-
Thông tin
-
Quiz
Bài 4: Thực hành Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa | Giải Địa lí 11 Cánh diều
Bài 4: Thực hành Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa | Giải Địa lí 11 Cánh diều được trình bày khoa học, chi tiết, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (CD) 12 tài liệu
Địa Lí 11 343 tài liệu
Bài 4: Thực hành Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa | Giải Địa lí 11 Cánh diều
Bài 4: Thực hành Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa | Giải Địa lí 11 Cánh diều được trình bày khoa học, chi tiết, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (CD) 12 tài liệu
Môn: Địa Lí 11 343 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Địa Lí 11
Preview text:
Thực hành Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa I. Chuẩn bị
- Sưu tầm tư liệu, số liệu về toàn cầu hóa, khu vực hóa
- Trao đổi, thảo luận về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa, khu vực hóa đối với
các nước đang phát triển.
II. Nội dung thực hành
Dựa vào kiến thức đã học, sưu tầm các tư liệu, số liệu về toàn cầu hóa, khu vực hóa và
trao đổi, thảo luận về:
- Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển Gợi ý đáp án.
♦Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- Một số cơ hội:
+ Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển: khu vực hóa kinh tế mang lại cho các
nước đang phát triển những cơ hội lớn mới, nếu biết vận dụng sáng tạo để thực hiện
được mô hình phát triển rút ngắn. Chẳng hạn, bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao
động, thị trường, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch, dịch vụ.... các nước đang phát
triển có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
toàn cầu với cơ cấu kinh tế có các ngành sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu,
cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hoá - dịch vụ
không thể thiếu trong cơ cấu hàng hoá - dịch vụ trên thị trường khu vực. Cơ hội đặt ra
như nhau đối với các nước đang phát triển, song nước nào biết tận dụng nắm bắt được
chúng thì phát triển. Điều đó phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, vào nội lực của mỗi
nước. Việc phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình khu vực hóa của các nước
đang phát triển là nhằm tận dụng tự do hoá thương mại, thu hút đầu tư để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội.
+ Tăng nguồn vốn đầu tư: tạo cơ hội cho các nước đang phát triển có thể thu hút
được nguồn vốn bên ngoài cho phát triển trong nước, nếu nước đó có cơ chế thu hút
thích hợp. Thiết lập một cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư nội địa hợp lý là cơ sở để
định hướng thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các ưu đãi
từ những điều kiện và môi trường đầu tư bên trong để thúc đẩy chương trình đầu tư
của họ. Các nước đang phát triển đã thu hút và sử dụng một lượng khá lớn vốn nước
ngoài cùng với nguồn vốn đó, vốn trong nước cũng được huy động. Tạo ra sự biến đổi
và gia tăng cả về lượng và chất dòng luân chuyển vốn vào các nước đang phát triển,
nhất là trong khi các nước đang phát triển đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư cho phát triển.
+ Nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ: có điều kiện tiếp cận và thu hút những kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, qua đó mà nâng dần trình độ công
nghệ sản xuất của các nước. Do vậy, mà ngày càng nâng cao được trình độ quản lý và
khả năng cạnh tranh của nền kinh tế các nước đang phát triển. Khu vực hóa được đánh
giá như một công cụ đặc hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ ở các nước
đang phát triển. Bởi lẽ, trong quá trình tham gia vào liên doanh, liên kết sản xuất quốc
tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án FDI... các nước đang phát triển có điều
kiện tiếp cận những công nghệ, kiến thức và kỹ năng hết sức phong phú, đa dang của các nước.
+ Mở rộng kinh tế đối ngoại: Khu vực hóa làm cho quá trình quốc tế hoá đời sống
kinh tế trở thành xu hướng tất yếu và diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển cao của
lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Khu vực
hóa đang diễn ra với tốc độ cao, càng đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế
đối ngoại của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
+ Cơ sở hạ tầng được tăng cường: khu vực hóa đã tạo ra cơ hội để nhiều nước đang
phát triển phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, về bưu chính viễn
thông, về điện, nước... ở các nước đang phát triển, mức thu nhập tính theo đầu người
rất thấp, do đó tích luỹ cũng vô cùng thấp vì phần lớn thu nhập dùng vào sinh hoạt.
- Một số thách thức:
+ Đều là các nước đang phát triển, sự cạnh tranh giữa các quốc gia sở hữu trình độ
công nghệ và chi phí tương đồng cũng sẽ phát sinh.
+ Khu vực hóa trong khi làm tăng vai trò của các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là
những ngành có công nghệ cao, lao động kỹ năng... thì sẽ giảm tầm quan trọng của
các hàng hóa sơ chế và lao động không kỹ năng. Cuộc cách mạng công nghệ sinh học,
tin học, điện tử... làm giảm tầm quan trọng của các mặt hàng công nghệ thô. Do đó,
các nước đang phát triển, trước đây được coi là giàu có, được ưu đãi về tài nguyên
thiên nhiên, thì ngày nay đang trở thành những nước nghèo.
+ Xuất phát điểm và sức mạnh của mỗi quốc gia khác nhau, nên cơ hội và rủi ro của
các nước là không ngang nhau. Nền kinh tế của các nước đang phát triển dễ bị thua
thiệt nhiều hơn trong cuộc cạnh tranh không ngang sức này. Càng phải phá bỏ hàng
rào bảo hộ thì thách thức đối với các nước đang phát triển càng lớn.
+ Việc chuyển dịch những ngành đòi hỏi nhiều hàm lượng lao động, tài nguyên...
nhiều những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển.
♦Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển
III. Gợi ý thu thập tư liệu
Một số website có tư liệu về toàn cầu hóa, khu vực hóa:
- Tạp chí Tài chính của Bộ Tài chính Việt Nam: https://tapchitaichinh.vn
- Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển: https://hbs.unctad.org
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF): https://www.imf.org
- Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc (ISO): https://www.iso.org