-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài 3: Nghệ nhân Bát Tràng trang 32 SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt 3 trang 32, 33, 34, 35 Bài 3: Nghệ nhân Bát Tràng gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Nghệ sĩ tí hon (CTST) 14 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Bài 3: Nghệ nhân Bát Tràng trang 32 SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt 3 trang 32, 33, 34, 35 Bài 3: Nghệ nhân Bát Tràng gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Chủ đề: Nghệ sĩ tí hon (CTST) 14 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
A. Khởi động bài Nghệ nhân Bát Tràng lớp 3
Chia sẻ về một nghề hoặc làng nghề truyền thống mà em biết.
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý: Làng nghề bánh tráng Tân An
● Địa điểm: Tân An, Quảng Bình
● Sản phẩm: bánh tráng (nổi tiếng nhất là bánh tráng mè xát)
● Cách làm: truyền thống, bởi bàn tay của những người dân
● Ý nghĩa: giữ gìn được truyền thống của làng, tạo công ăn việc làm cho
những người dân trong làng, quảng bá nét đẹp văn hóa ẩm thực của làng đến khách du lịch
B. Khám phá và luyện tập bài Nghệ nhân Bát Tràng lớp 3
Đọc trang 32 SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2
Đọc và trả lời câu hỏi
Nghệ nhân Bát Tràng Em cầm bút vẽ lên tay
Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa ca Cánh cò bay lả, bay la
Luỹ tre đầu xóm, cây đa giữa đồng Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bóng đung đưa
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn
Hài hoà đường nét hoa văn
Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng Hồ Minh Hà ✽ Giải nghĩa từ:
● Nghệ nhân: người chuyên nghề biểu diễn một bộ môn nghệ thuật hoặc
chuyên làm một nghề thủ công mĩ nghệ có tài nghệ cao.
● Bát Tràng: làng nghề gốm sứ truyền thống ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
● Cao lanh: đất sét mịn, màu trắng hoặc vàng, thường dùng làm đồ gốm sứ, gạch chịu lửa,...
● Quả bòng: cây cùng họ bưởi, quả to, cùi dày, vị chua.
✪ Câu hỏi và bài tập:
1. Hai dòng thơ đầu nói lên điều gì?
2. Mỗi hoa văn sau được tả bằng những từ ngữ nào?
3. Những dòng thơ nào cho thấy nhân vật em sử dụng bút vẽ rất khéo?
4. Vì sao tác giả thấy nhân vật em giống nghệ nhân Bát Tràng?
Hướng dẫn trả lời:
1. Hai dòng thơ đầu nói về hành động của "em": sau khi nhân vật cầm bút vẽ thì đất
trời từ đơn điệu bỗng nở đầy sắc hoa
2. Mỗi hoa văn được tả bằng từ ngữ sau: ● Cánh cò: bay lả bay la ● Trái mơ: tròn trĩnh ● Quả bòng: đung đưa
3. Những dòng thơ cho thấy nhân vật em sử dụng bút vẽ rất khéo là:
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn
4. Tác giả thấy nhân vật em giống nghệ nhân Bát Tràng vì: em vẽ rất giỏi và khéo
léo, tạo nên đường nét hoa văn hài hòa như một người nghệ nhân thực thụ
Viết trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 Câu 1 Nghe - viết: Sắc màu Câu 2
Tìm tiếng có vần iêu hoặc vần yêu thích hợp với mỗi bông hoa:
Hướng dẫn trả lời: yêu mến kì diệu yếu ớt hiểu biết yểu điệu biểu diễn điêu khắc tin yêu điệu múa Câu 3
Tìm từ ngữ chứa tiếng:
a. Có chữ l hoặc chữ n, có nghĩa:
● Tên nốt nhạc đứng sau nốt son ● Trái ngược với đói
● Đồ dùng để đội đầu, làm bằng lá, có hình vòng tròn nhỏ dần
b. Có vần ưc hoặc vần ưt, có nghĩa:
● Món ăn làm bằng củ, quả rim đường
● Rời ra từng khúc, đoạn ● Trái ngược với ngủ
Hướng dẫn trả lời:
a. Có chữ l hoặc chữ n, có nghĩa:
● Tên nốt nhạc đứng sau nốt son: la
● Trái ngược với đói: no
● Đồ dùng để đội đầu, làm bằng lá, có hình vòng tròn nhỏ dần: nón
b. Có vần ưc hoặc vần ưt, có nghĩa:
● Món ăn làm bằng củ, quả rim đường: mứt
● Rời ra từng khúc, đoạn: đứt
● Trái ngược với ngủ: thức
Luyện từ và câu trang 35 SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 Câu 1
Tìm từ ngữ biểu thị ý cầu khiến trong mỗi câu dưới đây:
a. Bạn hãy đi cùng chúng mình nhé!
b. Chúng ta cùng hát lên nào!
c. Em nên tô theo các nét đã vẽ!
Hướng dẫn trả lời:
a. Bạn hãy đi cùng chúng mình nhé!
b. Chúng ta cùng hát lên nào!
c. Em nên tô theo các nét đã vẽ! Câu 2
Chuyển các câu kể dưới đây thành câu khiến:
a. Bé tô màu bức tượng. b. Chúng mình đi xem xiếc
c. Các em chọn màu sắc phù hợp với bức vẽ.
Hướng dẫn trả lời:
a. Bé tô màu bức tượng.
→ Bé nên tô màu bức tượng.
→ Bé hãy tô màu bức tượng.
→ Bé tô màu bức tượng đi nào.
b. Chúng mình đi xem xiếc
→ Chúng mình hãy đi xem xiếc.
→ Chúng mình nên đi xem xiếc.
→ Chúng mình đi xem xiếc nào.
c. Các em chọn màu sắc phù hợp với bức vẽ.
→ Các em nên chọn màu sắc phù hợp bức vẽ.
→ Các em hãy chọn màu sắc phù hợp bức vẽ. Câu 3
Đặt 1- 2 câu khiến để:
a. Mượn bạn một quyển sách
b. Xin phép bố mẹ cho tham gia một câu lạc bộ ở trường
Hướng dẫn trả lời:
a. Mượn bạn một quyển sách
→ Huy cho mình mượn cuốn sách này nhé!
→ Huy hãy cho mình mượn cuốn sách này đi!
b. Xin phép bố mẹ cho tham gia một câu lạc bộ ở trường
→ Mẹ hãy cho con tham gia Câu lạc bộ Đọc sách đi ạ!
→ Bố cho con tham gia Câu lạc bộ Bóng đá nhé!
C. Vận dụng bài Nghệ nhân Bát Tràng lớp 3 Nói 1- 2 câu:
● Thể hiện cảm xúc của em khi thấy một sản phẩm gốm Bát Tràng đẹp.
● Ca ngợi nghệ nhân Bát Tràng.