BÁO CÁO GIỮA KỲ - Lecture | Hán nôm nâng cao | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Báo cáo giữa kỳ cho môn Hán Nôm nâng cao tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM tập trung vào việc nghiên cứu sâu hơn về văn bản Hán Nôm cổ, phân tích ngữ pháp và từ vựng đặc thù. Sinh viên sẽ trình bày các phát hiện của mình qua các bài giảng (lecture) chi tiết, kết hợp lý thuyết và thực hành, nhằm hiểu rõ hơn về cấu trúc và ý nghĩa của các tác phẩm Hán Nôm. Báo cáo này là cơ hội để sinh viên thể hiện sự tiến bộ và áp dụng kiến thức đã học vào việc nghiên cứu chuyên sâu.
Môn: Hán nôm nâng cao
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ BỘ MÔN HÁN NÔM =============
Báo cáo giữa kỳ môn Xuân Thu tam truyện:
BÁO CÁO GIỮA KỲ: BÀN VỀ SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ
MÃ THIÊN ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP SOẠN SỬ CỦA KHỔNG TỬ [1]
(Lấy “Xuân Thu bút pháp” và “Thư pháp bất ẩn” làm trung tâm)
Bài viết của Lý Ba, Triệu Lệ đăng trên Vị Nam Sư phạm Học viên học báo, số 6,
quyển 29, tháng 3 năm 2014
Giảng viên: TS. Nguyễn Tiến Lập
HVCH: Nguyễn Công Danh
MSHV: 21822010401 1 lOMoAR cPSD| 40799667
BÁO CÁO GIỮA KỲ: BÀN VỀ SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ MÃ
THIÊN ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP SOẠN SỬ CỦA KHỔNG TỬ [1]
(Lấy “Xuân Thu bút pháp” và “Thư pháp bất ẩn” làm trung tâm)
Bài viết của Lý Ba, Triệu Lệ đăng trên Vị Nam Sư phạm Học viên học báo, Số
6, quyển 29, tháng 3 năm 2014.
Tóm tắt: Tư Mã Thiên khi soạn “Sử ký”, đã bắt chước theo phương pháp của Khổng
tử khi biên soạn “Xuân Thu”, mượn lịch sử để biểu đạt ý khen chê, thiện ác, tuyên dương lý
tưởng chính trị, trở thành văn chương riêng của một nhà. Đồng thời, Tư Mã Thiên cũng
thoát khỏi cái hạn chế “hư mỹ ẩn ác” của bút pháp Xuân Thu, quán triệt tinh thần thực lục,
“bỉnh bút trực thư” của sử gia. Do vậy phương pháp soạn sử của ông vừa có thể kế thừa
người đi trước, lại vừa có thể kết hợp sự phát triển mới mang đặc trưng thời đại, từ đó khiến
cho “Sử ký” trở thành một điển phạm bất hủ trong phương pháp soạn sử của Trung Quốc cổ đại.
Tư Mã Thiên tự nhận mình là người kế thừa Khổng tử
Sau khi cha mất, Tư Mã Thiên đã tiếp chưởng chức Thái sử lệnh. Ông nhớ kỹ lời
giáo huấn của cha mình, thừa tập theo cách làm “tu cựu khởi phế” của Khổng tử khi viết
Xuân Thu, xem việc soạn ra bộ sử mới là trách nhiệm không thể thoái thác của bản thân
mình, ,Tư Mã Thiên nói rằng: “Người xưa có câu: từ khi Chu Công mất trở về sau năm
trăm năm có Khổng tử, Khổng tử mất đến này đã năm trăm năm thì ai có thể tiếp tục sự
nghiệp sáng tỏ ấy, tu chính “Dịch truyện”, viết tiếp “Xuân Thu”, san định “Thi”, “Thư”,
“Lễ”, “Nhạc”? Ý nghĩa là ở đấy! Ý nghĩa là ở đấy! Tiểu tử này đâu dám nhường ai” (Sử
ký). Do đó có thể thấy, Tư Mã Thiên soạn ra “Sử ký”, “làm thành văn chương của riêng
một nhà”, trên một mức độ nào đó ông đã có sự kế thừa và phát triểu đối với sự nghiệp của Khổng tử. 2 lOMoAR cPSD| 40799667
Tư Mã Thiên biên soạn sách sử là chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ Khổng tử, bài vết
này lý giải sự kế thừa và phát triển trong bút pháp soạn sử của Tư Mã Thiên từ hai khái
niệm “Bút pháp Xuân Thu” và “Thư pháp bất ẩn”.
Sự kế thừa của Tư Mã Thiên đối với bút pháp của Khổng tử
1. Kế thừa lý tưởng chính trị
Gọi là “Xuân Thu bút pháp”, hay “Xuân Thu thư pháp”, đây là một thuật ngữ để chỉ
một phương pháp trần thuật sự kiện lịch sử do Khổng tử sáng tạo khi soạn Xuân Thu, đồng
thời nó đã trở thành một truyền thống soạn sử quan trọng trong các sách sử Trung Quốc sau
này. Tư Mã Thiên trong “Thái sử công tự tự” từng nói: “Tôi nghe Đông sinh nói: Chu đạo
suy phế, Khổng tử làm quan Tư khấu ở nước Lỗ, chư hầu thì ám hại, đại phu thì chèn ép.
Những lời sáng suốt của Khổng tử khong được dùng, đạo không thể thi hành. Đó không
phải chỉ là trong hai trăm bốn mươi năm, lấy làm nghi biểu cho thiên hạ, chê thiên tử, răn
đe chư hầu, thảo phạt đại phu, có thể nói là làm việc của bậc vương vậy”.
Tức tình hình mà Tư Mã Thiên đã miêu tả là “Thời Khổng tử, trên thì không có minh
quân, dưới thì không được tin dùng, nên làm ra Xuân Thu, truyền lại lời văn mà đoán được
lễ nghĩa, làm nên phép tắc của bậc vương giả”. Tư Mã Thiên rõ ràng nhận thức được Xuân
Thu không chỉ là một trước tác sử học, nó còn là một loại lý tưởng chính trị, gánh vác sứ
mệnh khuyến thiện trừng ác, bạt loạn phản chính.
2. Tiêu chuẩn đánh giá, phê bình theo “lễ”
Tư Mã Thiên cho rằng Xuân Thu là “Lễ nghĩa chi đại tông”. Nếu như suy xét kỹ
hơn, chúng ta sẽ phá hiện rằng phạm trù “lễ” này không chỉ là những hình thức lễ nghi bề
mặt mà thội, mà nó còn có những nội dung đạo đức thực chất. “Lễ ký – Khúc lễ” nói rằng:
“Đạo đức nhân nghĩa phi lễ bất thành, giáo huấn chính tục phi lễ bất bị, phân tranh biện
tụng phi lễ bất quyết”. Lễ là quy phạm đạo đức và chuẩn tắc đời sống, đối với chế độ phong
kiến thời nhà Chu điều này vẫn luôn khởi một tác dụng bất thành văn. Khổng tử đã liên kết
Xuân Thu và “lễ” lại thành một mối, do đó nó đã trở thành một khuôn khổ tài phán, cũng là
một dạng tiêu chuẩn đánh giá thị phi. 3 lOMoAR cPSD| 40799667
3. Kế thừa tư tưởng “đại nhất thống”
Tư Mã Thiên trong “Khổng tử thế gia” bình luận rằng: “Khổng tử theo lối chép sử
làm ra Xuân Thu, trước thì chép từ đời Ẩn công, sau thì chép đến năm Ai công thứ 14 tổng
cộng 12 đời vua. Căn cứ theo điển phạm nước Lỗ, gần với lễ nhà Chu, cội nguồn từ nhà Ân
vận dụng điển phạm của tam đại” trong đó những yếu tố như “cứ Lỗ”, “thân Chu”, “cố
Ân”, là do Tư Mã Thiên đề xuất đầu tiên. Cứ Lỗ tức Khổng tử xem nước Lỗ là cơ sở thực
tiễn của nền chính trị lý tưởng, “thân Chu” tức xem nhà Chu là tông chủ thiên hạ, thể hiện
tư tưởng đại nhất thống của Khổng tử, “cố Ân” là bởi vì Khổng tử là hậu duệ của nhà Ân –
Thương, để biểu thị không quên căn gốc. Khổng tử cho rằng “Thiên hạ có đạo thì lễ nhạc
chinh phạt đều phát xuất từ thiên tử”. Toàn bộ tác phẩm Xuân Thu cũng thể hiện sự
“hướng tâm” này”, đây cũng là điều mà Tư Mã Thiên kế thừa và phát huy huy, dùng để ca
tụng nền đại nhất thống của vương triều nhà Hán.
Thời đại của Tư Mã Thiên là thời đại cường thịnh của nhà Tây Hán, nền đại nhất
thống từ Cao đế, Huệ đế, Văn đế, Cảnh đế, Vũ đế. Giới kinh học, đặc biệt là Đổng Trọng
Thư luôn phát huy ý nghĩa và tinh thần Xuân Thu, Đổng Trọng Thư tuyên xưng rằng:
“Xuân Thu là nền đại nhất thống, là lẽ thường của trời đất, dù xưa hay nay đều có thể quán
xuyến được”. Tư tưởng đại nhất thống là điểm đầu tiên mà Tư Mã Thiên kế thừa từ Xuân
Thu. Tư Mã Thiên từ góc độ phát triển lịch sử khảo sát toàn bộ quá trình hưng khởi của nhà
Hán cho đến đương thời, tán dương rằng nền đại nhất thống của nhà Hán đã đem đến sự trị
an cho thiên hạ. Ông truy nguyên về quá trình thực hiện đại nhất thống quốc gia đầy gian
nan từ thời tam đại rồi cảm thán rằng: “dùng đức như thế, dùng sức như thế, đủ thấy nền
đại nhất thống của quốc gia gian khổ thế nào”.
Tuy nhà Tần vốn dĩ đoản mệnh, nhưng ông lại bày tỏ ý tưởng tán đồng với công nghiệp
thống nhất lục quốc của Tần Thủy Hoàng. Trong quá trình soạn “Bản kỷ”, từ ngũ đế, tam đại
đến thời Tần, xem nhà Tần là người kế tục mối quốc thống từ nhà Chu truyền lại. Đối với việc
nhà Tần sử dụng những phương cách để củng cố nền thống trị, tăng cường tập quyền trung
ương, ông luôn tỏ thái độ tán thành. Tại trong “Lễ thư” viết rằng: “Đến khi nhà Tần có được
thiên hạ, thì tìm hiểu kỹ lễ nghi của sáu nước, chọn ra cái hoàn thiện nhất, tuy 4 lOMoAR cPSD| 40799667
rằng không hợp với điển chế thánh hiện, nhưng cái lý quân thần tôn ti cao thấp, triều đình
đông đúc thì giống như từ xưa đến nay vậy”. Chế độ nhà Hán trên cơ bản là kế thừa từ chế
độ nhà Tần: “từ lúc thiên tử xưng hiệu đến nay, dưới thì có các chức tá liêu cho đến tên gọi
quan chức trong cung thất đều rất ít sửa đổi”.
4. Kế thừa bút pháp “ngụ bao biếm, biệt thiện ác”
Tư Mã Thiên có một sự tâm đắc sâu sắc đối với bút pháp “ngụ bao biếm, biệt thiện ác”
của Khổng tử. Ví dụ như khi đánh giá về Lữ Bất Vi, trong “Lữ Bất Vi liệt truyện” ông chỉ
dùng một chữ, tức chữ “văn” 聞 nghĩa là “tiếng tăm” để đánh giá con người Lữ Bất
Vi“Khổng tử chi sở vị văn 聞 giả, kỳ Lữ tử hồ!”, Chữ “văn” này bắt nguồn từ câu nói của
Khổng tử: “phàm những kẻ ưa tiếng tăm, vẻ ngoài thì ra dáng nhân đức nhưng hành vi trái
ngược, tự cho mình là kẻ có lòng nhân mà chẳng nghi ngờ gì”. (phù văn dã giả, sắc thủ
nhân nhi hành vi, cư chi bất nghi). Ý chỉ loại người này trên bề mặt thì chủ trương nhân
đức, nhưng thực tế thì hành động thì ngược lại, nhưng cũng tự cho mình là người có lòng
nhân mà chẳng xấu hổ. Tư Mã Thiên soạn sử có thể gọi là rút tỉa được những điều cốt tủy
trong tinh thần của Khổng tử. Trong “Tư Mã Tương Như liệt truyện”, Tư Mã Thiên nói
rằng: “Xuân Thu chỉ rõ nhưng lại ẩn áo”. Trong “Hung Nô liệt truyện” lại nói rằng:
“Khổng tử soạn Xuân Thu, từ đoạn Ẩn Công đến Hoàn công thì văn chương đẹp đẽ, từ
Định công, Ai công trở đi thì ngôn ngữ vi tế, văn chương thời này theo những lời lẽ đó mà
khen bừa, làm ra những từ kỵ húy”. Không chỉ có vậy, Tư Mã Thiên còn nhìn thấy “Xuân
Thu” còn “giỏi trong việc chê kẻ ác, biểu dương đức tốt thời tam đại, khen nhà Chu, chứ
không chỉ có châm biếm mà thôi”. Khổng tử khi soạn tác và phê bình lịch sử, chủ yếu còn
vì để phục vụ hiện thực, đế kiến lập một xã hội lý tưởng theo “vương đạo”. Tư Mã Thiên
viết “Sử ký”, thì kế tục hình thức phê phán đã được đặt định từ thời Khổng tử.
Những điểm phát triển
Tuy nhiên, điểm phát triển của Tư Mã Thiên trong việc “ngụ bao biếm, biệt thiện ác”
là ở chỗ: Ông đã dần bước ra khỏi những cục hạn lễ nghi vố tồn tại trong “thư pháp” của
Khổng tử, tạo nên phong cách trần thuật sự thật riêng của Sử ký. Trong Sử ký, các phẩn bản
kỷ, thế gia, liệt truyện đều lấy nhân vật làm trung tâm, 12 phần bản kỷ ghi chép lại sự tích 5 lOMoAR cPSD| 40799667
của các thiên tử, ba mươi phần thế gia giảng thuật lại sự tích của các chư hầu, bảy mươi
phần liệt truyện trần thuật lại sự tích của quần thần, những thể tài này cho thấy sự phân biệt
trình tự tôn ti quân – thần rất rõ nét. Những bố cục sắp xếp của Tư Mã Thiên là phát xuất từ
thực tế lịch sử: không chỉ đêm nhà Tần – (triều đại không được các học giả đương thời thừa
nhận) đưa vào bản kỷ mà còn đem Hạng Vũ, Lữ hậu vào bản kỷ, đem Khổng tử, Trần Thiệp
đưa vào phần Thế gia, điều này thể hiện sự cầu thị đối với hiện thực, không ngại “mạo phạm thánh nhân”.
Tuy rằng đang sống trong một thời đại nhất thống thịnh trị, nhưng bản thân Tư Mã
Thiên vẫn nhận thức rất rõ những mặt tối của nhà Hán, các vương triều Tây Hán đương thời
có khả năng sẽ đạp phải vết xe đổ của nhà Chu. Tư Mã Thiên cũng có những lời lẽ phơi bày
và phê bình đối với những nhân vật tối cao đương thời như Hán Vũ Đế Lưu Triệt, tiếp tục
tinh thần “phê bình thiên tử, răn đe chư hầu, thảo phạt đại phu, làm sự nghiệp của bậc
vương giả”. Trong “Hung nô liệt truyện”, “Lý tướng quân liệt truyện”, “Vệ tướng quân
phiêu kỵ liệt truyện”, “Hàn Trưởng Nhụ liệt truyện”, đều miêu tả việc Hán Vũ Đế phát động
chiến tranh ra bên ngoài, khiến dân chúng lầm than. Hay như trong “Phong thiện truyện”,
Tư Mã Thiên ghi chép rất tường tận về óc mê tín của Hán Vũ Đế như việc Hán Vũ Đế đến
Đông Lai Sơn tìm thần tiên tốn công vô ích, hoặc việc Hán Vũ Đế tin lời bọn phương sĩ. Kết luận
Tóm lại, Tư Mãn Thiên khi soạn “Sử ký” có học tập theo phương pháp soạn “Xuân
Thu” của Khổng tử, thông qua ghi chép lịch sử để biểu đạt sự khen chê thiện ác, tuyên
dương lý tưởng chính trị, làm thành văn chương của riêng một nhà. Lương Khải Siêu khi so
sánh hai bộ sử này đã bình luận rằng: “Khi Khổng tử soạn Xuân Thu có thể vì mục đích của
mình mà hi sinh sự thực. Mục đích chính là cái hoài bão sâu xa của ông, nhưng trung thành
với sự thực duy chỉ có Tư Mã Thiên làm được”. Có thể nói rằng bởi vì phương pháp soạn sử
của Tư Mã Thiên vừa có thể kế thừa được tiền nhân, lại vừa có thể kết hợp với sự phát triển
mới của tinh thần thời đại.
Tài liệu tham khảo 6 lOMoAR cPSD| 40799667
[1] 李波、趙麗(2014):論司馬遷對孔子撰史方法的繼承和發展——以“春秋筆法”
與“書法不隱”為中心 7