.
Khủng: Sợ, sợ hãi (Khủng khiếp), dọa nạt/uy hiếp làm cho sợ hãi (Khủng bố); E sợ,
e rằng, có lẽ (có người đọc là khúng)

Cường: Mạnh (Cường tráng); Cứng rắn (Kiên cường); Ngang ngược, hung bạo (Cường đạo) lOMoAR cPSD| 40799667
Tần: nước Tần
之為 Chi vi: Dùng cũng như chỉ có một mìnhVi (Nghĩa: Là).
>> 之 CHI: được xem như là đơn vị đệm giữa chủ ngữ và động từ làm vị ngữ . Trong câu
này, có cũng được, không có cũng được, chỉ là đơn vị để nói, tạo nhịp điệu cho lời văn.
=> 強秦之為漁父 = 強秦 為 父 (CN)
( VN không độc lập) (Tân ngữ )
=> quy chung là VỊ NGỮ
漁父 Ngư phủ: người (ông già) đánh cá, ông chài.
* Ngư (Ông chài); Tiều (Tiều phu: người đốn củi); Canh (Làm ruộng làm vườn); Mục
(Chăn nuôi) là 4 nghề nghiệp (đề tài) để người hồi xưa ngâm thơ hay vẽ tranh.
Dã: Trợ từ cuối câu, giống như dấu “,” hoặc “.” (10)
故願王之熟計之也。 (Tân ngữ) (CN) (VN)
=> Cố nguyện vương chi thục kế chi dã.
=> Cho nên cầu mong nhà vua tính toán cái việc ấy (một cách) kỹ càng.
Cố: Cho nên, bởi thế, vì vậy
(Bộ Hiệt) =(Bộ Tâm) Nguyện: Xin, mong cầu, hy vọng (Tâm/Ý nguyện,
nguyện/thỉnh cầu); đề nghị

Thục: Chín, chín chắn, thành thạo (Thuần thục); kỹ càng, tinh tường
Kế/Kê: Đếm, tính (Thống kế/kê); Lo toan, tính toán (Kế hoạch); Mưu mẹo, sách
lược (Mưu kế, kế sách); Máy/Dụng cụ đo (Nhiệt kế)

** Trường hợp sử dụng chữCHI
>> 王之(1) 熟 計 之(2) (CN)
(cả cụm này là VỊ NGỮ): CHỦ NGỮ
CHI (1): Thêm vào giữa cụm Chủ Vị trong câu 王熟 計之 Vương thục kế chi để
thực hiện chức năng thủ tiêu tính độc lập của câu => Biến câu này từ một đơn vị là một câu
lOMoAR cPSD| 40799667
thành một thành phần ngữ pháp trong câu lớn hơn (Hạ bậc câu). => Biến nó thành
TÂN NGỮ của động từNguyện.
Thục: Hình dung từ làm TRẠNG NGỮ cho động từKế .
Kế: Động từ làm VỊ NGỮ
CHI (2): Đại từ làm TÂN NGỮ động từKế
=> 計之 Kế chi: Tính toán/Xem xét cái việc ấy/đó
> Tính toán như thế nào?<
=> 熟 計 之 Thục kế chi: Tính toán việc đó/ấy (việc đem quân đi đánh nước khác)
(một cách) kỹ lưỡng/kỹ càng (11)
惠王曰︰『善!』。乃止。
=> Huệ Vương viết: “Thiện!”. Nãi chỉ.
=> Huệ Vương nói rằng: “Được!”. Bèn dừng (đem quân đi đánh chiếm nước kia).
Thiện: Lành, tốt (Thiện nguyện, lương thiện); Khéo, giỏi (Thiện nghệ/chiến/xạ)
Chỉ: Dừng, ngưng (Đình chỉ) (12) 《戰國策》
=> Chiến quốc sách: Là bộ sử cổ Trung Quốc, không rõ tác giả, được Lưu Hướng (người thời Hán)
biên tập. Tác phẩm chủ yếu miêu thuật việc các mưu sĩ dâng tiến kế sách, thuyết phục những vị vua chư
hầu làm sao cho dân giàu nước mạnh.Các sự việc được ghi chép từ thời Chiến Quốc đến thời Tần.