Bài 2: Vật nuôi và phương thức chăn nuôi | Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Giới thiệu chung về chăn nuôi được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải sách giáo khoa Công nghệ 11 Kết nối tri thức nhé.
Chủ đề: Chương 1: Giới thiệu chung về chăn nuôi (KNTT)
Môn: Công nghệ 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mở đầu
Vật nuôi được phân loại như thế nào? Có những phương thức chăn nuôi phổ biến nào ở nước ta? Chúng có ưu và nhược điểm gì? Hình trên minh họa cho phương thức chăn nuôi nào? Thế nào là chăn nuôi bền vững, chăn nuôi thông minh?
Bài làm
* Vật nuôi phân loại theo:
+ Nguồn gốc
+ Đặc tính sinh vật học
+ Mục đích sử dụng
* Những phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta:
- Chăn thả tự do:
+ Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp.
+ Nhược điểm: năng suất thấp, không đảm bảo an toàn sinh học, thường xảy ra dịch bệnh.
- Chăn nuôi công nghiệp:
+ Ưu điểm: năng suất cao, khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt, hiệu quả kinh tế cao.
+ Nhược điểm: đầu tư ban đầu lớn, quy mô lớn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.
- Chăn nuôi bán công nghiệp
+ Ưu điểm: chất lượng chăn nuôi cao, vật nuôi được đối xử tốt.
+ Nhược điểm: nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh cao.
* Hình trên minh họa cho phương thức chăn nuôi công nghiệp.
* Chăn nuôi bền vững là nền chăn nuôi bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội.
* Chăn nuôi thông minh là nền chăn nuôi ứng dụng các công nghệ, thiết bị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí, giám sát toàn bộ quá trình chăn nuôi.
I. Phân loại vật nuôi
1. Phân loại theo nguồn gốc
Câu hỏi: Kể tên các giống vật nuôi bản địa, vật nuôi ngoại nhập mà em biết.
Bài làm
Giống vật nuôi bản địa: Gà Hồ (Bắc Ninh), Lợn Ba Xuyên (Sóc Trăng), Vịt cỏ, Cừu Phan Rang (Ninh Thuận)...
Giống vật nuôi ngoại nhập là: Bò Red Sindi, Dê Boer, Gà Polymouth...
2. Phân loại theo đặc tính sinh vật học
Câu hỏi: Sắp xếp các vật nuôi của địa phương em thành các nhóm theo đặc tính sinh vật học. Hãy nêu những đặc điểm đặc trưng để phân biệt gia súc và gia cầm.
Bài làm
Sắp xếp các vật nuôi của địa phương thành các nhóm theo đặc tính sinh vật học:
Vật nuôi trên cạn: chim...
Vật nuôi dưới nước: cá, tôm...
Gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng...
Gia súc: bò, lừa, lợn...
Vật nuôi đẻ con: bò, trâu...
Cách phân biệt cơ bản giữa gia cầm và gia súc là gia cầm có hai chân và gia súc có bốn chân.
3. Phân loại theo mục đích sử dụng
Câu hỏi: Hãy sắp xếp các loại vật nuôi ở địa phương em thành các nhóm theo mục đích sử dụng.
Bài làm
Vật nuôi lấy thịt: bò, trâu, bê, cừu...
Vật nuôi lấy trứng: gà, vịt, ngan, ngỗng...
Vật nuôi lấy sữa: bò, dê
Vật nuôi lấy sức kéo: bò, trâu
Vật nuôi làm cảnh: mèo, chim, chó...
II. Một số phương thức chăn nuôi chủ yếu ở Việt Nam
1. Chăn thả tự do (SGK)
2. Chăn nuôi công nghiệp
Câu hỏi: Nêu ưu và nhược điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp.
Bài làm
Ưu điểm:
- Cho năng suất cao.
- Khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt.
- Hiệu quả kinh tế cao.
Nhược điểm:
- Vốn đầu tư ban đầu lớn.
- Quy mô chăn nuôi lớn tiềm ẩn những nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Kết nối năng lực: Sử dụng Internet, sách, báo,... để tìm hiểu các công nghệ đang được áp dụng trong phương thức chăn nuôi công nghiệp.
Bài làm
Công nghệ Internet of Things (IoT - Internet vạn vật) và Artifical Intelligence (AI - trí tuệ nhân tạo) vào giám sát, điều khiển môi trường chăn nuôi, chăm sóc sức khỏe vật nuôi đã được áp dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt cho người chăn nuôi.
3. Chăn nuôi bán công nghiệp
Câu hỏi: Nêu những ưu điểm của phương thức chăn nuôi bán công nghiệp so với phương thức chăn nuôi thả tự do và chăn nuôi công nghiệp.
Bài làm
Ưu điểm:
- Dễ nuôi, ít bệnh.
- Chuồng trại đơn giản.
- Tự sản xuất con giống.
- Thịt thơm ngon.
Nhược điểm:
- Chậm lớn.
- Quy mô đàn vừa phải.
- Kiểm soát bệnh dịch khó khăn.
III. Xu hướng phát triển của chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới
1. Phát triển chăn nuôi bền vững (SGK)
2. Chăn nuôi thông minh
Câu hỏi: Nêu những đặc điểm cơ bản của chăn nuôi bền vững, chăn nuôi thông minh.
Bài làm
Đặc điểm chăn nuôi bền vững:
Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên.
Cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm (thịt, trứng, sữa) chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lí.
Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.
Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.
Đặc điểm chăn nuôi thông minh:
Áp dụng đồng bộ các công nghệ thông minh như công nghệ cảm biến, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, máy móc,... vào trong chăn nuôi.
Công nghệ được lựa chọn có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi.
Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”, nghĩa là liên kết từ trại chăn nuôi kết nối với thu gom, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (kể cả xuất khẩu); liên kết năm nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà băng (ngân hàng) và Nhà khoa học).
Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Luyện tập và vận dụng
Luyện tập
Câu hỏi 1: Nêu phương thức chăn nuôi đang được áp dụng phổ biến ở địa phương em, ưu và nhược điểm của phương thức chăn nuôi đó.
Câu hỏi 2: Trình bày xu hướng phát triển chăn nuôi Việt Nam và trên thế giới. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.
Vận dụng
Câu hỏi: Hãy phân tích thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em và đề xuất phương thức chăn nuôi phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể.
------------------------------------