Bài điều kiện môn triết học học phần Triết học Mac-Lênin
Bài điều kiện môn triết học học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725
BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN TRIẾT HỌC Câu 1:
Trong nhà tù, trại giam của địch nơi được mệnh danh là ‘địa ngục trần gian’, thực dân Pháp, đế
quốc Mỹ và bọn tay sai đã thực hiện những thủ đoạn dã man, tàn bạo nhằm moi móc thông tin,
tiêu diệt những người yêu nước. Thế nhưng, những âm mưu thủ đoạn của của chúng đã thất bại.
Nhân dân và người chiến sĩ vẫn không hề nao núng, vẫn kiên định, giữ vững ý chí, lập trường và
niềm tin vào lý tưởng cộng sản. Những đồng chí ấy đã vượt lên mọi hy sinh, đau đớn về thể xác
lẫn tinh thần, kiên quyết đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Cảm nhận được những khao khát, những lý tưởng mà chẳng gông cùm nào có thể giam cầm
được, nhà thơ Xuân Thủy đã viết nên bài thơ “Không giam được trí óc”. Tác phẩm không chỉ là
nói về suy nghĩ, về tâm tư, về ý chí kiên cường của những người tù cộng sản, những anh hùng
không bao giờ nguôi ngoai nghĩ về tự do cho Tổ quốc; bài thơ còn thể hiện mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức. Đặc biệt thể hiện rõ qua bốn câu thơ sau:
Đế quốc tù ta, ta chẳng tù
Ta còn bộ óc, ta không lo
Giam người khóa cả chân tay lại
Chẳng thể ngăn ta nghĩ tự do
Vật chất và ý thức là hai phạm trù cơ bản, nền tảng của triết học. Nghiên cứu làm rõ hai phạm trù
này cũng như mối quan hệ biện chứng giữa chúng là vấn đề đặt ra trước mọi hệ thống triết học từ
trước đến nay. Chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên đã
giải quyết khoa học về phạm trù vật chất và ý thức; trong đó mối quan hệ biện chứng giữa vật
chất và ý thức là nguyên lý gốc, đồng thời là xuất phát điểm quan trọng để nhận thức và giải
quyết các vấn đề còn lại của triết học Mác – Lênin; đồng thời là cơ sở thế giới quan phương pháp
luận giải quyết có hiệu quả mọi vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội đặt ra.
Vậy trước tiên chúng ta cần phải hiểu được vật chất và ý thức là gì, mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức dưới góc nhìn của chủ nghĩa Mác-Lenin?
Vật chất là phạm trù triết học phức tạp và có nhiều quan niệm khác nhau về nó. Nhưng trong tác
phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật
chất như sau: ‘Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại lOMoARc PSD|36215725
không lệ thuộc vào cảm giác.’ Hơn nữa Lênin còn muốn nhấn mạnh tính thứ nhất của vật chất:
‘tồn tại khách quan’; vai trò quyết định của nó với vật chất và mặt khác khẳng định khả năng
nhận thức thế giới khách quan của con người. Sự tồn tại của thế giới vật chất rất đa dạng và
phong phú, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của vật chất đó là:
Vật chất tồn tại bằng vận động và biểu hiện tồn tại thông qua vận động; không có chuyển động
nào ngoài vật chất và không có vật chất nào không có chuyển động; vật chất chuyển động trong
không gian và thời gian; Không gian và thời gian là những thuộc tính chung vốn có trong các
dạng vật chất cụ thể và dạng tồn tại của vật chất.
Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Bản chất
của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo
hiện thực khách quan của óc người. Ý thức là cái vật chất ở bên ngoài ‘di chuyển’ vào trong đầu
óc của con người và được cải biến đi ở trong đó. Kết quả phản ánh của ý thức tùy thuộc vào
nhiều yếu tố: đối tương phản ánh, điều kiện lịch sử- xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm
sống của chủ thể phản ánh. Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã
hội. Sáng tạo là thuộc tính đặc trưng bản chất nhất của ý thức. Sức sáng tạo của ý thức trong tinh
thần và sức sáng tạo của con người trong thực tiễn khác nhau về bản chất nhưng chỉ là những
biểu hiện khác nhau của năng lực sáng tạo, khẳng định sức mạnh của con người trong nhận thức
và cải tạo thế giới. Như vậy, ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện
thực khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội, lịch sử.
Theo quan điểm triết học Mác-Lenin, vật chất và ý thức có mqh biện chứng, trong đó vật chất
quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất. Mối quan hệ biện chứng này
được thể hiện như sau:
Thứ nhất, vật chất có vai trò quyết định ý thức. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức
nên vật chất là cái có trước. Ý thức chỉ là hình thức phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con
người nên ý thức là cái có sau. Phải có bộ óc của con người phát triển ở trình độ cao thì mới có
sự ra đời của ý thức. Phải có thế giới xung quanh là tự nhiên và xã hội bên ngoài con người mới
tạo ra được ý thức, hay nói cách khác ý thức là sự tương tác giữa bộ não con người và thế giới
khách quan. Như câu chuyện cậu bé sống trong rừng cùng bầy sói không được tiếp xúc với xã
hội loài người thì hành động của cậu ta sau khi trở về xã hội cũng chỉ giống như những con sói,
tức là hoàn toàn không có ý thức. Phải có lao động và ngôn ngữ vì đây chính là nguồn gốc xã hội
của ý thức. Nhờ có lao động mà các giác quan của con người phát triển phản ánh tinh tế hơn đối
với hiện thực... ngôn ngữ là cần nối để trao đổi kinh nghiệm tình cảm, hay là phương tiện thể lOMoARc PSD|36215725
hiện ý thức. Ở đây ta cũng nhận thấy rằng nguồn gốc của xã hội có ý nghĩa quyết định hơn cho
sự ra đời của ý thức. Vật chất là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của ý thức nên khi vật chất
thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.
Thứ hai, Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất. Ý thức là do vật chất quyết
định nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” và quy luật vận động riêng, không lệ thuộc
máy móc vào vật chất. Sự phản ánh củaý thức đối với vật chất là sự phản ánh sáng tạo, chủ động,
là quá trình con người không ngừng tìm kiếm, tích lũy những hiểu biết mới ngày càng đầy đủ
hơn, sâu sắc hơn về mặt bản chất, quy luật vận động và phát triển sự vật. Ý thức không thể thoát
ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức được chứng tỏ qua việc nhận thức hiện thực khách
quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu ý chí để hoạt động của con người có thể tác
động trở lại vật chất. Việc tác động tích cực lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và
ngược lại, nếu nhận tức không dùng, ý thức sẽ kìm hãm lịch sử..
Như vậy, theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, vật chất quyết định ý thức cả về nguồn gốc,
nội dung và sự biến đổi của ý thức. Mặc dù bị vật chất quyết định, nhưng ý thức có tính độc lập
tương đối và có vai trò to lớn tác động trở lại vật chất. Ý thức phản ánh đúng đắn vật chất, hiện
thực khách quan, sẽ thúc đẩy vật chất, hiện thực khách quan; ngược lại ý thức phản ánh không
đúng vật chất, hiện thực khách quan sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất, hiện thực khách quan.
Nói đến ý thức thực chất là nói đến vai trò của con người, bởi ý thức là ý thức của con người và
chỉ có con người mới phản ánh đúng đắn được hiện thực khách quan, thúc đẩy hoặc kìm hãm hiện thực khách quan.
Ở bài thơ trên, từ tên nhan đề ‘không giam được trí óc’ đã thể hiện sự tác động của ý thức
đối với vật chất. Người chiến sĩ Cách mạng dẫu cho bị tù đày vẫn nuôi ý chí giành lại độc lập.
‘Đế quốc tù ta, ta chẳng tù/ Ta còn bộ óc, ta không lo’ là thực tại khách quan, người chiến sĩ bị
giam cầm, bị hành hạ về tinh thần lẫn thể xác. Nhưng họ vẫn còn ‘bộ óc’ mà bộ óc là nguồn gốc
tự nhiên của ý thức. Vì vậy dù ở trong tù nhưng cũng ‘không tù’ dcó bị tra tấn, hành hạ nhưng
vẫn không đánh bại được ý chí, khát vọng của người chiến sĩ. Qua đó tác giả muốn nói đến vai
trò to lớn của ý thức, tính độc lập của ý thức, yếu tố tinh thần của con người. Nên kẻ thù chỉ có
thể giam cầm, “khóa cả chân tay lại”, nhưng chúng không thể giam được, khóa được ý chí, ý
thức, tinh thần của người cộng sản, chúng không thể ngăn được người cộng sản suy nghĩ, thậm
chí chúng không thể biết được người cộng sản đang nghĩ gì; mặc dù họ đang “nghĩ tự do” sẽ
đánh đổ bọn đế quốc, thực dân quân xâm lược, bọn cướp nước, bóc lột nhân dân lao động, chà
đạp lên hạnh phúc của con người, do vậy, người cộng sản vẫn có quyền nghĩ “chúng bay sẽ bị lOMoARc PSD|36215725
đánh tơi bời”; “không có gì quý hơn độc lập, tự do, hạnh phúc’. Thực tế có biết bao tấm gương
đã anh dũng hy sinh, mặc dù họ bị tra tấn dã man,…..Nhưng ý thức, ý chí của người cách mạng
không bao giờ thay đổi, họ luôn luôn có một khát khao vươn tới tự do, hạnh phúc “ai cũng có
cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”……. Câu 2:
-1-a:Cặp phạm trù Nguyên nhân- Kết quả được vận dụng để tìm hiểu nội dung về Mối quan hệ
biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Vì
-Cặp phạm trù Nội dung- Hình thức được vận dụng để tìm hiểu nội dung về Qui luật quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
-Cặp phạm trù Cái riêng- cái chung được vận dụng để tìm hiểu nội dung về Mối quan hệ giữa
Kinh tế thị trường và Kinh tế thị trường định hướng XHCN
-Cặp phạm trù Mặt đối lập- Mặt đối lập được vận dụng để tìm hiểu nội dung về Qui luật đấu tranh giai cấp
-Cặp phạm trù Vật chất- Ý thức được vận dụng để tìm hiểu nội dung về Mối quan hệ biện chứng
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.