Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật | Giải Sinh 11 Cánh diều

Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật | Giải Sinh 11 Cánh diều được trình bày khoa học, chi tiết, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.

Thông tin:
8 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật | Giải Sinh 11 Cánh diều

Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật | Giải Sinh 11 Cánh diều được trình bày khoa học, chi tiết, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.

62 31 lượt tải Tải xuống
Gii SGK Sinh hc 11 Bài 2: Trao đi nưc và khoáng thc vật
I. Vai trò ca nưc và mt snguyên tkhoáng đi vi thc vật
Luyn tp trang 11 Quan sát hình 2.3, xác đnh nguyên tdinh dưng khoáng b
thiếu theo gi ý ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Mô ttriu chng thiếu mt snguyên tdinh dưng khoáng cây ngô
Gợi ý đáp án
Mô ttriu chng thiếu mt snguyên tdinh dưng khoáng y ngô.
II. Sự hấp thc, khoáng và vn chuyn các cht trong cây
Câu hi trang 12
Quan sát hình 2.3 và cho biết strao đi nưc trong cây gm nhng quá trình nào?
Gợi ý đáp án
Sự trao đi nưc trong cây gm 3 quá trình:
- Hấp thc (chủ yếu ở rễ)
- Vận chuyn nưc trong cây (trong mch gỗ)
- Thoát hơi nưc (chủ yếu lá)
Câu hi trang 12
Quan sát hình 2.3, cho biết:
- Cây hp thc và khoáng nhcơ quan nào?
- c và khoáng đưc hp thvào rcây nhcơ chế nào?
Gợi ý đáp án
• Cơ quan hp thc và khoáng ca cây: Cây sng trên cn hp thc và
khoáng chủ yếu nhờ các tế bào lông hút ở rễ. Ngoài ra, thc vt sng trên cn cũng có
thể hấp thc và khoáng qua tế bào khí khng trên bề mặt lá.
• Cơ chế hấp thc và khoáng vào rễ của cây:
- Sự hấp thc vào rcây nhcơ chế thm thu (thụ động): Nưc di chuyn t
dung dch đt (môi trưng nhưc trương) vào tế bào lông hút (môi trưng ưu trương).
- Sự hấp thkhoáng vào rcây theo hai cơ chế: thụ động và chủ động.
+ Cơ chế thụ động: Ion khoáng tdung dch đt (nơi có nng đcao) khuếch tán đến
dịch tế bào lông hút (nơi có nng đthp); hoc xâm nhp vào rcây theo dòng nưc
liên kết; hoc từ bề mặt ht keo đt trao đi vi ion khoáng trên bmặt rkhi có s
tiếp xúc trc tiếp gia lông hút và ht keo đt.
+ Cơ chế chủ động: Phn ln ion khoáng xâm nhp tdung dch đt vào rcây ngưc
chiu nng đ, đòi hi tiêu tốn năng lưng ATP.
Câu hi trang 13
Quan sát hình 2.4, mô tcon đưng di chuyn ca nưc và khoáng từ tế bào lông hút
vào trong rễ.
Gợi ý đáp án
Con đưng di chuyn ca nưc và khoáng từ tế bào lông hút vào trong rtheo con
đưng gian bào và con đưng tế bào cht:
- Con đưng gian bào: Nưc và các ion khoáng di chuyn hưng tâm trong khong
trng gia các tế bào và khong trng gia các bó si cellulose trong thành tế bào. Khi
đến lp ni bì, nưc và các ion khoáng bđai Caspary trong thành tế bào ni bì chn
lại. Dòng nưc và các ion khoáng chuyn sang con đưng tế bào cht.
- Con đưng tế bào cht: Nưc và khoáng di chuyn hưng tâm qua tế bào chất của
các lp tế bào vỏ rễ đến mch gthông qua cu sinh cht.
Câu hi trang 14
Quan sát hình 2.5, cho biết nưc và khoáng hp thụ ở rễ đưc đưa đến các cơ quan
khác như thế nào?
Gợi ý đáp án
c và khoáng hp thụ ở rễ đưc vn chuyn mt chiu trong mch g(xylem) ca
thân cây lên lá và các cơ quan phía trên.
III. Sthoát hơi nưc thc vật
Câu hi trang 15
Quá trình thoát hơi nưc thc vt din ra như thế nào?
Gợi ý đáp án
Quá trình thoát hơi nưc thc vt din ra chủ yếu lá qua hai con đưng:
- Thoát hơi nưc qua lp cutin: Nưc có thkhuếch tán tkhong gian bào ca tht lá
qua lp cutin đra ngoài. Lp cutin càng dày thì skhuếch tán qua lp cutin càng nh
và ngưc li.
- Thoát hơi nưc qua khí khng: Khí khng là con đưng thoát hơi nưc chủ yếu
thc vt. Gm ba giai đon: nưc chuyn thành dng hơi đi vào gian bào, hơi nưc t
gian bào khuếch tán qua lkhí vào khí quyn xung quanh bề mặt lá, hơi nưc khuếch
tán tkhông khí quanh bề mặt lá ra không khí xa hơn. Tc đthoát hơi nưc qua khí
khng do độ mở của khí khng điu tiết.
Câu hi trang 15
Quan sát hình 2.6 và gii thích cơ chế đóng mở của khí khng
Gợi ý đáp án
Cơ chế đóng mở của khí khng da trên sbiến đi sc trương nưc trong các tế bào
khí khng:
- Khi tế bào khí khng tích lũy các cht thm thu (K+, malate, sucrose) strương
c, thành mng phía ngoài bcăng mnh và đy ra xa khi lkhí, thành dày phía
trong bcăng yếu hơn làm khí khng mở.
- Ngưc li, sgii phóng các cht thm thu khi tế bào khí khng làm gim shút
c, lkhí đóng li.
Câu hi trang 16
Thoát hơi nưc có vai trò gì đi vi thc vt?
Gợi ý đáp án
Vai trò ca quá trình thoát hơi nưc đi vi thc vt:
- Tạo đng lc đu trên cho quá trình hp th, vn chuyn vt cht ở rễ lên lá và cơ
quan phía trên.
- Duy trì sc trương và liên kết các cơ quan ca cây thành mt ththng nht.
- Đảm bo CO2 có thkhuếch tán vào lá cung cp cho quang hp.
- Gim nhit độ bề mặt lá trong nhng ngày nng nóng, bo vcác cơ quan khi b
tổn thương bi nhit đvà duy trì các hot đng sng bình thưng.
Câu hỏi trang 16 Gii thích ti sao quá trình thoát hơi nưc có ích vi thc vt dù
tiêu tn phn ln lưng nưc cây hp thđược
Gợi ý đáp án
Quá trình thoát hơi nưc có ích vi thc vt dù tiêu tn phn ln lưng nưc cây hp
thđưc vì quá trình thoát hơi nưc đóng vai trò rất quan trng đi vi hot đng
sống ca cây:
- Tạo đng lc đu trên cho quá trình hp th, vn chuyn vt cht ở rễ lên lá và cơ
quan phía trên.
- Duy trì sc trương và liên kết các cơ quan ca cây thành mt ththng nht.
- Đảm bo CO2 có thkhuếch tán vào lá cung cp cho quang hp.
- Gim nhit độ bề mặt lá trong nhng ngày nng nóng, bo vcác cơ quan khi b
tổn thương bi nhit đvà duy trì các hot đng sng bình thưng.
Câu hi trang 16
Quan sát hình 2.7 và cho biết cây có thể lấy nitrogen tđâu?
Gợi ý đáp án
Cây hp thnitrogen chủ yếu hai dng NO3- và NH4+ từ các ngun sau:
- Quá trình hóa lí trong tnhiên: sphóng tia la đin trong khí quyn làm oxi hóa
N2 thành NO
3-
.
- Quá trình cố định nitrogen tdo thành NH4+ nhờ một svi sinh vt sng tdo hay
cộng sinh vi thc vt (ngun chủ yếu).
- Quá trình vi sinh vật phân gii hp cht nitrogen hu cơ.
- Con ngưi bsung phân bón cha nitrogen cho cây trng.
| 1/8

Preview text:


Giải SGK Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
I. Vai trò của nước và một số nguyên tố khoáng đối với thực vật
Luyện tập trang 11 Quan sát hình 2.3, xác định nguyên tố dinh dưỡng khoáng bị
thiếu theo gợi ý ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Mô tả triệu chứng thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng ở cây ngô Gợi ý đáp án
Mô tả triệu chứng thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng ở cây ngô.
II. Sự hấp thụ nước, khoáng và vận chuyển các chất trong cây Câu hỏi trang 12
Quan sát hình 2.3 và cho biết sự trao đổi nước trong cây gồm những quá trình nào? Gợi ý đáp án
Sự trao đổi nước trong cây gồm 3 quá trình:
- Hấp thụ nước (chủ yếu ở rễ)
- Vận chuyển nước trong cây (trong mạch gỗ)
- Thoát hơi nước (chủ yếu ở lá) Câu hỏi trang 12
Quan sát hình 2.3, cho biết:
- Cây hấp thụ nước và khoáng nhờ cơ quan nào?
- Nước và khoáng được hấp thụ vào rễ cây nhờ cơ chế nào? Gợi ý đáp án
• Cơ quan hấp thụ nước và khoáng của cây: Cây sống trên cạn hấp thụ nước và
khoáng chủ yếu nhờ các tế bào lông hút ở rễ. Ngoài ra, thực vật sống trên cạn cũng có
thể hấp thụ nước và khoáng qua tế bào khí khổng trên bề mặt lá.
• Cơ chế hấp thụ nước và khoáng vào rễ của cây:
- Sự hấp thụ nước vào rễ cây nhờ cơ chế thẩm thấu (thụ động): Nước di chuyển từ
dung dịch đất (môi trường nhược trương) vào tế bào lông hút (môi trường ưu trương).
- Sự hấp thụ khoáng vào rễ cây theo hai cơ chế: thụ động và chủ động.
+ Cơ chế thụ động: Ion khoáng từ dung dịch đất (nơi có nồng độ cao) khuếch tán đến
dịch tế bào lông hút (nơi có nồng độ thấp); hoặc xâm nhập vào rễ cây theo dòng nước
liên kết; hoặc từ bề mặt hạt keo đất trao đổi với ion khoáng trên bề mặt rễ khi có sự
tiếp xúc trực tiếp giữa lông hút và hạt keo đất.
+ Cơ chế chủ động: Phần lớn ion khoáng xâm nhập từ dung dịch đất vào rễ cây ngược
chiều nồng độ, đòi hỏi tiêu tốn năng lượng ATP. Câu hỏi trang 13
Quan sát hình 2.4, mô tả con đường di chuyển của nước và khoáng từ tế bào lông hút vào trong rễ. Gợi ý đáp án
Con đường di chuyển của nước và khoáng từ tế bào lông hút vào trong rễ theo con
đường gian bào và con đường tế bào chất:
- Con đường gian bào: Nước và các ion khoáng di chuyển hướng tâm trong khoảng
trống giữa các tế bào và khoảng trống giữa các bó sợi cellulose trong thành tế bào. Khi
đến lớp nội bì, nước và các ion khoáng bị đai Caspary trong thành tế bào nội bì chặn
lại. Dòng nước và các ion khoáng chuyển sang con đường tế bào chất.
- Con đường tế bào chất: Nước và khoáng di chuyển hướng tâm qua tế bào chất của
các lớp tế bào vỏ rễ đến mạch gỗ thông qua cầu sinh chất. Câu hỏi trang 14
Quan sát hình 2.5, cho biết nước và khoáng hấp thụ ở rễ được đưa đến các cơ quan khác như thế nào? Gợi ý đáp án
Nước và khoáng hấp thụ ở rễ được vận chuyển một chiều trong mạch gỗ (xylem) của
thân cây lên lá và các cơ quan phía trên.
III. Sự thoát hơi nước ở thực vật Câu hỏi trang 15
Quá trình thoát hơi nước ở thực vật diễn ra như thế nào? Gợi ý đáp án
Quá trình thoát hơi nước ở thực vật diễn ra chủ yếu ở lá qua hai con đường:
- Thoát hơi nước qua lớp cutin: Nước có thể khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá
qua lớp cutin để ra ngoài. Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua lớp cutin càng nhỏ và ngược lại.
- Thoát hơi nước qua khí khổng: Khí khổng là con đường thoát hơi nước chủ yếu ở
thực vật. Gồm ba giai đoạn: nước chuyển thành dạng hơi đi vào gian bào, hơi nước từ
gian bào khuếch tán qua lỗ khí vào khí quyển xung quanh bề mặt lá, hơi nước khuếch
tán từ không khí quanh bề mặt lá ra không khí xa hơn. Tốc độ thoát hơi nước qua khí
khổng do độ mở của khí khổng điều tiết. Câu hỏi trang 15
Quan sát hình 2.6 và giải thích cơ chế đóng mở của khí khổng Gợi ý đáp án
Cơ chế đóng mở của khí khổng dựa trên sự biến đổi sức trương nước trong các tế bào khí khổng:
- Khi tế bào khí khổng tích lũy các chất thẩm thấu (K+, malate, sucrose) sẽ trương
nước, thành mỏng phía ngoài bị căng mạnh và đẩy ra xa khỏi lỗ khí, thành dày phía
trong bị căng yếu hơn làm khí khổng mở.
- Ngược lại, sự giải phóng các chất thẩm thấu khỏi tế bào khí khổng làm giảm sự hút
nước, lỗ khí đóng lại. Câu hỏi trang 16
Thoát hơi nước có vai trò gì đối với thực vật? Gợi ý đáp án
Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với thực vật:
- Tạo động lực đầu trên cho quá trình hấp thụ, vận chuyển vật chất ở rễ lên lá và cơ quan phía trên.
- Duy trì sức trương và liên kết các cơ quan của cây thành một thể thống nhất.
- Đảm bảo CO2 có thể khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp.
- Giảm nhiệt độ bề mặt lá trong những ngày nắng nóng, bảo vệ các cơ quan khỏi bị
tổn thương bởi nhiệt độ và duy trì các hoạt động sống bình thường.
Câu hỏi trang 16 Giải thích tại sao quá trình thoát hơi nước có ích với thực vật dù
tiêu tốn phần lớn lượng nước cây hấp thụ được Gợi ý đáp án
Quá trình thoát hơi nước có ích với thực vật dù tiêu tốn phần lớn lượng nước cây hấp
thụ được vì quá trình thoát hơi nước đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sống của cây:
- Tạo động lực đầu trên cho quá trình hấp thụ, vận chuyển vật chất ở rễ lên lá và cơ quan phía trên.
- Duy trì sức trương và liên kết các cơ quan của cây thành một thể thống nhất.
- Đảm bảo CO2 có thể khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp.
- Giảm nhiệt độ bề mặt lá trong những ngày nắng nóng, bảo vệ các cơ quan khỏi bị
tổn thương bởi nhiệt độ và duy trì các hoạt động sống bình thường. Câu hỏi trang 16
Quan sát hình 2.7 và cho biết cây có thể lấy nitrogen từ đâu? Gợi ý đáp án
Cây hấp thụ nitrogen chủ yếu ở hai dạng NO3- và NH4+ từ các nguồn sau:
- Quá trình hóa lí trong tự nhiên: sự phóng tia lửa điện trong khí quyển làm oxi hóa N2 thành NO3-.
- Quá trình cố định nitrogen tự do thành NH4+ nhờ một số vi sinh vật sống tự do hay
cộng sinh với thực vật (nguồn chủ yếu).
- Quá trình vi sinh vật phân giải hợp chất nitrogen hữu cơ.
- Con người bổ sung phân bón chứa nitrogen cho cây trồng.