Bài 4: Lí luận nhận thức | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lý thuyết bài 4 môn Triết học MácLenin giúp sinh viên nắm vững kiến thức hơn, củng cố lại kiến thức, giúp sinh viên đạt điểm cao trong các kì thi
Môn: Triết học Mác-Lênin (philosophy)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI 4: LÝ LUẬN NHẬN THỨC
I. Khái niệm nhận thức
1. Quan niệm về nhận thức trong lịch sử triết học
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan:
+ Platon cho rằng nhận thức là sự hồi tưởng lại linh hồn bất tử về “ thế giới ý niệm” mà nõ đã từng
chiêm ngưỡng nhưng bị lãng quên đi.
+ Hêghen cho rằng nhận thức là tự nhận thức của ý niệm tuyệt đối.
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Becơli, Makhơ cho rằng nhận thức là quá trình tự sản sinh ra trí thức bởi
chủ thể, không quan hệ gì với thế giới xung quanh.
- Thuyết không thể biết: Hlum, Can tơ cho rằng con người về nguyên tắc không thể biết bản chất sự vật
về thế giới xung quanh. Chúng ta có hình ảnh về sự vật đó nhưng đó là biểu hiện bên ngoài của sự vật
mà không phải chính bản thân sự vật.
Các nhà triết học duy tâm đều không thừa nhận thức là quá trình phản ánh thế giới vật chất vào bộ óc con người.
- Quan điểm duy vật lịch sử: Bảo vệ nguyên tắc nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
bộ óc con người. Tuy nhiên thức còn một số hạn chế.
+ Do tính chất siêu hình: Sự phản ánh là sự sao chép giản đơn, không phải là quá trình vận động, biến
đổi, nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, không phải là quá trình biện chứng.
+ Do tính chất trực quan của chủ nghĩa duy vật cũ: Phản ánh là sự tiếp nhận thụ động một chiều, sự tác
động trực tiếp của sự vâth lên giác quan của con người. Không thấy được vai trò của thực tiễn trong quá
trình nhận thức thế giới.
2. Quan niệm Mác xít về nhận thức:
- Thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới. Không phải ý thức của con người sinh ra thế giới vật
chất mà thế giới vật chất tồn tại độc lập với ý thức của con người, đó là nguồn gốc, duy nhất và cuối cùng của nhận thức.
- Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác, chủ động hiện thực khách quan vào trong bộ óc
người dựa trên cơ sở thực tiễn.
- Nhận thức luôn được đặt trong mối quan hệ giữa con người với thế giới, giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức.
+ Chủ thể nhận thức: là con người hiện thức đang sống, đang hoạt động.
+ Khách thể nhận thức: là một bộ phận, một lĩnh vực của hiện thực khách quan, nằm trong miền hoạt
động nhận thức và trở thành đối tượng nhận thức của chủ thể. Khách thể nhận thức không đồng nhất với đối tượng nhận thức.
II. Phạm trù thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
1. Phạm trù thực tiễn
- Thực tiễn: là phạm trù triết học dùng để chỉ tòab bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử
xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
- 3 hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:
+ Hoạt động sản xuất vật chất
+ Hoạt động chính trị- xã hội
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
- Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở của nhận thức
+ Trong quá trình con người tác động vào thế giới khách quan, thế giới “ bộc lộ” thuộc tính, những thuộc
tính này từ đó được phản ánh vào não người hình thành nên những tri thức của con người về thế giới khách quan.
+ Thông qua hoạt động thực tiễn giúp các giác quan của con người phát triển tinh tế hơn, hoàn thiện hơn
làm cho quá trình nhận thức hơn.
+ Hoạt động thực tiễn còn tạo ra công cụ, phương tiện hiện đại, tinh vi giúp quá trình nghiên cứu thế giới vật chất tốt hơn.
- Thứ hai, thực tiễn là mục đích, động lực của nhận thức
+ Mọi tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào đời sống một cách trực tiếp hay gián tiếp
+ Nhận thức để phục vụ những nhu cầu thực tiễn. Nếu không vì thực tiễn thì nhận thức trở nên mấ phương hướng
- Thứ ba, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
+ Mọi tri thức của con người là do kết quả của quá trình nhận thức. Tri thức có thể phản ánh đúng hiện
thức, có thể không đúng. Muốn kiểm tra sự đúng sai của tri thức phải bằng thực tiễn.
+ Nếu thực tiễn xác nhận là đúng thì tri thức đó trở thành chân lý. Nếu không thì phải nhận thức lại.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối.
3. Sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính và thực tiễn
- Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính, không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính.
- Nhận thức lý tính có khả năng đi sâu nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng, song chứa đựng
khả năng xa rời hiện tượng.
- Thực tiễn có vai trò kiểm tra tính chân thực các kết quả nhận thức của con người.
IV. Vấn đề chân lý
- Khái niệm: Chân lý là tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. - Các tính chất:
+ Tính khách quan: là tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm.
Do đó, chân lý khách quan là chân lý mà nội dung của nó là khách quan phù hợp với khách thể nhận thức.
+ Tính cụ thể: Chân lý luôn luôn là cụ thể, không có chung chung trừ tượng vì nó phản ánh sự vật hiện
tượng trong những điều kiện lịch sử cụ thể trong một không gian, thời gian xác định.
+ Tính tương đối và tuyệt đối: Chân lý là tri thức đúng đắn và được thực tiễn kiểm nghiệm nhưng nó
không phải bất biến, vĩnh viễn không thay đổi, bởi thực tiễn luôn vận động biến đổi. Quá trình nhận thức
chân lý chính là quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa tính tương đối và tính tuyệt đối của mâu thuẫn.
V. Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn
1. Xét dưới góc độ trình độ nhận thức có hai trình độ cơ bản -
Nhận thức kinh nghiệm: là quá trình nhận thức diễn ra trong đời sống thực tiễn hàng ngày, hình
thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng, tạo ra tri thức kinh nghiệm về chúng. -
Nhận thức lý luận: là quá trình khái quát hóa những tri thức kinh nghiệm để hiểu được bản chất,
quy luật của sự vật, hiện tượng tạo ra tri thức lý luận. -
Khái niệm: Lý luận là hệ thống tri thức có tính khái quát, trừu tượng phản ánh bản chất, quy
luật của các sự vật, hiện tượng và được biểu hiện dưới dạng một hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật chặt chẽ. - Đặc trưng:
+ Lý luận có tính hệ thống, khái quát cao, tính logic chặt chẽ.
+ Cơ sở lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn.
+ Lý luận về bản chất có thể phản ánh được bản chất của sự vật, hiện tượng. -
Vai trò của thực tiễn với lý luận:
+ Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của lý luận và tiêu chuẩn để kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý luận.
+ Trên cơ sở khái quát những kinh nghiệm thực tiễn mà con người có thể xây dựng được hệ thống lý luận.
+ Lý luận chỉ có thể được hiện thực hóa thông qua hoạt động thực tiễn của con người. -
Vai trò của lý luận với thực tiễn:
+ Lý luận khi hình thành có thể chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt thực tiễn, có tác động trở lại tích cực hoặc
kìm hãm hoạt động thực tiễn.
+ Lý luận là khoa học sẽ tác động tích cực đến hoạt động thực tiễn và ngược lại.
2. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Thực tiễn đúng đắn luôn phải được chỉ đạo, soi đường dẫn dắt bởi một lý luận khoa học, đúng đắn, nếu
không thực tiễn đó sẽ là thực tiễn mù quáng, mất phương hướng.
- Lý luận khoa học phải được hình thành trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, bằng con đường tổng kết thực tiễn.
* Sự vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay:
- Thứ nhất, phát triển hệ thống lý luận về CNXH ở Việt Nam
Đảng ta tăng cường tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận về CNXH. Tổng kết thực tiễn quá trình đổi
mới, Đảng ta đã có phát triển vượt bậc về CNXH trên các mặt sau: phát triển lý luận về CNXH, về
phương hướng xây dựng CNXH, phát triển lý luận về quá độ đi lên CNXH bỏ qua TBCN, phát triển lý
luận về kinh tế thị trường định hướng XHCN, lý luận về nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng nền văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Đảng vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam trong điều kiện mới.
Đảng luôn luôn nâng cao trình độ lý luận của mình cũng như của cán bộ, đảng viên trong quá trình đổi mới.
Đảng kiên quyết chống lại những biểu hiện lệch lạc, sai trái về tư tưởng, lý luận, bảo vệ sự trong
sáng của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng HCM.
- Thứ hai, ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. + Bệnh giáo điều:
1. Quan niệm: Bệnh giáo điều là tuyệt đối hóa lý luận, tuyệt đối hóa kiến thức đã có trong sách vở,
coi nhẹ kinh nghiệm thực tiễn, vận dụng lý luận một cách máy móc, không tính đến điều kiện
lịch sử- cụ thể mỗi nơi, mỗi lúc. 2. Biểu hiện:
Bệnh “tầm trương trích cũ”, bỏ qua sự biến đổi của thực tiễn cũng như bản thân lý luận.
Áp dụng máy móc chính ách của nước khác, nơi khác vào nước mình, địa phương mình. 3. Nguyên nhân:
Hiểu lý luận còn nông cạn, chưa nắm chắc thực chất lý luận, lý luận chưa được vận dụng, kiểm
nghiệm từ thực tiễn, xa vời thực tiễn.
Vận dụng sai lý luận vào thực tiễn, chỉ biết trích dẫn, vận dụng lý luận nhưng không quan tâm
đến thực tiễn, không bổ sung, điều chỉnh lý luận. 4 . Giải pháp
Phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Nhận thêm tri thức mới, ứng dụng vào sản xuất.
Quán triệt, hoàn thiện quy tắc thống nhất lý luận và thực tiễn. + Bệnh kinh nghiệm:
1. Quan niệm: Bệnh kinh nghiệm là sự tuyệt đối hóa những kinh nghiệm thực tiễn trước đây và áp
dụng một cách máy moc vào hiện tại khi điều kiện thay đổi.
2. Biểu hiện: Thỏa mãn với thành tích đã đạt được, không tích cực học tập để nâng cao trình độ tư
duy lý luận, “ Sống lâu nên lão làng”, “ ông 70 phải học ông 71” 3. Nguyên nhân:
Do xã hội nông nghiệp cổ truyền
Tư tưởng bảo thủ, trì trệ, gia trưởng
Lối tư duy phiến diện, thiển cận
Cơ chế bao cấp tạo nên tâm lý ỉ lại, dựa dẫm
Không thấy được mối quan hệ giữa kinh nghiệm và lý luận 4 . Giải pháp
Phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Nhận thêm tri thức mới, ứng dụng vào sản xuất.
Quán triệt, hoàn thiện quy tắc thống nhất lý luận và thực tiễn.
Document Outline
- 1.Quan niệm về nhận thức trong lịch sử triết học
- 2.Quan niệm Mác xít về nhận thức:
- 1.Phạm trù thực tiễn
- 2.Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
- 2.Ý nghĩa phương pháp luận: