-
Thông tin
-
Quiz
Bài giảng chi tiết môn Bảo dưỡng sửa chữa khung gầm ô tô | Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Bài giảng chi tiết môn Bảo dưỡng sửa chữa khung gầm ô tô của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Bảo dưỡng sửa chữa khung gầm ô tô 1 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Bài giảng chi tiết môn Bảo dưỡng sửa chữa khung gầm ô tô | Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Bài giảng chi tiết môn Bảo dưỡng sửa chữa khung gầm ô tô của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Bảo dưỡng sửa chữa khung gầm ô tô 1 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 36443508 MỤC LỤC
Chương 1. BỐ TRÍ CHUNG TRÊN XE Ô TÔ ......................................................................... 6
1.1. Khái quát phân loại xe ô tô ............................................................................................... 6
1.2. Cấu tạo chung ô tô.............................................................................................................. 6
1.2.1. Động cơ: ........................................................................................................................ 6
1.2.2. Khung gầm ô tô: ............................................................................................................ 7
1.2.3. Thân xe .......................................................................................................................... 7
1.3. Bố trí chung trên ô tô ......................................................................................................... 7
1.3.1. Yêu cầu bố trí chung xe ô tô .......................................................................................... 7
1.3.2. Bố trí động cơ ................................................................................................................ 8
1.3.3. Bố trí hệ thống truyền lực .............................................................................................. 8
1.3.4. Một số điểm chú ý trong bố trí chung của xe: ............................................................. 10
Chương 2: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA LY HỢP Ô TÔ ....................................................... 11
2.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu, cấu tạo .......................................................................... 11
2.1.1. Công dụng: .................................................................................................................. 11
2.1.2. Phân loại: .................................................................................................................... 11
2.1.3. Yêu cầu ........................................................................................................................ 11
2.1.3. Cấu tạo ly hợp ma sát khô ........................................................................................... 11
2.2. Hiện tượng hư hỏng và phương pháp kiểm tra ly hợp trên xe .................................... 12
2.2.1. Hư hỏng ở bộ ly hợp:................................................................................................... 12
2.2.2. Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp .......................................................................... 13
2.3. Hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa ....................................................... 15
2.3.1. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra, sửa chữa .................... 15
2.3.2 Phương pháp tháo, lắp bộ ly hợp khỏi xe..................................................................... 16
2.3. Tháo chi tiết ly hợp: ......................................................................................................... 17
2.3.1 Tháo chi tiết bộ ly hợp:................................................................................................. 17
2.3.2. Tháo chi tiết hệ thống dẫn động: ................................................................................. 17
2.4. Hư hỏng thường gặp, cách sửa chữa, khắc phục .......................................................... 17
2.4.1. Hư hỏng ở bộ ly hợp:................................................................................................... 17
2.4.2. Cơ cấu điều khiển: ....................................................................................................... 18
Chương 3: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỘP SỐ SÀN XE Ô TÔ ........................................ 19
3.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu ........................................................................................ 19
3.1.1. Công dụng ................................................................................................................... 19 lOMoARcPSD| 36443508
3.1.2. Phân loại ..................................................................................................................... 19
3.1.3. Yêu cầu ........................................................................................................................ 19
3.3. Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục ............................................................ 19
3.2. Quy trình tháo, kiểm tra và lắp hộp số sàn 3 trục ........................................................ 21
3.2.1. Quy trình tháo hộp số khỏi xe ..................................................................................... 21
3.2.2. Quy trình tháo rời chi tiết ............................................................................................ 21
3.2.3. Quy trình lắp ................................................................................................................ 22
3.3. Quy trình tháo hộp số ngang ........................................................................................... 22
3.4. Quy trình lắp hộp số ngang ............................................................................................. 26
3.5. Quy trình tháo rời, kiểm tra chi tiết trên trục sơ cấp, thứ cấp .................................... 27
3.5.1. Quy trình tháo rời chi tiết khỏi trục ............................................................................ 27
3.5.2. Quy trình kiểm tra, sửa chữa chi tiết trục, bánh răng, đồng tốc ................................. 30
3.5.3. Vỏ và nắp hộp số ......................................................................................................... 31
3.5.4. Cơ cấu điều khiển hộp số sàn ...................................................................................... 32
3.6. Phương pháp sửa chữa, phục hồi chi tiết hộp số sàn .................................................... 32
3.6.1. Vỏ và nắp hộp số ......................................................................................................... 32
3.6.2. Các trục của hộp số ..................................................................................................... 32
3.6.3. Các bánh răng ............................................................................................................. 32
3.6.4. Cơ cấu điều khiển ........................................................................................................ 32
3.7. Quy trình tháo hộp số sàn xe Toyota FR ....................................................................... 32
CHƯƠNG 4: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TRỤC TRUYỀN CÁC ĐĂNG, TRUYỀN LỰC
CHÍNH VÀ VI SAI BÁNH XE ................................................................................................. 35
4.1. Trục truyền các đăng ....................................................................................................... 35
4.1.1. Công dụng: .................................................................................................................. 35
4.1.2. Cấu tạo: ....................................................................................................................... 36
4.1.3. Phân loại: .................................................................................................................... 36
4.1.4. Phương pháp tháo, kiểm tra và lắp khớp cacđăng ..................................................... 36
4.1.5. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, biện pháp kiểm tra .............................................. 37
4.2. Truyền lực chính và bộ vi sai cầu xe .............................................................................. 37
4.2.1. Công dụng của bộ truyền lực chính và vi sai cầu xe .................................................. 37
4.2.3. Phương pháp tháo, lắp bộ truyền lực chính vi sai đối xứng ....................................... 38
4.2.4. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ........................................... 39
4.2.5. Điều chỉnh khe hở ăn khớp và vết tiếp xúc bộ truyền lực chính, vi sai ....................... 40 lOMoARcPSD| 36443508
Chương 5: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH XE Ô TÔ ........................... 43
5.1. Công dụng, phân loại ....................................................................................................... 43
5.1.1.Công dụng .................................................................................................................... 43
5.1.2. Phân loại: .................................................................................................................... 43
5.2. Trình tự tháo bảo dưỡng cơ cấu phanh bánh xe dạng đĩa thủy lực ............................ 43
5.3. Trình tự tháo bảo dưỡng cơ cấu phanh tang trống ...................................................... 46
5.4. Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp phanh xe ......................................................................... 47
5.4.1.Mục đích của điều chỉnh bàn đạp phanh: .................................................................... 47
5.4.2. Các bước điều chỉnh hành trình bàn đạp phanh: ........................................................ 47
5.5. Quy trình xả khí lẫn trong hệ thống phanh thủy lực (xả air) ...................................... 48
5.5.1. Hiện tượng lọt khí trong hệ thống ............................................................................... 48
5.5.2. Trình tự xả khí trong hệ thống phanh thủy lực ............................................................ 49
5.6. Kiểm tra hệ thống phanh tay trên xe con ...................................................................... 49
5.6.1. Điều chỉnh độ dài dây cáp phanh ................................................................................ 49
5.6.2. Kiểm tra tính năng của phanh tay ............................................................................... 50
5.6.3. Kiểm tra độ nhạy của phanh tay ................................................................................. 50
5.7. Kiểm tra trợ lực phanh .................................................................................................... 50
5.7.1. Một số dấu hiệu nhận biết trợ lực phanh bị hỏng ....................................................... 50
5.7.2. Trình tự kiểm tra trợ lực phanh ................................................................................... 50
5.8. Kiểm tra xi lanh chính (bơm cái) .................................................................................... 50
5.8.1. Kiểm tra áp suất phanh qua bàn đạp phanh ............................................................... 51
5.8.2. Kiểm tra đường ống dẫn dầu ....................................................................................... 51
5.8.3. Kiểm tra vòng làm kín bình chứa dầu và đuôi sau xi lanh chính ................................ 51
5.9. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, và cách khắc phục hệ thống phanh .................... 51
5.9.1. Hệ thống phanh thủy lực cơ cấu phanh bánh xe tang trống ....................................... 51
5.9.2. Hệ thống phanh thủy lực, bánh xe phanh đĩa .............................................................. 53
5.10. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén ........................................... 53
5.10.1. Bảo dưỡng hệ thống phanh dẫn động khí nén ........................................................... 53
5.10.2. Quy trình tháo lắp chi tiết hệ thống phanh dẫn động khí nén ................................... 53
5.11. Kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh sau bảo dưỡng, sửa chữa .......................... 54
5.11.1. Thử phanh chân: ........................................................................................................ 54
5.11.2. Thử phanh dừng xe: ................................................................................................... 55 lOMoARcPSD| 36443508
Chương 6: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO ............................................... 55
6.1. Công dụng, phân loại ....................................................................................................... 55
6.1.1. Công dụng ................................................................................................................... 55
6.1.2. Phân loại ..................................................................................................................... 56
6.2. Kiểm tra hệ thống treo trong bảo dưỡng ....................................................................... 56
6.3. Những hư hỏng thường gặp ở các bộ phận hệ thống treo ............................................ 58
6.3.1. Hư hỏng bộ phận dẫn hướng ....................................................................................... 58
6.3.2. Hư hỏng bộ phận đàn hồi ............................................................................................ 58
6.3.3. Hư hỏng giảm chấn ..................................................................................................... 58
6.3.4. Hư hỏng của lốp bánh xe ............................................................................................. 59
6.3.5. Hư hỏng thanh ổn định ................................................................................................ 59
6.4. Hiện tượng, nguyên nhân, cách khắc phục hư hỏng hệ thống treo ............................. 59
6.4.1. Quy trình tháo, lắp hệ thống treo trên xe sedan .......................................................... 60
6.4.2. Quy trình tháo lắp giảm xóc trên xe ............................................................................ 60
6.4.3. Kiểm tra, sửa chữa một số cơ phận hệ thống treo độc lập ......................................... 61
6.4.4. Kiểm tra định kỳ một số bộ phận của hệ thống treo và gầm xe .................................. 61
Chương 7: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI ................................................... 64
7.1. Công dụng, phân loại, cấu tạo ......................................................................................... 64
7.1.1. Công dụng ................................................................................................................... 64
7.1.2. Phân loại ..................................................................................................................... 64
7.1.3. Cấu tạo ........................................................................................................................ 64
7.2. Các thông số ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống lái ......................................... 64
7.2.1. Các góc đặt bánh xe dẫn hướng .................................................................................. 64
7.3. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa hệ thống trợ lực lái .................................................. 67
7.3.1. Xác định nhanh hiệu quả của trợ lực: ........................................................................ 67
7.3.2. Kiểm tra điều chỉnh độ chụm bánh xe dẫn hướng....................................................... 68
7.3.3. Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ vô lăng lái..................................................................... 70
7.3.4. Kiểm tra góc doãng bánh xe α (góc Camber): ............................................................ 70
7.3.5. Kiểm tra góc nghiêng ngang của trụ quay đứng β (Kingpin angle) ........................... 71
7.3.6. Kiểm tra góc nghiêng dọc của trụ quay đứng γ (Caster) ............................................ 72
7.3.7. Kiểm tra góc quay vòng ............................................................................................... 72
7.3.8. Kiểm tra cơ cấu dẫn động lái: ..................................................................................... 73 lOMoARcPSD| 36443508
7.3.9. Kiểm tra độ rơ ổ bi may ơ bánh xe trước: ................................................................... 73
7.3.10. Kiểm tra độ rơ khớp nối cầu của cơ cấu treo bánh xe trước: ................................... 73
7.3.11. Kiểm tra hộp tay lái:.................................................................................................. 73
7.4. Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục ............................................................ 73
7.4.1. Hiện tượng, nguyên nhân, kiểm tra, sửa chữa hư hỏng .............................................. 73
7.4.2. Quy trình tháo, lắp hệ thống lái trục vít, thanh răng có trợ lực ................................. 74
7.4.3. Quy trình tháo, lắp bơm trợ lực lái ............................................................................. 75
7.4.4. Quy trình tháo, lắp hệ thống lái trục vít-thanh răng trợ lực thủy lực ......................... 76
Chương 8: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA KHUNG GẦM, THÂN XE Ô TÔ ........................ 79
8.1. Khái quát về khung gầm, thân xe ô tô............................................................................ 79
8.1.1 Các loại khung gầm ...................................................................................................... 79
8.1.2. Thân xe ô tô ................................................................................................................. 81
8.1.3. Vật liêu chế tạo khung gầm, thân xe ô tô .................................................................... 81
8.2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa khung gầm xe ............. 82
8.2.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng khung gầm ........................................................... 82
8.2.2. Quy trình kiểm tra, sửa chữa khung gầm .................................................................... 82
8.2.2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng thân xe ................................................................. 83
8.2.3. Một số giải pháp phục hồi vết lõm trên thân xe .......................................................... 84
8.2.4. Quy trình kiểm tra, sửa chữa thân xe, loại khung thân liền khối ................................ 85
8.2.5. Sơn phục hồi xe ............................................................................................................ 86 ĐẶT VẤN ĐỀ
Xe ô tô sử dụng rộng rãi ở nước ta như một phương tiện đi lại cá nhân cũng như vận
chuyển hàng hàng hóa, hành khách giữa các vùng miền. Với tốc độ gia tăng nhanh chóng
về số lượng xe sử dụng, đang kéo theo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô.
Từ nhu cầu thực tiễn đó, đội ngũ giảng viên Trung tâm Công nghệ ô tô - Đại học
Duy Tân đã sưu tầm, tham khảo nhiều tài liệu từ nhiều nguồn, hoàn thiện tổng hợp Tài liệu
Thực hành bảo dưỡng, sửa chữa gầm ô tô nhằm: Hình thành kỹ năng tháo, kiểm tra, lắp
ráp và sửa chữa xe ô tô; xây dựng quy trình kiểm tra, sửa chữa ô tô bảo đảm các yêu cầu
kỹ thuật; rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác và tác phong công nghiệp cho sinh viên
theo học tại Trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Tài liệu sau lOMoARcPSD| 36443508
khi bổ sung, hoàn chỉnh có thể trở thành Giáo trình giảng dạy cho chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô.
Tài liệu kết hợp chặt chẽ, hữu cơ giữa lý thuyết và thực tế, phù hợp với yêu cầu đào
tạo của Trường và nhu cầu thị trường; giúp cho sinh viên nắm vững hơn kiến thức về kết
cấu, nguyên lý hoạt động của từng hệ thống; có kiến thức xây dựng và hoàn thiện kỹ năng
tháo-lắp, phương pháp kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa xe; chủ động phát hiện những hư
hỏng, kịp thời bảo dưỡng, sửa chữa.
Do thời gian hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, tài liệu không tránh khỏi những thiếu
sót nhất định; rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để tại liệu hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.
Chương 1 BỐ TRÍ CHUNG TRÊN XE Ô TÔ
1.1. Khái quát phân loại xe ô tô
Nhu cầu sử dụng xe ô tô đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa và các hoạt động
kinh tế, xã hội rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó, ô tô có nhiều chủng loại, được phân loại như sau:
Hình 1.1. Khái quát phân loại xe ô tô
Ngoài ra, xe ô tô còn phân loại theo các tiêu chí khác nhau, như: Theo loại nhiên liệu sử
dụng, có xe sử dụng xăng, dầu diesel, khí ga, đa nhiên liệu và xe chạy điện; hoặc theo điều kiện
sử dụng, có xe ô tô thường, xe có tính năng thông qua cao…
1.2. Cấu tạo chung ô tô
Theo quan điểm động lực học, xe ô tô được chia ra các hệ thống chính sau:
1.2.1. Động cơ:
Là nguồn năng lượng cơ học (phần lớn sử dụng động cơ đốt trong), động cơ điện hay kết
hợp hai loại động cơ đốt trong và điện (Hybrid). lOMoARcPSD| 36443508
1.2.2. Khung gầm ô tô:
Trên khung gầm ô tô bố trí các hệ thống sau:
Hình 1.2. bố trí các hệ thống trên khung gầm xe ô tô
a. Hệ thống truyền lực: Có nhiệm vụ truyền Mô Men xoắn từ động cơ đến bánh xe chủ
động, bảo đảm an toàn và tính êm dịu cho xe khi chuyển động.
b. Hệ thống chuyển động: Là nơi lắp tất các tổng thành của xe và giúp xe chuyển động trên đường.
c. Hệ thống điều khiển: Dùng thay đổi hướng chuyển động của ô tô, điều khiển tốc độ
hoặc dừng khẩn cấp và bảo đảm an toàn cho xe. 1.2.3. Thân xe
Là phần công tác hữu ích, dùng chở khách hoặc hàng hóa. Với xe tải là buồng lái và thùng
xe; với xe con, xe khách là chỗ ngồi của người lái và hành khách.
1.3. Bố trí chung trên ô tô
1.3.1. Yêu cầu bố trí chung xe ô tô
Bố trí động cơ trên ô tô phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản như sau: -
Chỗ ngồi người lái xe bảo đảm an toàn, dễ thao tác, điều khiển xe.- Hệ số sử dụng
chiều dái λ phải lớn. λ = l/L.
Trong đó: l: Chiều dài thùng chứa.
L: Chiều dài toàn bộ của ô tô. -
Sự phân bố tải trọng trên các cầu xe hợp lý, bảo đảm các yêu cầu về lực kéo, lực
bám,lực phanh, chuyển hướng ổn định, êm dịu… -
Thuận tiện chăm sóc, bảo dưỡng các tổng thành và sửa chữa. -
Các điểm bôi trơn phải ít để giảm thời gian bơm dầu, mỡ bằng cách thay điểm bôi
trơncó vú mỡ bằng vật liệu bôi trơn vĩnh cửu. -
Giảm giờ công kiểm tra, siết chặt bằng cách sử dụng các bu long, vít cấy hay kết
cấukẹp chặt có tính tự hãm cao. -
Giảm giờ công điều chỉnh bằng cách thay các khâu dùng tay điều chỉnh bằng điều
chỉnhtự động hoặc dễ điều chỉnh. -
Kết cấu và vật liệu chế tạo chi tiết có độ hao mòn lớn phải đủ bền sau phục hồi,
sửachữa. Mặt chuẩn gia công được bảo toàn, đủ điều kiện cho gia công cơ khí, sửa chữa. lOMoARcPSD| 36443508
1.3.2. Bố trí động cơ
a. Bố trí động cơ phía trước, ngoài buồng lái
Ưu điểm: Dễ chăm sóc, bảo quản động cơ, nhưng nhược điểm là hệ số sử dụng chiều dài
thấp, tầm nhìn của lái xe hạn chế và xe bị ồn do động cơ phát ra.
Thường áp dụng cho xe tải, xe sedan.
Bố trí này có các dạng, ký hiệu FF (động cơ đặt trước, cầu trước chủ động), FR (động cơ
đặt trước, cầu sau chủ động), AWD, 4WD.
b. Bố trí động cơ phía trước, trên buồng lái
Cách bố trí này thường áp dụng cho xe tải, xe khách. Nó có ưu điềm là giúp lái xe có tầm
nhìn tốt hơn, hệ số sử dụng chiều dài lớn; nhược điểm là khó chăm sóc động cơ, phải cách nhiệt
cho xe và trọng tâm xe bị nâng cao hơn nên tính ổn định của xe kém hơn.
c. Bố trí động cơ giữa buồng lái và thùng chứa hàng
Phương án này khắc phục được các nhược điểm trên nhưng khó chăm sóc động cơ và phải
tính toán trọng tâm xe ở vị trí thích hợp.
d. Bố trí động cơ phía sau xe
Dùng nhiều cho xe con, xe khách. Ưu điểm là cách nhiệt cho xe tốt, giảm ồn, hệ số sử dụng
chiều dài cao, kết cấu hệ thống truyền lực gọn; nhược điểm là bố trí hệ thống điều khiển ly hợp, hộp số khá phức tạp.
1.3.3. Bố trí hệ thống truyền lực
Đánh giá độ phức tạp hệ thống truyền lực phải dựa vào công thức bánh xe a x b. Dưới đây
là một số sơ đồ bố trí:
a. Sơ đồ 4x2, xe có động cơ đặt trước, cầu sau chủ động (FR) Sử dụng nhiều cho xe tải, xe sedan.
Hình 1.3. Sơ đồ 4x2, xe động cơ đặt trước, cầu sau chủ động (FR)
b. Sơ đồ 4x2, xe có động cơ đặt sau, cầu sau chủ động (RR) lOMoARcPSD| 36443508
Hình 1.4. Sơ đồ 4x2, xe động cơ đặt sau, cầu sau chủ động (RR)
Sử dụng nhiều cho xe khách trên 30 CN, xe sedan. Động cơ, ly hợp, hộp số, trục truyền
các đăng bố trí gọn, thậm chí thành một khối.
c. Sơ đồ 4x2, xe có động cơ đặt trước, cầu trước chủ động (FF)
Xe có động cơ nằm ngang; ly hợp, truyền lực chính bố trí thành một khối gọn.
Hình 1.5. Sơ đồ 4x2, xe động cơ đặt trước, cầu trước chủ động (FF)
d. Sơ đồ 4x4, xe có động cơ đặt trước, hai cầu chủ động (F4WD, FAWD)
Hình 1.6. Sơ đồ 4x4, xe động cơ đặt trước, hai cầu chủ động (F4WD)
e. Sơ đồ 6x4, xe có hai cầu sau chủ động lOMoARcPSD| 36443508
Hình 1.7. Sơ đồ 6x4, xe động cơ đặt trước, hai cầu sau chủ động)
Sử dụng nhiều trên xe tải dân dụng. Xe không dùng hộp số phân phối mà dùng bộ vi sai
giữa các cầu, bảo đảm phân bố lực kéo lên mỗi cầu một cách tối ưu, phù hợp với tải trọng phân bố trên mỗi cầu.
g. Sơ đồ 6x6, xe có ba cầu chủ động
Hình 1.8. Sơ đồ 6x6, xe có ba cầu chủ động
Bố trí này sử dụng chủ yếu cho xe vận tải, xe chuyên dùng quân sự. Xe có sử dụng hộp số
phân phối Mô Men cho các cầu.
1.3.4. Một số điểm chú ý trong bố trí chung của xe:
Cần phân biệt được sự khác nhau căn bản của xe 4WD, AWD. Tuy cả 2 xe đều có 4 bánh
xe chủ động, nhưng khác nhau: -
Xe 4WD có 4 bánh chủ động bán thời gian; xe có cần hay công tắc điều khiển hộp
sốphân phối. Mô men động cơ được phân phối đến 4 bánh xe ngay khi gài hộp số phân phối. Khi
không gài số hộp số phân phối thì chỉ có một cầu chủ động nhận được mô men xoắn từ động cơ. -
Xe 4WD có 4 bánh chủ động toàn thời gian; xe không có cần hay công tắc điều
khiểnhộp số phụ (phân phối). Mô men động cơ luôn phân phối đến cả 4 bánh xe và các vi sai
trong hộp số phụ tự động phân phối mô men xoắn đến từng bánh xe một cách tối ưu, phù hợp với
lực bám của mỗi bánh xe với mặt đường. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Giới thiệu tóm tắt cấu tạo chung của xe ô tô và công dụng của các bộ phận đó?
2. Nêu yêu cầu bố trí chung xe ô tô. Trình bày các dạng bố trí chung của xe ô tô?
3. Nêu sự giống và khác nhau căn bản giữa bố trí xe 4WD với AWD? lOMoARcPSD| 36443508
Chương 2 BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA LY HỢP Ô TÔ
2.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu, cấu tạo
2.1.1. Công dụng:
+ Truyền mô men quay từ động cơ đến hệ thống truyền lực.
+ Tách dứt khoát và nối êm dịu động cơ với hệ thống truyền lực.
+ Đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền lực khi gặp quá tải như phanh đột ngột mà không nhả ly hợp.
2.1.2. Phân loại:
- Theo cách truyền mô men từ động cơ đến trục sơ cấp hộp số, có: Ly hợp ma sát, ly hợpthủy
lực, ly hợp điện từ, ly hợp liên hợp.
- Theo hình dạng và số lượng của đĩa ma sát chia ra: Ly hợp một đĩa, nhiều đĩa ma sát;
Lyhợp hình nón, hình trống, hình côn.
- Theo phương pháp phát sinh lực ép trên đĩa có:Ly hợp lò xo, ly hợp ly tâm, ly hợp nửa lytâm.
- Theo kết cấu cần ly hợp: Ly hợp thường đóng và ly hợp thường mở.
Hiện ly hợp ma sát một đĩa, hai đĩa kiểu lò xo, và loại bán ly tâm sử dụng nhiều.
2.1.3. Yêu cầu
- Truyền được hết mô men quay lớn nhất của động cơ trong mọi điều kiện.
- Đóng êm dịu, mô men quán tính phần bị động nhỏ để giảm tải va đập lên bánh răng.
- Mở ly hợp dứt khoát và nhanh để việc gài số êm dịu.
- Đảm bảo cho hệ thống truyền lực khi bị quá tải.
- Điều khiển dễ dàng, lực tác dụng lên bàn đạp ly hợp nhỏ.
- Các bề mặt ma sát thoát nhiệt tốt, đảm bảo sự làm việc bình thường.- Kết cấu đơn giản, dễ
điều chỉnh, bảo dưỡng, sửa chữa.
2.1.3. Cấu tạo ly hợp ma sát khô
a. Phần chủ động:
Hình 2.1. Cấu tạo ly hợp ma sát một đĩa
- Bánh đà: Là chi tiết của động cơ và cũng là của bộ phận chủ động ly hợp, bằng gang
cótính dẫn nhiệt cao, được bắt chặt với trục khuỷu.
- Vỏ ly hợp: Làm bằng thép dập có các lỗ để lắp và định tâm với bánh đà. Trên vỏ có gờ
lồihoặc lỗ để liên kết với đĩa ép và bên trong có gờ định vị lò xo ép. lOMoARcPSD| 36443508
- Đĩa ép: Bằng gang, dẫn nhiệt tốt. Mặt tiếp giáp với đĩa bị động được gia công nhẵn, mặt
đốidiện có gờ định vị lò xo ép và gờ để lắp cần bẩy liên kết với vỏ ly hợp.
- Đòn mở: Bằng thép, một đầu lắp với đĩa ép bằng chốt, ở giữa có lỗ lắp với bu lông vỏ
lyhợp bằng đai ốc điều chỉnh và đầu còn lại tiếp xúc với ổ bi tỳ ly hợp.
Hình 2.2. Cấu tạo đòn mở rời (a) và đòn mở kết hợp lò xo màng (b)
- Lò xo ép: Bằng thép, lò xo hình trụ có 6 ÷ 9 cái, dùng ép chặt đĩa ép và đĩa ly hợp vào
bánhđà. Hoặc lò xo ép loại màng.
b. Phần bị động: Đĩa ly hợp gồm may ơ bằng thép có then hoa để lắp với đầu trục sơ cấp hộp
số. Đĩa thép tán chặt với đĩa lò xo và các tấm ma sát bằng đinh tán.
c. Cơ cấu điều khiển:
Hiện sử dụng nhiều điều khiển ly hợp bằng cơ khí hoặc điều khiển thuỷ lực.
- Điều khiển bằng cơ khí: Dùng hệ thanh kéo hoặc cáp kéo điều khiền đóng, mở ly hợp.
- Điều khiển bằng thủy lực: Dùng hệ thống dẫn động chất lỏng điều khiển ly hợp.
Hình 2.3. Cơ cấu điều khiển ly hợp cơ khí (a) và thủy lực (b)
2.2. Hiện tượng hư hỏng và phương pháp kiểm tra ly hợp trên xe.
2.2.1. Hư hỏng ở bộ ly hợp:
a. Hiện tượng ly hợp bị trượt:
Xe khởi hành chậm; tăng tốc khó, thời gian tăng tốc kéo dài; khó đi số cao; xe yếu, khả
năng vượt cản thấp; tăng, giảm số khó, gây rung, giật, va đập bánh răng trong hộp số; máy nóng
và có mùi khét do ly hợp phát ra.
Phương pháp xác định trượt ly hợp: -
Gài số cao, đóng ly hợp: Chọn đoạn đường bằng, cho xe đứng yên tại chỗ, nổ máy,
gàisố 3 hay số 4, đạp và giữ phanh chân, cho động cơ hoạt động ở chế độ tải lớn bằng tay ga, từ lOMoARcPSD| 36443508
từ nhả bàn đạp ly hợp. Nếu động cơ bị chết máy: Ly hợp làm việc tốt; nếu động cơ không tắt máy: Ly hợp đã trượt lớn. -
Giữ xe trên dốc: Chọn đoạn đường phẳng và tốt có độ dốc từ 8 ÷100. Xe đứng bằng
phanh trên dốc xuống; tắt động cơ, để ở số thấp nhất, từ từ nhả bàn đạp phanh, bánh xe không bị
lăn xuống dốc chứng tỏ ly hợp tốt, còn nếu bánh xe lăn chứng tỏ ly hợp trượt. -
Xác định mùi khét: Mùi khét đặc trưng khi ô tô thường xuyên làm việc ở chế độ đầy
tải.Cảm nhận mùi khét chỉ khi ly hợp bị trượt nhiều, tức là ly hợp đã cần thay đĩa ma sát hay các
thông số điều chỉnh đã không đúng tiêu chuẩn.
b. Ly hợp cắt không hoàn toàn: -
Hiện tượng: Vào số, chuyển số khó; có tiếng va chạm đầu răng trong hộp số khi
chuyểnsố. Xuất hiện ở mọi trạng thái khi chuyển các số, nhất là khi vào số khởi hành. -
Phương pháp xác định: Xe đứng trên mặt đường phẳng, tốt, nổ máy; đạp chân côn
hếthành trình và giữ nguyên; gài số 1, tăng ga. Nếu xe chuyển động hoặc máy yếu dần: Ly hợp
ngắt không hoàn toàn; nếu xe vẫn đứng yên, máy khỏe: Ly hợp ngắt hoàn toàn, tốt.
c. Ly hợp phát ra tiếng kêu: -
Khi thay đổi đột ngột vòng quay động cơ có tiếng va kim loại chứng tỏ khe hở ăn khớpthen hoa quá lớn. -
Nếu có tiếng trượt mạnh theo chu kỳ: đĩa ma sát bị cong vênh. -
Ly hợp đóng hoàn toàn, nổ máy có tiếng va nhẹ đều, đạp lý hợp hết va đập: Có va
nhẹđầu đòn mở với bi tỳ. Do đầu đòn mở chạm vào bi tỳ.
2.2.2. Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp
Là hành trình di chuyển bàn đạp để khử hết khoảng rơ trong hệ thống dẫn động đến khi bi
tỳ bắt đầu đẩy, ép đòn bẩy hay lò xo lá. Nếu hành trình tự do không đúng:
- Hành trình tự do lớn: Ly hợp cắt không hoàn toàn, khó vào và chuyển số.
- Hành trình tự do nhỏ hoặc không có: Ly hợp đóng không hoàn toàn, trượt, cháy ly hợp;máy yếu, nóng.
a. Kiểm tra hành trình tự do:
Hình 2.4. Cơ cấu điều khiển ly hợp thủy lực lOMoARcPSD| 36443508
Hình 2.5. Cơ cấu điều khiển ly hợp cơ khí
Kiểm tra: Dùng thước đo vị trí bàn đạp chưa tác dụng lực cho đến vị trí ấn bàn đạp bằng
tay cho đến khi có lực cản lại (hơi nặng) và so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất để
điều chỉnh cho phù hợp.
Hình 2.6. Hành trình tự do và hành trình công tác bàn đạp ly hợp
Điều chỉnh: Dùng cờ lê mở ê cu khóa và xoay đai ốc điều chỉnh đầu thanh kéo hoặc cần
đẩy piston để đạt hành trình đúng tiêu chuẩn.
b. Hành trình làm việc (công tác):
Là hành trình của bàn đạp ngay khi kết thúc hành trình tự do, càng mở bắt đầu đẩy bi tỳ
đến khi ly hợp cắt hoàn toàn. Nói khác: Từ khi có cảm giác đến nặng đến khi ly hợp cắt hoàn toàn. -
Kiểm tra: Dùng thước đo vị trí bàn đạp hết hành trình tự do đến vị trí bàn đạp hết
hànhtrình (ly hợp mở hoàn toàn). So sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất, điều chỉnh cho phù hợp.. -
Điều chỉnh: Tiến hành điều chỉnh độ cao đầu các đòn mở và kết hợp điều chỉnh đai
ốcđầu thanh kéo để thay đổi chiều dài thanh kéo đạt yêu cầu ly hợp mở hoàn toàn.
c. Kiểm tra sau khi điều chỉnh
Tiến hành nổ máy, đạp ly hợp và sang số, sau đó kéo phanh tay, tăng ga. Nếu động cơ hoạt
động bình thường là tốt, nếu động cơ chết máy hoặc khó vào số là do ly hợp mở chưa dứt khoát,
phải chỉnh giảm hành trình tự do lại.
Hành trình tự do bàn đạp ly hợp loại dẫn động cơ khí lớn hơn dẫn động thuỷ lực. Xe con
có giá trị từ 4 ÷ 8 (cm); xe tải nhỏ, trung bình và xe ca đến 16 CN, từ 6 ÷ 12 (cm). lOMoARcPSD| 36443508
2.3. Hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa
2.3.1. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra, sửa chữa
Bảng 2.1. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra, sửa chữa Hiện tượng
Nguyên nhân có thể
Kiểm tra, sửa chữa
1. Ly hợp bị a. Hành trình tự do bàn đạp không đủ Chỉnh lại trượt
trong b. Các thanh kéo bị cong hoặc kẹt khớp
Nắn, chỉnh, bổ sung dầu
quá trình làm c. Lò xo ép bị gãy hoặc yếu phanh việc
d. Các cần bẩy bị cong hoặc chỉnh không đều Thay mới lò xo ép
e. Đĩa ma sát bị cong, vênh Chỉnh lại cần bẩy
g. Đĩa ma sát bị mòn, chai hoặc bị dính dầu Nắn lại hoặc thay mới Thay tấm ma sát
2. Ly hợp a. Đĩa ma sát dính dầu mỡ hoặc lỏng đinh tán
Làm sạch, thay tấm, đĩa ma
rung giật khi b. Kẹt đĩa ma sát trên khớp then hoa trục sơ cấp sát nối
c. Đĩa ma sảt, lò xo hoặc đĩa ép bị vỡ
Sửa chữa và bôi trơn khớp
d. Đĩa ma sát bị cong, vênh Thay chi tiết mới Nắn lại hoặc thay mới
e. Hành trình làm việc của bàn đạp sai Chỉnh lại
f. Chiều cao cần bẩy ly hợp không đều
3. Ly hợp cắt a. Hành trình tự do bàn đạp ly hợp quá lớn Điều chỉnh lại không hoàn
b. Đĩa ly hợp hoặc đĩa ép bị cong, vênh
Mài đĩa ép; nắn hay thay đĩa toàn
c. Lỏng đinh tán gắn đĩa ma sát
Tán lại hoặc thay đĩa ma sát
d. Chiều cao các cần bẩy không đều Chỉnh lại
e. Đĩa ma sát bị kẹt trên trục sơ cấp hộp số
Làm sạch then hoa, tra dầu
4. Ly hợp gây a. Khớp then hoa bị mòn gây rơ, lỏng Thay chi tiết mòn ồn ở
b. Lò xo giảm chấn đĩa ma sát yếu hay gãy Thay đĩa ma sát mới
trạng thái nối c. Động cơ và hộp số không đồng tâm Định tâm, chỉnh lại
5. Ly hợp gây a. Bi tỳ bị mòn, hỏng, khô mỡ
Bơm lại mỡ hoặc thay mới bi
ồn ở trạng b. Điều chỉnh các cần bẩy không đúng
Điều chỉnh lại cần bẩy thái
c. Bi đỡ ở tâm bánh đà hỏng, khô mỡ Tra mỡ hoặc thay mới bi ngắt
d. Lò xo màng mâm ép bị mòn, hỏng
Thay đĩa ép và lò xo màng
6. Bàn đạp ly a. Động cơ và hộp số không đồng tâm Chỉnh lại hợp bị rung
b. Bánh đà bị cong vênh hoặc lắp không đúng Sửa lại hoặc thay
c. Vỏ ly hợp lắp lệch tâm với bánh đà Chỉnh lại
d. Chỉnh các đòn bẩy không đều
Chỉnh lại hoặc thay đĩa ép
e. Đĩa ép hoặc đĩa ma sát cong vênh Thay mới
g. Cụm đĩa ép lắp không đúng tâm Chỉnh lại
7. Đĩa ép, đĩa a. Bánh đà hoặc đĩa ép bị nứt, sứt Thay chi tiết mới
ma sát mòn b. Lò xe ép bị gẫy, yếu gây trượt ly hợp nhiều
Thay cụm đĩa ép hoặc lò xo nhanh, cháy
c. Đĩa ép hoặc đĩa ma sát bị con vênh Thay mới
d. Hành trình tự do bàn đạp không đủ Điều chỉnh lại
e. Thói quen lái xe thường đặt chân lên bàn đạp Bỏ thói quen xấu lOMoARcPSD| 36443508
8. Bàn đạp ly a. Thanh nối lệch nhau; khớp nối khô mỡ
Bảo dưỡng, chỉnh lại và tra hợp nặng
b. Bàn đạp bị cong hoặc kẹt mỡ
c. Lò xo hồi vị lắp không đúng Kiểm tra. Khắc phục Kiểm tra, lắp lại
9. Hệ thống a. Chảy dầu, kẹt xi lanh bơm cái, bơm con Kiểm tra, khắc phục
thủy lực kém b. Mòn, lọt dầu trong bơm cái Thay cuspen bơm cái nhạy
c. Tắc lỗ dầu hồi trên bơm cái Thông tắc.
2.3.2 Phương pháp tháo, lắp bộ ly hợp khỏi xe
a. Tháo hộp số khỏi xe: -
Dụng cụ: Con đội chết, kích cá sấu, bộ cờ-lê, bộ tuýp, kìm, tua vít dẹp. -
Nâng gầm xe cao lên và kê bên dưới với con đội chết. -
Tháo đường ống xả (tùy xe), đánh dấu vị trí và tháo trục các đăng với xe dẫn động
cầusau; tháo láp ngang xe dẫn động cầu trước, tháo và hạ hộp số khỏi xe.
b. Tháo bộ ly hợp khỏi xe:
Hình 2.7. Tháo ly hợp khỏi xe. -
Thổi khí nén hay hút bụi bên ngoài ly hợp. Đánh dấu vị trí ly hợp với bánh đà. -
Dùng trục một đầu cắn vào bi hốc bánh đà nhằm giữ đĩa ma sát khỏi rơi khi tháo. -
Dùng tuýp nới lỏng đều, đối xứng bu lông bắt vỏ ly hợp với bánh đà. -
Tháo rời bu lông, khi còn lại một bu-lông: Một tay vặn bu lông, một tay giữ bộ ly
hợp;dùng hai tay hạ nhẹ nhàng xuống. Chú ý tránh để rơi ly hợp.
c. Kiểm tra bộ ly hợp, bánh đà: -
Vệ sinh đĩa ma sát, vỏ ly hợp và đĩa ép bằng dẻ khô và khí nén. -
Dùng thước đo độ mòn đĩa ma sát bằng đo chiều sâu tán đinh: Tiêu chuẩn: ≥ 0,3
(mm);dùng đồng hồ so đo độ đảo đĩa ma sát: Tiêu chuẩn: ≤ 0,8 (mm). -
Kiểm tra bề mặt mâm ép: Độ phẳng, vết mòn, nứt. -
Kiểm tra bề mặt bánh đà: Không quá mòn, nứt hay chai. -
Tháo, thay thế ổ bi ở trung tâm bánh đà. -
Kiểm tra độ rơ, mòn của đòn mở, càng mở ly hợp, lò xo đĩa, sự bó kẹt của bi tỳ. d.
Đồng bộ ly hợp trước khi ráp Nếu thay đĩa ma sát mới: -
Trước khi lắp, phải đưa lắp đĩa ma sát lên trục sơ cấp xem có dễ vào không; chiều
dày củađĩa ma sát có đúng tiêu chuẩn không. -
Kiểm tra độ rơ đòn mở ly hợp; tra mỡ vào các khớp quay. -
Bơm mỡ vào bi tỳ; bôi lớp mõ mỏng lên ống trượt, trục then hoa, các đầu khớp quay càngmở ly hợp. lOMoARcPSD| 36443508 -
Đặt đĩa ma sát, vỏ ly hợp lên bàn ép, kiểm tra chiều cao của đòn mở hoặc lõ xo đĩa.
So sánhvới tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Nếu có sai lệch chiều dày và đường kính thì chủ động
có phương án xử lý khi lắp lên xe.
e. Lắp bộ ly hợp lên xe:
- Gá đĩa ma sát, vỏ ly hợp lên bánh đà bằng bu lông. Chú ý đúng chiều đĩa ma sát, dấu vỏ lyhợp-bánh đà khi tháo.
- Lắp cốt định vị đĩa ma sát (trục giả) lên bánh đà. Lắp bu lông bắt vỏ ly hợp bằng tay,
siếtđều, đối xứng, đúng lực. Quá trình siết bu lông luôn lắc, kiểm tra để bảo đảm đồng tâm giữa
đĩa ma sát với tâm bánh đà.
- Kiểm tra, điều chỉnh lại đòn mở; độ chênh giữa các đòn mở tiêu chuẩn: ≤ 0.5 (mm). - Lắp
càng mở, bi tỳ vào ống trượt hộp số. g. Lắp hộp số lên xe:
Ngược các bước tháo trên xe xuống.
2.3. Tháo chi tiết ly hợp:
2.3.1 Tháo chi tiết bộ ly hợp:
- Dùng dẻ sạch, khí nén làm sạch bộ ly hợp. Đánh dấu vị trí giữa đĩa ép và vỏ ly hợp.
- Đặt ly hợp lên bàn ép; đặt đĩa thế đĩa ma sát dưới mâm ép (cùng đường kính ngoài vàchiều
dày với đĩa ma sát) trùng tâm trụ ép; dùng ống trụ tròn có đường kính trong lớn hơn lớn
hơn vòng bao của đòn mở. Đặt nó lên đầu đòn mở và ép bộ ly hợp xuống cho đến khi vỏ ly hợp chạm bàn ép.
- Tháo miếng chặn, đòn mở khỏi vỏ; tháo rời chi tiết.- Rửa sạch, xếp gọn vào khay dể kiểm tra.
2.3.2. Tháo chi tiết hệ thống dẫn động:
- Tháo cụm xy lanh con:
+ Tháo chốt chẻ và chốt trục nối càng mở ly hợp với ty đẩy bơm con.
+ Tháo đường ống dầu từ đến xi lanh con; trám lại đầu ống dầu bằng nút cao su.
+ Tháo xi lanh con khỏi xe; tháo che bụi và càng đẩy; tháo vòng chặn piston.
+ Tháo Piston và cuspen khỏi xy lanh.
+ Rửa sạch chi tiết bằng nước, thổi khô, lau lớp dầu phanh bảo quản lòng xi lanh.
- Tháo cụm xy lanh cái:
+ Tháo chạc nối bàn đạp ly hợp với cần đẩy xi lanh cái.
+ Tháo cụm xi lanh cái đưa ra ngoài. Làm sạch bên ngoài bằng nước, khí nén.
+ Tháo chụp bụi và cần đẩy; tháo vòng chặn piston.
+ Tháo piston và cuspen khỏi xy lanh. Tháo lò xo hồi vị piston.
+ Tháo đai ốc giữ bình dầu.
+ Rửa sạch chi tiết bằng nước, thổi khô, lau lớp dầu phanh bảo quản lòng xi lanh.
2.4. Hư hỏng thường gặp, cách sửa chữa, khắc phục
2.4.1. Hư hỏng ở bộ ly hợp: a. Đĩa ma sát: -
Bố ma sát bị mòn, nứt vỡ: lOMoARcPSD| 36443508
Chiều dầy lớp bố đến chân đinh tán ≤ 0,3 (mm) hoặc nứt vỡ hoặc lỏng đinh tán: Tán lại. -
Đĩa bị vênh ít: Nắn lại; vênh nhiều: Thay đĩa khác. -
Có vết nứt trên bề mặt; tấm lò xo sườn bị nứt, yếu không còn gợn sóng: Thay đĩa. -
Lò xo giảm xoắn lỏng, mất tính đàn hồi, gãy: Thay lò xe tương đương.- Rãnh
then hoa bị mòn: Thay đĩa ma sát. b. Đĩa ép: -
Bề xước sâu, nhiều; đĩa ép bị vênh, nứt nhẹ: Mài lại. Nứt sâu, dài: Thay đĩa ép. -
Lò xo ép bị cháy, gãy, giảm chiều cao: Thay lõ xo tương đương độ cứng cà
chiều cao.Nếu số ít lò xo giảm chiều cao thì căn thêm đệm để có chiều cao bằng nhau. -
Cần bẩy mở ly hợp bị mòn, cong, chiều cao không đồng nhất: Thay cần cong;
điềuchỉnh chiều cao cho đồng đều. c. Vòng bi tỳ:
Bi bị rơ ít, quay có tiếng kêu nhẹ: Bơm mỡ chuyên dùng (mỡ chịu nhiệt); rơ nặng hoặc kẹt cháy: Thay bi mới.
2.4.2. Cơ cấu điều khiển:
Hư hỏng: Các vị trí giá đỡ xoay, bị cong vênh, mòn khuyết các vị trí nối hoặc điều chỉnh
độ rơ của cơ cấu điều khiển không hợp lý là nguyên nhân quan trọng khiến ly hợp bị trượt, cắt
không hết, thậm chí cháy ly hợp.
a. Với cơ cấu điều khiển thủy lực: -
Xi lanh, piston xi lanh bơm con, bơm cái mòn, xước: Có vết mòn, xước nhỏ
dùng giấynhàm mịn rà, dùng lại. Xước, mòn sâu: Thay toàn bộ cụm bơm con, bơm cái. Khi bảo dưỡng:
Nên thay hết cuspen đẩy, chặn dầu của bơm con, cái. -
Hành trình bàn đạp ly hợp không đúng:
Hành trình tự do: Lớn hơn định mức, ly hợp cắt không hết, khó vào số. nhỏ hơn định mức:
Ly hợp đóng không hết, trượt cháy ly hợp.
Hành trình làm việc: Nhỏ hơn định mức, ly hợp cắt không hết, khó vào số. -
Lọt khí vào trong hệ thống:
Khi đó, bàn đạp bị hẫng, không có độ nặng cuối hành trình và ly hợp không cắt hết. Khắc
phục: Nạp đủ dầu bình chứa bơm cái; đạp và xả air theo quy trình nói ở trên.
b. Với cơ cấu điều khiển cơ khí: -
Kiểm tra cong vênh hệ đòn dẫn động hoặc sự thông trượt của dây cáp với vỏ. -
Khắc phục cong vênh đòn dẫn động; tra mỡ, dạo lại mối ghép ren đầu nối, đầu
điềuchỉnh ren, cáp với vỏ nhẹ nhàng. -
Điều chỉnh chiều dài đòn hoặc cáp dẫn động để có hành trình tự do và hành trình
làmviệc ly hợp đúng tiêu chuẩn. Khóa chắc các đầu nối bằng ê ru sau khi điều chỉnh.
Hành trình tự do và làm việc của cơ cấu điều khiển cơ khí thường lớn hơn so với điều khiển thủy lực. CÂU HỎI ÔN TẬP 1.
Trình bày công dụng, yêu cầu, phân loại ly hợp ô tô? lOMoARcPSD| 36443508 2.
Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ly hợp ma sát trên ô tô? 3.
Trình tự điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp ly hợp, xả air hệ thống điều
khiển ly thủylực xe ô tô? 4.
Hiện tượng, nguyên nhân, cách khắc phục hư hỏng ly hợp ma sát trên ô tô? 5.
Lập qui trình tháo, kiểm tra, lắp ly hợp ma sát trên ô tô? 6.
Lập qui trình tháo, kiểm tra, lắp chi tiết bộ ly hợp ma sát xe ô tô? 7.
Hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa chi tiết ly hợp ma sát xe ô tô?
Chương 3 BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỘP SỐ SÀN XE Ô TÔ
3.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu
3.1.1. Công dụng.
Trong hệ thống truyền lực, kết nối ly hợp với trục truyền các đăng, hộp số có công dụng:
- Thay đổi và truyền Mô Men xoắn từ động cơ đến bánh xe chủ động.
- Cho phép chuyển động lùi hay dừng xe mà không cần tắt máy hoặc cắt ly hợp.
- Trích công suất động cơ cho các hộ tiêu thụ khác như tời, bơm ben..
3.1.2. Phân loại
Trên ô tô sử dụng nhiều loại hộp số, nhưng ta có thể phân loại theo các tiêu chí: -
Theo cách điều khiển số: MT, AT, CVT. -
Theo số trục trong hộp số (MT): 2 trục (hộp số ngang), 3 trục (hộp số dọc). -
Theo số ly hợp hoạt động độc lập: Loại 1 ly hợp và loại 2 ly hợp (Dual- Clutch Transmission-DCT). -
Theo vị trí điều khiển gài số: Điều khiển trực tiếp và điều khiển gián tiếp.
3.1.3. Yêu cầu -
Phải có tỉ số truyền phù hợp để nâng cao tính năng động lực học và tính kinh tế của ôtô. -
Làm việc ổn định, tin cậy, hiệu suất truyền lực cao, khi làm việc không gây
ra tiếng ồn, chuyển số nhẹ nhàng không sinh ra lực va đập. -
Kết cấu nhỏ gọn, dễ dàng trong lắp ráp, điều khiển, bảo dưỡng và sửa chữa.
3.3. Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục
Kiểm tra hộp số trên xe:
Điều khiển cần chuyển số hộp số nhẹ nhàng và êm; vào đủ các số khi động cơ hoạt động
và chưa hoạt động. Nếu khi sang số khó, bị kẹt, có tiếng kêu khác thường hoặc hộp số làm việc
không êm, thì phải kiểm tra, xác định nguyên nhân và sửa chữa kịp thời.
Các hiện tượng, nguyên nhân, cách sửa chữa hư hỏng hộp số cơ khí theo bảng dưới đây.
Bảng 3.1. Hiện tượng, nguyên nhân và cách sửa chữa hư hỏng của hộp số cơ khí Hiện
Nguyên nhân hư hỏng có thể Cách sửa chữa tượng lOMoAR cPSD| 36443508 1. Gài số a.
Trục kéo cần số cong, mòn, hay chốt khóa Kiểm tra và nắn lại khó kẹt
Nắn, hàn bù nếu có thể b.
Càng gạt số bị cong, mòn Thay chi tiết hỏng c.
Bánh răng di trượt hay đồng tốc bị mòn Thay chi tiết hỏng d.
Bộ đồng tốc bị mòn, hỏng Thay bi hoặc bạc mới e.
Bi hốc trục khuỷu hỏng làm lệch trục sơ Kiểm tra, bổ sung dầu cấp
g. Thiếu dầu hoặc dầu bôi trơn không đúng chủng loại 2. Kẹt số a.
Trục càng số hay chốt khóa giữa các trục Nắn sửa hay thay cong Sửa chữa b.
Cơ cấu định vị, hãm trục kéo càng (bi Thay chi tiết hỏng viên) kẹt Kiểm tra, bổ sung dầu c.
Bộ đồng tốc bị hỏng, kẹt d.
Hộp số thiếu dầu bôi trơn 3. Nhảy
a. Lò xo cơ cấu hãm trục kéo yếu Thay lò xo mới số
b. Mòn các vòng bi và bạc bánh răng số Thay mới
c. Độ rơ của trục và các bánh răng lớn Thay vòng chặn mòn
d. Bộ đồng tốc mòn, hỏng Thay chi tiết hỏng
e. Lỏng hoặc vỡ ổ bi đỡ trục sơ cấp hộp số Thay mới bi đỡ
g. Hộp số siết không chặt hay lệch tâm với trục
Kiểm tra, siết định tâm khuỷu 4. Bánh a.
Bộ đồng tốc bị mòn, hỏng Thay mới răng va b.
Bi đỡ trục mòn; trục sơ cấp cong, lệch Thay chi tiết hỏng đập khi c.
Thiếu dầu hoặc dùng sai chủng loại dầu Kiểm tra, bổ sung dầu gài số bôi trơn
5. Hộp số a. Bánh răng lỏng trên trục Thay chi tiết mòn kêu ở b. Vòng bi mòn, hỏng Thay mới
trạng thái c. Bánh răng bị vỡ răng Thay mới gài số
d. Bộ đồng tốc bị mòn, hỏng Thay mới
e. Hộp số bị lệch tâm so với trục khuỷu Siết chặt bu lông
g. Thiếu dầu bôi trơn Bổ sung dầu bôi trơn
6. Hộp số a. Bi trục sơ cấp mòn, rơ Thay mới kêu khi
b. Vỡ hoặc mòn các bánh răng Thay mới chưa gài
c. Hộp số lệch tâm so với trục khuỷu Kiểm tra, chỉnh lại số 7. Kêu
a. Trục và bánh răng số lùi bị mòn, hỏng Thay mới
khi gài số b. Cơ cấu gài số lùi mòn, hỏng Thay hoặc chỉnh lại lùi lOMoARcPSD| 36443508
8. Không a. Ly hợp không truyền đủ lực Kiểm tra, khắc phục
truyền đủ b. Càng gạt số lỏng, gãy Thay mới lực ra
c. Trục sơ hay thứ cấp gãy Thay mới trục thứ
d. Bánh răng hộp số bị hỏng răng Thay mới cấp
9. Hộp số a. Mức dầu thủy lực quá cao
Kiểm tra, đổ đúng mức dầu bị rò, rỉ
b. Các roan, phớt bị hỏng; cổ phốt mòn Thay mới dầu c. Nút xả dầu lỏng Hàn hoặc thay mới d. Vỏ hộp số bị nứt
3.2. Quy trình tháo, kiểm tra và lắp hộp số sàn 3 trục
3.2.1. Quy trình tháo hộp số khỏi xe
- Rửa sạch bên ngoài xe bằng nước áp suất cao.
- Tháo dây mát bình điện; tháo tay số; kích nâng xe, xả dầu hộp số vào thùng.
- Tháo dây cảm biến tốc độ và các dây nối điều khiển khác khỏi hộp số.
- Bọc lại các đầu dây lại để tránh bẩn hoặc va đập gây hư hỏng.
- Đánh hai dấu thẳng nhau trên bích lắp cac đăng hộp số và trục các đăng.
- Tháo trục các đăng khỏi hộp số.
- Tháo bu lông bắt hộp số với động cơ và đưa hộp số ra ngoài.
3.2.2. Quy trình tháo rời chi tiết
Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc:
- Bộ dụng cụ tay nghề tháo hộp số.
- Làm sạch bên ngoài hộp số bằng nước và khí nén.
- Tháo đai ốc xả dầu bôi trơn.
Bước 1. Tháo nắp hộp số:
- Đưa hộp số lên bàn; tháo các bu lông hãm; tháo nắp.
Bước 2. Tháo trục sơ cấp: - Tháo mặt bích. - Tháo trục sơ cấp.
Bước 3. Tháo trục thứ cấp:
- Tháo ổ bi và trục về phía trục sơ cấp.
- Tháo cụm trục và bánh răng.
Bước 4. Tháo trục trung gian:
- Tháo mặt bích và ổ bi.
- Tháo cụm trục trung gian ra ngoài.
Bước 5. Tháo trục số lùi:
- Tháo bu lông và tấm hãm.
- Đóng trục số lùi ra khỏi vỏ.
- Tháo trục và bánh răng.
Bước 6. Tháo rời các chi tiết:
- Cảo các ổ bi khỏi trục. lOMoARcPSD| 36443508 - Tháo các phanh hãm. - Tháo các bánh răng.
Bước 7. Tháo rời các chi tiết của nắp hộp số:
- Tháo các lò xo và bi hãm thanh trượt.
- Tháo các chốt hãm càng đi số và thanh trượt ra khỏi nắp.
Bước 8. Làm sạch, kiểm tra và đồng bộ chi tiết trước khi ráp.
3.2.3. Quy trình lắp
Tiến hành ngược so với hành trình tháo. Khi lắp cần chú ý: Các
chi tiết phải được rửa sạch, đồng bộ trước khi ráp.
Khi lắp, các chi tiết đúng vị trí, đúng chiều, chắc chắn Tra
dầu, mỡ bôi trơn các chi tiết: ổ bi, các lỗ chốt khi lắp.
Dùng keo làm kín, tránh rò rỷ dầu.
Khi lắp trục trung gian, phải dùng mỡ để tạm giữ bi.
Sau khi lắp xong, phải kiểm tra:
+ Sự săp đặt của các chi tiết, đường ống
+ Hoạt động của hộp số (chuyển số)
+ Hoạt động của ly hợp.
3.3. Quy trình tháo hộp số ngang
Bước 1: Tháo càng cắt ly hợp
Kéo càng cắt ly hợp về phía trước và sau đó tách càng cắt ra khỏi chốt đỡ càng cắt. Sau đó
tháo càng cắt ly hợp cùng với vòng bi ra khỏi vỏ trước của hộp số (vỏ ly hợp). Bước 2. Tháo vòng bi cắt ly hợp
(1) Chốt đỡ càng cắt ly hợp; (2) Kẹp vòng bi; (3) Càng cắt ly hợp; (4) Vòng bi cắt ly hợp
Hình 3.1. Tháo vòng bi cắt ly hợp
Bước 2: Ổn đinh hộp số trên bàn nguội: Đặt những miếng gỗ dưới vỏ trước của hộp số. lOMoARcPSD| 36443508
Hình 3.2. Ổn đinh hộp số
Bước 3. Tháo trục cần chọn và chuyển số -
Kiểm tra vị trí trung gian: Đặt trục cần chọn và chuyển số ở vị trí trung gian
(không ở vịtrí trung gian, không thể tháo được).
Hình 3.3. Tháo trục cần chọn và chuyển số -
Tháo trục cần chọn và chuyển số
+ Nới lỏng bu lông theo thứ tự chéo nhau, ít một và tháo chúng ra.
+ Kéo trục chọn và chuyển số thẳng ra để tháo cả cụm ra khỏi hộp số. Bước
4. Tháo nắp vỏ hộp số
Nắp dán vào vỏ hộp số bằng keo, nên phải có dụng cụ tách lớp keo dính cho phù hợp
Hình 3.4. Tháo nắp vỏ hộp số +
Nới lỏng đều và tháo bulông theo thứ tự chéo nhau.
+ Dùng búa nhựa gõ vào gân nắp; sau đó tháo nắp vỏ hộp số.
Bước 5. Tháo đai ốc hãm trục tứ cấp -
Dùng búa, đột nhả phanh hãm đai ốc trục thứ cấp. -
Dùng tua vít cho ăn khớp 2 số cùng một lúc để làm cho nó không quay được. lOMoARcPSD| 36443508
Hình 3.5. Tháo đai ốc hãm trục tứ cấp -
Tháo đai ốc hãm trục thứ cấp. Dùng tua vít đẩy trượt hai trục càng gài về vị trí trunggian.
Thao tác này được thực hiện bởi 2 nguời do lực trượt lớn.
Hình 3.6. Tháo đai ốc hãm trục thứ cấp
Bước 6. Tháo càng gài số 3 và ống trượt gài số
Càng gài số và ống trượt gài số có một chiều lắp. Do đó, đánh dấu vị trí đúng trước khi
tháo càng gài số và ống trượt gài số.
Hình 3.7. Tháo càng gài số 3 và ống trượt gài số
Tháo bulông, sau đó tháo trục gài số và ống trượt gài số cùng nhau. Luôn
để càng gài và ống trượt cùng với nhau.
Bước 7. Kiểm tra khe hở bánh răng lOMoARcPSD| 36443508
Trước khi tháo rời hộp số, dùng đồng hồ so, căn lá đo khe hở dọc trục, khe hở hướng kính
của bánh răng với trục.
Nếu khe quá nhỏ, các bánh răng sẽ không được bôi trơn tốt, ngược lại, nếu khe hở quá lớn,
các bánh răng sẽ trượt ra khi đang ăn khớp và tạo ra tiếng ồn không bình thường.
Hình 3.8. Kiểm tra khe hở bánh răng
Bước 8. Tháo phanh hãm.
Dùng tua vít và búa để tháo phanh hãm moay-ơ đồng tốc và phanh hãm trục càng gài số
Hình 3.9. Tháo phanh hãm
Dùng kìm chuyên dùng tháo phanh hãm trục sơ cấp và phanh hãm trục thứ cấp
Tiến hành khi trục đang được nâng lên bằng tay để việc tháo được dễ dàng hơn.
Hình 3.10. Tháo phanh hãm
Bước 9. Tháo mayơ đồng tốc và bánh răng số 5 lOMoARcPSD| 36443508
Hình 3.11. Tháo bánh răng số 5 và moay ơ đồng tốc Dùng
SST để tháo may ơ đồng tốc, vành đồng tốc và bánh răng số 5.
Bước 10. Dùng SST để tháo bánh răng bị động số 5.
Hình 3.12. Tháo bánh răng bị động số 5 và moay ơ đồng tốc
Bước 11. Tháo trục thứ cấp
Dùng đồng hồ so và căn lá để đo khe hở hướng kính, dọc trục của bánh răng với trục.
Sau đó dùng SST và máy ép thuỷ lực để tháo vòng bi, các bánh răng và may ơ đồng tốc.
- Kiểm tra trục thứ cấp: Dùng dụng cụ đo để đo mức độ mòn xảy ra trên từng chi tiết. Thay
những chi tiết mòn nhiều.
3.4. Quy trình lắp hộp số ngang
- Lắp ráp trục thứ cấp: Dùng SST và máy ép thuỷ lực để lắp chặt các vòng bi, bánh răng và
may ơ đồng tốc. Sau đó đo và xác nhận lại khe hở của bánh răng. lOMoARcPSD| 36443508
Quá trình tháo rời và lắp ráp trục thứ cấp gần giống quy trình áp dụng cho trục sơ cấp.
Quy trình lắp hộp số ngược với quy trình tháo, được thực hiện sau khi đồng bộ chi tiết.
3.5. Quy trình tháo rời, kiểm tra chi tiết trên trục sơ cấp, thứ cấp
3.5.1. Quy trình tháo rời chi tiết khỏi trục
Bước 1. Kiểm tra độ rơ dọc trục, hướng kính của trục với bánh răng..
Trước khi tháo chi tiết khỏi trục, dùng căn lá, đồng hồ so kiểm tra độ rơ dọc trục, hướng
kính chi tiết trục với bánh răng
Hình 3.13. Kiểm tra hở hướng kính, dọc trục của bánh răng với trục. lOMoARcPSD| 36443508
Hình 3.14. Kiểm tra hở hướng kính, dọc trục của các bánh răng với trục.
Bước 2. Tháo may ơ đồng tốc và các bánh răng khỏi trục thứ cấp.
Hình 3.15. Tháo may ơ đồng tốc và các bánh răng khỏi trục thứ cấp.
Bánh răng bị động và may ơ đồng tốc được ép vào trục thứ cấp và hãm bằng phanh hãm.
Ống cách, bi đũa, vành đồng tốc và các bánh răng được lắp vào giữa những chi tiết lắp chặt này
Hình 3.16. Bánh răng bị động số 4. lOMoARcPSD| 36443508
Hình 3.16. Bánh răng bị động số 2 và số 3.
Hình 3.17. Bánh răng số 1
Bước 3. Tháo cụm may ơ đồng tốc -
Xác nhận vị trí may ơ đồng tốc: Ống trượt gài số và may ơ đồng tốc lắp theo 1
chiềunhất định. Phải đánh dấu trước khi tháo rời chi tiết. -
Tháo ống trượt gài số: Che cụm may ơ đồng tốc bằng vải để tránh khoá hãm và lò xovăng ra ngoài.
Đối với hộp số loại C, bánh răng và may ơ đồng tốc số lùi được kết hợp thành một cụm.
Không tháo rời ống trượt gài số và moay ơ đồng tốc khi tháo cụm moay ơ đồng tốc.
Hình 3.18. Tháo cụm may ơ đồng tốc lOMoARcPSD| 36443508
3.5.2. Quy trình kiểm tra, sửa chữa chi tiết trục, bánh răng, đồng tốc
a. Tiêu chuẩn kỹ thuật khi kiểm tra chi tiết:
- Độ cong trục sơ cấp: Không quá 0,03 mm
- Khe hở truc thứ cấp - bánh răng: Không quá 0,08 mm.
- Khe hở mặt vành đồng so với mặt cạnh bánh răng: Tiêu chuẩn từ 0,8 – 1,5 mm.
- Khe hở giữa ống răng – càng cua 0,2 – 0,5 mm.
Hình 3.19. Kiểm tra các chi tiết hộp số
b. Dụng cụ và phương pháp kiểm tra chi tiết:
- Kiểm tra ngõng trục bằng quan sát vết xước hay hư hỏng và xem có biến màu không.
- Đo độ đảo: Đặt trục trên hai khối V. Dùng đồng hồ so xác định độ đảo của trục.
- Dùng pame đo đường kính ngoài của ngõng trục ở một vài vị trí.
- Dùng đồng hồ so đo lỗ đẻ xá định độ mòn của lỗ lắp bi trên bánh răng lOMoARcPSD| 36443508
Các bánh răng được lắp lên trục thứ cấp qua vòng bi. Khi đường kính trong của các bánh
răng và đường kính ngoài của trục bị mòn, khe hở hướng kính sẽ tăng lên. Điều đó làm cho các
bánh răng ăn khớp không tốt, gây nên tiếng ồn không bình thường khi làm vi.
Hình 3.20. Dùng đồng hồ so đo lỗ đẻ xá định độ mòn của lỗ lắp bi trên bánh răng c.
Kiểm tra các bánh răng số 1 và 2
Bước 1: Xác nhận có vết xước hay hư hỏng vật lý nào trên bề mặt tiếp xúc của trục không.
Bước 2: Xác nhận sự thay đổi về màu sắc ở vị trí mà mặt côn của bánh răng và mặt côn
của vành đồng tốc tiếp xúc với nhau.
Bước 3: Đo đường kính trong của bánh răng số 1 và 2: Dùng đồng hồ đo so để đo đường
kính trong của các bánh răng ở một vài vị trí.
c. Kiểm tra vành đồng tốc với bề mặt côn bánh răng:
Khi gạt cần số, vành đồng tốc bị ép vào mặt côn của bánh răng, ma sát giữa mặt côn trong
vành đồng với mặt côn ngoài bánh răng kéo theo tốc độ quay của bánh răng tăng hay giảm, làm
cho cho bánh răng và may ơ đồng tốc quay cùng tốc độ, việc vào số dễ dàng.
Quá trình làm việc, ma sát giữa mặt côn của bánh răng và vành đồng tốc dần làm mòn
thành bên trong của vành đồng tốc. Khi mức độ mòn tăng lên, khe hở giữa vành đồng với bánh
răng giảm đi làm cho vành đồng tốc trượt so với bánh răng, không tạo sự đồng tốc giữa bánh răng
chủ động với may ơ bị động, việc vào số khó khăn. Nếu khe hở không còn hoặc quá nhỏ thì không thể vào số được.
+ Kiểm tra vành đồng tốc bằng quan sát trực tiếp:
Kiểm tra rãnh của bề mặt bên trong vành đồng tốc, vết xước hay hư hỏng vật lý trên bề mặt
bên trong của vành đồng tốc.
+ Kiểm tra côn ôm côn của vành đồng tốc với mặt côn bánh răng bằng dùng tay ép
Kiểm tra khe hở vành đồng với bánh răng: Dùng tay ép vành dồng vào bánh răng và đo
khe hở xung quanh toàn bộ chu vi vành đồng với bánh răng; so với tiêu chuẩn để quyết định dùng lại hay thay thế.
Kiểm tra lực ma sát của vành đồng với mặt côn bánh răng: Dùng tay ép vành đồng tốc để
nó ôm vào mặt côn của bánh răng. Cảm nhận vành đồng tốc không bị trượt khi tác dụng lực theo
hướng quay thì việc vào số còn tốt, nếu có hiện tượng trượt thì không thể vào số được, phải thay thế vành đồng.
3.5.3. Vỏ và nắp hộp số - Kiểm tra: lOMoARcPSD| 36443508
+ Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài vỏ và nắp hộp số.
+ Dùng thước cặp và panme để đo độ mòn của các lỗ lắp bi so với tiêu chuẩn kỹ thuật: ≤ 0,05 (mm).
+ Đo độ vênh của bề mặt nắp so với tiêu chuẩn kỹ thuật: ≤ 0,01 (mm).
3.5.4. Cơ cấu điều khiển hộp số sàn
Hư hỏng cơ cấu điều khiển: Cần điều khiển, trục trượt, càng sang số, càng bộ đồng tốc và
các khoá hãm bị nứt, cong, mòn.
- Kiểm tra: Dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt; dùng căn lá, đồng hồ so để kiểm
tra độ mòn, cong của các càng sang số, càng bộ đồng tốc và trục trượt. So với tiêu chuẩn kỹ
thuật để sửa chữa. Tiêu chuẩn độ mòn: ≤ 0,03 (mm).
3.6. Phương pháp sửa chữa, phục hồi chi tiết hộp số sàn
3.6.1. Vỏ và nắp hộp số -
Các lỗ lắp bi mòn quá giới hạn cho phép: Tiện, lắp ống lót sau đó doa lại lỗ theo kích thước danh định. -
Các vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị hỏng: Hàn đắp, sửa nguội và tarô lại ren. -
Các vết nứt trước khi hàn phải khoan chặn 2 đầu vết nứt, mài rãnh V. Vết nứt có
tổng chiều dài vượt quá 100 (mm) thì phải thay vỏ và nắp mới. - Bề mặt của nắp số mòn, vênh: Mài hoặc dũa hết vênh.
3.6.2. Các trục của hộp số
- Trục số bị nứt; phần then hoa mòn quá giới hạn: Thay trục mới.
- Các cổ trục lắp bi và các rãnh lắp phanh hãm bị mòn: Hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định.
3.6.3. Các bánh răng
- Bánh răng bị mòn suốt chiều dài răng, mặt đầu bị xước, sứt mẻ: Thay mới.
- Bánh răng bị nứt nhẹ về phía chân răng: Có thể phục hồi bằng hàn đắp sau đó
sửa nguội bằng đá mài đạt hình dạng ban đầu.
3.6.4. Cơ cấu điều khiển
- Cần điều khiển, trục trượt và càng sang số có dạng hỏng và cách sửa chữa:
+ Cong, vênh: Có thể nắn lại hết cong.
+ Mòn: Hàn đắp, nhiệt luyện và gia công đến kích thước ban đầu. +
Các khoá hãm và bộ đồng tốc mòn hỏng: Thay thế.
3.7. Quy trình tháo hộp số sàn xe Toyota FR
TT Nội dung công việc Dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật A THÁO HỘP SỐ KHỎI XE 1 Tháo ắc quy Cle, tuýp
Không để chạm, chập điện 2 Tháo nắp ca bô xe Cle, tuýp
Không để trầy, xước sơn lOMoAR cPSD| 36443508 3
Tháo các bộ phận trong xe: Cle, tuýp
Không để chảy dầu bơm
- Tháo trục các đăng lái TLL - Tháo bơm trợ lực lái 4
Tháo các cơ phận khỏi khoang động cơ: Cle, tuýp
Lọc gió, khởi động điện, bơm con côn,
Không để dầu ly hợp chảy
dây điện và dắc nối cảm biến, cáp chọn ra sàn
và chuyển số, gối đỡ động cơ. 5
Kích xe, thực hiện thao tác: Cle, tuýp - Không làm hỏng nắp - Xả dầu hộp số
chắnbụi đầu thanh nối - Tháo hộp tay lái - Đánh dấu vị trí cac
- Tháo đầu thanh nối, giằng xe
đănghộp số trước khi tháo - Tháo bán trục
- Tháo dầm ngang và giữa
- Tháo trục các đăng khỏi hộp số 6 Tháo hộp số ra khỏi xe Cle, kích Kê kích xe chắc chắn nâng B
THÁO RỜI CHI TIẾT HỘP SỐ 1
Tháo các cảm biến trên hộp số Cle
Đánh dấu cảm biến trước khi tháo 2
Tháo càng cắt và bi cắt ly hợp Tay
Đánh dấu chiều bi tỳ khi tháo 3 Tháo công tắc đèn lùi Cle Để gọn trong khay khô 4
Tháo bu lông miếng hãm cài số trong Cle Để gọn trong khay 5
Tháo cần chọn và chuyển số Cle, tuýp
Để đồng bộ trong khay riêng 6 Tháo nắp (vỏ) hộp số Cle,
búa Tách lớp keo dán cẩn thận, nhựa, dao tránh móp, vỡ nắp mỏng 7
Tháo đai hãm trục thứ cấp Tuýp, búa Hai người cùng làm thép, tuốcvit 8
Tháo ống trượt gài số và càng gạt số Cle, búa
Càng gài và ống trượt gài nhựa, đột luôn giữ cùng nhau. nhọn 9
Kiểm tra khe hở hướng kính, hướng trục Căn lá, So kết quả với tiêu chuẩn để bánh răng số 5
đồng hồ so ra phương án SC 10
Tháo các phanh hãm: Mayơ đồng tốc; Búa, kìm
Tránh làm biến dạng, hư
trục gài số; trục sơ cấp chuyên hỏng phanh hãm dùng lOMoAR cPSD| 36443508 11
Tháo mayơ đồng tốc, bánh răng số 5, Kìm
Càng gài số và ống trượt gài
bánh răng bị động số 5: ch.dùng,
số luôn được giữ cùng với búa, tua vít nhau. 12
Tháo rời đồng tốc, khóa hãm cài số, lò Tuoc vít,
Đánh dấu chiều vỏ-thân xo khóa hãm kìm, búa
đồng tốc trước khi tháo rời 13
Tháo bi hãm cài số và cụm bi hãm: Búa,
đột Để riêng từng nhóm, tránh Nút và bi hãm số 5, R. tròn, Tuoc nhầm khi ráp Nút và bi hãm số 3, 4. vít Nút và bi hãm số 1. 2. Cùm bi hãm 14 Tháo vỏ hộp số: Búa,
đột Dùng búa, dao lưỡi mỏng Vỏ hộp số
tròn, Tuoc tách mối ghép có bôi keo. Tấm giữ ổ bi vít
dẹt, Tránh móp, nứt vỏ hộp số
Bu lông trục trung gian số lùi tròn, dao khi tháo, lưỡi mỏng 15
Tháo trục và bánh răng số lùi: Búa,
đột Dùng búa, đột nhọn, tuoc vít
Bánh răng trung gian số lùi
tròn, Tuoc tháo; tránh móp, nứt vỏ hộp
Trục bánh răng trung gian số lùi vít dẹt,
số, xước trục khi tháo, Đệm dọc trục tròn, cle 16
Tháo càng gài và trục càng gài số: Cle,
búa, Dùng búa, đột nhọn, tuoc vít
Trục và càng gái số 1, 2 đột nhọn,
tháo nhẹ nhàng; tránh méo,
Trục và cáng gái số 3, 4 tuoc vít
nứt vỏ hộp số, xước trục khi
Trục và cáng gái số 5, R tháo, Giá bắt tay gài số 17
Tháo trục sơ cấp và trục thứ cấp
Tay đỡ, Dùng tay đỡ trục, tránh rơi Cụm trục sơ cấp búa, trục trong khi tháo Cụm trục thứ cấp vải lót 18 Tháo hộp vi sai 19
Kiểm tra trước khi tháo rời trục thứ cấp Dùng căn
So với tiêu chuẩn trước khi
Khe hở dọc trục bánh răng số 1
lá, đồng hồ quyết định tháo tiếp hay
Khe hở hướng kính bánh răng số 1 so để đo không
Khe hở dọc trục bánh răng số 2
Khe hở hướng kính bánh răng số 2 lOMoARcPSD| 36443508 20
Tháo rời trục thứ cấp Tay
đỡ, Đánh dấu dấu chiều chi tiết Ổ bi trục thứ cấp
kìm chuyên trước khi tháo, tránh lắp
Bánh răng bị động số 4 dùng, tuoc ngược chiều.
Ống cách bánh răng trục thứ cấp vit
Bánh răng bị động số 3; Bánh răng số 2
Vòng bi đũa kim;Ống cách
Phanh hãm; Vành đồng tốc số 2
Cụm may ơ đồng tốc số 1
Vành đồng tốc số 1; Bánh răng số 1
Vòng bi đũa kim; Trục thứ cấp 21
Tháo rời bộ đồng tốc: Kìm
Đánh dấu dấu chiều chi tiết
Tháo ống trượt; lò xo khóa hãm chuyên
trước khi tháo, tránh lắp
Tháo khóa hãm; mayơ đồng tốc
dùng, tuốc ngược chiều. vít CÂU HỎI ÔN TẬP 1.
Tại sao trong hệ thống truyền động ô tô phải có hộp số. Nêu khái quát chung
vềnguyên tắc thay đổi số trong hộp số? 2.
Nêu đặc điểm hư hỏng và cách tháo, lắp, kiểm tra, điều chỉnh hộp số sàn 2 trục, 3 trục? 3.
Trình bày đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ đồng tốc? 4.
Nêu đặc điểm hư hỏng và phương pháp kiẻm tra hộp số sàn xe ô tô? 5.
Hư hỏng và phương pháp kiẻm tra chi tiết bánh răng, đồng tốc hộp số xe ô tô? 6.
Lập quy trình tháo rời chi tiết hộp sô 2 trục, 3 trục xe ô tô?
CHƯƠNG 4 BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TRỤC TRUYỀN CÁC ĐĂNG, TRUYỀN
LỰC CHÍNH VÀ VI SAI BÁNH XE
4.1. Trục truyền các đăng
4.1.1. Công dụng:
Trục truyền cac đăng (truyền động các đăng) sử dụng trên xe ô tô để truyền chuyển động quay
giữa hai trục không có liên kết cứng với nhau, có góc và khoảng cách giữa chúng luôn thay đổi.
Hình 4.1. Điều kiện truyền chuyển động quay của trục cac đăng lOMoARcPSD| 36443508
4.1.2. Cấu tạo:
Bộ truyền các đăng khác tốc: Có ít nhất ba đoạn trục truyền, nối với nhau qua khớp di trượt
(then hoa) và khớp các đăng. Khớp then hoa bảo đảm cho truyền động khi chiều dài của hệ trục
thay đổi, còn khớp các đăng bảo đảm truyền động khi góc trục truyền thay đổi.
Bộ truyền cac đăng đồng tốc: Chỉ sử dụng một khớp cac đăng.
4.1.3. Phân loại:
a. Theo kết cấu trục các đăng, có:
- Trục rỗng: Trục nhẹ, có thể thay đổi được độ dài, được sử dụng ở những xe có không
gianlớn và có động cơ đặt ở phía trước dẫn động ra cầu sau.
- Trục đặc: Trục nhỏ, gọn, không thể thay đổi độ dài. Chúng thường được dùng ở các vị
trínhư giữa hộp giảm tốc cầu tới bánh xe chủ động (trục láp ngang).
b. Theo kết cấu khớp các đăng, có:
- Khớp các đăng mềm: Dùng để nối dài hệ trục các đăng. Khớp các đăng mềm có kích
thướcnhỏ gọn và được làm từ cao su, có độ bền cơ học cao.
- Khớp các đăng cứng: Sử dụng phổ biến trên xe ô tô. Chúng cấu tạo phức tạp và gồm 2 loại
chủ yếu là dạng trục và dạng bi.
c. Theo đặc tính tốc độ góc trục quay, có:
- Khớp cac đăng đồng tốc: Dùng ở không gian hẹp, có cấu tạo đơn giản, khả năng truyềnđộng
tốt, sử dụng nhiều loại các đăng đồng tốc Weiss, Rezeppa, Veise-Bendix.
- Khớp cac đăng khác tốc: Sử dụng khi góc và khoảng cách truyền động giữa hai trục thayđổi
lớn. Chúng có cấu tạo đơn giản và giá thành rẻ.
d. Theo số lượng khớp các đăng trong bộ truyền, có: - Loại
đơn: Sử dụng một khớp cacđăng trong bộ truyền động.
- Loại kép: Sử dụng từ hai khớp cac đăng trở lên, truyền mô men xoắn giữa hai trục có khoảng
cách và góc truyền thay đổi lớn.
4.1.4. Phương pháp tháo, kiểm tra và lắp khớp cacđăng
Trục các đăng khác tốc có cấu tạo thép các bon hình ống, nhẹ, đủ cứng để chống xoắn và cong.
Thông thường một trục các đăng là một ống liền, có hai khớp cacđăng nối ở hai đầu. Do dễ phát
sinh tải trọng động ở tốc độ cao, nên ngày nay người ta thường sử dụng trục các đăng loại có 3 khớp nối.
Yêu cầu mang tính nguyên tắc trước khi tháo trục cacđăng khỏi xe: Phải đánh dấu vị trí tương
đối giữa mặt bích trục cacđăng với mặt bích cầu xe và mặt bích hộp số nhằm tránh phát sinh tải
trọng động cho bộ truyền do lắp sai vị trí gây nên.
Trình tự tháo trục truyền cácđăng xe Toyota Fortuner làm ví dụ. a.
Tháo cụm trục các đăng trước
Dóng, đánh dấu ghi nhớ trên mặt bích trục cácđăng với mặt bích cầu xe trước và hộp số phụ
trước khi tháo. Tháo đai ốc, bu lông, vòng đệm và ngắt trục ra. lOMoARcPSD| 36443508
Hình 4.2. Đánh dấu trên mặt bích trục các đăng với bích hộp số và cầu xe
b. Trình tự tháo cụm trục các đăng phía sau
- Bước 1: Gióng, đánh dấu ghi nhớ trên mặt bích trục các đăng với mặt bích cầu xe và hộp số phụ.
- Bước 2: Nới lỏng bu lông, vòng đệm treo trục trên dầm ngang khung xe. Tháo đai ốc, bu
lông, vòng đệm băt mặt bích cacđăng với mặt bích cầu xe sau và hộp số phụ.
- Bước 3: Tháo bu lông, vòng đệm treo trục trên dầm ngang khung xe và ngắt trục ra. Lắp
SST vào đuôi hộp số để tránh rò rỉ dầu.
4.1.5. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, biện pháp kiểm tra Hiện tượng Nguyên nhân
Biện pháp kiểm tra, sửa chữa 1. Va đập và ồn a.
Mòn, hỏng khớp các đăng Thay mới ở hệ trục truyền b.
Mòn lỗ mayơ bánh răng vành Thay bánh răng vành chậu hoặc khi xe chạy chậu hộp vi sai vỏ vi sai 2. Trục kêu khi
Lỏng bu lông lắp các mặt bích hoặc Kiểm tra, siết lại xe bắt đầu chạy bu lông giá đỡ 3. Trục lắc và a. Trục bị cong - Thay trục mới dao động ở mọi
b. Khớp các đăng bị kẹt, nặng - Kiểm tra, thay khớp mới tốc độ của xe
c. Khớp các đăng quá mòn - Thay khớp mới
d. Trục hay bích lắp không cân bằng - Kiểm tra cân bằng hệ e. Khớp then hoa quá mòn trục.- Thay mới trục
Bảng 4.1. Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục
4.2. Truyền lực chính và bộ vi sai cầu xe.
4.2.1. Công dụng của bộ truyền lực chính và vi sai cầu xe
Cầu chủ động ôtô bao gồm: Bộ truyền lực chính, bộ vi sai, các bán trục và dầm cầu. Truyền
lực chính (TLC) là bộ truyền lực bánh răng một hoặc hai cấp, dùng truyền và giảm tốc độ (tăng
Mô Men) truyền động từ trục cac đăng tới các bán trục của bánh xe chủ động. Phương của bán
trục và cac đăng vuông góc với nhau.
Bộ vi sai là một cơ cấu lắp trên cầu chủ động, có công dụng cho phép tốc độ quay và mô men
xoắn từ động cơ truyền xuống hai bánh xe chủ động có thể khác nhau khi xe quay vòng hoặc vào vùng trơn, trượt. lOMoARcPSD| 36443508
Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống truyền lực trên xe ô tô
Hình 4.4. Sơ đồ hệ thống truyền lực, lực học và lực học vi sai cầu xe
Hình 4.4, bộ vi sai cầu xe gồm bộ bánh răng Epixycloit A,B,C,C và cặp bánh răng truyền lực
chính R-F. Hai bánh răng mặt trời A, B lắp chặt trên bán trục M, N để dẫn động các bánh xe chủ
động. Các bánh răng vệ tinh C, C quay trơn trên trục của gía đỡ F và ăn khớp với bánh răng A, B.
Nếu gọi ω, n, M tương ứng là vận tốc góc, tốc độ quay và Mô Men xoắn của giá vi sai F, bánh
răng mặt trời A, B thì khi vi sai hoạt động, luôn tồn tại mối liên hệ:
2ω0 = ωA + ωB; 2n0 = nA + nB ; M0 = MB + MB
Đây chính là phương trình động học và lực học của vi sai đối xứng cầu xe.
4.2.3. Phương pháp tháo, lắp bộ truyền lực chính vi sai đối xứng. Chuẩn bị:
Rửa ngoài gầm xe bằng nước cao áp, thổi khí nén
Đậu xe chỗ bằng, chuẩn bị dụng cụ, kích nâng. Trả phanh tay.
Bảng 4.2. Phương pháp tháo, lắp bộ truyền lực chính vi sai đối xứng. Nội dung Dụng cụ Yêu cầu A. THÁO CẦU KHỎI XE
1. Chèn bánh xe; nới lỏng Chèn bánh, tuýp lốp Chèn bánh xe chắc chắn bu lôngg bắt bánh xe
2. Dùng kích nâng khung xe Kích thủy lực hoặc hơi.
Nâng đặt khung xe lên giá chữ A
đặt lên giá kê chắc chắn Giá kê chữ A,
chắc chắn; bánh xe khỏi mặt đất.
3. Tháo bánh xe; xả dầu cầu Tuýp lốp, tuýp xả rún dầu
Đánh dấu lốp theo vị trí trên xe.
cầu, xô đựng dầu thải Không vương dầu ra sàn
4. Tháo chi tiết liên quan:
Cle, kìm, tuýp, búa, đột
Đánh dấu vị trí bích cac đăng với
Ống dầu, phanh tay, trục sáp cầu. cac đăng…
Không hư ống dầu, cáp phanh tay lOMoARcPSD| 36443508
5. Tháo cơ cấu phanh bánh Tuvit, kìm chuyên dùng,
Thổi sạch cơ cấu phanh trước khi xe cle. Bộ bơm khí nén
tháo; Không rớt dầu, mỡ ra má phanh, tang trống 6. Tháo mayơ, bán trục
Tuýp, cle, búa, vam chuyên Lau sạch ngoài trước khi tháo. dùng
Không vương dầu, mỡ ra sàn
7 Tháo bu lông liên kết cầu Tuýp, cle vòng, búa, súng
Kê kích cá sấu dưới cầu để tháo và
với hệ thống treo, nhíp hơi, kích cá sấu. chuyển cầu ra ngoài. 8. Đưa cầu xe ra ngoài Kích cá sấu
Hạ kích xuống thấp, kéo cầu ra
9. Tháo truyền lực chính
Tuýp, cle, búa, đột dẹt
Đặt vỏ cho bộ TLC quay lên trên. khỏi vỏ cầu
Nới đều, đối xứng bu lôngg bắt TLC B. THÁO RỜI CHI TIẾT 1. Tháo êcu mặt bích TLC Kìm, búa, tuýp
Không làm méo, cháy ren trục, êcu
2. Đặt TLC lên giá; kê, kẹp Giá đỡ, êto
Đặt lên giá chắc chắn, thuận tiện chăc chắn
cho tháo rời chi tiết TLC
3. Tháo chốt định vị điều Kìm, búa, cle
Tháo rời chi tiết, đặt lên khay chỉnh ăn khớp
sạch. Không làm méo chốt
4. Tháo nắp chụp bi vi sai
Kìm, búa, tuýp, đột dẹt
Đánh dấu nắp trước khi tháo.
Tháo rời, đặt lên khay sạch. 5. Tháo bánh răng vành
Kìm, búa, tuýp, đột dẹt
Đánh dấu vị trí trước khi tháo. chậu
Tháo rời, đặt lên khay sạch.
6. Tháo chốt định vị; Tháo
Kìm, búa, tuýp, đột dẹt
Đánh dấu vị trí trước khi tháo.
trục, bánh răng bán trục
Tháo rời, đặt lên khay sạch. 7. Tháo trục quả dứa Tuýp, búa, đột tròn
Tháo rời, đặt lên khay sạch. 8. Vệ sinh các chi tiết
Dầu, dẻ, bàn chải, súng hơi Rửa sạch, thổi khô, đặt lên khay B. QUY TRÌNH LẮP. Chú Ngược quy trình tháo ý:
1. Lắp bánh răng v.chậu vỏ
1. Lắp đúng dấu, chắc chắn visai và chụp ca bi visai
2. Siết ê ru, khóa hãm ê ru;
2. Siết đúng lực; khóa hãm ê ru
gài chốt định vị trục vi sai
chắc chắn; gài chốt định vị trục vi sai đúng dấu.
3. Điều chỉnh ăn khớp bánh
3. Điều chỉnh ăn khớp đúng quy
răng vành chậu-quả dứa trình, đúng kỹ thuật
4.2.4. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
Bảng 4.3. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
Hiện tượng hư hỏng
Nguyên nhân có thể
Biện pháp khắc phục
1. Chảy dầu ra ngoài, mức
Hỏng phốt quả dứa hay bán trục; Kiểm tra, tháo, thay mới roan, dầu thấp
hỏng roan TLC với vỏ cầu phốt 2. Kêu ngắt quãng khi xe
Mòn, hỏng các ổ bi may ơ hay bi Kiểm tra, thay ổ bi mới quay vòng bán trục lOMoARcPSD| 36443508
3. Kêu liên tục khi xe quay
Mòn, hỏng các bánh răng hành
Tháo vi sai kiểm tra và thay chi vòng tinh và trục của nó tiết hỏng
4. Kêu liên tục ở các bánh
a. Mức dầu bôi trơn thiếu
Kiểm tra, bổ sung dầu. Tháo,
răng truyền lực chính và bộ
b. Các bánh răng bị mòn hoặc
kiểm tra thay bánh răng hỏng; vi sai
điều chỉnh độ rơ ăn khớp không
chỉnh lại ăn khớp của bánh răng đúng
5. Có tiếng kêu va chạm kim Trục bánh răng tinh và lỗ lắp
Tháo, kiểm tra bộ vi sai; thay chi
loại khi tăng hoặc giảm tốc
trục trên vỏ vi sai bị mòn, rơ tiết mòn, hỏng
6. Kêu đều đều khi xe chạy
Mòn rơ các hộp vi sai cầu
Tháo, kiểm tra bi; chỉnh lại độ rơ
7. Kêu đều khi xe thả trôi
Mòn, rơ các ổ bi bánh răng quả
Tháo, kiểm tra bi; chỉnh lại độ rơ dốc dứa bi quả dứa
4.2.5. Điều chỉnh khe hở ăn khớp và vết tiếp xúc bộ truyền lực chính, vi sai
a. Điều chỉnh độ rơ giữa bánh răng hành tinh với vỏ hộp vi sai
Các bánh răng hành tinh có mặt lưng tỳ vào vỏ hộp vi sai qua các căn đệm để khống chế
độ rơ ăn khớp của chúng với các bánh răng bán trục. Trước khi tháo bộ bánh răng hành tinh, cần
kiểm tra khe hở giữa đệm mặt lưng của bánh răng và vỏ hộp vi sai. Dùng tay đẩy bánh răng hành
tinh vào hết cỡ, dùng thước lá kiểm tra khe hở này.
Tiêu chuẩn khe hở: Từ 0,1÷ 0,3 (mm); không đúng, thay đệm để có khe hở phù hợp. b.
Điều chỉnh độ rơ ổ bi bánh răng chủ động
Bánh răng chủ động truyền lực chính thường lắp trên hai ổ bi côn và hãm bi bằng đai ốc
đầu trục. Khi lắp, đai ốc phải được siết chặt đủ lực quy định. Độ rơ hay chặt của các ổ bi này được
xác định bằng vòng đệm giữa ổ bi đầu trục và vai trục (hoặc ống phân cách vòng trong của hai ổ
bi). Các ổ bi côn của bánh răng chủ động bộ TLC yêu cầu không có độ rơ. Do đó, kiểm tra mức
độ quay trơn của trục bánh răng trên ổ được bằng đo lực (Mô Men) làm quay trục (chưa lắp bánh răng bị động) như sau:
Dùng tuýp, cle vòng siết đai ốc hãm đầu trục đủ lực và từ từ quay trục bánh răng. Quan sát
trị số Mô Men quay trên thước khi trục bánh răng bắt đầu chuyển động.
Với cầu xe Chrysler, Mô Men quay định mức khoảng 2 ÷ 3 (Nm). Nếu Mô Men quay lớn
hơn thì phải tháo ra, thay đổi đệm dãn cách hai ổ bi xa nhau hơn; ngược lại, nếu nhỏ hơn định
mức thì phải thay đổi đệm cho hai ổ bi gần nhau. Lặp lại bước kiểm tra Mô Men quay như trên và
có thể phải điều chỉnh nhiều lần mới đạt yêu cầu.
c. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở sườn răng (độ rơ ăn khớp)
Việc kiểm tra khe hở ăn khớp răng giữa bánh răng chủ động và vành răng bị động được
thực hiện bằng cách dùng đồng hồ so đo mức độ quay tự do qua lại của vành răng bị động khi giữ
cố định bánh răng chủ động. Trước khi kiểm tra, cần lắp hoàn chỉnh bộ TLC và siết các bu lôngg
cố định hai nắp ổ bi của vành răng bị động và hộp vi sai đủ lực quy định.
Với xe Chrysler, Mô Men quay định mức khoảng 11,5 ÷ 12,5 (Nm). So sánh trị số độ rơ
đo được với tiêu chuẩn, nếu nhỏ quá hoặc lớn quá phải điều chỉnh lại bằng cách dich chuyển vành
răng bị động theo hướng đường tâm của nó xa (tăng độ rơ ăn khớp) hoặc vào gần bánh răng chủ
động (giảm độ rơ ăn khớp) như hình minh họa.
Có hai loại kết cấu điều chỉnh được sử dụng cho truyền lực chính: Loại dùng đai ốc để điều
chỉnh và loại dùng đệm điều chỉnh.
d. Quy trình điều chỉnh loại dùng đai ốc điều chỉnh: lOMoARcPSD| 36443508 1.
Nới lỏng bu lôngg giữ nắp ổ bi hai bên rồi vặn chặt lại bằng tay (không dùng cle). 2.
Nới đai ốc điều chỉnh bên phải và vặn đai ốc điều chỉnh bên trái để đẩy bánh răng
bịđộng vào sát bánh răng chủ động sao cho khe hở ăn khớp bằng 0. 3.
Siết đai ốc điều chỉnh bên phải vào nhẹ nhàng cho đến khi đai ốc đẩy vòng ngoài
của ổbi ép vừa sát các viên bi (thấy nặng tay) thì vặn thêm từ 20 ÷ 300 sau đó dừng lại. Quay bánh
răng chủ động và bị động nhiều vòng để các ổ bi tự định tâm. 4.
Siết các bu lôngg giữ nắp ổ bi đủ lực quy định rồi kiểm tra độ rơ ăn khớp bằng đồng
hồso. Nếu chưa được thì nới lỏng bu lôngg và chỉnh lại bằng cách dịch bánh răng: Vặn và nới
lỏng các đai ốc điều chỉnh ở hai bên cùng một số vòng cho đến khi đạt yêu cầu. Độ rơ ăn khớp
cho phép từ 0,15 ÷ 0,23 (mm) và phải đo ít nhất ba vị trí trên vành răng bị động.
e. Quy trình điều chỉnh với loại dùng căn đệm điều chỉnh:
Dịch chuyển vành răng bị động bằng cách thay đổi tổng bề dày các đệm chặn ổ bi ở mỗi
bên. Sau khi thay đệm thích hợp, vặn chặt bu lôngg giữ nắp ổ bi đủ lực rồi kiểm tra độ rơ ăn khớp.
Khi ổ bi đã điều chỉnh đúng, muốn dịch vành răng sang một bên thì chuyển đổi đệm từ bên này sang bên kia.
g. Kiểm tra độ rơ các ổ bi vành răng bị động
Các ổ bi vành răng bị động cũng yêu cầu không có độ rơ hoặc rơ rất nhỏ, không thể đo
bằng sự dịch chuyển dọc trục của vành răng được. Có thể kiểm tra theo kinh nghiệm sau khi đã
điều chỉnh độ rơ ăn khớp như đã giới thiệu ở trên.
Trước hết, quay vành răng bị động kiểm tra sự quay trơn và nhẹ nhàng của nó trên ổ bi.
Sau đó, cố định bánh răng chủ động và dùng hai tay xoay, lắc bánh răng bị động qua lại với nhịp
độ nhanh và mạnh; nếu không thấy tiếng kêu va chạm kim loại của hai bánh răng là được; có tiếng
va chạm kim loại là do ổ bi rơ lớn, cần phải thêm đệm đều vào hai phía hoặc siết đều đai ốc điều
chỉnh hai bên rồi kiểm tra lại, thực hiện tới khi đạt yêu cầu.
h. Kiểm tra và điều chỉnh vết tiếp xúc răng giữa hai bánh răng
Tiếp xúc răng giữa bánh răng chủ động và vành răng bị động truyền lực chính được kiểm
tra sau khi đã điều chỉnh đúng độ rơ của ổ bi côn đỡ bánh răng chủ động và vành răng bị động.
Dù đã chỉnh đúng độ rơ ổ bi và khe hở ăn khớp, nhưng sự tiếp xúc răng ăn khớp vẫn có thể không
bảo đảm được yêu cầu vì mỗi bánh răng có thể dịch chuyển ra-vào theo tâm trục của nó. Do vậy,
phải kiểm tra và điều chỉnh vết tiếp xúc đúng để bảo đảm truyền động êm và tránh hiện tượng mòn nhanh bánh răng.
Dùng bột màu pha trộn với ít dầu bôi trơn, phết lên mặt sườn răng của vành răng bị động;
quay bánh răng chủ động rồi quan sát vết tiếp xúc trên mặt sườn răng của vành răng. Khi quay
bánh răng chủ động theo chiều quay khi xe tiến, vết tiếp xúc sẽ nằm trên vành răng bị động phía
cung lồi; khi quay theo chiều ngược lại (xe lùi hoặc trôi dốc) thì vết tiếp xúc nằm trên cung lõm.
Khi quay, giữ một bánh răng, quay bánh còn lại để tăng áp lực lên mặt răng nhằm hiện rõ
vết tiếp xúc. Có thể xảy các trường hợp và cách điều chỉnh theo Bảng 4.4:
Bảng 4.1. Phương pháp kiểm tra, điều chỉnh vết tiếp xúc răng lOMoARcPSD| 36443508 -
Vết tiếp xúc nằm chính giữa mặt sườn răng cả khi quay xuôi, ngược bánh răng
chủđộng: Tiếp xúc tốt, vị trí các bánh răng đạt yêu cầu. -
Vết tiếp xúc nặng ở ùng gần đỉnh răng và hơi gần phía bán kính lớn của vành răng:
Vành răng quá xa tâm của bánh răng chủ động. Cần điều chỉnh bằng cách dịch vành răng vào gần
tâm bánh răng và nếu cần phải dịch chỉnh bánh răng chủ động ra xa tâm vành răng để bảo đảm
khe hở ăn khớp. Để dich chỉnh vành răng sang phải, cần bớt đệm hoặc nới đai ốc chỉnh bên phải
vè thêm đệm hoặc siết đai ốc điều chỉnh bên trái. Để điều chỉnh bánh răng chủ động ra, cần bớt
đệm giữa bánh răng và ổ bi phía bánh răng. -
Vết tiếp xúc nặng ở vùng gần chân răng và hơi gần phía bán kính nhỏ của vành
răng: Vành răng quá gần tâm của bánh răng chủ động. Cần điều chỉnh bằng cách dịch vành răng
ra xa thêm và nếu cần thì dịch bánh răng chủ động vào để bảo đảm khe hở ăn khớp răng. Cách
điều chỉnh ngược lại với trường hợp trên. -
Vết tiếp xúc nặng ở gần đỉnh răng trên mặt lối phía bán kính lớn của vành răng khi
quaybánh răng chủ động theo chiều tiến và nặng ở phần bán kính nhỏ gần đỉnh răng trên mặt lõm
của răng khi quay bánh răng chủ động ngược lại: Bánh răng chủ động quá xa tâm vành răng, cần
điều chỉnh đưa bánh răng chủ động dịch gần lại bằng cách tăng thêm đệm giữa bánh răng và ổ bi
gần bánh răng. Có thể phải dịch vành răng bị động ra để bảo đảm khe hở ăn khớp. -
Vết tiếp xúc năng ở gần chân răng trên mặt lồi phía bán kính nhỏ của vành răng
khibánh răng chủ động quay tiến và nặng ở gần chân răng trên mặt lõm của răng phía bán kính
lớn của vành răng khi bánh tăng chủ động quay lùi.
Bánh răng chủ động quá gần về phía tâm của vành răng. Cần điều chỉnh dịch bánh răng
chủ động ra xa tâm và có thể phải dịch vành răng vào.
h. Điều chỉnh độ rơ của bán trục
Bán trục loại giảm tải toàn phần không phải kiểm tra độ rơ bán trục.
Kiểm tra độ rơ dọc trục của bán trục giảm tải một nửa (ổ bi ngoài đặt trên bán trục; ổ bi
bên trong đặt trên vỏ vi sai): Dùng đồng hồ so tỳ vào mặt bích lắp mayơ bánh xe đầu ngoài bán lOMoARcPSD| 36443508
trục. Lắc bán trục theo phương dọc đường tâm đo độ rơ dọc. Tiêu chuẩn độ rơ cho phép là 0,1 ÷ 0,2 (mm).
Với bán trục dùng ổ bi đũa, độ rơ dọc của bán trục được điều chỉnh bằng vòng đệm chặn
vòng hãm và mặt đầu của của bánh răng bán trục trong hộp vi sai. Điều chỉnh đệm chặn vòng bi
các bán trục dùng ổ bi côn giống như đối với các ổ bi côn dùng trong bộ truyền lực chính hoặc ổ bi đầu mayơ bánh xe. CÂU HỎI ÔN TẬP 1.
Tạo sao trên ô tô lại phải dùng truyền lực các đăng? Nêu các loại truyền động cac đăng dùng trên xe ô tô? 2.
Nêu đặc điểm cấu tạo và hư hỏng thường gặp của của trục các đăng, các đăng
đồng tóc, các đăng khác tốc? 3.
Nêu nhiệm vụ của cầu xe, của truyền lực chính và của bộ vi sai cầu xe? 4.
Nêu nguyên lý hoạt động của bộ vi sai cầu xe khi xe quay vòng? 5.
Nêu phương pháp kiểm tra, điều chỉnh độ rơ (độ chặt) của ổ bi bộ truyền lực chính? 6.
Trình tự kiểm tra, điều chỉnh khe ăn khớp và vết tiếp xúc của bánh răng vành châu-quả dứa?
Chương 5 BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH XE Ô TÔ
5.1. Công dụng, phân loại
5.1.1.Công dụng
Hệ thống phanh dùng giảm tốc độ xe ô tô đến khi ngừng hẳn hoặc đến một tốc độ cần thiết
(phanh chân), giữ cho ôtô đứng yên trên dốc cả khi động cơ không hoạt động (phanh dừng xe).
5.1.2. Phân loại:
Theo vị trí bố trí cơ cấu phanh, có: Cơ cấu phanh ở bánh xe, ở trục truyền lực.
Theo kiểu cơ cấu phanh bánh xe: Cơ cấu phanh tang trống, phanh đĩa, phanh dải.
Theo phương pháp dẫn động phanh, có: Phanh dẫn động cơ khí, thuỷ lực, khí nén, điện,
liên hợp thủy lực-khí nén.
Theo phương pháp trợ lực, có: Phanh trợ lực bằng khí nén, trợ lực hút chân không, trợ lực
điện và trợ lực cơ khí.
5.2. Trình tự tháo bảo dưỡng cơ cấu phanh bánh xe dạng đĩa thủy lực
Chuẩn bị: Bộ dụng cụ sửa chữa, kích nâng, chèn bánh xe, dụng cụ vệ sinh.
Bước 1: Nới ốc lỏng đều ốc bắt bánh xe. Chèn bánh xe; trả phanh tay; kê kích xe lên giá
chắc chắn. Tháo bánh khỏi xe.
Bước 2: Giữ chốt trượt xi lanh; tháo 2 bu lông và cụm xi lanh phanh. lOMoARcPSD| 36443508
Hình 5.1. Tháo cụm phanh đĩa. Bước
3: Tháo 2 má phanh ra khỏi giá bắt xy lanh.
Hình 5.2. Tháo 2 má phanh đĩa trước. Bước
4: Tháo bộ đệm chống ồn má phanh
Hình 5.3. Tháo bộ đệm chống ồn má phanh.
Bước 5: Tháo tấm đỡ má phanh
Tháo 2 tấm đỡ má phanh số 1 và số 2 ra khỏi giá bắt xy lanh phanh.
Hình 5.4. Tháo tấm đỡ má phanh trước.
+ Chú ý: Các tấm đỡ má phanh đĩa trước có hình dạng khác nhau, nên phải đánh dấu để lắp lại đúng vị trí.
Bước 6: Tháo chốt trượt xi lanh
Tháo chốt trượt xy lanh đĩa số 1 và số 2 khỏi cụm giá bắt xy lanh. lOMoARcPSD| 36443508
Hình 5.5. Tháo chố trượt xi lanh phanh đĩa trước.
Bước 7: Tháo bạc trượt xi lanh phanh
Dùng tua vít, tháo bạc trượt xy lanh khỏi chốt trượt No.2.
Hình 5.6. Tháo bạc trượt cụm phanh đĩa.
Bước 8: Tháo cao su chắn bụi bạc phanh
Tháo 2 cao su chắn bụi bạc phanh ra khỏi giá bắt xy lanh phanh.
Hình 5.7. Tháo cao su chăn bụi bạc phanh đĩa. Bước
9: Tháo giá bắt xi lanh phanh
Hình 5.8. Tháo giá bắt xi lanh phanh đĩa.
Bước 10: Tháo đĩa phanh lOMoARcPSD| 36443508
Hình 5.9. Tháo đĩa phanh trước.
5.3. Trình tự tháo bảo dưỡng cơ cấu phanh tang trống
Xe sedan thường bố trí cơ cấu phanh tang trống và phanh tay ở 2 bánh xe sau.
Chuẩn bị: Bộ dụng cụ sửa chữa; Kích nâng xe; Dụng cụ vệ sinh.
Bước 1: Đỗ xe nơi bằng phẳng; chèn bánh xe trước; nhả phanh tay; nới lỏng ốc bánh xe
bằng tuýp. Kê, kích trục sau xe chắc chắn; tháo bánh sau khỏi xe.
Bước 2: Dùng máy hút bụi hoặc khí nén thổi sạch bên ngoài; đánh dấu và tháo tang trống
phanh; vệ sinh cơ cấu phanh bánh xe.
Bước 3: Tháo lò xo hồi vị guốc phanh khỏi moayơ; tháo cần điều khiển phanh tay và cần
điều khiển tự động khỏi xe.
Tháo lò xo, chốt giữ guốc phanh; lấy guốc phanh ra ngoài. Tháo bơm con bánh xe.
Bước 4: Dùng máy hút bụi, dẻ vệ sinh mayơ và các chi tiết chưa được tháo;
- Kiểm tra bơm con bánh xe bị rò rỉ dầu hay bó kẹt không. -
Kiểm tra lò xo hồi vị guốc phanh, bề mặt ma sát guốc phanh. -
Kiểm tra bề mặt làm việc của tang trống.
Bước 5: Đồng bộ chi tiết: -
Kiểm tra sự đông bộ của chi tiết thay mới hoặc sau sửa chữa. -
Vệ sinh chi tiết chuẩn bị lắp ráp: Dùng dẻ sạch lau qua một lớp mỏng mỡ
chuyên dụng lên chi tiết cần chống han rỉ trong quá trình sử dụng. -
Thay cupen, phớt cao su chắn bụi bơm con;
Bước 6: Lắp tang trống. Kiểm tra dịch chuyển và độ kín khít của bơm con.
Điều chỉnh khe hở má phanh với tang trống.
Kiểm tra hoạt động của bàn đạp phanh. Nếu hành trình tự do lớn hoặc nhỏ so với quy định
thì phải điều chỉnh khe hở giữa má phanh với tang trống.
Xả air lẫn trong hệ thống (nếu có) và chạy thử xe. Chú ý: -
Không để dầu, mỡ dính vào bề mặt làm việc của má phanh, tang trống. -
Không làm hư hỏng cao su che bụi đầu xilanh con. -
Điều chỉnh khe hở má phanh với tang trống phanh và hành trình bàn đạp
phanh theođúng tiêu chuẩn. lOMoARcPSD| 36443508
5.4. Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp phanh xe
5.4.1.Mục đích của điều chỉnh bàn đạp phanh:
Điều chỉnh hành trình của bàn đạp phanh nhằm bảo đảm đạt được lực phanh đủ lớn ổn
định, tin cậy để dừng xe và không bị bó, kẹt phanh khi không đạp phanh.
Chu kỳ điều chỉnh: Sau mỗi 10.000km xe chạy hoặc sau 6 tháng sử dụng.
5.4.2. Các bước điều chỉnh hành trình bàn đạp phanh:
Hình 5.10. Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp phanh
Bước 1: Kiểm tra, điều chỉnh chiều cao bàn đạp phanh
Chiều cao được tính từ bàn đạp phanh đến ngăn sàn: Từ 129,9 ÷ 139,9 (mm). Điều chỉnh chiều cao: -
Tháo giắc nối công tắc và đèn phanh. -
Nới lỏng đai ốc hãm chạc chữ U cần đẩy. -
Điều chỉnh độ cao bàn đạp bằng thay đổi chiều dài cần đẩy. -
Điều chỉnh xong, siết chặt đai ốc hãm chạc chữ U. -
Lắp công tắc đèn phanh và điều chỉnh để thân công tắc chạm vào bàn đạp. -
Quay công tắc đèn phanh 1/4 vòng theo chiều kim đồng hồ; lắp giắc nối. -
Kiểm tra khe hở công tắc đèn phanh: Từ 1.5 ÷ 2.5 (mm). Bước 2: Kiểm tra
hành trình tự do của bàn đạp phanh -
Tắt máy; nhấn bàn đạp vài lần đến khi hết chân không trong trợ lực; nhả bàn đạp. -
Đạp bàn đạp đến khi cảm nhận có lực cản nhẹ. Đo khoảng cách như hình 5.11:
Hình 5.11. Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh
- Hành trình tự do của bàn đạp: Tiêu chuẩn từ 2.0 ÷ 6.0 (mm). lOMoARcPSD| 36443508 -
Nếu hành trình tự do không đúng tiêu chuẩn, kiểm tra khe hở công tắc trong
bước tiếptheo. Nếu hành tự do đạt tiêu chuẩn, thực hiện quy trình “Kiểm tra khoảng dự trữ bàn đạp phanh”. -
Kiểm tra khe hở công tắc đèn phanh: Khe hở công tắc đèn phanh tiêu chuẩn:
Từ 1,5 ÷ 2,5 (mm). Nếu khe hở không như tiêu chuẩn, hãy lắp lại công tắc và kiểm tra lại
hành trình tự do của bàn đạp. Nếu khe hở đạt tiêu chuẩn, hãy chẩn đoán hệ thống phanh và
thực hiện theo quy trình ” Kiểm tra khoảng dự trữ bàn đạp phanh “. Bước 3: Kiểm tra
khoảng dự trữ bàn đạp phanh - Nhả bàn đạp phanh đỗ hoặc cần phanh tay. -
Với động cơ đang nổ máy: Đạp bàn đạp phanh và đo khoảng cách dự trữ của
bàn đạp phanh như trong hình vẽ.
Hình 5.12. Kiểm tra khoảng dự trữ bàn đạp phanh -
Khoảng dự trữ từ bàn đạp đến tấm vách ngăn ở lực nhấn 500 N: Từ 55 ÷ 62
(mm). Nếukhông đúng tiêu chuẩn, phải điều chỉnh lại từ đầu.
5.5. Quy trình xả khí lẫn trong hệ thống phanh thủy lực (xả air)
5.5.1. Hiện tượng lọt khí trong hệ thống
Khi có một trong các triệu chứng sau thì phải xả khí lẫn trong hệ thống phanh. -
Thiếu dầu trong bầu chứa: Kiểm tra thấy thiếu dầu trong bình chứa thì lọt khí vào
hệthống phanh sẽ xảy ra.
Xe có trang bị ABS, khi đèn phanh ABS sáng lâu, không tắt, thì nguyên nhân có thể hệ thống phanh thiếu dầu. -
Bàn đạp phanh bị hẫng, chân không cứng khi đạp phânh; đạp phanh sát sàn (không
cókhoảng dự trữ), phanh không ăn.
Khi xuất hiện tình trạng này thì phải xả air toàn hệ thống.
Hình 5.13. Dụng cụ hút dầu xả khí từ xi lanh con bánh xe lOMoARcPSD| 36443508
5.5.2. Trình tự xả khí trong hệ thống phanh thủy lực -
Đỗ xe trên nền bằng phẳng và kéo phanh tay. -
Mở nắp ca po, xác định vị trí xi lanh chính và bình chứa dầu phanh. -
Hút hết dầu phanh cũ trong bình chứa ra ngoài. Châm dầu mới vào. -
Kích nâng xe và kê 4 con đội chết sao cho các bánh xe vừa tách khỏi mặt đất. -
Xác định vị trí van xả khí cụm xi lanh phanh từng bánh xe. -
Gắn ống nhựa lên van xả, đầu kia ống nhựa nối với bình chứa dầu phanh ngoài.
Hình 5.13. Dụng cụ thu dầu, xả khí bơm con bánh xe
Một người nhồi bàn đạp phanh nhiều lần, sau đó giữ yên bàn đạp ở vị trí thấp nhất.
Một người mở van xả; dầu cũ và bọt khí sẽ đi theo ống nhựa vào trong bình chứa. Khi
dầu ngừng chảy trong ống, đóng ốc xả khí lại và nhả bàn đạp phanh ra. Lặp lại quá trình
nhồi - xả đến khi dầu chảy ra không còn bọt khí nữa. Chú ý: -
Người nhồi phanh giữ chắc bàn đạp trong suốt quá trình xả khí. -
Xiết chặt van xả, rút ống nhựa ra khỏi van. Lau sạch dầu dính trên van xả
và khu vực xung quanh sau khi kết thúc xả air từng bánh xe. -
Kiểm tra, bổ sung dầu cho bầu chứa kịp thời, không để mức dầu trong bầu
quá thấp bởi vì nó có thể làm cho không khí lọt vào hệ thống khi xả khí các bánh xe khác. -
Lặp lại quá trình xả khí với các bánh xe còn lại. -
Sau khi xả khí xong, bổ sung đủ dầu cho bình chứa; kiểm tra khoảng cách
dự trữ và chiều cao bàn đạp phanh. -
Hạ xe xuống và chạy kiểm tra phanh.
5.6. Kiểm tra hệ thống phanh tay trên xe con
Phanh tay, gọi chính xác là phanh dừng xe, có tác dụng đỗ xe ổn định, lâu dài, kể cả khi
không nổ máy; trường hợp cần thiết (khẩn cấp) thì có thể dùng dừng xe. Đặc biệt, phanh tay giữ
vai trò rất quan trọng khi khởi hành hoặc đỗ xe trên dốc.
5.6.1. Điều chỉnh độ dài dây cáp phanh
Sau thời gian sử dụng, dây cáp phanh đến từng bánh xe dãn dài ra không đều, làm cho
phanh tay lệch, kém hiệu quả. Vì vậy, cùng với kiểm tra khe hở má phanh, phải kiểm tra, điều
chỉnh chiều dài cáp phanh tay cho từng bánh xe. lOMoARcPSD| 36443508
Phương pháp điều chỉnh:
- Tắt máy, chèn bánh xe cho xe dừng chắc chắn.
- Nới lỏng đai ốc hãm ở hai đầu dây cáp, sau đó siết thu ngắn dần đều nhau.
- Kéo cần phanh tay hết hành trình (4 ÷ 6 nấc khóa hãm).
- Cần phanh tay phải kéo, trả nhẹ nhàng.
- Kéo cần phanh tay ở 2 ÷ 3 nấc khóa hãm, xe dừng chắc chắn trên dốc 200 là được.
5.6.2. Kiểm tra tính năng của phanh tay
- Cho xe lên đường dốc khoảng 15 ÷ 250 ; đạp côn, nhấn phanh chân và giữ nguyên.
- Cần số về N hoặc 0; phanh tay vào vị trí làm việc trung bình; bỏ chân phanh từ từ.
Nếu xe không trôi, phanh tay tốt; xe trôi dốc, phanh tay không tốt, phải điều chỉnh. Có
thể kiểm tra xe cả trên đường dốc lên và dốc xuống để bảo đảm tốt hơn.
5.6.3. Kiểm tra độ nhạy của phanh tay
Kiểm tra độ nhạy phanh tay được bằng cách khởi hành xe lên dốc.
Cho xe đừng trên dốc lên bằng phanh chân; kéo phanh tay, vào số thấp; nhả phanh chân,
vê côn sao cho đến tầm tiếp xúc phù hợp của ly hợp và giữ nguyên; trả phanh tay, xe từ từ lên
dốc. Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi người có kinh nghiệm mới thực hiện được.
5.7. Kiểm tra trợ lực phanh
5.7.1. Một số dấu hiệu nhận biết trợ lực phanh bị hỏng
- Bàn đạp phanh cứng, nặng hoặc cao hơn bình thường.
- Quãng đường phanh dài hơn.
5.7.2. Trình tự kiểm tra trợ lực phanh
a. Kiểm tra hoạt động của bầu trợ lực phanh
Bước 1: Tắt máy; đạp bàn đạp phanh vài lần đến khi độ cao bàn đạp không đổi.
Bước 2: Đạp phanh và giữ nguyên; khởi động máy.
Bước 3: Cảm nhận bàn đạp xuống sâu hơn: Bầu trợ lực tốt; ngược lại:
Hỏng. b. Kiểm tra van chân không Bước 1: Khởi động máy.
Bước 2: Tắt máy khi đạp phanh và giữ khoảng 30 giây.
Bước 3: Kiểm tra độ cao của bàn đạp phanh. Nếu độ cao không đổi thì van chân không:
Tốt; ngược lại: Hỏng.
c. Kiểm tra độ kín khít của hệ thống trợ lực phanh
Bước 1: Khởi động máy, để nổ khoảng 1 ÷ 2 phút sau đó tắt máy.
Bước 2: Đạp bàn đạp phanh, kiểm tra khoảng cách dự trữ của bàn đạp phanh. Nếu tăng lên
sau mỗi lần đạp: Hệ thống kín khít, tốt; ngược lại: Hở.
5.8. Kiểm tra xi lanh chính (bơm cái)
Xilanh chính có tác dụng chuyển đổi lực đạp chân lên bàn đạp phanh và lực do bầu trợ lực
tạo ra thành áp suất thủy lực và truyền đến các xilanh con ở các bánh xe, ép guốc phanh hoặc tấm
má phanh sát vào tang trống hoặc đĩa phanh, hãm các bánh xe dừng lại. Khi xi lanh chính bị hỏng,
hệ thống phanh hoạt động kém hiệu quả hoặc mất phanh, gây nguy hiểm. Vì vậy, cần kiểm tra xilanh chính. lOMoARcPSD| 36443508
5.8.1. Kiểm tra áp suất phanh qua bàn đạp phanh.
Mở nắp bình chứa dầu trên xi lanh chính, bảo đảm mức dầu luôn đủ và hệ thống ống dẫn
dầu phanh tới các xi lanh bánh xe không bị rò, rỉ.
Dấu hiệu xi lanh chính bị hư hỏng: Áp suất phanh không đủ theo quy định.
Kiểm tra: Nhấp bàn đạp phanh vài lần rồi đạp sát xuống sàn và cảm nhận xem phản lực
của nó có lớn không. Nếu thấy lực đạp chân nhẹ thì áp suất phanh không đạt yêu cầu. Khi đó, có
thể cupen đẩy trong xilanh chính đã bị hỏng (nhão, rách, mòn) làm lọt dầu trong xi lanh chính khi đạp phanh.
5.8.2. Kiểm tra đường ống dẫn dầu.
Đường ống dẫn dầu từ xi lanh chính tới các xi lanh bánh xe có thể bị rò rỉ do gỉ sét hay đầu
nối hở, làm áp suất dầu phanh không đủ mạnh khi đạp phanh.
Kiểm tra: Dùng đèn soi, khăn sạch, khô để phát hiện sự rò rỉ dầu phanh.
5.8.3. Kiểm tra vòng làm kín bình chứa dầu và đuôi sau xi lanh chính.
Bình chứa dầu phanh được lắp trên xilanh chính được làm kín nhờ vòng cao su; quá trình
sử dụng nó có thể bị hỏng, làm thất thoát dầu phanh.
Phía đuôi sau piston xi lanh chính có cupen làm kín, ngăn dầu phanh rò rỉ ra ngoài theo
thành xi lanh. Khi thay cupen đẩy cho piston thì cũng thay cupen làm kín này.
5.9. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, và cách khắc phục hệ thống phanh
5.9.1. Hệ thống phanh thủy lực cơ cấu phanh bánh xe tang trống
Bảng 5.1. Hiện tượng, nguyên nhân, cách khắc phục hư hỏng phanh tang trống
Hiện tượng Nguyên nhân hư hỏng Cách khắc phục 1. Bàn đạp
a. Cần đẩy piston xi lanh chính bị cong Thay cần đẩy mới phanh chạm sàn nhưng
b. Điều chỉnh sai cần đẩy xi lanh chính hoặc Kiểm tra, điều chỉnh lại không có khe hở má phanh phanh (phanh không ăn)
c. Thiếu dầu hoặc có khí lọt vào hệ thống
Bổ sung dầu và xả khí hệ thống d. Xi lanh chính hỏng
Thay cuspen hoặc xi lanh chính
e. Má phanh mòn quá giới hạn Thay mới
2. Má phanh a. Điều chỉnh sai khe hở má phanh Điều chỉnh lại ở một bánh bị
kẹt với tang b. Đường dầu phanh bị tắc, dầu không hồi Thông lại hoặc thay đường ống
trống khi đã về xi lanh chính sau khi phanh nhả phanh
c. Xi lanh con bánh xe đó bị kẹt
Sửa chữa hoặc thay mới lOMoAR cPSD| 36443508
3. Má phanh a. Điều chỉnh cần đẩy xi lanh chính sai, Điều chỉnh lại
tất cả bánh xe hành trình tự do bàn đạp phanh không có bị kẹt với tang
trống sau khi b. Piston xi lanh chính bị kẹt do cuspen
Sửa chữa hoặc thay xi lanh con
nhả phanh (bó hoặc xi lanh rỉ rét các bánh xe)
c. Dầu phanh, bẩn làm cupen xi lanh hỏng Thay chi tiết hỏng, tẩy rửa hệ
hoặc tắc đường ống dẫn dầu
thống, nạp dầu mới và xả khí
4. Xe bị lệch a. Má phanh bánh xe một bên bị dính dầu
Kiểm tra làm sạch má phanh, khắc sang một bên
phục chảy dầu xi lanh con bánh xe khi phanh (ăn lệch)
b. Khe hở má phanh-tang trống của các Điều chỉnh lại
bánh xe chỉnh không đều
c. Đường dầu tới một bánh xe bị tắc
Thông hoặc thay ống dầu
d. Xi lanh con bánh xe phanh không ăn bị
Sửa chữa hoặt thay mới
hỏng (kẹt hoặc chảy dầu)
e. Tiếp xúc không tốt giữa má phanh và
Rà lại má phanh hoặc thay mới
tang trống ở bánh xe phanh không ăn.
a. Thiếu dầu hoặc có khí trong hệ thống
Bổ sung dầu và xả khí
5. Đạp phanh b. Khe hở má phanh-tang trống lớn Điều chỉnh lại nhẹ, phanh không ăn
c. Xi lanh chính bị hỏng
Sửa chữa hoặc thay xi lanh chính
6. Phanh ăn a. Má phanh và tang trống bị cháy, chai
Rà lại hoặc thay má phanh; tiện kém, phải đạp láng lại tang trống phanh mạnh
b. Chỉnh má phanh không đúng, diện tích
Kiểm tra điều chỉnh lại khe hở má
tiếp xúc má phanh-tang trống nhỏ phanh; rà lại má phanh.
c. Hệ thống trợ lực không hoạt động
Kiểm tra sửa chữa hệ thống trợ lực
d. Các xi lanh con bị kẹt
Sửa chữa hoặc thay xi lanh con
7. Có tiếng a. Má phanh mòn trơ đinh tán Thay má phanh mới kêu rít khi
b. Đinh tán má phanh lỏng Thay má phanh mới phanh
c. Bu lông bắt mâm phanh lỏng
Kiểm tra xiết chặt lại mâm phanh lOMoARcPSD| 36443508
8. Tiêu hao Rò rỉ dầu ở xi lanh chính, xi lanh con hoặc ở Kiểm tra, thay chi tiết hỏng, xiết
dầu phanh các đầu nối ống, trên đường ống
chặt các đầu nối, bổ sung dầu, xả nhiều khí lẫn trong hệ thống 9. Đèn báo
Một trong hai mạch dầu trước và sau bị vỡ Kiểm tra sửa chữa mất áp suất làm tụt áp dầu sáng
5.9.2. Hệ thống phanh thủy lực, bánh xe phanh đĩa
Bảng 5.2. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, và cách khắc phục hệ thống phanh đĩa
Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục 1. Bàn đạp
Đĩa phanh vênh, bề dày không đều
Thay đĩa hay láng lại đĩa phanh phanh rung khi phanh 2. Phanh kêu
a. Má phanh mòn quá mức làm pít tông dịch Thay má phanh mới khi phanh chuyển quá xa
b. Má phanh lỏng trên giá lắp xi lanh con
Sửa chữa hoặc thay má phanh
c. Đĩa phanh chạm vào giá đỡ xi lanh con
Siết chặt bu lông giá xi lanh con
3. Phanh không Bộ trợ lực hỏng; bàn đạp cong; cần đẩy xy Kiểm tra sửa chữa, điều chỉnh
nhả sau khi dừng lanh chính không có khe hở; piston xi lanh lại đạp phanh
chính kẹt, không hồi về đúng vị trí.
5.10. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén
Hệ thống phanh khí nén thường bố trí trên xe tải, xe chuyên dùng lớn. Do vậy, khi bảo
dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh phải chọn nơi bằng, nền không lún, kích xe và kê mỗi con đội
xuống dưới dầm cầu mỗi bánh xe, chắc chắn, tin cậy.
5.10.1. Bảo dưỡng hệ thống phanh dẫn động khí nén
- Làm sạch bên ngoài các bộ phận xịt nước và thổi khí nén.
- Kiểm tra rò rỉ khí nén và hư hỏng bên ngoài các bộ phận.
- Kiểm tra tác dụng của bàn đạp phanh và phanh tay.
- Kiểm tra áp suất của máy nén khí và bình chứa khí nén.
- Bơm mỡ chốt bàn đạp phanh, đầu ty đẩy và các vị trí vú mỡ.
- Kiểm tra và siết chặt các bộ phận và đường dẫn khí nén của hệ thống phanh.
5.10.2. Quy trình tháo lắp chi tiết hệ thống phanh dẫn động khí nén a. Chuẩn bị
- Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
- Bộ dụng cụ tay nghề tháo lắp hệ thống phanh; bàn tháo lắp- Làm sạch bên ngoài bộ phận
bằng xịt nước hay thổi khí nén, b. Quy trình tháo - Kê kích xe. lOMoARcPSD| 36443508
+ Chèn bánh xe, nhả phanh tay.
+ Dùng kích nâng cầu xe lên con đội cố định.
+ Xả hơi, nước trong bình chứa khí nén.
+ Dùng súng tháo bánh xe khỏi xe; tháo tang trống khỏi bánh xe.
+ Dùng dẻ, máy hút bụi làm sạch bên trong cơ cấu phanh bánh xe.
- Tháo rời cơ cấu phanh:
+ Dùng kìm chuyên dùng, tua vit tháo lò xo hồi vị guốc phanh.
+ Dùng tuýp, cle, búa tháo chốt lệch tâm và guốc phanh.
+ Tháo bầu phanh, cụm trục cam phanh khỏi mâm phanh.
- Tháo rời, kiểm tra tổng phanh điều khiển:
+ Tháo công tắc đèn phanh; tháo bulông hãm, đường ống dẫn khí khỏi tổng phanh.
+ Tháo tổng phanh khỏi xe; tháo piston, van và các lò xo.
- Tháo rời bầu phanh bánh xe:
Bầu phanh looke có lò xo trợ lực lớn; việc tháo ráp phải đưa lên bàn ép thủy lực.
+ Đưa bầu phanh lên ép trên dàn ép thủy lực.
+ Tháo các bulông hãm; tháo màng cao su và lò xo. - Tháo rời má phanh:
+ Đột lỗ mồi đúng tâm, sau dùng khoan các đinh tán, tháo má
phanh. + Dùng giẻ sạch, bàn chải sắt làm sạch các chi tiết. c. Quy trình lắp
Ngược lại quy trình tháo. Chú ý:
- Khi lắp các lò xo bầu phanh cẩn thận, đúng quy trình, phòng tránh gây tai nạn.
- Bơm mỡ các chốt, cam lệch tâm, cụm trục cam bánh xe.
- Thay thế chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng (đệm, cuspen, phanh hãm, má phanh).
- Điều chỉnh khe hở má phanh theo trình tự hai bước:
+ Điều chỉnh vị trí chốt lêch tâm, sau đó khóa trục.
+ Điều chỉnh trục cam phanh: Dùng cle vặn trục cam cho má phanh vào vị trí ăn hết cỡ;
sau đó nới ra 1÷3 vòng cle điều chỉnh.
5.11. Kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh sau bảo dưỡng, sửa chữa.
Kiểm tra chất lượng hệ thống phanh sau khi sửa chữa thông hai chỉ tiêu: quãng đường
phanh và độ lệch quỹ đạo chuyển động khi phanh xe.
5.11.1. Thử phanh chân:
Cho xe không tải chạy với vận tốc 30km/h trên đường bê tông nhựa hoặc xi măng, khô ráo,
phẳng, có độ bám không nhỏ hơn 0,6. Đạp côn ngắt động lực, đạp phanh hết hành trình tới khi xe
dừng hẳn. Quan sát và ghi nhận quãng đường phanh, phải đảm bảo:
- Quỹ đạo chuyển động của xe không bị lệch quá 80 so với phương chuyển động ban
đầu và xe không lệch khỏi hành lang phanh 3,5m.
- Quãng đường phanh không được quá:
+ Ô tô con kể cả xe chuyên dùng đến 9 CN: 7,2 m lOMoARcPSD| 36443508
+ Ô tô tải; xe chuyên dùng có khối lượng toàn bộ không hơn 8 tấn; xe chở người trên 9 CN
và có tổng chiều dài không lớn hơn 7,5 m.
+ Ô tô tải; xe chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế lớn hơn 8 tấn; xe chở người
trên 9 CN và có tổng chiều dài lớn hơn 7,5 m: 11 m
5.11.2. Thử phanh dừng xe:
- Thử phanh xe không tải ở vận tốc 15 km/h trên đường bằng, điều kiện mặt đường
và phương pháp kiểm tra như thử phanh chân; yêu cầu quãng đường phanh không lớn hơn 6 m (hạn chế áp dụng).
- Thử trên mặt dốc 20%: Phanh dừng xe phải giữ được xe đứng yên trên mặt dốc. CÂU HỎI ÔN TẬP 1.
Nêu trình tự tháo bảo dưỡng cơ cấu phanh bánh xe dạng đĩa thủy lực? 2.
Trình tự tháo bảo dưỡng cơ cấu phanh bánh xe tang trống thủy lực? 3.
Nêu trình tự kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp hệ thống phanh dẫn động thủy lực? 4.
Tại sao phải xả khí và nêu trình tự xả khí trong hệ thống phanh thủy lực? 5.
Tại sao phải kiểm tra, điều chỉnh hệ thống phanh tay và bầu trợ lực phanh thủy lực?
Nêu trình tự các bước tiến hành kiểm tra, điều chỉnh? 6.
Trình bày hư hỏng thường gặp và cách khắc phục hệ thống phanh thủy lực
cơ cấu phanh bánh xe tang trống? 7.
Trình bày hư hỏng thường gặp và cách khắc phục hệ thống phanh thủy lực cơ cấu phanh đĩa? 8.
Trình bày quy trình tháo lắp chi tiết hệ thống phanh dẫn động khí nén? 9.
Tại sao phải kiểm tra hoạt động hệ thống phanh sau bảo dưỡng, sửa chữa?
Nêu các thông số cơ bản đánh giá chất lượng làm việc của hệ thống phanh?
Chương 6 BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO
6.1. Công dụng, phân loại
6.1.1. Công dụng
Hệ thống treo là một trong ba hệ thống chính của gầm ô tô, gồm 3 thành phần: Bộ phận
đàn hồi (lò xo, nhíp lá, khí nén); giảm chấn (thủy lực, khí nén) và dẫn hướng (các thanh, đòn dẫn
hướng); được đặt phía trên các cầu xe, kết nối thân xe-khung gầm ô tô với các cầu, giúp xe vận
hành êm dịu và ổn định. Nói khác, nó có nhiệm vụ tạo độ êm dịu cho chuyển động của xe, hạn
chế các dao động ảnh hưởng xấu đến các chi tiết trên xe, tạo sự thoải mái cho người ngồi trong lOMoARcPSD| 36443508
xe. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong truyền lực và mômen xoắn từ bánh xe lên khung hoặc thân xe.
6.1.2. Phân loại
a. Hệ thống treo độc lập
Hệ thống treo độc lập cho phép từng bánh xe có thể dao độc lập với nhau. Nhờ vậy, các
dao động từ mặt đường lên khung vỏ xe có thể được kiểm soát tốt hơn.
Hệ thống treo độc lập có phần không được treo nhỏ, kết cấu lắp ráp gọn, đơn giản, nên khả
năng bám đường của bánh xe lớn, tính êm dịu chuyển động của xe cao.
Treo độc lập tiêu biểu gồm: Hệ thống treo MacPherson, treo tay đòn kép (double
wishbone), treo đa liên kết (multi-link). Xe Honda Civic, Honda CR-V, Toyota Camry sử dụng
treo trước MacPherson; treo sau đa liên kết; Xe Mercedes C-class dùng treo đa liên kết trước sau;
xe Mercedes GLE-class có treo trước tay đòn kép; treo sau đa liên kết.
b. Hệ thống treo phụ thuộc
Hệ thống treo phụ thuộc sử dụng trên xe tải hoặc bán tải như các mẫu SUV khung gầm rời
thân xe (body on frame) và bán tải như xe Toyota Fortuner-Hilux, Ford Everest-Ranger, Chevrolet
Trailblazer-Colorado, Isuzu Mu-X-D-Max, Nissan Xterra-Navara.
Hình 6.1. Hệ thống treo phụ thuộc cân bằng
Ưu điểm: Có cấu tạo đơn giản, ít linh kiện; bảo dưỡng, sửa chữa đơn giản; vật liệu sử dụng
thường là loại cứng, có khả năng chịu tải tốt.
Nhước điểm: Xe chạy không được êm. Chạy ở tốc độ cao, khi vào cua gấp dễ trượt bánh
làm mất lái và có thể lật xe.
Trên các xe tải 3 cầu thường sử dụng hệ thống treo phụ thuộc cân bằng.
c. Hệ thống treo bán độc lập
Hệ thống treo cho phép hai bánh xe trên một cầu dao động độc lập tương đối với nhau,
nhưng vẫn ảnh hưởng nhất định đến nhau. Hệ thống treo này sử dụng phổ biến nhất dưới dạng
thanh xoắn (torsion beam) kết hợp với thanh cân bằng (stabilizer bar), được sử dụng ở cầu sau xe
Toyota Corolla Altis, Toyota Vios.
6.2. Kiểm tra hệ thống treo trong bảo dưỡng
Hệ thống treo xe ô tô cần kiểm tra mỗi khi thay dầu động cơ. Tuy nhiên, với xe sedan, xe
khách khi phát ra âm thanh lạ và có dấu hiệu bất thường thì phải kiểm tra ngay.
Vật dụng khi kiểm tra: Đèn flash, kích nâng, gang tay, kính bảo hộ, chèn bánh xe. Các
bước tiến hành kiểm tra hệ thống treo xe con: lOMoARcPSD| 36443508
Bước 1: Chạy thử xe, hạ cửa sổ, chú ý vào bất kỳ tiếng ồn nào phát ra từ gầm xe. Nếu nghe
thấy âm thanh, hãy tập trung tìm nơi chúng phát ra. Cho xe chạy qua những địa hình, vào tình
huống để phát sinh âm thanh báo hư hỏng của hệ thống treo.
Một số âm thanh lạ, nguyên nhân có thể phát ra từ hệ thống treo của ô tô theo bảng:
Bảng 6.1. Âm thanh, nguyên nhân có thể phát ra từ hệ thống treo xe ô tô Âm thanh Nguyên nhân Âm thanh như tiếng gõ
Âm thanh phát ra khi có va chạm mạnh và báo hiệu thanh chống cửa (cộc cộc)
hoặc đinh tán thanh chống, hoặc khớp bi có vấn đề. Âm thanh va đập êm,
Âm thanh ổn định và càng ngày càng to khi xe di chuyển nhanh liên tục
hơn. Điều này báo hiệu vòng bi may ơ bánh xe rơ hỏng hoặc do lốp xe. Âm thanh huyên náo
Âm thanh nghe như có va chạm mạnh giữa các thanh kim loại, có (leng keng)
thể xuất phát do trục trặc từ bu lông hoặc các chi tiết đầu nối bị hỏng.
Bước 2: Kiểm tra bên ngoài xe. Khi thu thập đủ thông tin, đưa xe vào vị trí sửa chữa và
kéo phanh tay, chờ động cơ xe nguội hẳn và chuẩn bị dụng cụ cần thiết.
Bước 3: Nhún mạnh xe ô tô. Cẩn thận đặt chắc tay vào chỗ giao nhau của mui xe và chắn
bùn, ấn mạnh vào hệ thống treo đến khi xe nảy mạnh lên. Trong lúc đó, nếu thấy xe nảy đều thì
đây là tín hiệu tốt báo hiệu thanh chống vẫn hoạt động tốt. Bằng cách này, kiểm tra thanh chống
tại 4 góc xe để xem chúng có trục trặc nào không.
Hình 6.2. Nhún mạnh goc xe kiểm tra hệ thống treo
Bước 4. Dùng dàn kích nâng xe lên tầm vừa đủ đảm bảo đứng kiểm tra các liên kết của hệ thống treo.
Hình 6.3. Đưa xe lên dàn kích nâng, kiểm tra hệ thống treo
Bước 5: Chèn bánh xe chắc chắn; kích một bánh xe khỏi mặt đất, kiểm tra độ rung của
bánh xe. Giữ chặt lốp xe và lắc mạnh bánh xe: Tay đặt theo hướng 9h-3h và 12h-6h. Nếu thấy có
chuyển động nào khác thường từ bánh xe, có thể một số chi tiết nào đó của xe đã bị bào mòn. lOMoARcPSD| 36443508
Hình 6.4. Kích bánh xe, kiểm tra hệ thống treo
6.3. Những hư hỏng thường gặp ở các bộ phận hệ thống treo
6.3.1. Hư hỏng bộ phận dẫn hướng
Bộ phận dẫn hướng có nhiệm vụ dẫn hướng chuyển động của bánh đối với thân xe, tiếp nhận
và truyền mô men giữa bánh xe với khung, thân xe.
Các dạng hư hỏng thường gặp:
- Các khớp trụ và khớp cầu có dấu hiệu bị mòn.
- Biến dạng khâu ở các khâu như bệ xoay, dầm cầu, nhíp lá, đòn giằng, bệ đỡ,…-
Những thông số cấu trúc, các vị trí điều chỉnh, vấu tăng cứng,… có thể bị sai lệch.
Nếu gặp những hư hỏng trên thì lốp nhanh bị mòn, xe chuyển động không ổn định.
6.3.2. Hư hỏng bộ phận đàn hồi
Công dụng: Bộ phận đàn hồi chuyển va đập của bánh xe với mặt đường thành dao động của
xe, tạo tần số dao động của xe phù hợp với vùng tần số thích hợp cho người, đảm bảo độ êm dịu
khi xe chuyển động. Các hư hỏng hay gặp:
- Giảm độ cứng của bộ phận đàn hồi: Chiều cao thân xe bị giảm, lệch; khi phanh hay tăngtốc
va đập cứng tăng lên. Đồng thời, khi bộ phận đàn hồi bị giảm độ cứng sẽ làm tăng gia tốc dao
động thân xe, giảm độ êm dịu và gây ồn khi xe chạy.
- Bó kẹt nhíp do hết mỡ bôi trơn, làm tăng độ cứng bộ phận đàn hồi: Khi chuyển động
trênđường gồ gề xe bị rung lắc mạnh.
- Gãy, vỡ bộ phận đàn hồi sẽ gây ra hiện tượng:
+ Khi các lá trung gian bị gãy: Giảm độ cứng.
+ Các lá nhíp chính Gãy: Mất vai trò của bộ phận dẫn hướng.
+ Lò xo xoắn ốc hay thanh xoắn bị gãy: Mất tác dụng của bộ phận đàn hồi.
+ Vỡ ụ tăng cứng, ụ tỳ: Làm mềm bộ phận đàn hồi, tăng tải lên bộ phận đàn hồi.
+ Gây ra tiếng ồn trong hệ thống treo, gây khó chịu cho người ngồi trên xe. +
Rơ lỏng các liên kết: Gây xô lệch cầu; xe khó điều khiển.
6.3.3. Hư hỏng giảm chấn
a. Hiện tượng hư hỏng:
Giảm chấn hỏng (hết dầu, kẹt van, móp, cong ty…) xe chạy sẽ có hiện tượng: -
Phát ra tiếng kêu cót két, cộc cộc khi đi qua ổ gà, đường xấu, truyền lên tận vô lăng. -
Khi phanh gấp, đầu xe bị nhún mạnh hoặc lắc lư khi di chuyển; kiểm soát lái không
tốt, đặcbiệt là khi di chuyển trên những đoạn đường trơn. lOMoARcPSD| 36443508 -
Lái xe cảm thấy rung động truyền đến vô lăng rõ rệt khi xe chạy ở tốc độ cao. -
Xe bị trượt hay bị lệch hướng di chyển ngay cả khi đi trên đường bằng phẳng. -
Xe bị lắc mạnh hơn bình thường; rung lắc mạnh hoặc bị bồng bềnh khi di chuyển
trênđường xấu, nhiều ổ gà, gập ghềnh. -
Lốp xe lốp mòn không đều, khả năng bám đường của xe không tốt. b. Cách kiểm
tra giảm chấn ô tô:
Tuổi thọ trung bình của giảm chấn khoảng từ 80.000 ÷ 140.000 (km) xe chạy. Tuy nhiên, cần
chú ý kiểm tra mỗi khi thay dầu máy.
Tìm vết lõm hay rỉ dầu giảm chấn. Chạy xe với tốc độ 16 km/h, nhấn phanh cảm nhận đầu xe: -
Nếu đầu xe không có hiện tượng nhún mạnh, tức là phận giảm chấn tốt. -
Nếu đầu xe nhún mạnh hoặc khu vực bộ giảm chấn phát ra âm thanh lạ thì cần kiểm
trabulông, đệm cao su, lò xo, rôtuyn. Cần thiết, tháo giảm chấn kiểm tra, sửa chữa.
6.3.4. Hư hỏng của lốp bánh xe
Bánh xe là một phần trong hệ thống treo. Hư hỏng thường gặp:
- Nứt và phồng, bị mòn chính giữa, bị mòn hai bên, biến dạng hình chén, mòn lõm chéo,đốm
mòn phẳng, mòn lệch một bên lốp xe, làm cho xe chạy rung lắc, đặc biệt nguy hiểm khi chạy ở
tốc độ cao, bị nổ lốp.
- Mâm bánh xe bị vênh, méo, mất cân bằng; ốc bắt bánh xe không đều, không chặt cũng
lànguyên nhân làm xe chạy rung, lắc, rất nguy hiểm.
6.3.5. Hư hỏng thanh ổn định
Thanh ổn định hỏng: Gây ồn ào khi xe chạy, gây rung động ở bánh xe hay thùng xe; thân xe
bị xệ, vênh hay giảm chiều cao; lốp mòn nhanh, không đều; vỏ giảm chấn bị nóng, chảy dầu.
Các dạng hư hỏng bộ phận thanh ổn định:
- Sai lệch vị trí lắp các đòn liên kết; các gối tựa cao su vỡ nát.
- Độ cứng của thanh ổn định bị giảm.
6.4. Hiện tượng, nguyên nhân, cách khắc phục hư hỏng hệ thống treo
Bảng 6.2. Hiện tượng, nguyên nhân, cách khắc phục hư hỏng hệ thống treo TT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÁCH KHẮC PHỤC 1 Có tiếng kêu ở lò xo, -
Khớp cầu nối các khâu trong hệ Bơm mỡ hoặc thay nhíp, giảm chấn hay
thống treobị thiếu mỡ bôi trơn. bạc khớp nối thanh giằng. -
Các bạc hay cao su thanh giằng, Tháo, kiểm tra cao su, giảm chấn
mòn, hỏng. Giảm chấn hư hỏng giảm chấn 2 Bánh xe dẫn hướng -
Áp suất hơi lốp không đúng, không Bơm lốp đều, đúng; không đi theo quỹ
đều.- Điều chỉnh góc đặt bánh xe sai điều chỉnh góc đặt
đạo gây mất ổn định -
Các rô tuyn trong hệ thống mòn, rơ. bánh xe; thay rôtuyn lái. hỏng. lOMoARcPSD| 36443508 3 Lốp xe bị mòn bất -
Áp suất hơi không đúng quy định - Bơm lốp đúng áp suất. thường.
Góc đặt và độ chụm bánh xe dẫn hướng
Điều chỉnh góc đặt và không đúng. độ chụm bánh xe. -
Bộ phận dẫn hướng và đàn hồi Kiểm tra bộ phận dẫn hỏng, sai lệch vị trí hướng, đàn hồi
6.4.1. Quy trình tháo, lắp hệ thống treo trên xe sedan
a. Quy trình tháo cụm khỏi xe Chuẩn
bị dụng cụ và nơi làm việc:
- Bộ dụng cụ đồ nghề tháo lắp.
- Kích nâng, giá kê chèn lốp xe.
- Giá ép lò xo giảm chấn.
Rửa sạch ngoài hệ thống treo, cầu xe:
- Dùng bơm nước áp suất cao rửa sạch ngoài gầm xe.
- Dùng khí nén hay hút bụi làm sạch bên ngoài hệ thống treo.
Bước 1. Tháo bánh xe:
- Tháo bộ phận liên quan (ống dầu phanh, dây điện cảm biến tốc độ ABS,...); nới lỏng ốc bánh xe.
- Kích nâng khung thân xe và cầu xe lên giá chữ A hoặc giá kê.- Tháo bánh xe.
Bước 2. Tháo hệ thống treo:
- Tháo chốt cầu và đòn đứng;
- Lắp giá ép lò xo; tháo lò xo và giảm chấn.
- Tháo các đòn liên kết, thanh giằng ổn định.
- Làm sạch và đồng bộ các chi tiết. b. Quy trình lắp cụm lên xe
- Ngược lại quy trình tháo (sau khi sửa chữa và thay thế các chi tiết hư hỏng). Chú ý:
- Chèn lốp, kê kích xe chắc chắn, an toàn trước khi làm việc.
- Bơm mỡ bôi trơn các vị trí có vú mỡ; châm dầu giảm chấn đúng, đủ quy định.- Thay thế
các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng xe.
6.4.2. Quy trình tháo lắp giảm xóc trên xe
Bảng 6.2. Quy trình tháo lắp giảm xóc trên xe TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC DỤNG CỤ YÊU CẦU KỸ THUẬT I
THÁO RỜI BỘ PHẬN KHỎI XE 1
Xác định vị trí giảm xóc Bằng mắt 2 Kê, kích xe; tháo bánh xe
Con đội, chèn Kê chắc; nới ốc đều đối xứng 3 Tháo ống dẫn dầu phanh Cle vòng
Tránh hỏng, xoắn ống dầu 4 Tháo thanh giằng HT treo Cle, tuýp Tránh hư bulông 5
Tháo ngỗng trục khỏi ống
Cle, tuýp, búa Dùng kích nhẹ ngõng trục 6
Tháo đai ốc đầu ống nhún
Cle, tuýp, búa Nới đều đối xứng 3 đai ốc 7
Nén lò xo xuống, lấy ống nhún ra
Vam ch.dùng Siết đều bulông trên cảo lOMoARcPSD| 36443508 II LẮP CỤM LÊN XE:
Làm ngược bước tháo. Chú ý: 1
Nén lò xo chắc chắn khi lắp ống Vam chuyên
Vam ép lò xo nén đều 2 bên nhún vào lò xo dùng
Tránh vam tuột khỏi lò xo. 2
Siết bulông đều, đủ lực Cle
Đúng vị trí, siết bulông chắc 3 Kiểm tra sau khi làm xong Mắt quan sát
Bắt đúng vị trí; siết bu lôngg
đúng lực. Hạ và chạy thử xe.
6.4.3. Kiểm tra, sửa chữa một số cơ phận hệ thống treo độc lập
a. Chốt xoay, chốt cầu và bạc -
Hư hỏng: Hư hỏng các chốt và bạc: Nứt và mòn chốt; mòn bạc, khớp cầu
(rôtuyn) củacác đòn treo (rôtuyn trụ).
Kiểm tra: Dùng pan me, đồng hồ so đo độ mòn bạc và chốt. Độ mòn ≤ 0,2 (mm); dùng
kính phóng đại phát hiện vết nứt. Sửa chữa: -
Chốt và bạc mòn quá giới hạn thay bạc mới hoặc thay cụm. b. Các đòn treo
và thanh ổn định Hư hỏng: -
Hư hỏng các đòn và thanh ổn định: -
Cong, nứt gãy và mòn các lỗ lắp chốt. Kiểm tra: -
Dùng thước cặp đo độ mòn lỗ chốt so với tiêu chuẩn kỹ thuật. -
Dùng kính phóng đại tìm vết nứt lá nhíp, quang nhíp, ốp nhíp. Sửa chữa: -
Các đòn và thanh giằng (thanh hướng dẫn) mòn lỗ chốt có thể hàn đắp, doa
lại kíchthước hoặc đóng sơ mi; cong có thể nắn; bị nứt thì thay thế. -
Cao su thanh ổn định và các thanh giằng mòn, nứt: Thay mới. c. Giảm chấn và lò xo -
Hư hỏng giảm chấn: Mòn piston, xy lanh, đệm cao su; gãy đầu định vị; chảy dầu. -
Hư hỏng lò xo: Nứt hoặc gãy. -
Kiểm tra: Dùng panme, đồng hồ so đo độ mòn của pit tông, xy lanh và dùng
kính phóngđại tìm vết nứt của lò xo; thước đo chiều cao lò xo và so sánh với tiêu chuẩn. Sửa chữa: -
Cần piston giảm chấn cong có thể nắn lại; mòn xước có thể mạ phục hồi. -
Các van giảm chấn rò dầu: Có thể dùng nhám mịn rà kín lại. -
Pison giảm chấn mòn thân: Có thể hàn đắp, gia công lại; xy lanh mòn: Thay. -
Phớt làm kín bị mòn, lão hoá (chai): Thay mới. -
Lò xo bị mỏi, nứt, gãy: Thay mới.
6.4.4. Kiểm tra định kỳ một số bộ phận của hệ thống treo và gầm xe
Để đảm bảo độ êm dịu và độ tin cậy khi làm việc của xe phải kiểm tra định kỳ hệ thống
treo. Nội dung kiểm tra gồm:
a. Kiểm tra, siết bulông, đai ốc gầm lOMoARcPSD| 36443508
Kiểm tra, siết chặt lại toàn bộ bulông và đai ốc trên các vị trí lắp ráp gầm xe với đúng lực tiêu chuẩn.
Hình 6.5. Siết lại các bu lông dầm chữ A.
1. Dầm giữa-Thân xe; 2. Đòn treo dưới- Dầm ngang; 3. Rôtuyn-Đòn treo dưới; 4. Dầm ngang-Thân xe;
5. Đòn treo dưới-Dầm ngang; 6. Dầm giữa-Dầm ngang.
Hình 6.6. Siết các bu lông gầm xe.
7. Tấm truyền mômen phanh đĩa-Cam lái; 8. Rôtuyn-Cam lái; 9. Giảm chấn-Cam lái; 10. Khớp nối thanh ổn định-Giảm chấn;
11. Thanh ổn định-Khớp nối thanh ổn định; 12. Thân cơ cấu lái-Dầm ngang; 13. Thanh ổn định-Thân xe; 14. Đai ốc hãm đầu
thanh nối; 15. Đầu thanh nối-Cam lái; 16. Đòn kéo & dầm cầu-Thân xe; 17. Đòn kéo & dầm cầu- giá moayơ sau; 18. Xylanh
phanh bánh xe-Mâm phanh; 19. Thanh ổn định-Đòn kéo & dầm cầu; 20. Giảm chấn-Đòn kéo; 21. Giảm chấn-Thân xe. b.
Kiểm tra, bơm mỡ gầm xe
Dùng súng bơm mỡ vào các vú mỡ cho đến khi mỡ sạch chảy ra từ phía đối diện vị trí lắp
ráp, đầu ra của mỡ hay đầu cao su chắn bụi. Chủ động kiểm tra, thay các vú mỡ phù hợp để tiện cho sử dụng lâu dài.
Hình 6.7. Bơm mỡ vào các vị trí ở gầm xe ô tô.
A. Đòn giữa hệ thống lái; B. Cam lái; C. Đầu thanh nối; D. Thanh kéo dọc;
1. Đầu bơm mỡ, vị trí tra mỡ; 2. Nút có ren; 3. Súng bơm mỡ tay. lOMoARcPSD| 36443508
Hình 6.8. Bơm mỡ vào các vị trí trên trục cácđăng. CÂU HỎI ÔN TẬP 1.
Nêu công dụng, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các hệ thống treo trên xe ô tô? 2.
Hãy phân biệt hệ thống treo độc lập, treo phụ thuộc và bán phụ thuộc? Trình
bày các đặc điểm kết cấu khác nhau cơi bản của chúng? 3.
Khi nào cần kiểm tra hệ thống treo xe ô tô? Nêu phương pháp tiến hành kiểm tra hệ thống treo? 4.
Những hư hỏng thường gặp ở các bộ phận của hệ thống treo xe ô tô? 5.
Hiện tượng, nguyên nhân, cách khắc phục hư hỏng hệ thống treo xe ô tô? 6.
Quy trình tháo, lắp hệ thống treo trên xe ô tô? 7.
Mục đích và nội dung kiểm tra định kỳ một số bộ phận hệ thống treo và gầm xe ô tô? lOMoARcPSD| 36443508
Chương 7 BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI
7.1. Công dụng, phân loại, cấu tạo
7.1.1. Công dụng
Hệ thống lái dùng để duy trì hoặc thay đổi hướng chuyển động của xe, giúp xe có thể đi
thẳng, quay vòng, rẽ trái hoặc rẽ phải bằng cách thay đổi góc lệch của bánh xe dẫn hướng so với đường tâm xe.
Bánh xe dẫn hướng có thể được bố trí ở cầu trước, cầu sau hoặc ở cả hai cầu. Tuy nhiên,
hiện các xe đều bố trí bánh xe dẫn hướng ở cầu trước.
7.1.2. Phân loại -
Theo hình thức điều khiến có: Hệ thống lái cơ khí thuần túy; hệ thống lái có trợ lực;
hệthống lái điện tử (Steer-by-wire) dùng trên xe điện VinFast. -
Theo kết cấu cơ cấu lái: Loại trục vít - con lăn; loại trục vít - cung răng; loại trục vít
chốt quay; loại trục vít – thanh răng (trên xe Sedan 4CN); loại liên hợp. -
Theo kết cấu của bộ trợ lực lái: Loại trợ lực bằng khí nén; loại trợ lực bằng chân
không;loại trợ lực điện và loại trợ lực liên hợp.
7.1.3. Cấu tạo
Hệ thống lái bao gồm: Vành tay lái, trục lái, cơ cấu lái (hộp số lái) và dẫn động lái. a.
Vành tay lái: Còn gọi là vô lăng lái, nằm trong buồng lái, có nhiệm vụ nhận mô men
quay của người lái truyền lực cho trục lái. Có kết cấu: Gồm một vành tròn lõi thép, bọc nhựa hoặc
da, được lắp với trục lái bằng then hoa và đai ốc. Trên vô lăng còn bố trí núm nhấn còi, túi khí. b.
Trục lái chính: Công dụng truyền mô men quay của vô lăng đến cơ cấu lái. Đầu trục
lái chính hình côn và rãnh then hoa, dùng lắp ghép với vô lăng thông qua đai ốc; phần dưới được
nối với cơ cấu lái thông qua khớp nối mềm hoặc khớp các đăng, nhằm giảm rung động truyền từ
mặt đường lên vô lăng. c.
Cơ cấu lái (hộp số lái): Có chức năng biến đổi chuyển động quay của vô lăng thành
chuyển động thẳng qua lại của của thanh răng dẫn hướng. d.
Dẫn động lái: Dẫn động lái có chức năng truyền chuyển động điều khiển từ cơ cấu
lái đến hai bánh xe và được cấu tạo bởi các thanh truyền động và khớp nối. Theo kết cấu khung
gầm của từng loại xe mà bố trí từng loại dẫn động lái khác nhau.
7.2. Các thông số ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống lái
7.2.1. Các góc đặt bánh xe dẫn hướng
Tính ổn định của hệ thống lái phụ thuôc chủ yếu vào vị trí lắp đặt của bánh xe dẫn hướng,
còn gọi là góc lắp đặt trụ đứng và trục của cam quay trên cầu trước dẫn hướng. Các góc lắp đặt
bánh xe dẫn hướng bao gồm:
- Góc nghiêng ngoài của bánh xe (góc Camber)
- Độ chụm của bánh xe dẫn hướng (Toe-in) lOMoARcPSD| 36443508
- Góc nghiêng dọc của trụ đứng (góc Caster angle) - Góc nghiêng trong của trụ đứng
(góc Kingpin angle) - Bán kính quay vòng.
a. Góc nghiêng ngoài của bánh xe (góc Camber)
Là góc nghiêng của bánh xe (góc doãng) so với mặt phẳng vuông góc với mặt đường. Nếu
đầu trên bánh xe nghiêng ra ngoài, có góc doãng dương; nghiêng vào trong có góc doãng âm.
Hình 7.1. Ảnh hưởng của góc nghiêng ngoài bánh xe dẫn hướng
Bánh xe dẫn hướng lắp đặt góc doãng dương nhằm: -
Giảm cánh tay đòn bánh xe dẫn hướng, nên điều khiển hệ thống lái nhẹ nhàng hơn. -
Phản lực từ mặt đường tác dụng lên bánh xe nhờ vòng bi trong, giúp giảm bớt tải
trọngcho vòng bi ngoài và đai ốc hãm, đồng thời giảm nhẹ va đập truyền cho cơ cấu lái. -
Với hệ thống treo độc lập, bố trí góc doãng ban đầu dương, khi xe có tải góc doãng
gầnbằng không, bánh xe lăn thẳng với mặt đường nên mòn đều. Khi góc doãng bị sai lệch sẽ làm
tay lái nặng, không ổn định.
Góc doãng bánh xe do nhà chế tạo qui định. Xe cao tốc thường có góc doãng âm.
Xe có hệ thống treo độc lập đều có khả năng điều chỉnh góc doãng bánh xe.
Góc doãng dương hay âm đều làm lốp mòn nhanh do bánh xe có xu hướng lăn về hai phía,
lốp bị trượt trong quá trình hoạt động và tăng tải trọng cho hệ thống treo, lái.
b. Độ chụm của bánh xe dẫn hướng (Toe-in)
Độ chụm bánh xe dẫn hướng được xác định bằng hiệu: = B – A (mm)
Trong đó: A, B là kích thước hai tâm lốp phía trước và phía sau khi xe đi thẳng.
Hình 7.2. Độ chụm của bánh xe dẫn hướng
Độ chụm âm khi hai bánh xe chụm về phía sau; dương khi đặt chụm về phía trước.
Độ chụm có ảnh hưởng lớn đến mài mòn lốp và ổn định hệ thống lái. Để lốp ít mòn, quá
trình hoạt động hai bánh xe cần phải lăn song song với nhau.
Hai bánh xe dẫn hướng đều có góc doãng dương, có xu hướng xoay ra ngoài, xảy ra hiện
tượng trượt ngang của lốp. Bánh xe dẫn hướng luôn chịu tác động bởi lực cản lăn khi làm việc,
nó tạo ra mômen ép hai bánh xe về phía sau. Độ chụm dương ban đầu giúp cho hai bánh xe lăn thẳng khi hoạt động.
Ở xe cầu trước chủ động dẫn hướng, lực kéo cùng chiều chuyển động nên ép hai bánh xe
dẫn hướng về phía trước, do đó độ chụm có giá trị âm.
Trên xe con, độ chụm có giá trị từ 2 ÷ 3 (mm); xe tải từ 3 ÷ 8 (mm). lOMoARcPSD| 36443508
Độ chụm bánh xe dẫn hướng điều chỉnh được bằng cách thay đổi chiều dài thanh kéo ngang
cơ cấu hình thang lái. Trên một số xe hai bánh xe sau cũng đặt góc chụm.
c. Góc nghiêng trong của trụ đứng (Kingpin angle)
Hình 7.3. Góc nghiêng trong của trụ đứng
Góc nghiêng trong của trụ đứng, là góc giữa đường tâm của trụ đứng với mặt phẳng dọc
theo thân xe, có tác dụng:
- Giảm cánh tay đòn bánh xe dẫn hướng, giảm lực quay vô lăng.
- Ổn định hướng chuyển động thẳng của xe, nghĩa là sau khi ra khỏi khúc cua, hai
bánhxe dẫn hướng tự động chuyển về vị trí đi thẳng. Do trụ đứng có góc nghiêng trong, nên
khi xoay bánh xe dẫn hướng, đầu xe bị nhấc lên làm tăng lực quay vô lăng, đồng thời trọng
lưc của xe tác động quay bánh xe dẫn hướng về vị trí đi thẳng.
Xe hệ thống treo độc lập, góc nghiêng trong của trụ đứng có thể điều chỉnh được bằng đệm điều chỉnh.
Hệ thống treo độc lập, trên hai đòn ngang có tổng của góc doãng bánh xe và góc nghiêng
trong của trụ đứng là đại lượng không đổi. Do đó, điều chỉnh góc doãng đúng thì góc nghiêng
trong của trụ đứng cũng đúng và ngược lại.
d. Góc nghiêng dọc của trụ đứng (Caster angle)
Góc nghiêng dọc của trụ đứng là góc giữa đường tâm chốt chuyển hướng với mặt phẳng
đứng theo chiều ngang thân xe. Góc nghiêng dọc dương khi chốt chuyển hướng nghiêng về phía
sau, âm khi chốt chuyển hướng về phía trước. Góc nghiêng dọc của trụ đứng trên xe du lịch thường
điều chỉnh được. Giá trị góc này vào khoảng từ 0 ÷ 70.
Hình 7.4. Góc nghiêng dọc của trụ đứng Xe
bố trí góc nghiêng dọc dương nhằm:
- Duy trì tính ổn định và kiểm soát hướng đi của xe an toàn.
- Làm tăng khả năng tự quay trở hướng đi thẳng của bánh xe dẫn hướng.
Xe có hệ thống lái trợ lực luôn có góc nghiêng dọc lớn hơn so với hệ thống lái cơ khí đơn
thuần; xe cầu trước chủ động, góc nghiêng dọc có giá trị âm hay gần bằng không vì nó giúp xe ổn định hơn khi quay vòng.
e. Bán kính quay vòng lOMoARcPSD| 36443508
Khi quay vòng, nếu bán kính quay bánh trước bên phải và bên trái bằng nhau (r1 = r2), thì
mỗi bánh xe quay quanh tâm khác nhau (O1 và O2), làm bánh bên trong có độ trượt ngang, quay vòng không êm.
Để tránh tình trạng này, người ta thiết kế khi quay vòng bán kính quay của bánh xe r1 > r2
và góc quay < , tâm quay O1 và O2 trùng nhau. Công dụng:
- Tránh hiện tượng trượt bánh xe khi xe quay vòng.
- Hạn chế mòn lốp xe do trượt lết bánh xe.
Hình 7.5. Bán kính quay vòng bánh xe dẫn hướng
7.3. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa hệ thống trợ lực lái
7.3.1. Xác định nhanh hiệu quả của trợ lực:
Nổ máy tại chỗ; đánh tay lái về hai phía, cảm nhận lực quay vô lăng.
+ Cho động cơ hoạt động ở các số vòng quay khác nhau: Chạy chậm, có tải, gần tải lớn
nhất, đồng thời đánh tay lái về hai phía và cảm nhận lực vành lái.
+ So sánh lực trên vô lăng lái ở hai trạng thái để biết hiệu quả trợ hệ thống lực lái.
Nếu lực quay vô lăng nhẹ hơn khi tốc độ động cơ tăng chứng tỏ: Trợ lực hoạt động tốt;
ngược lại ít hoặc không thay đổi chứng tỏ trợ lực hoạt động yếu. - Kiểm tra bên ngoài:
Trước hết xem xét và hiệu chỉnh:
+ Sự rò rỉ dầu trợ lực quanh bơm, van phân phối, xi lanh lực, đường ống và chỗ nối.
+ Độ căng dây đai bơm thủy lực; lượng dầu và chất lượng dầu trợ lực.
- Xác định hiệu quả trợ lực trên giá đỡ mâm xoay:
Tiến hành theo hai trạng thái động cơ không làm việc và động cơ làm việc ở chế độ không
tải. So sánh lực quay vô lăng.
- Xác định chất lượng hệ thống thủy lực nhờ dụng cụ chuyên dùng đo áp suất:
Dùng đồng hồ đo áp suất (thang đo đến 150 KG/cm2) đặt sau bơm, gồm: Đường ống nối
thông đường dầu, trên đó có bố trí đầu nối ba ngả để dẫn dầu vào đường dầu đo áp suất. Phía sau
đồng hồ là van khóa dầu đến van phân phối của hệ thống lái. Thứ tự vận hành: lOMoARcPSD| 36443508
Hình 7.6. Dụng cụ kiểm tra áp suất dầu trợ lực hệ thống lái
+ Cho động cơ làm việc từ 1÷ 2 (phút).
+ Xả hết không khí trong hệ thống thủy lực bằng cách đánh tay lái về hai phía, tại các vị
trí tận cùng dừng vành lái và giữ tại chỗ khoảng 2÷3 phút.
+ Động cơ làm việc ở chế độ cầm chừng; mở van khóa để dầu lưu thông. Xác định áp suất
làm việc của hệ thống trên đồng hồ (P1) tương ứng khi ô tô chạy thẳng.
+ Động cơ làm việc ở tốc độ trung bình; đóng van khóa khóa kín đường dầu. Xác định áp
suất làm việc của bơm không tải trên đồng hồ (P2).
+ Mở hoàn toàn van khóa; động cơ làm việc ở chế độ không tải, quay vô lăng đến vị trí tận
cùng và giữ; xác định áp suất trên đồng hồ phải quay về trị số P3.
Ví dụ: Xe ô tô HINO FF các giá trị đo kiểm như sau:
P1 = 50 ± 0,5kG/cm2 (ở 800 vòng/phút) P2
= 122 ÷ 130kG/cm2 (ở 2000 vòng/phút)
P3 = 122kG/cm (ở 800 vòng/phút).
Việc kiểm tra trên có thể xác định chất lượng bơm, van điều áp, lưu lượng bơm, van phân phối và xi lanh lực.
- Xác định chất lượng hệ thống trợ lực qua quan sát phần bị động:
Cho bánh xe lên mâm xoay ghi độ. Dùng vô lăng lần lượt đánh hết về hai phía, xác định
chất lượng hệ thống thủy lực nhờ quan sát chuyển động của phần bị động:
+ Cơ cấu lái liền khối với xi lanh lực: Quan sát dịch chuyển của đòn ngang lái, đòn quay
đứng (cơ cấu lái thanh răng bánh răng).
+ Nếu xi lanh lực đặt riêng: Quan sát dịch chuyển của ty đẩy xi lanh lực.
Không có mâm xoay chia độ, có thể tiến hành kiểm tra như sau:
+ Nâng bánh xe trước khỏi mặt đất, quan sát chuyển động phần bị động như trên.
7.3.2. Kiểm tra điều chỉnh độ chụm bánh xe dẫn hướng
Thực chất là thay đổi chiều dài của thanh lái nối giữa các đòn cam lái. -
Xe có thanh lái lắp sau trục lái: Nếu tăng chiều dài thanh lái thì độ chụm tăng. -
Xe có thanh lái lắp trước trục lái: Nếu tăng chiều dài thanh lái thì độ chụm giảm. -
Với xe có thanh lái kép: Độ chụm được điều chỉnh với chiều dài của hai
thanh lái trái vàphải như nhau. Nếu chiều dài của hai thanh khác nhau thì dù độ chụm đã
được điều chỉnh đúng cũng không tạo ra góc quay vòng đúng. lOMoARcPSD| 36443508
Hình 7.7. Kiểm tra điều chỉnh độ chụm bánh xe dẫn hướng a. Chuẩn bị: -
Đỗ xe nơi bằng phẳng, không bị lún, trượt. -
Kiểm tra áp suất hơi lốp bánh xe, tình trạng kĩ thuật các bánh xe phải như nhau. -
Kích bánh xe dẫn hướng lên khỏi mặt đất. -
Kiểm tra, điều chỉnh độ rơ của ổ trục bánh xe dẫn hướng. -
Dùng đồng hồ kiểm tra độ đảo bánh xe dẫn hướng; dùng phấn đánh dấu nơi
có độ đảolớn nhất, kiểm tra làm dấu bên còn lại. -
Dùng phấn bôi giữa tâm bánh xe. -
Dùng mũi vạch kẽ dường tâm hai bánh xe. -
Hạ hai bánh xe xuống, chú ý dấu độ đảo hai bánh xe cùng hướng lên trên b.
Kiểm tra điều chỉnh độ chụm:
Được thực hiện bởi hai người: -
Kiểm tra sự thẳng hàng của bánh xe trước và sau:
+ Đỗ trên nền bằng phẳng theo hướng xe chạy thẳng, dấu phấn độ đảo của hai bánh xe
cùng hướng lên cao nhất.
+ Đẩy xe lùi lại khoảng hai vòng bánh rồi đẩy trở lại về vị trí cũ.
+ Dùng dây căng từ bánh trước ra bánh sau kiểm tra sự thẳng hàng của hai bánh xe bên
phải vả trái, nếu không đúng phải tháo rôtuyn điều chỉnh lại thanh kéo ngang, sao cho hai bánh xe thẳng hàng. -
Kiểm tra độ chụm bằng thước đo:
+ Điều chỉnh mũi đo bên có vạch chia trùng với số 0, khóa cứng mũi đo.
+ Đặt thước vào phía sau hai bánh xe cho mũi đo phía bên thước có chia độ trùng với
đường tâm bánh xe. Chỉnh cho mũi đo còn lại trùng với đường tâm bánh phía bên kia.
+ Kiểm tra và khoá chặt hai mũi đo lại. Chuyển thước đo về phía trước hai bánh xe; để mũi
đo ở phía bên không có chia độ trùng với đường tâm một bánh xe; di chuyển mũi đo ở phía chia
độ đến trùng đường tâm của bánh xe còn lại.
+ Khoảng dịch chuyển của mũi đo trên thước là độ chụm hai bánh xe kiểm tra. -
Tính độ chụm bánh xe: = B – A. lOMoARcPSD| 36443508
Tính và so sánh với độ chụm tiêu chuẩn. Nếu không đảm bảo phải điều chỉnh lại. c.
Đo độ chụm bằng thước đo chuyên dùng: -
Đỗ xe ở vị trí đi thẳng, nền bằng phẳng, dấu độ đảo lớn nhất hướng lên trên. -
Đặt thước tì vào chỗ phình nhất của lốp, nằm trong mặt phẳng ngang tâm bánh xe. -
Điều chỉnh sợi dây xích chạm đất. -
Đánh dấu phấn vào vị trí hai chốt tì trên lốp. -
Quan sát kim chỉ của thước khắc vạch (khoảng cách B). -
Đẩy xe tiến về phía trước (giữ vô lăng để xe chuyển động thẳng) sao cho dấu
phấnchuyển về phía sau và đầu dây xích chạm đất. -
Đo khoảng cách giữa hai điểm đánh dấu phấn (khoảng cách A) -
Độ chụm δ = A-B (mm.). Đo nhiều lần và lấy giá trị trung bình để đánh giá
δ. Với xe con δ = (1,5 ÷ 3,5)mm, xe tải δ = (1,5 ÷ 5)mm.
7.3.3. Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ vô lăng lái
Độ rơ vô lăng lái là độ dài cung quay tự do của vô lăng từ vị trí tác động làm bánh xe bắt
đầu di chuyển về một phía đến vị trí tác động làm bánh xe chuyển hướng về phía ngược lại và
kiểm tra bánh xe dẫn hướng khi đi thẳng trên đường bằng.
Xe cần có độ rơ vô lăng để giảm tác dụng của phản lực xóc của mặt đường truyền lên vô
lăng, giúp lái xe đỡ mệt. Tuy nhiên, nếu độ rơ này quá lớn sẽ hạn chế tính cơ động và khả năng
điều khiển xe. Với hệ thống lái có trợ lực thủy lực, độ rơ vô lăng lái khoảng 50 mm; hệ thống lái
không có trợ lực, độ rơ khoảng 75 mm.
Độ rơ vô lăng lớn là do hiện tượng mòn hoặc chỉnh sai hộp số lái và dẫn động lái. a.
Trình tự kiểm tra độ rơ vô lăng lái: 1.
Kiểm tra, điều chỉnh đúng độ căng dây đai và mức dầu bơm trợ lực. 2.
Khởi động động cơ, đặt hai bánh trước ở vị trí đi thẳng. 3.
Xoay vô lăng từ từ cho đến khi hai bánh trước bắt đầu dịch chuyển rồi đánh dấu
mộtđiểm trên vô lăng thẳng với một điểm trên thước cố định. 4.
Từ từ xoay vô lăng ngược lại cho đến khi hai bánh xe trước bắt đầu dịch chuyển.
Đánhdấu điểm thứ hai trên thước đo với dấu trên vô lăng lái. 5.
Khoảng cách giữa hai dấu trên thước đo chính là độ rơ vô lang lái cần kiểm tra. Nếu
sốđo vượt quá quy định thì cần phải kiểm tra, điều chỉnh các bộ phận liên quan.
7.3.4. Kiểm tra góc doãng bánh xe α (góc Camber):
+ Khóa chốt bàn quay; đặt hai bàn quay ứng với hai bánh trước.
Đặt hai miếng gỗ có chiều cao bằng bàn quay ứng với vị trí hai bánh sau.
Giữ tay lái cho xe đi thẳng lên bàn quay và miếng gỗ; cho dấu độ đảo lớn nhất hướng về
phía trước, ngang với tâm bánh xe.
+ Rút các chốt cố định bàn quay, yêu cầu mũi chỉ trên bàn quay phải ở vị trí 0, nếu không
đúng phải thực hiện lại. lOMoARcPSD| 36443508
Hình 7.8. Đặt bánh xe trên bàn xoay
+ Tháo nắp chụp đầu trục, vệ sinh chặt chẽ. Gá thước đo lên đầu trục chắc chắn. Kiểm tra: -
Điều chỉnh thước đo ngang Kingpin angle vị trí 0. -
Đọc giá trị góc doãng α trên thước Camber; kiểm tra bánh xe còn lại. -
Nếu giá trị α không đúng tiêu chuẩn (α = 5 ÷ +5 ̶ 0) thì phải kiểm tra lại khe hở chốt
chuyển chuyển hướng và độ cong cần dẫn hướng. Điều chỉnh: -
Xe có hệ thống treo thanh giằng: Có thể thay bu lôngg cam lái bằng bu lôngg điều chỉnhgóc Camber. -
Xe có cơ cấu lái trục vít-thanh răng: Góc doãng bánh xe được xác định bởi điểm
đầuthanh răng tiếp xúc với vỏ thanh răng; vì vậy, thường không có bu lôngg cam lái. Nếu chiều
dài thanh giằng trái và phải khác nhau thì phải điều chỉnh lại cho bằng nhau.
Hình 7.9. Vị trí điều chỉnh góc doãng bánh xe
7.3.5. Kiểm tra góc nghiêng ngang của trụ
quay đứng β (Kingpin angle)
- Rút chốt khóa trên bàn quay, kiểm tra vị trí không của bàn quay.
- Quay vô lăng cho bánh xe quay ra ngoài góc 200, điều chỉnh thước ngang Kingpin
angle về 0. Bánh xe bên trái dùng thước Left, bên phải dùng thước Right. lOMoARcPSD| 36443508
- Quay vô lăng cho bánh xe quay vào trong góc 200, đọc giá trị trên thước ngang Kingpin angle.
- Kiểm tra tương tự bánh còn lại; so với yêu tiêu chẩn: β = 0 ÷ 160.
7.3.6. Kiểm tra góc nghiêng dọc của trụ quay đứng γ (Caster) Kiểm tra:
- Kiểm tra lại vị trí 0 trên hai bàn quay.
- Quay bánh xe ra ngoài một góc 200; điều chỉnh thước ngang về vị trí 0.
- Quay bánh xe vào trong một góc 200, điều chỉnh thước ngang về vị trí 0. - Đọc giá trị
góc nghiêng của trụ đứng về phía sau trên thước đo Caster.
- Kiểm tra tương tự bánh còn lại; so sánh với tiêu chuẩn (γ = 3 ÷ ̶ 100)
Hình 7.10. Điều chỉnh góc nghiêng dọc của trụ quay đứng γ Điều chỉnh:
Góc Caster được điều chỉnh bằng cách thay đổi khoảng cách giữa đòn treo dưới và thanh
giằng bằng đai ốc hoặc vòng đệm của thanh giằng. Điều chỉnh này áp dụng cho kiểu hệ thống treo
có thanh giằng hoặc treo hình thanh kiểu chạc kép.
7.3.7. Kiểm tra góc quay vòng
Hình 7.11. Kiểm tra, điều chỉnh góc quay vòng
Chuẩn bị: Giống như kiểm tra góc α, β nhưng vạch phần độ đảo hướng lên cao nhất. Kiểm tra: -
Rút chốt, kiểm tra vị trí 0 trên bàn quay. -
Quay vô lăng cho bánh xe bên trái quay vào trong góc 200 , ghi lại giá trị góc quay
bánh xe bên phải trên bàn quay. -
Quay vô lăng cho bánh xe bên phải quay vào trong góc 200 , ghi lại giá trị góc quay
bánh xe bên trái trên bàn quay. lOMoARcPSD| 36443508
Yêu cầu: Kết quả kiểm tra hai bánh phải đều nhau và α < β. Nếu không đúng, phải điều chỉnh lại.
7.3.8. Kiểm tra cơ cấu dẫn động lái:
Độ rơ tổng hợp của cơ cấu dẫn động lái được kiểm tra bằng cách kích đầu xe để hai bánh
xe trước nâng khỏi mặt đất. Dùng hai tay giữ hai bánh trước rồi cùng giật vào, đẩy ra để xem độ
đảo, lắc của chúng. Nếu thấy độ đảo lắc lớn, chứng tỏ dẫn động lái rơ nhiều.
Xác định chính xác độ rơ: Dùng thước đo khoảng cách mép trong của hai bánh xe khi kéo
vào và khi đẩy ra hết cỡ. Độ chênh lệch hai lần đo là độ rơ cơ cấu dẫn động lái.
Độ rơ cho phép: Khoảng 6,5 (mm) với xe có đường kính bánh xe 16 (inch).
Độ rơ của các thanh nối là do khớp cầu (rotuyn) mòn và lò xo đẩy khớp cầu tỳ lên quá yếu.
Nếu các khớp cầu có nắp ren điều chỉnh thì điều chỉnh lại; không có thì thay mới.
7.3.9. Kiểm tra độ rơ ổ bi may ơ bánh xe trước:
Độ rơ bi mayơ bánh xe dẫn hướng là một phần tạo rơ cơ cấu dẫn động lái, ảnh hưởng lớn
đến độ rơ vô lăng lái. Vì vậy, phải điều chỉnh rơ bi mayơ bánh xe dẫn hướng.
7.3.10. Kiểm tra độ rơ khớp nối cầu của cơ cấu treo bánh xe trước:
Độ rơ này cũng là một phần trong độ rơ tổng thể của cơ cấu dẫn động lái. Do vậy cần chú
ý kiểm tra, khắc phục độ rơ của khớp nối cầu để hạn chế độ rơ vô lăng lái.
7.3.11. Kiểm tra hộp tay lái:
Người ngồi trên xe quay vành tay lái theo hai chiều; người ở dưới quan sát đòn quay đứng
ở hộp tay lái, qua đó xác định được độ rơ vành tay lái. Nếu hộp tay lái bị rơ lớn thì tháo sửa chữa;
nếu không thì thay hộp tay lái khác.
7.4. Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục
7.4.1. Hiện tượng, nguyên nhân, kiểm tra, sửa chữa hư hỏng
Bảng 7.1. Hiện tượng, nguyên nhân, kiểm tra, sửa chữa hư hỏng hệ thống lái Hiện tượng Nguyên nhân
Kiểm tra, sửa chữa 1. Tay lái
a. Hệ thống trợ lực hỏng
Kiểm tra, xác định vị trí hư hỏng nặng
b. Áp suất lốp b.xe dẫn hướng thấp hoặc Kiểm tra, bơm đủ áp suất không đều
c. Các chi tiết ma sát của hệ thống thiếu bôi Bổ sung dầu, bơm mỡ bôi trơn trơn
d. Chốt khớp chuyển hướng nghiêng về phía Điều chỉnh lại cho đúng quy định sau quá nhiều e. Khung xe bị cong Sửa chữa, nắn lại
2. Độ rơ vành a. Hộp tay lái, các thanh nối rơ quá lớn; mòn Điều chỉnh; thay chi tiết mòn
tay lái quá lớn các khớp cầu (ro tuyn)
b. Mòn ổ bi bánh xe dẫn hướng
Điều chỉnh lại độ rơ
3. Xe tự chạy a. Thanh nối, khớp cầu và hộp tay lái rơ lớn
Điều chỉnh hoặc thay thế chi tiết lOMoARcPSD| 36443508 b.Độ chụm bánh xe âm
Điều chỉnh lại cho đúng sang hai bên c. Các thanh nối bị cong
Nắn lại hình dạng ban đầu
d. Áp suất lốp bánh dẫn hướng không đều
Kiểm tra, bơm đủ áp suất
4. Xe luôn tự a. Áp suất lốp bánh xe dẫn hướng không đều Bơm đủ áp suất
chạy về một b. Độ nghiêng ngang và nghiêng dọc của chốt Điều chỉnh cho đều, đúng tiêu bên
khớp chuyển hướng 2 bánh xe không đều chuẩn kỹ thuật c. Ổ bi mayơ chặt Điều chỉnh hoặc thay
5. Đầu xe lắc a. Áp suất lốp bánh dẫn hướng không đều Bơm đủ áp suất qua lắc lại
b. Lỏng, rơ thanh nối, khớp cầu và hộp tay lái Điều chỉnh, hoặc thay chi tiết mòn
c. Góc nghiêng ngang của chốt khớp chuyển Điều chỉnh lại
hướng hai bánh xe không đều
7.4.2. Quy trình tháo, lắp hệ thống lái trục vít, thanh răng có trợ lực
Bảng 7.2. Quy trình tháo, lắp hệ thống lái trục vít, thanh răng có trợ lực
Các bước thực hiện Dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật I THÁO TỪ TRÊN XE XUỐNG 1 Kê kích xe; tháo bánh xe Con đội, kích, tuýp Chắc chắn 2 Tháo rô tuyn lái Tuýp, búa, vam Tránh hư hỏng ro tuyn 3
Tháo khớp nối trục lái Cle 4
Tháo bơm, ống dầu trợ lực Cle
Tránh rớt dầu, hỏng ống 5
Tháo hai giá đỡ thước lái Cle, tuýp Tránh hư hỏng đai ốc 6
Lấy thước tay lái ra ngoài Tay đỡ Vệ sinh sạch, xếp gọn II THÁO RỜI CHI TIẾT 1 -
Đánh dấu đai ốc hãm với thanh Vạch dấu, clê 22 Dấu rõ ràng đòncuối. - Tháo đai ốc hãm ra. - Tháo thanh cuối ra. 2
- Tháo bọc cao su bảo vệ thanh răng. Lấy Tuavít hai cạnh
- Không để rách bọc cao bọc cao su ra ngoài. su 3 Tháo đai giữ Búa, đục nhọn, dẹp Tránh hư hỏng lOMoARcPSD| 36443508 4 -
Tháo đòn ngang bên, khớp cầu, Clê chuyên dùng Tránh xoắn thanh thước vòngđệm. -
Kẹp chặt dòn ngang lên êtô. - Tháo khớp nối. - Đưa đệm, đòn ngang ra. 5
- Kẹp hộp lái lên êtô. Ê tô hàm mềm, cle
Chọn vị thích hợp, tránh
- Nới lỏng và tháo đai ốc hãm ra. 42, kẹp ch.dùng. hư hỏng thân thước 6
- Tháo đai ốc điều chỉnh độ rơ ngang Tay, Kìm nhọn -
- Tránh xước bạc, cong lò
- Lấy nắp lò xo dẫn hướng thanh răng xo và biến dạng 7
-Tháo gối đỡ bạc,vòng làm kín đầu xi Tuýp
- Tránh hư hỏng phốt dầu lanh. 8
Lấy thanh răng ra khỏi vỏ Tay Đặt vào khay 9 Vệ sinh chi tiết Dầu, dẻ Sạch sẽ III LẮP. Chú ý QT ngược bước tháo. 1 Vệ sinh chi tiết Dầu, dẻ lau Sạch sẽ 2 Lắp phốt đúng chiều Tay Lắp phốt đúng chiều 3
Dấu trên đai ốc hãm với thanh đòn cuối. Đúng dấu 4
Bôi dầu trợ lực vào phốt làm kín Tay, dầu trợ lực
- Tránh trầy xước phốt
7.4.3. Quy trình tháo, lắp bơm trợ lực lái
Bảng 7.3. Quy trình tháo, lắp bơm trợ lực lái TT
Các bước thực hiện Dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật I THÁO TRÊN XE XUỐNG 1 Xả dầu trợ lực Cle, tuýp Tránh dầu rơi ra nền 2
Nới đai ốc bắt buly bơm trợ lực Cle, tuýp Tránh hư hỏng đai ốc 3
Tháo đai dẫn động bơm trợ lực lái Tua vít Tránh dầu dính dây đai 4
Tháo đường dẫn dầu đi, về Cle, tuyp
Trám ống tránh dầu rơi rớt 5
Tháo bu long bắt vỏ bơm trợ lực Cle, tuyp Nới đều đối xứng 6
Lấy bơm trợ lực ra ngoài, vệ sinh Tay, giẽ lau Sạch sẽ II THÁO RỜI CHI TIẾT 1 Tháo buly bơm trợ lực Cle, vam, cảo Tránh hư hỏng buly lOMoARcPSD| 36443508 2
Tháo lấy then bán nguyệt ra ngoài
Búa, vít dẹp, đục… Tránh hư hỏng, mất then 3
Tháo phe hãm mặt sau của bơm Kìm mở phe, vít Tránh văng phe hãm dẹp 4
Lấy ront làm kín, roto bơm, vòng cam, các Tay Đặt thứ tự vào khanh, tấm cánh gạt… tránh mất chi tiết 5 Lấy trục bơm ra ngoài Tay 6
Tháo đai ốc van điều khiển, lấy jont, lo xo, Cle Đặt thứ tự vào khay van điều khiển 7
Tháo phốt đầu trục bơm Tuýp, búa Tránh hư hỏng phốt. 8 Vệ sinh sạch sẽ Dầu Sạch sẽ III LẮP: Khe hở cho phép::
Thực hiện ngược bước tháo. Cần chú ý: - Bạc-trục 0,03÷0,07mm. - Cánh-ránh: ≤0,03mmm 1 Vệ sinh chi tiết Dầu, dẻ Sạch sẽ 2
Bôi dầu chi tiết; lắp phốt đầu trục Bình xịt dầu Phốt ko rách, kín khít 3 Các cánh gạt Tay Đầy đủ, đúng chiều 4
Lắp van điều khiển lưu lượng Tay Đúng chiều, không kẹt 5
Lắp then bán nguyệt, buly Tay Đúng chiều 6
Xoạy buly bơm nhẹ nhàng, không rơ, kẹt Tay Góc xoay bên trái-phải đều
7.4.4. Quy trình tháo, lắp hệ thống lái trục vít-thanh răng trợ lực thủy lực
Bảng 7.5. Quy trình tháo, lắp hệ thống lái trục vít-thanh răng trợ lực thủy lực TT
Các bước thực hiện Dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật I THÁO TRÊN XE XUỐNG 1 Kê kích xe, tháo bánh xe
Con đội, kích, tuýp Chắc, tránh hư hỏng đai ốc 2 Tháo rô tuyn lái Tuýt, búa, cảo rô
Tránh hư hỏng đầu rô tuy tuyn 3
Tháo khớp nối trục lái Cle 4 Tháo ống dẫn dầu Cle
Tránh rớt dầu, hỏng ống 5
Tháo 2 giá đỡ thước tay lái Cle, Tuýt Tránh hư hỏng đai ốc 6
Lấy thước tay lái ra ngoài Tay Vệ sinh sạch sẽ II THÁO RỜI CHI TIẾT lOMoARcPSD| 36443508 1 Ê tô hàm mềm
Không kẹp chặt quá, tránh hư hỏng thân thước Gá thước tay lái lên ê tô 2 -
Đánh dấu đai ốc hãm với thanh Vạch dấu, clê dẹt
Dấu rõ ràng, không bị mờ đòncuối. 22 -
Tháo đai ốc hãm và tháo thanh cuối ra. 3
Tháo các ống dẫn dầu: Tháo rắc co đưa Clê dẹt 17, 12, 14
Tránh hư hỏng ren đai ốc đường ống dẫn ra. 4
Tháo cao su bảo vệ thanh răng ra ngoài Tuavít hai cạnh Không làm rách bọc ca 5 Tháo đai giữ
Búa, đục nhọn, dẹp Tránh hư hỏng miếng khóa 6
Tháo đòn ngang bên, khớp cầu,vòng đệm. Clê chuyên dùng Tránh làm cong, xoắn
- Kẹp chặt dòn ngang lên êtô. thanh thước Tháo khớp nối. - Đưa đệm, đòn ngang ra. 7 Kẹp hộp lái lên êtô. Ê tô hàm mềm, clê
Chọn vị thích hợp, tránh hư vòng 42, kẹp hỏng thân thước chuyên dùng. - Nới lỏng và tháo đai ốc hãm ra. lOMoARcPSD| 36443508 9
Tháo đai ốc điều chỉnh độ rơ ngang Lấy Kìm nhọn
Tránh xước bạc, cong lò xo
nắp lò xo dẫn hướng thanh răng, lò và biến dạng xo dẫn hướng,
đế dẫn hướng thanh răng 10 Tháo cụm van phân phối.
Tuýp, kìm lấy phe - Dấu rõ ràng -
Nới lỏng hai đai ốc cố định trục chuyên dùng - Tránh mất phe gài với vỏ - Đặt vào khay (hoặc phe gài) -
Tháo trục chính cùng cụm van. -
Tháo vòng đệm làm kín ra. -
Đánh dấu vị trí lên thân van điều khiển
cùng bộ van điều khiển 11
- Kẹp van phân phối lên êtô. Êtô, tuýp - Đặt vào Đặt vào khay khay - Tháo đai ốc điều chỉnh ra. 12 Tháo gối đỡ Tuýp
Tránh hư hỏng phốt dầu bạc, vòng làm kín đầu xylin. 13 Tay Đặt vào khay Lấy thanh răng ra khỏi vỏ lOMoARcPSD| 36443508 14
Vệ sinh và đồng bộ chi tiết Dầu, dẻ lau Vệ sinh sạch sẽ III
LẮP: Thực hiện ngược bước tháo 1
Bôi dầu vào chi tiết khi lắp phốt, roan Bình xịt dầu
Lắp đúng chiều phốt, tránh xước trục, rách phốt
Chú ý dấu trên ốc hãm với thanh đòn Tay Đúng dấu cuối. CÂU HỎI ÔN TẬP 1.
Nêu công dụng và cấu tạo của hệ thống lái? 2.
Nêu các kết cấu và thông số ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống lái? 3.
So sánh hệ thống lái thường không có trợ lực với hệ thống lái có trợ lực? 4.
Các thông số nào ảnh hưởng đến độ rơ vành tay lái? Nêu phương pháp kiểm tra độ rơvành tay lái? 5.
Trình bày phương pháp kiểm tra hệ thống lái trợ lực thủy lực? 6.
Nêu các hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa hư hỏng hệ thống lái?
Chương 8 BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA KHUNG GẦM, THÂN XE Ô TÔ
8.1. Khái quát về khung gầm, thân xe ô tô
8.1.1 Các loại khung gầm
Khung gầm xe hay sát xi xe ô tô là phần kết cấu dầm, chịu toàn bộ tải trọng của xe, được
bố trí dọc theo thân và nâng đỡ toàn bộ xe, đóng vai trò liên kết các cụm, hệ thống trên xe lại với
nhau thành thể thống nhất để xe có thể hoạt động linh hoạt.
Các thành phần tải trọng chính tác dụng lên xe gồm: Tải trọng tĩnh, như hàng hóa, tải trọng
của phần đầu máy, ca bin lên phần đầu khung, tải trọng bản thân xe, hệ thống truyền lực, hệ thống
treo…tác dụng lên các gối đỡ nhíp trước, sau, thanh giằng xe. Tải trọng động phát sinh ra khi xe
chạy trên đường gập ghềnh, nghiêng; khi xe chạy qua các ổ gà, xe chạy nhanh phanh xe giảm tốc
độ… Thực tế các hư hỏng gầm phần lớn do tải trọng động phát sinh khi xe di chuyển gây nên.
Do khung xe chịu các loại tải phức tạp nên vật liệu chế tạo khung xe ô tô phải là loại vật
liệu chuyên dụng, kết cấu của khung, dầm được thiết kế vừa bảo đảm tiết kiệm nguyên liệu, vừa
bảo đảm xe chịu được các loại tải trọng khi di chuyển. a. Loại khung gầm tách rời thân xe:(unibody)
Hình 8.1. Khung gầm tách rời lOMoARcPSD| 36443508
Khung gầm và thân xe chế tạo rời nhau, lắp ghép với nhau bằng bu lông có lót đệm cao su tại
một số vị trí. Các loại kết cấu khung gầm rời phổ biến:
- Khung gầm hình thang: Có hình dáng như một cái thang, kết cấu gồm hai thanh dọc dài
đóng vai trò chịu lực chính và nhiều thanh chéo ngắn ở giữa, khung gầm hình thang có khá nặng,
chịu tải và các lực tác động theo chiều dọc khi phanh xe hoặc tăng tốc tốt, việc lắp ráp, sửa chữa
và thay thế các bộ phận đơn giản. Tuy nhiên, độ chống xoắn yếu, xe ổn định kém khi quay vòng.
Hiện được sử dụng nhiều trên xe bán tải, xe tải, xe khách, xe chuyên dùng.
- Khung gầm hình xương sống: Cấu tạo gồm một ống hình trụ, mặt cắt hình chữ nhật nối
trục trước và sau; bên trong có một khoảng trống dành cho trục lái, thích hợp với những loại xe
có động cơ đặt trước và dẫn động cầu sau.
Hình 8.2. Khung gầm hình xương sống
Ưu điểm: Kết cấu đơn giản, có độ cứng, chống xoắn tốt, có khả năng thích ứng với nhiều điều
kiện địa hình, phù hợp với cho các dòng xe thể thao loại nhỏ. Tuy nhiên, việc sửa chữa trục truyền
động rất phức tạp; chi phí sản xuất cao.
- Khung gầm hình ống
Hình 8.3. Khung gầm hình ống
Được sử dụng cho sản xuất xe đua vì yêu cầu độ an toàn cao, loại khung gầm hình ống có kết
cấu vững chắc nhưng cấu tạo phức tạp, khó chế tạo, giá thành cao. Việc sử dụng nhiều các ống
hình tròn hoặc vuông, nối với các tấm pano ốp thân đặt theo các hướng khác nhau đã tạo ứng lực
lớn để chống lại sự tác động của ngoại lực xung quanh.
b. Loại khung gầm liền thân xe (body-on-frame) lOMoARcPSD| 36443508
Hình 8.4. Khung gầm liền thân xe
Khung gầm và thân xe liền khối có kết cấu như chiếc lồng, nối liền với lớp vỏ bao quanh xe
với khung gầm tạo thành một khối, định hình kiểu dáng tổng thể của chiếc xe.
Ưu điểm: Độ an toàn cao, khả năng chống xoắn, móp méo tốt; thuận tiện cho sửa chữa. Tuy
nhiên, nó có trọng lượng lớn, chi phí sản xuất cao, phù hợp với sản xuất hàng loạt.
8.1.2. Thân xe ô tô
Thân xe nằm trên khung gầm, là nền tảng để lắp đặt, cố định và liên kết tất cả bộ phận trên xe
ô tô thành khối thống nhất; định hình kết cấu bên trong và hình dạng bên ngoài của xe, đóng vai
trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho người, xe.
Có 2 loại kết cấu thân xe: Thân tách rời khung gầm và thân liền khung gầm. a.
Thân xe tách rời khung gầm:
Thân xe và khung gầm rời nhau, gắn kết nhau bằng bu lôngg + đệm cao su ở một số vị trí nhất
định. Đặc điểm: Dễ thiết kế, chế tạo và sửa chữa; ít ồn, khả năng chịu tải cao, chống xoắn tốt;
nhưng có trọng lượng lớn, trọng tâm xe cao. Được sử dụng cho xe SUV, xe bán tải, xe tải, xe chuyên dụng…
b. Thân xe và khung gầm liền khối:
Kết cấu thân xe và khung gầm liền khối; nhẹ, trọng tâm xe thấp hơn, tính ổn định cao.
Nhưng chịu tải không cao, khó chế tạo; sử dụng cho dòng xe sedan, hatchback, MPV…
8.1.3. Vật liêu chế tạo khung gầm, thân xe ô tô
Đối với nhà sản xuất xe, đảm bảo an toàn tính mạng luôn là tiêu chí hàng đầu. Do đó mục tiêu
luôn hướng đến đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe cũng như an toàn của người không may
bị xe đụng phải. Thân vỏ có khả năng hấp thụ xung lực sẽ giúp giảm tác động, nhờ đó giảm thiểu
các thương tổn cũng như nâng cao tỉ lệ sống sót nếu xảy ra va chạm mạnh. Vì vậy, lựa chọn vật
liệu chế tạo khung gầm và thân xe rất được chú trọng a. Vật liệu thép:
Thép là một loại hợp kim có thành phần chính gồm sắt và carbon, có các đặc tính như cứng,
dễ uốn, sức bền cao và giá thành tương đối thấp nên sử dụng phổ biến trong sản xuất thân vỏ ô tô.
Thành phần carbon trong thép càng cao thì thép càng cứng. Thép được sử dụng là thành phần
chính để tạo ra khung gầm, bệ máy, dầm cửa, thân xe, mui xe; bảo đảm cho xe cứng chắc, tăng
độ an toàn khi xảy ra va chạm.
b. Vật liệu nhựa:
Hình 8.5. Thân xe bằng nhựa tách rời khung gầm
Nhựa dùng sản xuất thân vỏ chính của xe là nhựa FRP (Fibre-reinforced plastic-nhựa
composite). Nhựa composite dễ tạo hình, chống biến dạng tốt, trọng lượng nhẹ. lOMoARcPSD| 36443508
Nhựa composite được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp ô tô, hàng không vũ trụ, hàng
hải, xây dựng… Hãng xe Lamborghini đã ứng dụng vật liệu composite trong sản xuất thân vỏ của
một số mẫu siêu xe của hãng.
Ngoài ra, nhiều bộ phận được làm từ nhựa dẻo khác như tay nắm cửa, dây an toàn, túi khí,
đồng hồ, bảng điều khiển, thảm sản, trần xe, ốp trang trí… c. Vật liệu nhôm:
Nhôm là loại vật liệu mới đang dần dần được sử dụng nhiều hơn trong ngành sản xuất ô tô.
Nhôm nhẹ hơn thép đến 40%, giúp cải thiện đáng kể hiệu suất vận hành của xe cũng như mức tiêu
thụ nhiên liệu. Nhôm còn có ưu điểm khó bị ăn mòn, dễ chế tạo, độ cứng khá tốt, khả năng chống
xoắn cao, giúp xe đạt được độ ổn định tốt, nhất là khi vào cua hay chạy tốc độ cao. Ưu điểm nổi
trội của nhôm là khả năng hấp thụ xung lực khi va chạm rất tốt, nên cho độ an toàn cao.
Một số mẫu ô tô có thân xe bằng nhôm như: Acura NSX, Jaguar F-Type, Mercedes Benz
SL, Audi A8, Land Rover Range Rover, Ferrari F12 Berlinetta…
d. Vật liệu cao su:
Cao su được dùng chủ yếu trong việc chế tạo lốp ô tô, là một bộ phận rất quan trọng, giúp xe
vận hành êm dịu. Sản xuất ô tô được cho là động lực thúc đẩy cho ngành công nghiệp cao su vì
có tới 75% lượng cao su tự nhiên trên thế giới được sử dụng làm lốp ô tô. e. Sợi các bon:
Được xem là loại vật liệu rất hấp dẫn trong chế tạo thân vỏ xe ô tô; tuy nhiên do giá thành của
sợi carbon cao nên loại vật liệu này chỉ được sử dụng trên những mẫu xe thể thao cao cấp. Một số
hãng sử dụng sợi carbon trong chế tạo thân vỏ xe như: Lamborghini, Bugatti, Ferrai, Mercedes- Benz…
8.2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa khung gầm xe
8.2.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng khung gầm
a. Khi xe vận hành, khung gầm có tiếng ồn
Hiện tượng: Khi hoạt động, nghe tiếng ồn khác thường ở cụm khung gầm xe; tốc độ càng cao tiếng ồn càng tăng.
Nguyên nhân: Khung gầm nứt, gãy hoặc cong xoắn hoặc đứt; lỏng đinh tán; các tấm ke góc
đa giác nứt, gãy hoặc lỏng đinh tán.
b. Xe chạy không ổn định
Hiện tượng: Xe chạy quỹ đạo không ổn định; thùng hoặc thân xe rung lắc
Nguyên nhân: Khung xe cong, xoắn hoặc đứt gãy hoặc lỏng đinh tán một số vị trí.
8.3.2. Quy trình kiểm tra, sửa chữa khung gầm a. Tháo khung xe:
Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc: -
Bộ dụng cụ tháo, lắp. -
Chọn khu vực thoáng, phẳng, sạch.
Rửa sạch khung gầm và xe: -
Rửa trong, ngoài xe bằng bơm nước áp suất cao; thổi sạch bằng khí nén.- Đưa xe
vào vị trí, chèn, kê bánh xe chắc chắn. lOMoARcPSD| 36443508
Bước 1: Tháo các bộ phận khỏi khung gầm xe -
Tháo trang bị điện, các bộ phận nối với vỏ xe; tháo ghế nệm. -
Tháo động cơ, hệ thống truyền lực và cầu xe khỏi xe.
Bước 2: Làm sạch và kiểm tra khung gầm xe -
Dùng bàn chải, khí nén làm sạch khung gầm; kiểm tra ngoài khung gầm xe. -
Dùng búa, đèn soi, kính phóng đại… kiểm tra nứt, gãy, hỏng của dầm ngang, dọc;
kiểm tra các mối ghép hàn, đinh tán của khung gầm.
Bước 3: Sửa chữa khung gầm xe -
Định dạng khung gầm, thân xe trước khi sửa chữa. -
Uốn, nắn, phục hồi hình dạng khi gia công hàn, tán đinh các liên kết. -
Vết nứt trên dầm thép dày:
+ Khoan lỗ đường kính từ 8-10 mm ở tất cả các điểm đầu, cuối của vết nứt nhằm chặn nứt khi
hàn, tán lại dầm. Nếu nhìn không rõ, có thể dùng dầu và bột phấn để định vị nó.
+ Dùng máy mài tay để cắt đường chữ V bề rộng khoảng 3-5 mm trước khi hàn. Hàn một mặt
trước, sau đó mài tiếp chữ V vào mặt còn lại và hàn lấp đầy lỗ hổng. -
Lỗ bu lôngg nứt: Khoan chặn vết nứt trước khi hàn. Hàn lấp đầy lỗ từ chu vi ngoài
dần vàotrong cho đến khi đầy lỗ bu lôngg; mài nhẵn phẳng lỗ hàn, khoan lỗ mới theo đúng kích thước bu lôngg. -
Xử lý đinh tán hỏng, lỏng:
+ Dùng búa gõ nhẹ lên đầu đinh tán để xác định độ chặt bằng âm thanh hay cảm giác.
+ Tháo đinh tán bị lỏng: Dùng đột nhọn đột chính giữa tán đinh lỗ nhỏ để định vị mũi khoan;
dùng máy khoan lấy đinh tán hỏng ra.
+ Những đinh tán lỏng, đứt phải thay thế đinh tán mới bằng phương pháp tán nóng.
+ Những vị trí không thể tán lại đinh: Khoan rộng lỗ đinh tán; dùng bu lông lắp chặt có đệm tự hãm thay đinh tán -
Khung gầm bị cong vênh quá giới hạn: Phải nắn hết cong vênh trước khi sửa chữa tiếp.
Những vị trí nứt nhẹ có thể hàn vá miếng táp lên dầm thép
- Làm sạch, sơn chống rỉ, chống ồn sau khi gia công.
b. Lắp ráp các cụm lên khung gầm: -
Quy trình ráp ngược quy trình tháo. -
Lắp ráp xong, chạy thử, xác định chất lượng sau sửa chữa.
8.2.2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng thân xe
a. Khi xe vận hành, thân xe có tiếng ồn, rung lắc
Hiện tượng: Khi hoạt động, thân xe phát ra tiếng ồn khác thường; tốc độ càng cao tiếng ồn càng tăng.
Nguyên nhân: Các vị trí kết nối thân xe với khung gầm bị lỏng, nứt, gãy hoặc các mối hàn
trong thân xe nứt, lỏng đinh tán; các tấm ke góc đa giác nứt, gãy hoặc lỏng đinh tán.
b. Xe chạy không ổn định, rung, ồn lOMoARcPSD| 36443508
Hiện tượng: Xe chạy quỹ đạo không ổn định, thân xe rung lắc
Nguyên nhân: Xe khung - thân xe liền khối có dầm chính bị cong xoắn hoặc đứt gãy hoặc do
xe bị lật nghiêng hoặc thường xuyên di chuyển trên đường xấu, nhiều ổ gà.
Khung và thân xe bị mục một do sử dụng lâu nhưng ít bảo dưỡng; thân xe bị móp méo, biến dạng do va chạm.
8.2.3. Một số giải pháp phục hồi vết lõm trên thân xe
a. Vết lõm trên chi tiết nhựa:
Một số chi tiết trên xe bằng nhựa (cản trước, sau, dè xe…) khi va chạm để lại vết lõm. Do tính
chất của nhựa: khi gặp nhiệt độ cao, nhựa mền và dễ uốn ép định hình; đang nóng, gặp lạnh đột
ngột thì nhựa co và trở lại hình dạng ban đầu. Dựa vào tính chất này, ta có thể sử dụng phương
pháp gia nhiệt cho phần nhựa bị lõm, kết hợp làm lạnh đột ngột nhựa hoặc dùng dụng cụ, tay ép
đẩy (chỗ có thể tạo được lực đẩy) hoặc dùng đầu hút chân không, keo silicol nhiệt dính vào phần
nhựa lõm vào dụng cụ kéo phần nhựa, phục hồi lại hình dạng.
Nguồn gia nhiệt nóng nhựa: Máy xấy tóc hoặc nước sôi. Không nên dùng khò ga vì nguồn
nhiệt này cao, dẽ làm tan cháy nhựa..
Nguồn nhiệt lạnh: Nước đá lạnh, bình xịt lạnh hay đá khô.
Hình 8.7. Phục hồi vết lõm trên chi tiết nhựa xe ô tô Trình tự tiến hành:
- Khi dùng máy sấy tóc gia nhiệt: Bật máy sấy ở chế độ cấp nhiệt cao; duy trì vòi thổi
cáchtấm nhựa từ 10 ÷15 cm. Thổi hơi nóng quanh chu vi vết móp trước và dần đều trên toàn bộ
diện tích, thời gian từ 2 ÷ 5 (phút), tùy theo diện tích cần nung nóng và công suất máy sấy. Dùng
tay và dụng cụ ép hoặc dùng chụp hút kính chân không kéo phần nhựa lõm về vị trí ban đầu.
- Vết lõm không có thế ép nhựa ra:
+ Nếu diện tích móp nhỏ, ngay sau khi gia nhiệt xong, dùng nước đá lạnh hoặc đá khô hoặc
bình xịt, đưa nhiệt lạnh vào, vết lõm sẽ bị kéo trở lại hình dạng ban đầu.
+ Nếu vết lõm lớn: Có thể dùng keo silicol nhiệt dính phần nhựa móp với các chụp rút (nhựa,
cao su…). Sau đó dùng máy sấy tóc gia nhiệt nhựa, kết hợp dụng cụ kéo, rút dần đều nhựa móp trở lại nguyên dạng.
b. Vết lõm trên bề mặt kim loại: lOMoARcPSD| 36443508
Hình 8.8. Phục hồi vết lõm trên chi tiết kim loại
Có thể xử lý vết lõm không sâu, không rách trên bề mặt kim loại bằng cách gia nhiệt, tạo
lạnh đột ngột để cho kim loại co trở về hình dạng ban đầu giống như với bề mặt nhựa lõm, móp
nêu trên hoặc có thể áp dụng các cách sau: -
Dùng chụp hút kính chân không hoặc bộ dụng cụ rút tôn dùng keo silicol tạo kết
dính với mảng tôn bị lõm, kết hợp gia nhiệt bằng máy sấy tóc, nước sôi vừa phải, từ từ kéo để trả
lại hình dạng ban đầu. -
Nếu sau khi gia nhiệt dùng đá khô làm lạnh đột ngột: Phải lót lớp giấy bạc vào khu
vựclõm trước khi đưa đá khô vào nhằm tránh sự lạnh đột ngột quá mức, làm hư sơn xe.
Hình 8.9. Phục hồi vết lõm bằng keo nhiệt với dụng cụ chuyên dùng -
Dùng máy chân khôn và phễu: Phễu chân không gắn kín vào đầu ống máy hút chân
không;sau đó chụp phễu kín vào vết lõm trên xe. Dùng máy hút chân không hút chân không phễu
chụp kéo dần kim loại lõm, móp trở lại hình dáng ban đầu.
Là phương pháp hay, hiệu quả cao nhưng cần thiết kế phễu chụp sao cho đa năng và làm kín
tốt khi chụp vào vết lõm trên xe khi hút, kéo.
8.2.4. Quy trình kiểm tra, sửa chữa thân xe, loại khung thân liền khối
Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc: -
Bộ dụng cụ tháo, lắp. -
Chọn khu vực thoáng, phẳng, sạch.
Rửa sạch khung gầm, thân xe. -
Rửa trong, ngoài xe bằng bơm nước áp suất cao; thổi sạch bằng khí nén. -
Đưa xe vào vị trí, chèn, kê bánh xe chắc chắn..
Bước 1: Tháo các bộ phận khỏi khung gầm, thân xe -
Tháo trang bị điện, các bộ phận nối với vỏ xe; tháo ghế nệm. lOMoARcPSD| 36443508 -
Tháo động cơ, hệ thống truyền lực và cầu xe khỏi xe.
Bước 2: Làm sạch và kiểm tra khung gầm, thân xe -
Dùng bàn chải, khí nén làm sạch khung gầm; kiểm tra ngoài khung gầm xe. -
Dùng búa, đèn soi, kính phóng đại… kiểm tra nứt, gãy, hỏng của dầm ngang, dọc;
kiểm tra các mục mọt, hư hỏng của các mối ghép hàn, đinh tán.
Bước 3: Gò, hàn, uốn nắn, sửa chữa thân xe theo trình tự: -
Xác định các bề mặt bị biến dạng, xước, vỡ; phục hồi hình dạng khung, thân xe bị
biếndạng bằng dưỡng, cữ hay thiết bị.
+ Với phần vỏ xe bị biến dạng nặng như: móp méo, lõm vào hay lồi ra, dùng búa hoặc dùng
máy hàn rút tôn phục hồi vết lồi, lõm.
+ Trường hợp móp méo, biến dạng nặng hay xe mòn lốp không đều: Phải dùng thiết bị nắn
khung chuyên dùng, khử hết xoắn khung gầm xe. -
Thay thế các tấm vỏ xe ô tô không thể phục hồi được. -
Uốn, nắn, phục hồi hình dạng trước khi gia công hàn, tán đinh các liên kết. A
Hình 8.6. Thiết bị nắn khung chuyên dùng
Bước 4: Sơn bề mặt thân xe. Tiến hành trong phòng sơn sấy, theo quy trình: -
Chà nhám thân vỏ; sơn lót chống rỷ réc, ăn mòn; sơn chống ồn chi tiết có diện tích
lớn như cánh cửa, nắp ca bô, trến xe, tấm thưng hông xe và gầm xe. -
Chà, mài ma tít lên những vị trí lõm lấy lại bề mặt phẳng cho thân xe. -
Chà nhám nhám, lau bề mặt; sơn lót, tạo độ mịn và độ bóng cho lớp sơn phủ. -
Sấy khô sơn lót; sau đó chà nhám sơn lót. -
Sơn phủ bằng súng phun sơn chuyên dụng nhiều lần, nhiều lớp. -
Sấy khô và đánh bóng bề mặt sơn.
8.2.5. Sơn phục hồi xe.
Sơn phục hồi xe là toàn bộ công việc phục hồi lại màu sắc bề mặt ngoài, sơn phủ gầm nhằm
chống rỉ, chống rung, ồn gầm và các bề mặt có diện tích lớn (mặt trong cánh cửa, mặt dưới nắp lOMoAR cPSD| 36443508
ca bô, mặt dưới trần xe, gầm xe) sau khi thân xe đã được phục hồi lại hình dáng ban đầu. a. Sơn phủ gầm xe
Gầm xe thường phải chịu tác động từ các tác nhân gây hại như: nước, hoá chất, dầu mỡ, mưa
axit. Sau sửa chữa gầm, vỏ xe, lớp sơn phủ gầm bị bong tróc; những vị trí phải gò, gia nhiệt lại
được sơn phủ lại, giúp ngăn chặn hơi ẩm hay nước từ môi trường xâm nhập và hạn chế ăn mòn
các bộ phận kim loại gầm xe. Nhờ lớp phủ các chi tiết, gầm xe được bảo vệ giúp tăng tuổi thọ,
hạn chế các hư hỏng, giảm chi phí bảo dưỡng và thay thế.
Thành phần sơn phủ gầm chủ yếu là cao su non, giúp hạn chế tiếng ồn và cách âm cho gầm
xe. Tuỳ theo số lượng và độ dày lớp phủ mà khả năng tiêu âm, giảm ồn từ 10 ÷ 20%.
Mùa hè, mặt đường có thể nóng lên 50 ÷ 600C; nhiệt từ mặt đường sẽ hấp thụ trực tiếp vào
trong xe qua gầm, khiến nhiệt độ trong xe tăng cao. Các nhà sản xuất đã gia tăng vật liệu cách
nhiệt trong lớp sơn phủ, hạn chế hấp thụ nhiệt từ mặt đường đáng kể.
Lớp sơn phủ cũng hạn bám nước, bùn đất, tạp chất… nên vệ sinh làm sạch gầm xe trở nên dễ dàng hơn.
Quy trình sơn phủ gầm phức tạp, tỉ mỉ, gồm các bước:
Bước 1: Kích nâng xe, kiểm tra tổng quan gầm xe.
Bước 2: Tháo bánh xe, chắn bùn, ốp gầm và các chi tiết phụ.
Bước 3: Vệ sinh gầm: Thổi khí nén; dùng giẻ lau khô bề mặt sơn.
Bước 4: Che chắn cho thân vỏ, các đường dẫn nhiên liệu, đường ống xả, lỗ bắt vít, bình nhiên
liệu, giắc điện bằng băng dính.
Bước 5: Sơn phủ gầm, các hốc bánh xe. Phun nhiều đợt, phun cách nhau 10 phút/đợt.
Bước 6: Kiểm tra và dặm lại những chỗ chưa phun.
Bước 7: Lắp lại các bộ phận như bánh xe, chắn
bùn,… Bước 8: Vệ sinh xe; kiểm tra xe lần cuối. b.
Sơn dặm xóa xước
Sơn dặm là giải pháp nhằm khắc phục những vết trầy xước nhỏ hoặc những vết trầy xước
này chỉ tập trung vào một khu vực nhỏ. Phương pháp này chi phí thấp, tốn ít thời gian. Tuy
nhiên, công nhân phải có kỹ năng cao về pha màu và phun sơn mới đảm bảo được sự cân bằng
màu của lớp sơn cũ và mới.
c. Sơn quây phục hồi
Sơn quây phục hồi là sơn mới lại toàn bộ chiếc xe, áp dụng cho những xe bị trầy xước nặng
tại nhiều vị trí khác nhau. Khi sơn quây, có thể lựa chọn màu sơn gốc của xe hoặc là sơn đổi
màu tương tự cho phép. Phương pháp này có quy trình rất phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao và
tốn nhiều thời gian hơn. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu khái quát kết cấu các loại khung gầm rời thân xe? Ưu nhược điểm của từng loại?
2. Trình bày vật liêu chế tạo khung gầm, thân xe ô tô? Ưu, nhược của từng loại vật liệu?
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa khung gầm xe?
4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng thân xe?
5. Nêu quy trình kiểm tra, sửa chữa thân xe, loại khung thân liền khối?
6. Một số giải pháp phục hồi vết lõm trên thân xe? lOMoAR cPSD| 36443508
7. Quy trình kiểm tra, sửa chữa thân xe loại khung thân liền khối?