Bài 4: Mùa xuân đã về trang 66 lớp 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt 3 trang 66, 67, 68, 69 Bài 4: Mùa xuân đã về gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Chủ đề: Thiên nhiên kì thú (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài 4: Mùa xuân đã về- Khởi động
Trao đổi với bạn về mùa em thích theo gợi ý:
Hướng dẫn trả lời: Gợi ý: - Mùa: mùa đông
- Thời gian: từ tháng 10 đến tháng 12 - Đặc điểm: ● Ngày ngắn, đêm dài
● Bầu trời thường âm u, nhiều mây
● Không khí rét lạnh, nhiều gió và thường có mua phùn - Hoạt động:
● Mặc áo quần dày, ấm với khăn quàng, mũ len
● Ăn các món ăn nóng ấm, đồ nướng, quây quần bên bếp lửa, nằm vùi trong chăn ấm
Bài 4: Mùa xuân đã về - Khám phá và luyện tập
Đọc trang 66 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi: Mùa xuân đã về
Sương mù tan dần. Mây như một đàn cừu tản đi và dưới bầu trời quang đãng, mùa
xuân thực sự hiện ra. Mặt trời chói lọi mọc lên, nuốt dần lớp băng mỏng phủ trên
mặt nước. Khắp nơi ấm áp, muôn loài trên mặt đất như hồi sinh.
Cỏ non như những chiếc kim đâm tua tủa trên mặt đất. Những chồi cây sực nức mùi
hương, căng phồng nhựa. Đàn ong bay lượn quanh những cây liễu tắm trong ánh
nắng vàng tươi. Đàn chim sơn ca cất tiếng hót thánh thót trên đồng cỏ nhung tơ và
những ruộng rạ phủ băng.
Tít trên trời xanh, đàn sếu và ngỗng trời đang sải cánh bay. Chúng cất tiếng kêu
mừng xuân. Lũ trẻ nhanh nhẹn chạy dọc theo con đường nhỏ. Tiếng nói vui vẻ của
tốp phụ nữ vang lên bên bờ đầm, nơi họ đang giặt vải. Và tiếng rìu của bác nông
dân đang chữa lại cày bừa vang lên trong các sân nhà.
Mùa xuân thực sự đã về.
Theo Lép Tôn-xtôi, Nhị Ca, Dương Tường dịch ✽ Giải nghĩa từ:
- Băng: nước đông cứng trong thiên nhiên ở nơi có khí hậu lạnh. - Hồi sinh: sống lại.
- Sực nức: (hương thơm) mạnh mẽ và lan toả khắp nơi.
- Thánh thót: âm thanh cao, ngân vang và trong trẻo, lúc to, lúc nhỏ, nghe êm ái.
✪ Câu hỏi và bài tập:
1. Những hình ảnh nào được tác giả dùng để tả cảnh bầu trời mùa xuân?
2. Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của mỗi sự vật trong đoạn 2. Cỏ non Những chồi cây Những cây liễu Đồng cỏ
3. Chim sơn ca, đàn sếu, ngỗng trời được miêu tả thế nào?
4. Đám trẻ nhỏ, tốp phụ nữ và bác nông dân làm gì khi mùa xuân đến?
5. Vì sao mọi người, mọi vật đều vui mừng, hớn hở?
Hướng dẫn trả lời:
1. Những hình ảnh được tác giả dùng để tả cảnh bầu trời mùa xuân:
● Mây như một đàn cừu tản đi và dưới bầu trời quang đãng, mùa xuân thực sự hiện ra.
● Mặt trời chói lọi mọc lên, nuốt dần lớp băng mỏng phủ trên mặt nước
2. Từ ngữ tả vẻ đẹp của mỗi sự vật trong đoạn 2:
● Cỏ non: như những chiếc kim đâm tua tủa trên mặt đất
● Những chồi cây: sực nức mùi hương, căng phồng nhựa
● Cây liễu: tắm trong ánh nắng vàng tươi ● Đồng cỏ: nhung tơ
3. Chim sơn ca, đàn sếu, ngỗng trời được miêu tả như sau:
● Chim sơn ca: cất tiếng hót thánh thót trên đồng cỏ nhung tơ và những ruộng rạ phủ băng
● Đàn sếu, ngỗng trời: sải cánh bay, cất tiếng kêu mừng xuân
4. Khi mùa xuân đến:
● Đám trẻ nhỏ: nhanh nhẹn chạy dọc theo con đường nhỏ
● Tốp phụ nữ: nói cười vui vẻ bên bờ đầm, nơi họ đang giặt vải
● Bác nông dân: chữa lại cày bừa với tiếng rìu vang lên trong ngôi nhà nhỏ
5. Mọi người, mọi vật đều vui mừng, hớn hở vì: mùa xuân thực sự đã về
Câu 2: Nói 1 - 2 câu có hình ảnh so sánh về một sự vật trong bài đọc.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tham khảo các câu sau:
● Những ngọn cỏ non xanh mơn mởn, kéo nhau nhô lên mặt đất như cả
một rừng kim đang đâm tua tủa.
● Đàn chim sơn ca cất tiếng hót thánh thót như tiếng chuông ngân đón chào mùa xuân.
● Lũ trẻ nhanh nhẹn chạy dọc con đường nhỏ, trông như đàn ngỗng đang dạo chơi.
Nói và nghe trang 68 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Nghe kể chuyện.
Câu 2: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh. Bồ nông có hiếu Theo Phong Thu Trên đường về quê...
Bác bồ nông dặn dò bồ nông nhỏ... Bồ nông nhỏ... Mỏ của bồ nông...
Hướng dẫn trả lời:
Trên đường về quê mẹ chú bồ nông nhỏ Bác bồ nông dặn dò bồ nông nhỏ những
chẳng may bị nạn. Chú và mẹ được một điều cần làm để chăm sóc mẹ, rồi đuổi bác bồ nông giúp đỡ. theo đàn con của mình
Bồ nông nhỏ một mình chăm chỉ tìm
Mỏ của bồ nông trở nên chảy xệ như
kiếm thức ăn để chăm sóc mẹ. Khi thức một cái túi do thường dùng để đựng tép
ăn khan hiếm, cậu để dành phần cho và cá mang về cho mẹ.
mẹ như ngày xưa mẹ thường làm
Câu 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện. Bồ nông có hiếu
1. Trên đường về quê nhà, mẹ chú bồ nông nhỏ chẳng may bị nạn. Chú dìu mẹ vào
một hốc cây, chờ vết thương của mẹ lành. Thấy vậy, một bác bồ nông dừng lại giúp đỡ hai mẹ con.
2. Một ngày, rồi hai ngày, bồ nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được. Trời ngày một
nóng hầm hập. Bác bồ nông phải đuổi theo đàn con của bác. Bác gọi chú bồ nông
nhỏ dặn dò mọi việc cần thiết khi chăm sóc mẹ. Chú bồ nông nhỏ vâng dạ ghi lòng.
3. Từ buổi ấy, bồ nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm
đến, gió gợi hiu hiu, chú bồ nông một thân một mình ra đồng xúc tép, xác cá. Đôi
chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng như dài thêm ra vì lặn lội.
Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ con xăm xắp nước.
Bắt được con mồi nào, chú bồ nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Chú nhớ
dạo trước mỗi lần về nhà, mẹ lại há mỏ ra cho các con ăn. Giờ đây, chú đã hiểu: mẹ nhịn để cho các con ăn.
4. Ngày qua ngày, chú bồ nông cứ dùng miệng làm túi đựng thực ăn nuôi mẹ. Cái
mỏ xưa vốn gọn ghẽ, nay chảy xệ xuống giống hệt cái túi. Ngày nay, nó vừa là chiếc
lưới, cái giậm, cái nơm đi đánh cá, vừa là kỉ niệm hiếu thảo của một đứa con ngoan. Theo Phong Thu
Câu 4: Kể lại đoạn truyện em thích bằng lời của chú bồ nông nhỏ.
Hướng dẫn trả lời:
Tham khảo các đoạn truyện mẫu tại đây: Kể lại đoạn truyện em thích bằng lời của chú bồ nông nhỏ lớp 3
Viết sáng tạo trang 69 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Nói về một đồ vật em thường dùng khi đi học hoặc khi đi tham quan, du lịch.
Hướng dẫn trả lời: Gợi ý:
● Đồ vật em thường dùng khi đi học hoặc khi đi tham quan, du lịch là gì?
● Đặc điểm chung của đồ vật đó là gì? (hình dáng, kích thước, màu sác...)
● Đặc điểm nổi bật nhất hoặc em yêu thích nhất của đồ vật đó là gì?
● Em sử dụng và bảo quản đồ vật đó như thế nào?
● Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho đồ vật đó?
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) tả một đồ vật em thường dùng khi đi
học hoặc khi đi tham quan, du lịch.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tham khảo các nội dung sau:
● Viết đoạn văn ngắn tả một đồ vật em thường dùng khi đi học hoặc khi đi tham quan, du lịch
● Tả một đồ vật em thường dùng khi đi học
● Tả một đồ vật em thường dùng khi đi tham quan, du lịch
● Tả đồ vật em thường dùng khi đi học hoặc khi đi tham quan, du lịch lớp 3
Câu 3: Trao đổi với bạn:
a. Những điều em học được ở bài viết của bạn: ● Từ dùng hay ● Hình ảnh đẹp ● ?
b. Những nội dung em có thể điều chỉnh ở bài viết của mình:
● Từ ngữ chỉ cảm xúc ● Hình ảnh so sánh ● ?
Bài 4: Mùa xuân đã về - Vận dụng
Chơi trò chơi Phòng tranh vui vẻ:
a. Trưng bày tranh ảnh về hoa quả, chim chóc, muôn thú,...
b. Nói 2 - 3 câu về sự vật trong tranh ảnh mà em sưu tầm được.