Bài đọc Sầu riêng 12B - Test - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài đọc Sầu riêng 12B - Test - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Preview text:
Name : …………………………………….
Bài Đọc : Sầu riêng
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi
thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới
nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm
mùi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái
vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ. Hoa sầu riêng trổ vào
cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp
khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá,
hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa. Mỗi
cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống
những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta. Đứng ngắm cây sầu
riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút,
cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn,
chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng
như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
1. Sầu riêng là của vùng nào ? A. Miền Nam B. Miền Trung C. Miền Bắc D. Cả nước
2. Hoa sầu riêng nở vào thời điểm nào ? A. Giữa năm B. Mùa hè C. Cuối năm D. Tháng 4,5
3. Hoa sầu riêng gọi là gì ? A. Trắng ngà B. Trắng tinh C. Trắng sữa D. Trắng muốt
4. Hương hoa sầu riêng được so sánh với gì ?
A. hương cau, hương bưởi B. hương hoa sen, hoa sữa C. Hương hương mít chín.
D. hương hoa hồng, hoa huệ
5. Dòng nào nêu đúng hình dạng của quả sầu riêng?
A. Nhỏ như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con. B. Tất cả các ý trên.
C. Lủng lẳng dưới cành, giống như tổ kiến.
D. Mùi thơm đậm, bay xa. Lâu tan trong không khí.
6. Hương vị của sầu riêng được tác giả so sánh với mùi của loại quả nào? A. dứa, mít. B. mít, bưởi, trứng gà C. Mít, ổi D. Hồng, mận
7. Tác giả nhận xét hương vị của sầu riêng bằng cụm từ nào dưới đây?
A. thơm ngát, tỏa khắp khu vườn B. Thơm đến ngây ngất
C. Đậm đặc đến khó phai. D. Quyến rũ đến kì lạ
8. Dáng cây sầu riêng có gì lạ?
A. giống như cây xoài, cây nhãn
B. thân khẳng khiu, cao vút, cành cây uốn lượn.
C. Thân cây chắc khỏe, một vòng tay ôm mới hết.
D. Thân cây khẳng khiu, cành ngang thẳng đuột.
9. Lá cây sầu riêng có đặc điểm gì?
A. Xanh vàng, giống lá héo.
B. không có đặc điểm gì nổi bật.
C. giống tai thỏ, rủ xuống
D. xanh vàng, giống lá xoài.
10. Trong câu “Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.” Từ “trổ” có nghĩa là gì? A. tàn B. nở C. khắc D. héo
11. Câu “Sầu riêng là loại, trái quý, trái hiếm của miền Nam.” Được dùng để làm gì?
A. Phủ định nét độc đáo của cây sầu riêng.
B. bày tỏ tình cảm của tác giả với cây sầu riêng.
C. Giới thiệu về cây sầu riêng
D. miêu tả nét độc đáo của trái sầu riêng.
12. Câu nào thuộc mẫu câu “Ai thế nào?”
A. Sầu riêng là loại, trái quý, trái hiếm của miền Nam.
B. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
C. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.
13. Bộ phận vị ngữ trong câu “Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu
riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi.” là gì? A. xông vào cánh mũi B. hương
C. đã ngào ngạt xông vào cánh mũi.”
D. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng
14. Trong câu “Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con,
lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa.” có mấy từ láy? A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
15. Nội dung chính của bài tập đọc “Sầu riêng” là gì?
A. Miêu tả cây sầu riêng với những nét đặc sắc.
B. Miêu tả hoa sầu riêng.
C. Miêu tả thân, cành, lá của cây sầu riêng.
D. Miêu tả quả sầu riêng
Một người chính trực
Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực. Năm 1175,
vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò tá thái tử Long Cán,
con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập
con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến
Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo
di chiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.
Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham
tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ trên giường bệnh. Còn
gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi
tới thăm Tô Hiến Thành được.
Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:
- Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự, đáp:
- Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Thái hậu ngạc nhiên hỏi:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử? Tô Hiến Thành tâu:
- Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn
hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.
(theo Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng)
16. Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, Tô Hiến Thành đã theo di chiếu lập ai làm vua? A. Trần Trung Tá B. Thái tử Long Cán C. Vũ Tán Đường D. Thái tử Long Xưởng
17. Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
A. Tô Hiến Thành lúc cuối đời tiến cử người hiền tài giúp vua chứ không chọn người thân cận
B. Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót từ Chiêu Linh thái hậu.
C. Tô Hiến Thành quyết không nhận đút lót, vẫn tuân theo di chiếu lập Long Cán lên làm vua.
D. Tô Hiến Thành lập Long Xưởng lên làm vua.
18. Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành
thể hiện như thế nào?
A. Ông tiến cử người thân cận ngày đêm hầu hạ mình.
B. Ông tiến cử người tài ba chứ không chọn người thân cận ngày đêm hầu hạ mình.
C. Ông tiến cử người đút lót cho mình nhiều của cải, vàng bạc.
D. Ông tiến cử người tài giỏi và thân cận, hầu hạ cho mình.
19. Tô Hiến Thành không chọn người thân cận mà muốn chọn người
tài giỏi cho đất nước, điều này cho thấy ông là người? A. Thật thà B. Hèn nhát C. Gian thần D. Chính trực