Bài giảng Đề tài : Các hình thái ý thức xã hội ý thức đạo đức và ý thức thẩm mỹ học phần Triết học Mac-Lênin
Bài giảng Đề tài : Các hình thái ý thức xã hội ý thức đạo đức và ý thức thẩm mỹ học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36517948 ĐỀ TÀI:
CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI: Ý THỨC ĐẠO ĐỨC VÀ Ý THỨC THẨM MỸ I. Khái quát 1. Ý thức xã hội
2. Các hình thái ý thức xã hội
II. Ý thức đạo đức 1. Khái niệm 2. Kết cấu 3. Nguồn gốc 4. Đặc điểm 5. Vai trò
6. Hiện trạng, giải pháp 7. Ví dụ
III. Ý thức nghệ thuật/thẩm mỹ 1. Khái niệm 2. Kết cấu 3. Nguồn gốc 4. Đặc điểm 5. Vai trò 6. Ví dụ IV. Phần giao lưu
I. KHÁI QUÁT 1. Ý thức xã hội
- Là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng để giải quyết vấn
đềcơ bản của triết học trong lĩnh vực xã hội.
- Là xã hội tự nhận thức về mình, về sự tồn tại xã hội của mình và về hiện thựcxung quanh mình.
- Là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành của văn hóa tinhthần của xã hội. lOMoARc PSD|36517948
2. Hình thái ý thức xã hội
- Thể hiện các phương thức nắm bắt khác nhau về mặt tinh thần đối với hiệnthực xã hội
- Ý thức xã hội tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau bao gồm: + Ý thức chính trị + Ý thức pháp quyền + Ý thức đạo đức
+ Ý thức thẩm mỹ (hay ý thức nghệ thuật) + Ý thức tôn giáo
+ Ý thức lý luận (hay ý thức khoa học) + Ý thức triết học
II. Ý THỨC ĐẠO ĐỨC 1. Khái niệm
- Quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, công bằng,hạnh phúc, v.v.
- Quy tắc đánh giá, những chuẩn mực điều chỉnh hành vi cùng cách ứng xửgiữa
các cá nhân với nhau và giữa các cá nhân với xã hội. 2. Kết cấu
Bao gồm hệ thống những tri thức về giá trị và định hướng giá trị đạo đức; những
tình cảm và lý tưởng đạo đức, trong đó tình cảm đạo đức là yếu tố quan trọng nhất,
bởi vì, nếu không có tình cảm đạo đức thì tất cả những khái niệm, những phạm trù
và tri thức đạo đức thu nhận được bằng con đường lý tính không thể chuyển hóa
thành hành vi đạo đức. 3. Nguồn gốc
- Quan niệm mácxít về nguồn gốc của đạo đức:
Quan niệm khoa học về nguồn gốc của đạo đức là quan niệm của chủ nghĩa
Mác - Lênin. Mác, Ăngghen đã quan niệm đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống
xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử. Ph. Ăngghen viết: “Con người dù tự giác
hay không tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những
quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là từ những quan
hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và trao đổi”.
Bàn về vai trò của lao động đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của xã hội
loài người, Mác, Ăngghen cho rằng “lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn
bộ đời sống loài người”. Xuất phát từ con người thực tiễn, hai ông đi đến quan niệm
về phương thức sản xuất quyết định đối với toàn bộ các hoạt động của con người, xã
hội loài người. Trong “Lời tựa” của tác phẩm “Góp phần phê phán chính trị - kinh tế lOMoARc PSD|36517948
học”, Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá trình sinh
hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết
định sự tồn tại của họ; trái lại chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của
họ” (Mác, Ăngghen toàn tập, T13, NXBCTQG H1993, tr 15). Luận điểm này chính
là chìa khóa để khám phá tất cả các hiện tượng xã hội trong đó có đạo đức.
Như vậy, với tư cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức là sản phẩm của những
điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, của cơ sở kinh tế. “Xét cho cùng, mọi học
thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của
xã hội lúc bấy giờ” (Mác, Ăngghen toàn tập, T20, NXBCTQG, H1994, tr 137). 4. Đặc điểm:
Với tính cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức mang bản chất xã hội:
- Nội dung của đạo đức là do hoạt động thực tiễn và tồn tại xã hội quyết định.
- Nhận thức xã hội đem lại các hình thức cụ thể của phản ánh đạo đức, làm
chođạo đức, tồn tại như một lĩnh vực độc lập về sản xuất tinh thần của xã hội.
- Sự hình thành, phát triển, hoàn thành bản chất xã hội của đạo đức được quiđịnh
bởi trình độ phát triển và hoàn thiện của thực tiễn và nhận thức xã hội của con người.
Nói cách khác, nội dung khách quan của các quan niệm, quan điểm, các nguyên tắc,
các chuẩn mực đạo đức chính là biểu hiện của trạng thái, một trình độ phát triển nhất
định của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, của cơ sở kinh tế.
Sự phát triển của hình thái ý thức đạo đức không tách rời sự phát triển của xã hội,
phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng các quy tắc điều chỉnh hành vi của con người.
Sự tự ý thức của con người về lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, danh dự, v.v.
nói lên sức mạnh của đạo đức, đồng thời cũng là biểu hiện bản chất xã hội của con
người. Với ý nghĩa đó, sự phát triển của ý thức đạo đức là nhân tố biểu hiện sự tiến bộ của xã hội.
- Tính thời đại
Tính qui định của thời đại đối với đạo đức cho ta quan niệm khoa học về loại
hình đạo đức. Mặc dù đạo đức có qui luật vận động nội tại, có sự kế thừa, có sự lệch
pha nào đó đối với cơ sở sản sinh ra nó nhưng về căn bản, tương ứng với một chế độ
kinh tế, mỗi phương thức sản xuất và do đó mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một hình
thái đạo đức nhất định. Đạo đức nguyên thủy, đạo đức chiếm hữu nô lệ, đạo đức
phong kiến, đạo đức tư sản và sau đó, đạo đức Cộng sản chủ nghĩa là những thời đại
tiến triển dần dần của đạo đức nhân loại. - Tính dân tôc ̣
Coi đạo đức như là một hình thái ý thức xã hội, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa
Mác đã đặt cơ sở khoa học cho việc luận chứng tính dân tộc của đạo đức. Là một
hình thái ý thức xã hội, ý thức đạo đức vừa bị quy định bởi tồn tại xã hội, vừa chịu lOMoARc PSD|36517948
ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác (chính trị, triết học, nghệ thuật, tôn
giáo …). Tổng thể những nhân tố ấy trong mỗi dân tộc là sự khác biệt nhau, làm
thành cái mà ngày nay chúng ta gọi là bản sắc dân tộc. Bản sắc ấy được phản ánh
vào đạo đức nên tính độc đáo của các quan niệm, các chuẩn mực, cách ứng xử đạo
đức, nghĩa là tạo nên tính độc đáo trong đời sống đạo đức của mỗi dân tộc. Nhìn nhận
tính độc đáo và sự khác biệt ấy về mặt dân tộc trong cặp khái niệm cơ bản của đạo
đức, cặp khái niệm thiện-ác, Ph. Ăngghen chỉ ra sự biến đổi của chúng qua các thời
đại và dân tộc. Ông viết: “Từ dân tộc này sang dân tộc khách, từ thời đại này sang
thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng
thường trái ngược hẳn nhau”.
- Tính giai cấp: Khi xã hội xuất hiện giai cấp thì ý thức đạo đức hình thành và
phát triển như một hình thái ý thức xã hội riêng.
Trong xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp, mỗi giai cấp có vai trò, địa vị
khác nhau trong hệ thống kinh tế, xã hội và do đó mà họ có các lợi ích khác và đối
nghịch nhau. Đạo đức với tư cách là hình thái ý thức xã hội đã phản ảnh và khẳng
định lợi ích của mỗi giai cấp. Ý thức đạo đức giúp mỗi giai cấp hiểu được lợi ích của
nó, hiểu được những cách thức, biện pháp bảo vệ và khẳng định lợi ích giai cấp. Mặt
khác, mỗi giai cấp đều sử dụng đạo đức của mình như là công cụ bảo vệ lợi ích của
mình. Như vậy, tính giai cấp của đạo đức là sự phản ánh và sự thể hiện lợi ích của
các giai cấp. Tính giai cấp của đạo đức là biểu hiện đặc trưng của bản chất xã hội của
đạo đức trong xã hội có giai cấp.
Mỗi giai cấp có những lợi ích riêng đó nó cũng có những quan niệm đạo đức, hệ
thống đạo đức riêng. Những hệ thống đạo đức này có sự tác động khác nhau, triệt
tiêu nhau (nêu đối kháng), do đó mà tác động hoặc tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát
triển và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, hệ thống đạo đức được áp đặt cho toàn xã hội bao
giờ cũng là hệ thống đạo đức của giai cấp thống trị, mặc dù, trong cuộc sống hàng
ngày, mỗi giai cấp vẫn ứng xử theo những lợi ích trực tiếp của mình.
Giai cấp nào trong xã hội đang đi lên thì giai cấp đó sẽ đại diện cho xu hướng
đạo đức tiến bộ trong xã hội. Ngược lại, giai cấp đang đi xuống, lụi tàn hoặc phản
động đại diện cho xu hướng đạo đức suy thoái.
- Tính nhân loại
Tuy nhiên, từ xưa đến nay, trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, ở các
hệ thống đạo đức khác nhau, vẫn có những yếu tố chung mang tính toàn nhân loại.
Đó là những quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh hành vi của con người, nhằm duy trì
trật tự xã hội hiện hành và các sinh hoạt thường ngày của con người trong cộng đồng
xã hội. Những quy tắc chung mang tính toàn nhân loại này đã từng tồn tại từ rất lâu, lOMoARc PSD|36517948
và chắc chắn sẽ còn tồn tại lâu dài cùng với sự tồn tại của con người suốt trong lịch
sử nhân loại. 5. Vai trò, chức năng của đạo đức
- Chức năng điều chỉnh hành vi: Đạo đức đòi hỏi từ tối thiểu đến tối đa đối vớicác hành vi cá nhân.
+ Phương thức điều chỉnh là bằng dư luận xã hội và lương tâm. Những chuẩn
mực đạo đức bao gồm cả chuẩn mực ngăn cấm và cả chuẩn mực khuyến khích.
+ Mục đích điều chỉnh: bảo đảm sự tồn tại và phát triển xã hội bằng tạo nên quan
hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân theo nguyên tắc hài hòa lợi ích cộng đồng và cá nhân
(và khi cần phải ưu tiên lợi ích cộng đồng).
+ Đối tượng điều chỉnh: Hành vi cá nhân (trực tiếp) qua đó điều chỉnh quan hệ
cá nhân với cộng đồng (gián tiếp).
+ Cách thức điều chỉnh được biểu hiện: Lựa chọn giá trị đạo đức; xác định chương
trình của hành vi bởi lý tưởng đạo đức; xác định phương án cho hành vi chuẩn mực
đạo đức; tạo nên động cơ của hành vi bởi niềm tin, lý tưởng, tình cảm của đạo đức,
kiểm soát uốn nắn hành vi bởi dư luận xã hội.
- Chức năng giáo dục: Con người sinh ra bắt gặp hệ thống đạo đức của xã hội.Hệ
thống ấy tác động đến con người và con người tác động lại hệ thống. Hệ thống đạo
đức do con người tạo ra, nhưng sau khi ra đời hệ thống đạo đức tồn tại như là cái
khách quan hoá tác động, chi phối con người.
Xã hội có giai cấp hình thành và tồn tại nhiều hệ thống đạo đức mà các cá nhân
chịu sự tác động. Ở đây, môi trường đạo đức: tác động đến đạo đức cá nhân bằng
nhận thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Nhận thức đạo đức để chuyển hoá đạo đức
xã hội thành ý thức đạo đức cá nhân. Thực tiễn đạo đức là hiện thực hoá nội dung
giáo dục bằng hành vi đạo đức. Các hành vi đạo đức lặp đi lặp lại trong đời sống xã
hội và cá nhân làm cả đạo đức cá nhân và xã hội được củng cố, phát triển thành thói
quen, truyền thống, tập quán đạo đức.
- Chức năng nhân thức: Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có ̣
chức năng nhận thức thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội. Sự nhận thức của đạo đức có đặc điểm:
+ Hành động đạo đức tiếp liền sau nhận thức giá trị đạo đức.
+ Nhận thức của đạo đức là quá trình vừa hướng ngoại và hướng nội (tự nhận thức).
- Vai trò của đạo đức và ý thức đạo đức trong sự phát triển xã hội:
+ Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con người,
đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân
và cộng đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội, người ta ai cũng phải suy nghĩ về lOMoARc PSD|36517948
những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cách thức và phương tiện hoạt
động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát
triển của chính mình và cộng đồng.
+ Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người suy cho cùng nhân tố kinh
tế là cái chủ yếu quyết định. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa cái “chủ yếu” này thành
cái “duy nhất” thì sẽ dẫn tư duy và hành động đến những lầm lạc đáng tiếc. Sự tiến
bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò của đạo đức. Và khi xã
hội loài người có giai cấp, có áp bức, có bất công, chiến đấu cho cái thiện đẩy lùi cái
ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở thành chất men, thành động lực kích thích,
cổ vũ nhân loại vượt lên, xốc lên. Đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là
động lực để phát triển xã hội.
6. Hiên trạng và giải pháp ̣
Hiện nay, chúng ta đang sống trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng và toàn cầu hóa, cho nên con người chịu sự tác động và ảnh
hưởng không nhỏ của nhiều loại đạo đức khác nhau. Bên cạnh việc kế thừa và duy
trì các giá trị tốt đẹp của đạo đức truyền thống của dân tộc, chúng ta cũng đang phải
đối mặt với không ít những yếu tố tiêu cực, đối lập với các giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc, đó là thói ích kỷ, tính thực dụng, lòng tham lam, tất cả vì đồng
tiền, không trung thực, thiếu lý tưởng, sống gấp,... Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay,
nhiệm vụ giáo dục các giá trị đạo đức lành mạnh, tiến bộ là nhiệm vụ hết sức quan
trọng, nhất là đối với thế hệ trẻ. 7. Ví dụ
- Ý thức đạo đức trong kinh doanh
Kinh doanh là ngành nghề đặc thù, cũng có những hệ thống chuẩn mực riêng,
tính thực dụng, ưu tiên hiệu quả kinh tế được coi là tính chất cần có, có lợi trong kinh
doanh. Tuy nhiên, khi áp dụng những phẩm chất này trong y tế hay giáo dục hay
những quan hệ xã hội khác như mối quan hệ bố mẹ con cái thì sẽ trở thành những
điều xấu bị xã hội chỉ trích. Không phải vì thế mà nghề kinh doanh được phép dung
túng cho những ngoại lệ nào mà ngành còn đặc biệt có những quy chuẩn đạo đức riêng.
Bởi vì quyền lợi của ngành kinh doanh không chỉ nằm ở những thương nhân,
người làm kinh tế mà còn liên quan trực tiếp đến người dân vì thế, kinh doanh vì thế
chịu sự chi phối rất lớn bởi hệ giá trị và những chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
+ Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ
lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong lOMoARc PSD|36517948
chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế,
không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm.
+ Tôn trọng con người: Đối với cộng sự, nhân viên, phải tôn trọng, bình đẳng;
đối với khách hàng, cần tôn trọng yêu cầu, sở thích; đối với đối thủ cạnh tranh, cần
+ Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng
hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
+ Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
Trên thị trường hiện nay, mặc dù vấn đề thực phẩm bẩn đã có những chế tài xử
phạt mạnh tay, tuy nhiên thực phẩm bẩn vẫn trôi nổi trên thị trường, thậm chí xâm
nhập vào trong trường học, xí nghiệp, gây ra những vụ ngộ độc, làm người dân hoang
mang cho chính sức khỏe của con em, người thân trong gia đình mình. Chỉ vì những
lợi ích nhỏ trước mắt mà hàng loạt những vụ việc như “hô biến thịt heo thành thịt
bò”, “măng tắm hóa chất”, “chuối xanh chín ngay trong 3 ngày”, “rau muống tưới
nhớt thải”,... Chính những bất cập của thực phẩm bẩn đã làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh,
giảm sức lao động, học tập, kiềm hãm sức tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội, làm
gia tăng nỗi bất an của người dân, sâu xa hơn còn ảnh hưởng đến chất lượng duy trì
và phát triển nòi giống.
- Ý thức đạo đức nghề nhà giáo:
Giáo dục tức là giải phóng. Mỗi quốc gia đều cần hoàn thiện nền giáo dục của
mình để đào tạo ra những lớp măng mới để kiến thiết và phát triển đất nước. Vì thế,
những người làm nghề nhà giáo có vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo, dẫn dắt
những mầm non tương lai của đất nước. Riêng về ý thức đạo đức của nghề nhà giáo,
Nhà nước đã có những quy định rất rõ ràng về đạo đức nghề nhà giáo.
Thông tư 30/2009 BGDDT quy định 5 tiêu chí và 25 tiêu chuẩn về nghề nghiệp
giáo viên trung học. trong đó Tiêu chuẩn 1 quy định:
+ Tiêu chí 2 quy định về đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy
học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ
chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà
giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.
+ Tiêu chí 3 quy định về cách ứng xử với học sinh: Thương yêu, tôn trọng, đối
xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
+ Tiêu 4 quy định về cách ứng xử với đồng nghiệp: Đoàn kết, hợp tác, cộng tác
với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
=> Có thể thấy mỗi ngành nghề đều phải tôn trọng những quy chuẩn đạo đức
chung của xã hội và những giá trị đạo đức riêng của từng ngành nghề đó. Ý thức lOMoARc PSD|36517948
đạo đức phát triển song song và là điều kiện cần để phát triển kinh tế, cơ sở vật chất.
II. Ý THỨC NGHỆ THUẬT/ Ý THỨC THẨM MỸ 1. Khái niệm
- Ý thức thẩm mĩ là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong quan
hệvới nhu cầu thưởng thức và sáng tạo Cái Đẹp. Trong các hình thức thưởng thức và
sáng tạo Cái Đẹp thì nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ.
- Nếu khoa học và triết học phản ánh thế giới bằng khái niệm, bằng phạm trù
vàquy luật, thì nghệ thuật không phản ánh thế giới một cách trực tiếp mà thông qua
các hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật là sự nhận thức, sự lĩnh hội cái
chung trong cái riêng; là sự nhận thức cái bản chất trong các hiện tượng, cái phổ biến
trong cái cá biệt nhưng mang tính điển hình. Là sự biểu hiên, phản ánh cuộ c ̣ sống
của con người, phản ánh thế giới thông qua các giá trị nghê thuậ t, các hìnḥ tượng
nghê thuậ t hay “tư duy trong các hình tượng” - Hêghen.̣ 2. Kết cấu:
Ý thức thẩm mĩ bao gồm: cảm xúc, thị hiếu, quan điểm, lý tưởng thẩm mỹ. Nó
tồn tại ở tất cả hoạt động trong đời sống thường ngày của con người, đặc biệt là lĩnh vực sáng tạo. 3. Nguồn gốc
- Ý thức nghệ thuật hay ý thức thẩm mỹ hình thành rất sớm, từ trước khi xã
hộicó sự phân chia giai cấp, cùng với sự ra đời của các hình thái nghệ thuật. Quá
trình hình thành nghệ thuật gắn liền với lao động của con người, với thực tiễn xã hội.
- Những dấu vết đầu tiên của nghệ thuật đã xuất hiện từ thời nguyên thủy khicon
người đã biết sản xuất những công cụ bằng đá, bằng xương, bằng sừng,.. Hay ghi lại
những gì mình quan sát được trong cuộc sống hàng ngày lên các vách đá, là tiền thân
của nghệ thuật vẽ tranh sau này. 4. Đặc điểm
- Nảy sinh trong quá trình lao động và phát triển cùng trong sự gắn bó với
hoạtđộng sản xuất của con người, không bao giờ tách khỏi sự tồn tại của xã hội. Khi
con người tạo ra sản phẩm, con người sẽ hài lòng vì nó thỏa mãn nhu cầu vật chất
cũng như cho họ niềm vui, khoái cảm bởi tài nghệ của mình. Tuy nhiên, mọi sự phát
triển của thẩm mỹ đều do điều kiện xã hội quy định. Như C.Mác đã từng nói: Ðối
với con người sắp chết đói thì không có hình thức người của thực phẩm mà chỉ có
sự tồn tại trừu tượng của nó với tính cách là thực phẩm: thực phẩm có thể có một
hình thức thô lỗ nhất và không thể nói việc ăn uống như thế khác với việc động vật lOMoARc PSD|36517948
ăn uống ở chỗ nào. Con người cùng khổ bị những nỗi lo lắng dày vò không có cảm
giác ngay cả đối với vở kịch tuyệt tác.
- Phản ánh tồn tại xã hội, luôn bám sát đời sống. Trong xã hội có phân chia
giaicấp thì nghệ thuật mang tính giai cấp và chịu sự chi phối của các quan điểm chính
trị, của các quan hệ kinh tế. Tuy nhiên, nghê thuậ t hấp thụ mọi thành tựu của nhâṇ
loại làm biến dạng và biến đổi chúng theo cách của nghê thuậ t, những hình tượng ̣
nghê thuậ t đôi khi không đơn thuần là các hình tượng nghệ thuậ t nữa mà có
thể trợ̉ thành những tượng trưng cho văn hóa có ý nghĩa và giá trị cho toàn nhân loại:
Hamlet, Rômêô và Juliet, Đônkihôtê…
- Có hình thức tư duy đặc thù là tư duy hình tượng. Trong quá trình hoạt
độngthực tiễn, con người có hai cách để nắm vững bản chất của hiện tượng: trừu
tượng hóa và hình tượng hóa để cụ thể, sinh động hơn. Điều khác biệt nhất giữa nhà
kiến trúc tồi nhất và con ong khéo léo là ở chỗ con người thì phải xây dựng cái tổ đó
trong óc mình trước khi xây dựng tổ ong. Con người có ý thức trước về những hành
động mình sẽ làm. Việc hình dung, tưởng tượng trước mục đích của lao động là phẩm
chất quan trọng của tư duy - ý thức xã hội. 5. Vai trò
- Các hình tượng nghê thuậ t, các lĩnh vực mà con người muốn thể hiệ n cáị
“đẹp” ngày môt phong phú về hình thức sâu sắc về nộ i dung, con người ngày mộ ṭ
quan tâm đến nghê thuậ t nhiều hơn. Nghệ thuậ t lúc này không chỉ đơn thuần là mộ
ṭ yếu tố nhân thức, thể hiện cái đẹp mà nó đã phát triển thành hẳn mộ t lĩnh vực
khoạ học “mỹ học”. Viêc nhậ n thức đúng đắn vai trò của nghệ thuậ t cũng chính là
yếu tộ́ giúp con người phát triển lý tính hoàn thiên chính mình, đúng như nhà triết
học ̣ người Đức Hêghen đã nhân xéṭ : “tôi tin rằng hành vi cao nhất của lý tính bao
quát tất cả mọi ý niêm là hành vi thẩm mỹ, rằng chỉ chỉ có trong vẻ đẹp thì chân lý
vạ̀ điều tốt mới hợp nhất với nhau bằng những mối liên hê thân thuộ c… không thể
coị là được phát triển về măt tinh thần trong bất kỳ lĩnh vực nào nếu không có tìnḥ cảm thẩm mỹ”.
- Ý thức nghê thuậ t là sự biểu hiệ n cho tầng sâu kín nhất của con người nơi mà ̣
khoa học chưa thể vươn tới được, đó là nơi con người là con người với những bí ẩn
kì diêu của tự nhiên. Có tác động tích cực đến sự trải nghiệm, xúc cảm, tình cảm, lý ̣
trí, là nhân tố kích thích mạnh mẽ hoạt động của con người và qua đó thúc đẩy sự
tiến bộ xã hội. Nghệ thuật và những giá trị nghệ thuật cao đó còn có tác dụng giáo
dục các thế hệ tương lai, góp phần hình thành ở họ thế giới quan và vốn văn hóa tiên
tiến. Trước sự xâm nhập của nhiều yếu tố ngoại lai không phù hợp, việc giáo dục lOMoARc PSD|36517948
một ý thức thẩm mỹ đúng sẽ thúc đẩy con người sống lành mạnh, văn minh và có ích hơn.
- Đối với đất nước: Văn học nghệ thuật cũng như người chiến sĩ trên mặt trận
tưtưởng, làm phong phú, sâu sắc hơn tư tưởng và đời sống của nhân dân. Đảng ta đã
áp dụng những chính sách để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của các văn, nghệ sĩ, đề
cao vai trò của văn nghệ trong sự phát triển và tồn vong của dân tộc. 6. Ví dụ:
- Càng ngày chúng ta càng chú ý nhiều hơn về mỹ học sinh hoạt. Sinh hoạt
baogồm: sắp xếp nhà ở, trang phục, đồ ăn, thức uống cách thức nghỉ ngơi, hưởng thụ
cuộc sống,… đều phải đem đến cho con người cảm xúc thẩm mỹ.
- Hay có thể thấy biểu hiện của ý thức nghệ thuật rõ ràng nhất trong lĩnh vựcsáng
tạo văn học, hội họa. Khi các nhà khoa học nhìn tự nhiên thì tập trung vào những gì
mà nó đang có, thấy ở trước mắt như hệ sinh thái, tầng khí quyển, sự đa dạng và tiến
hóa của các loài sinh vật sống trong đó nhưng với các nhà văn, nhà thơ họ lại quan
tâm nhiều đến vẻ đẹp tuyệt diệu của nó hay thậm chí là cảm xúc mà nó đem lại. IV. PHẦN GIAO LƯU
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
PGS.TS. Phạm Văn Đức, Giáo trình Triết học Mác-Lênin (dành cho bậc đại
học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021 2.
Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Bộ Giáo dục và đào tạo