Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả trang 62 lớp 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt 3 trang 62, 63, 64, 65 Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Chủ đề: Thiên nhiên kì thú (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả - Khởi động
Nói 2 - 3 câu về một loại hoa hoặc quả em thích theo gợi ý: Hình dáng Màu sắc Hương vị ?
Hướng dẫn trả lời: Gợi ý: - Quả cam:
● Hình dáng: hình tròn, to chừng nắm tay
● Màu sắc: khi chín vỏ và ruột đều có màu cam
● Mùi vị: chua ngọt thanh thanh - Quả mít:
● Hình bầu dục, vỏ có nhiều gai nhọn chi chít
● Màu sắc: khi chín vỏ ngả vàng xanh, ruột vàng ươm
● Mùi vị: ngọt, thơm nồng nàn, bay xa
Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả - Khám phá và luyện tập
Đọc trang 62 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi:
Chuyện hoa, chuyện quả
Trong vườn có mắt: quả na
Có tai mộc nhĩ, có hoa loa kèn.
Quả mồng tơi mực tím đen
Cà rốt bút đỏ ai đem ra đồng.
Quả bí ngô: cái đèn lồng
Sao xanh quả khế, ớt cong sừng bò. Bao nhiêu hoa trái thơm tho
Trong vườn như một cái kho của đầy.
Bàn tay người chăm cho cây
Cây cho trái chín, hoa này, nụ kia
Lặng thầm đất cũng say sưa
Chắt chiu màu mỡ bốn mùa nuôi cây. Lê Hồng Thiện ✽ Giải nghĩa từ:
- Mộc nhĩ: nấm giống hình cái tai, màu nâu đen, ăn được.
- Lặng thầm: lặng lẽ trong hoạt động, không tỏ ra cho người khác biết.
- Chắt chiu: chăm chút, nâng niu từng li từng tí vì coi là quý báu.
✪ Câu hỏi và bài tập:
1. Mỗi loại quả được nói tới trong bài thơ có đặc điểm gì?
2. Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài? Vì sao?
3. Dòng thơ nào trong bài nói về đóng góp của con người với khu vườn?
4. Hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
1. Mỗi loại quả trong bài thơ có đặc điểm như sau: Loại quả Đặc điểm quả na có mắt quả mồng tơi mực tím đen cà rốt hình cây bút màu đỏ quả bí ngô hình cái đèn lồng quả khế hình ngôi sao màu xanh quả ớt cong cong như sừng bò
2. Gợi ý: Em thích nhất là hình ảnh quả khế. Vì nó có hình dáng của ngôi sao xinh
xắn, gợi liên tưởng rất thú vị và hấp dẫn.
3. Dòng thơ trong bài nói về đóng góp của con người với khu vườn là: "Bàn tay người chăm cho cây"
4. Hai dòng thơ cuối bài nói lên: để cây cối phát triển tươi tốt, đơm hoa kết trái,
ngoài bàn tay chăm sóc của con người thì sự đóng góp của đất cũng rất quan trọng.
Nhờ sự chắt chiu các chất dinh dưỡng, chở che bộ rễ cho cây của đất mà khu vườn mới xanh tốt được.
Câu 2: Đọc một bài văn về cây cối hoặc con vật:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích.
b. Nói 2 - 3 câu có hình ảnh so sánh về cây cối hoặc con vật được nhắc đến trong bài văn.
Hướng dẫn trả lời:
a. Gợi ý bài văn về cây cối hoặc con vật:
Con chuồn chuồn nước
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.
Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy
tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu
trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu
lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao
hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao
với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện
ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn
thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. (Nguyễn Thế Hội)
b. Hình ảnh so sánh con vật được nhắc đến trong bài văn: "Bốn cái cánh mỏng như
giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân hình chú nhỏ
và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu"
→ Hình ảnh so sánh trong bài văn giúp câu văn và hình ảnh trở nên sinh động và
hấp dẫn hơn. Nhờ vậy mà người đọc dễ dàng cảm nhận và tưởng tượng được hình
dáng của chú chuồn chuồn.
Viết trang 64 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo Câu 1: Nghe - viết: Rừng cọ quê tôi
Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt
dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn
xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa ánh
nắng như rừng mặt trời mới mọc. Nguyễn Thái Vận
Câu 2: Chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi ✿:
✿ọc theo những ✿òng kênh là những rặng bần cùng những hàng dừa nước. Mặc
cho mưa bão, bần vẫn dẻo ✿ai vươn cao, lá vẫn mướt xanh hiền lành ✿ữa đám
dừa nước xanh rì. Mùa bần đơm hoa, muôn vàn bông hoa ✿ản dị, hiển hoà, đung đưa theo gió. Theo Duyên Hương
Hướng dẫn trả lời:
Dọc theo những dòng kênh là những rặng bần cùng những hàng dừa nước. Mặc cho
mưa bão, bần vẫn dẻo dai vươn cao, lá vẫn mướt xanh hiền lành giữa đám dừa
nước xanh rì. Mùa bần đơm hoa, muôn vàn bông hoa giản dị, hiển hoà, đung đưa theo gió. Theo Duyên Hương
Câu 3: Tìm từ ngữ chỉ tên gọi con vật, cây, hoa, quả chứa tiếng có:
a. Chữ s hoặc chữ x (M: hoa xoan)
b. Vần im hoặc vần iêm (M: con nhím)
Hướng dẫn trả lời:
a. Chữ s hoặc chữ x: con sói, con sóc, con sâu, cây sấu, cây hoa sữa, cây sầu đâu,
quả xoài, quả vú sữa, quả sầu riêng...
b. Vần im hoặc vần iêm: con chim, hoa sim, quả hồng xiêm...
Luyện từ và câu trang 64 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Tìm câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong các đoạn văn sau và nêu tác
dụng của dấu ngoặc kép.
a. Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống ơi... ơi...
Bống đâu rồi?”. Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà. Nguyễn Đình Thi
b. Khi mặt trời mọc, tôi tìm tới bảo ong đất: "Ong đất này, ong đất hãy bay tới đém cỏ
phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thây một món quà sẻ
đồng tìm ra và tặng riêng ong đất”. Tôi hồi hộp đợi ong đất trở về. Xuân Quỳnh
c. Kiến ở đông quá. Thành ngữ “đông như kiến" thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ
nào cũng đầy kiến. Theo Tô Hoài
Hướng dẫn trả lời Câu
Câu đặt trong dấu ngoặc kép Tác dụng a
“Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?” Đánh dấu câu nói được trích dẫn b
"Ong đất này, ong đất hãy bay tới đém cỏ phía đông nguyên văn
dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ
thây một món quà sẻ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất” c “đông như kiến" Đánh dấu thành ngữ được trích dẫn
Câu 2: Có thể thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong từng câu sau? Vì sao?
a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.
b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.
c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: Tết đã đến thật rồi!
Hướng dẫn trả lời:
- Có thể thêm dấu ngoặc kép vào các vị trí sau:
● a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: "Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà".
● b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: "Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng".
● c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: "Tết đã đến thật rồi!"
- Bởi vì: các câu nói trong dấu ngoặc kép là các lời nói được trích dẫn nguyên văn
Câu 3: Thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc kép để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết
thúc lời nói của nhân vật rồi viết lại đoạn văn.
Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc:
- Các em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!
Chúng tôi đồng thanh đáp: - Dạ. Vâng ạ. An Hồng
Hướng dẫn trả lời
Học sinh tham khảo đoạn văn sau:
Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô
giáo nhắc: "Các em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!". Chúng tôi đồng
thanh đáp: "Dạ. Vâng ạ".
Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả - Vận dụng
Chơi trò chơi "Người làm vườn"
● Thi kể tên hoa, rau, quả:
- Theo hình dáng (M: ớt sừng)
- Theo màu sắc (M: hồng nhung)
- Theo mùi vị (M: mướp hương)
● Nói 1- 2 câu về hình dáng, màu sắc,... của loại hoa, rau, quả em đã kể tên.