Bài 5: Hình thái kinh tế- xã hội
Lý thuyết bài 5 môn Triết học MácLenin của Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ giúp sinh viên nắm được kiến thức, hiểu sâu kiến thức sẽ giúp sinh viên đạt điểm cao trong các kì thi
Môn: Triết học Mác-Lênin (philosophy)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài 5: HÌNH THÁI KINH TẾ- XÃ HỘI
I. Sản xuất vật chất và phương thức sản xuất
1. Sản xuất vật chất
- Khái niệm: Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên,
cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. - Vai trò:
+ Sản xuất vật chất là cơ sở quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người, xã hội.
+ SXVC là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội.
+ Sự phát triển của SXVC quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt đời sống xã hội, quyết định phát triển
xã hội từ thấp đến cao, từ xã hội này sang xã hội khác cao hơn.
2. Phương thức sản xuất
- Khái niệm: PTSX là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định. - Vai trò:
+ PTSX quyết định trình độ phát triển của nền sản xuất. PTSX càng tiến bộ, năng suất lao động càng cao,
thì nền sran xuất càng phát triển.
+ PTSX quyết định sự vận động, phát triển của đời sống xã hội trên mọi lĩnh vực, quyết định sự chuyển
biến xã hội này sang xã hội khác.
II. Biện chứng giữa LLSX và QHSX 1. LLSX
- Khái niệm: LLSX là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất, thể
hiện năng lực thực tiễn của con người, được tạo thành sự kết hợp giữa con người với TLSX trong quá trình SXVC của xã hội. + Người lao động + TLSX 2. QHSX
- QHSX là khái niệm chỉ quan hệ giữa con người với người trong quá trình sran xuất, gồm 3 mặt cơ bản:
+ Quan hệ về sở hữu đối với TLSX vai trò quan trọng nhất
+ Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất
+ Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động
3. Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX
- Quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ biện chứng, biểu hiện thành quy luật cơ bản nhất của sự
vận động xã hội- quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX.
- Trình độ của LLSX thể hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ tổ chức lao động xã hội, trình độ
ứng dụng khoa học vào sản xuất, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người, trình độ phân công lao động.
Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX:
• LLSX biểu hiện nội dung của QHSX
• QHSX biểu hiện hình thức của LLSX
Biểu hiện của cặp phạm trù nội dung và hình thức: Nội dung quyết định hình thức
* Thứ nhất, LLSX quyết định QHSX
- LLSX như thế nào thì QHSX như thế ấy. LLSX phát triển thì QHSX cũng phát triển phù hợp với tính chất
và trình độ phát triển của LLSX.
- LLSX quyết định QHSX vì LLSX là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn QHSX là hình thức xã hội của quá trình đó.
* Thứ hai, QHSX có tính độc lập tương đối, tác động trở lại LLSX
- Là sự tác động trở lại của hình thức với nội dung. QHSX quy định mục đích của sản xuất, hình thức,
phương pháp, quy mô sản xuất, phương thức phân phối sản phẩm xã hội.
- QHSX có tác động đến LLSX theo 2 chiều tích cực và tiêu cực:
+ Nếu QHSX phù hợp với LLSX thì sẽ thúc đẩy LLSX phát triển.
+ QHSX không phù hợp, thống nhất với LLSX sẽ kìm hãm LLSX phát triển.
* Sự vận dụng quy luật ở Việt Nam
- Trước đổi mới: Đảng ta mắc phải một số sai lầm trong việc vận dụng quy luật về sự phù hợp của QHSX
với trình độ phát triển của LLS.
+ LLSX còn nhiều hạn chế.
+ QHSX: chế độ công hữu về TLSX, không thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu, cơ chế tập trung,
quan liệu, quan liêu, bao cấp, phân phối sản phẩm mang tính bình quân, cào bằng.
- Sau đổi mới (từ 1986 đến nay)
+ LLSX tập trung phát triển LLSX, CNH- HĐH, KHCN
+ QHSX: nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thực hiện phân phối theo lao động.
III. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
* Cơ sở hạ tầng
- Khái niệm: là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái xã hội nhất định, bao gồm
ít nhất 3 QHSX: QHSX thống trị, QHSX là tàn dư của PTSX cũ, QHSX là mầm mống của PTSX mới. - Đặc trưng:
+ Cơ sở hạ tầng được hình thành một cách khách quan từ trong quá trình sản xuất vật chất.
+ Trong xã hội có giai cấp đối kháng cơ sở hạ tầng mang tính giai cấp.
+ Đặc trưng của cơ sở hạ tầng là do QHSX thống trị quy định.
* Kiến trúc thượng tầng:
- Khái niệm: là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội và thiết chế tương ứng của chúng. Kiến trúc
thượng tầng là quan hệ giữa người với người về tinh thần. - Đặc trưng:
+ Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì kinh tế thượng tầng mang tính đối kháng.
+ Kiến trúc thượng tầng của một chế độ xã hội là do những quan điểm tư tưởng, chính trị của giai cấp thống trị quy định.
* Biện chứng giữa CSHT và KTTT
- Thứ nhất, CSHT quyết định KTTT
+ CSHT thế nào là sinh ra KTTT như thế ấy. CSHT thay đổi thì KTTT thay đổi theo:
CSHT quyết định sự ra đời, tồn tại phát triển, diệt vong của KTTT.
CSHT quyết định nội dung, tính chất, xu hướng biến đổi, tổ chức kết cấu của KTTT.
+ Sự thay đổi của CSHT dẫn đến sự thay đổi của KTTT xét đến cùng là do sự phát triển của LLSX. Nhưng
sự thay đổi của KTTT không phản ánh trực tiếp sự thay đổi của LLSX, mà nó chỉ thay đổi khi có sự thay đổi của CSHT.
- Thứ hai, sự tác động trở lại của KTTT đến CSHT
+ KTTT do CSHT quyết định, nhưng KTTT sau khi được hình thành tác động mạnh mẽ đến CSHT theo 2
chiều: phản ánh đúng và không phản ánh đúng quy luật kinh tế.
+ Trong các bộ phận của KTTT, nhà nước đóng vai trò quan trọng , tác động đến sự phát triển của CSHT vì:
NN xét về bạo lực cũng là lực lượng kinh tế.
* Sự vận dụng MQH giữa CSHT và KTTT ở Việt Nam hiện nay - Trước đổi mới
+ Về quan điểm: Nhấn mạnh quá mức vai trò của KTTT, coi chính trị là thống soái.
+ Về cơ chế: Tác động của KTTT đến CSHT được nhận thức giản đơn, chính trị can thiệp thô bạo vào các quá trình kinh tế.
+ Về thiết chế: Bộ máy hành chính quan liêu, cồng kềnh. - Sau đổi mới:
+ Về quan điểm: gắn đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới chính trị.
+ Về cơ chế: xây dựng cơ chế thị trường định hướng XHCN.
+ Về thiết chế: nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách bộ máy hành chính.
IV.Hình thái kinh tế- xã hội và quá trình lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế- xã hội
- Khái niệm: Hình thái KT- XH là khái niệm của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất
định với những QHSX thích ứng với những LLSX ở một trình độ nhất định và với KTTT được xây dựng trên QHSX. - Kết cấu:
+ LLSX yếu tố quan trọng nhất vì đối với mỗi hình thái KT- XH quyết định sự tồn tại và phát triển của
XH và quyết định trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn, đóng vai trò cơ bản, nòng cốt trong quá trình sản xuất vật chất. + QHSX + KTTT
* Sự phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên
CNDVLS khẳng định sự phát triển lịch sử cũng có nghĩa là sự phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội là
quá trình lịch sử tự nhiên, vì:
- Thứ nhất, đó là quá trình diễn ra theo quy luật khách quan, vốn có của nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
- Nguồn gốc sâu xa của sự vận động của xã hội suy đến cùng là do sự phát triển của LLSX dẫn đến QHSX
thay đổi, khi QHSX thay đổi sẽ làm KTTT thay đổi theo, do đó hình thái KT- XH cũ được thay bởi một hình thái KT- XH mới.
- Sự vận động phát triển của xã hội còn chịu sự tác động của nhân tố chủ quan, tuy nhiên các quy luật khách
quan có vai trò quyết định.
- Quá trình lịch sử tự nhiên trong sự phát triển của các hình thái KT- XH vừa bao hàm sự phát triển tuần tự
từ thấp đến cao, vừa bao hàm sự bỏ qua một vài hình thái KT- XH trong những điều kiện nhất định.
* Tính khoa học và vai trò PPL của học thuyết hình thái KT- XH - Tính khoa học:
+ Học thuyết hình thái Kt- XH đã khắc phục được quan điểm duy tâm, thần bí về xã hội, đưa lại một quan
điểm thực sự khoa học về đời sống xã hội.
+ Học thuyết hình thái KT- XH đã chỉ ra rằng: SXVC là cơ sở của đời sống xã hội, PTSX quyết định quá
trình sinh hoạt chính trị và đời sống tinh thần. Đưa lại một PPL khoa học cho nhận thức và hoạt động thực
tiễn cải tạo xã hội theo con đường tiến bộ.
- Vai trò PPL của học thuyết hình thái KT- XH:
+ Học thuyết chỉ ra rằng, sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, PTSX quyết định các mặt của đời sống XH.
+ Học thuyết chỉ rõ: XH là một cơ thể sống sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua
lại lẫn nhau. QHSX là quan hệ cơ bản quyết định các quan hệ khác.
+ Sự phát triển của các hình thái KT- XH là một quá trình lịch sử- tự nhiên, diễn ra theo các quy luật khách
quan. Chỉ ra quy luật chung của sự phát triển nhân loại vừa chỉ ra mỗi dân tộc tùy theo điều kiện mà con
đường phát triển riêng.
* Sự vận dụng học thuyết hình thái KT- XH ở Việt Nam hiện nay
- Đảng ta đã tìm ra quy luật của cách mạng VN:
+ CM giải phóng gắn liền với cách mạng vô sản.
+ Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Quá trình thực hiện đường lối đổi mới Đảng ta đã thiết lập các yếu tố cơ bản:
+ LLSX là nền tảng kỹ thuật- vật chất của mỗi hình thái KT- XH, là mặt cơ bản, quyết định các mặt khác của đời sống xã hội.
+ QHSX được hình thành trên cơ sở LLSX vừa tạo thành một PTSX nhất định quy định kết cấu của hình
thái KT- XH, vừa là cơ sở của các QHSX khác trong đó có quan hệ tinh thần.
+ KTTT biểu hiện sự cấu tạo toàn vẹn của đời sống xã hội. Là những yếu tố tư tưởng, tinh thần và thể chế
tương ứng được xây dựng trên một nền tảng của cơ sở hạ tầng.
Document Outline
- I.Sản xuất vật chất và phương thức sản xuất
- 1.Sản xuất vật chất
- 2.Phương thức sản xuất
- II.Biện chứng giữa LLSX và QHSX
- 1.LLSX
- 2.QHSX
- 3.Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX
- *Kiến trúc thượng tầng: