Bài giảng marketing công nghiệp | Học viện công nghệ bưu chính viễn thông

Bài giảng marketing công nghiệp | Học viện công nghệ bưu chính viễn thông. Tài liệu gồm 95 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chương 1:
Bài giảng Marketing công nghiệp
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MARKETING CÔNG NGHIỆP 1.1. Khái quát về marketing công
nghiệp 1.1.1 Khái nim marketing công nghiệp
- Khái niệm marketing:
Marketing quá trình xúc tiến với thị trường nhằm thoả mãn những nhu cầu và ước muốn của
con người.
Hoặc marketing là một dạng hoạt đng của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thoả mãn các
nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
Khái niệm marketing công nghiệp:
Các cá nhân và hộ giá đình có nhu cầu tiêu dùng cá nhân hay gia đình gọi là khách hàng tiêu
dùng. Các tổ chức có nhu cầu mua sắm cho các hoạt động và quá trình sản xuất của họ gi
khách hàng công nghiệp. Các khách hàng cá nhân hiện tại và tiềm năng lập thành thị trường tiêu
dùng. Các khách hàng tổ chức hiện ti và tiềm năng lập thành thị trường tổ chức.
Thị trường các doanh nghiệp gồm tt cả những tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ để sử dụng vào
việc sản xuất ra các sản phẩm khác hay những dịch vụ để bán, cho thuê hay cung ứng cho những
người khác. Do đó:
Marketing công nghiệp là những hoạt động marketing nhằm vào việc bán các loại hàng hoá/dch
vụ cho các doanh nghiệp hay tổ chức để sử dụng trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt đng của họ.
- Sự biến đổi thuật ngữ marketing công nghiệp và quá trình phát triển môn học:
+ Khi mới ra đời môn học này, người ta sử dụng thuật ngữ marketing công nghiệp (industrial
marketing) dùng để chỉ quá trình marketing những sản phẩm mang tính chất công nghiệp như hệ
thống máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp.
+ Sau đó o những thập niên 70, 80, 90 thế kỷ XX, khoa học marketing đã có sự thay đổi khá
lớn. Về tên gọi nhiều giáo trình đã đổi tên từ Industrial marketing tnh Business to Business
marketing (B2B) hay đơn giản là Business marketing. Sự thay đổi cho thấy môn học không chỉ
bó hẹp trong những sản phẩm công nghiệp nữa mà cho cả dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp và tất
cả các sản phẩm phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Khách hàng không chỉ là các doanh nghiệp kinh doanh cả các tổ chức chính phủ, tổ
chức phi lợi nhuận, các bệnh viện, trường học.
+ Hiện nay, một số trường đại học ở Việt Nam sử dụng nhiều thuật ngữ như: B2B marketing,
marketing công nghiệp, tiếp thị giữa các tổ chức, marketing công nghiệp… Trong đó phổ biến là
thuật ngữ marketing công nghiệp.
Trong thực tế, mi chúng ta thường xuyên chịu ảnh hưởng ở mc độ nào đó nhn thức được các
hoạt đng, các chính sách của các nhà làm marketing, hoạt động trong thị trường tiêu dùng. Có
thể chúng ta đã từng cân nhắc để quyết định chọn mua mt loi sản phẩm nào đó các quyết
định này đã từng chịu ảnh hưởng của các hoạt động marketing. Hoặc có những người nào đó
xem mt chương tnh quảng cáo và xem nó như mt thông điệp liên quan đến điều họ quan tâm,
mong muốn về mt loại sản phẩm nào đó hay chỉ để gii trí.
Tuy nhiên các kinh nghiệm thực tiễn về thị trường công nghiệp hay các hoạt động thuộc
marketing công nghiệp không phải lúc nào cũng được nhiều người chúng ta chứng kiến hay chịu
tác đng. Trong thị trường công nghiệp, các doanh nghiệp mua bán nguyên vật liu, các chi tiết,
bộ phận và cũng có thể là các thành phẩm. Điều giải thích cho việc công chúng ít có cơ hội tiếp
cận với các thông điệp mà các nhà làm marketing công nghiệp chính là do khách hàng ở đây
các tổ chức.
- Vai trò của marketing công nghiệp trong hoạt động của các doanh nghiệp
Khi lượng tin lưu chuyển và hàng hóa bán cho các doanh nghiệp ln hơn so với trường hợp
bán cho người tiêu dùng. Để sản xuất và bán được mt đôi giày t những người bán da sng
phải bán da sống cho những người thuộc da, rồi người thuộc da phải bán da thuộc cho người sản
xuất giày, người sản xuất giày bán giày cho người bán sỉ, rồi người bán sỉ lại bán giày cho người
bán lẻ, để người y cuốing sẽ bán cho người tiêu dùng. Ngoài ra mi bên tham gia trong dây
chuyền sản xuất lưu thông phân phối này còn phải mua nhiều thứ hàng hóa và dịch vkhác nữa,
thế mà việc mua sắm của doanh nghiệp nhiều hơn việc mua sắm của người tiêu dùng.
Một cách ngắn gọn thể nói rằng, tất cả các doanh nghiệp muốn bán hàng hoá dịch vcho mt
doanh nghiệp hay tổ chức nào đó đều phải ứng dụng marketing công nghiệp .
dụ: Doanh nghiệp sản xuất mỳ ăn liền phải mua vào các loi hàng hoá dịch vụ sau:
Nhà xưởng, dây chuyền, công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu (bột mỳ, bột ngọt, dầu ăn, gia vị,
hương liệu…), nhiên liệu (xăng dầu, than đá…), bao, văn phòng phm… ; Các dịch vụ cung
cấp nguồn lao động, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, quảng cáo, nghiên cứu thị trường, dch vụ tư
vấn tài chính, tư vấn luật, dịch vụ bảo vệ, vệ sinh, du lịch, ăn uống…
Tất cả những công ty sản xuất những mặt hàng trên đều phải coing ty sản xuất mỳ ăn liền
khách hàng của họ và phải ứng dụng marketing công nghiệp cho hoạt động của mình. Như vậy,
marketing công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành và nhiều doanh nghiệp khác
nhau.
1.1.2. Sự khác nhau giữa marketing công nghiệp và marketing tiêu dùng
Bảng 1.1: So sánh marketing công nghiệp và tiêu dùng
Nội dung
Marketing tiêu dùng
Marketing công nghiệp
Khách hàng
- Các cá nhân, người tiêu dùng
- Số lượng khách hàng lớn, nhưng số lượng mua nh
- Khách hàng phân bố trên phạm vi địa lý rộng
- Các tổ chức, các công ty
- Số lượng khách hàng ít, nhưng mua với số lượng lớn hơn nhiều.
- Khách hàng tập trung hơn về địa lý.
Mục tiêu mua
- Mua cho tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình
- Mua để sản xuất ra các hàng hoá, dịch vụ khác
Nhu cầu
- Cầu trực tiếp
- Cầu co giãn nhiều với giá
- Cầu thứ phát bắt nguồn từ cầu ở thị trường tiêu dùng
- Cầu ít co giãn với g trong ngắn hạn
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
- Đơn giản
- Ít người tham gia vào quá trình quyết định mua
- Nhiều yếu tố phức tạp
- Nhiều người tham gia vào quyết định mua
Cách mua hàng
- Không chuyên nghiệp, tuỳ thuộc vào từng cá nhân
- Chuyên nghiệp, theo quy trình, chính sách và thủ tục được định sẵn.
Quan hệ gia khách hàng và nhà cung cấp
- Quan hệ lng lẻo
- Khách hàng thường mua qua trung gian
- Quan hệ rất chặt chẽ
- Thường mua bán trực tiếp, khách hàng thường mua lặp lại, mua thường xuyên
Vai trò của các công cụ marketing
- Xúc tiến huyếch trương, giá cả, phân phi đóng vai trò quan trọng
- Sản phẩm quan trọng, bán hàng cá nhân, phân phối vật chất quan trọng.
1.1.3. Phân loi khách hàng trong thị trường công nghiệp
Dựa vào cách thức sử dụng sản phẩm hay dịch vụ trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp
trong thị trường công nghiệp được phân thành các loi:
a. Các doanh nghiệp sản xuất:
Bao gồm các tổ chức mua sắm sản phẩm, dịch vnhằm mc đích sản xuất ra những sản phẩm,
dịch vụ khác để bán hay cho thuê.
hai loại khách hàng sản xuất:
- Nhà sản xuất thiết bị gốc: Đó là các doanh nghiệp mua sản phẩm hay dịch vụ để kết hợp thành
sản phẩm của nh, rồi bán cho thị trường công nghiệp hay thị trường tiêu dùng.
dụ: Các công ty sản xuất máy tính mua chíp điện t, các công ty sản xuất ôtô mua lốp xe, v
xe về để lắp ráp. Họ chính là nhà sản xuất thiết bị gốc.
Đim quan trọng để nhn diện ra những khách hàng này là sản phẩm của công ty cung ứng trở
thành mt bộ phận cấu thành của sản phẩm cuốing do họ làm ra.
- Người sử dụng: Đó là doanh nghiệp mua sản phẩm hay dịch vụ để làm phương tiện sản xuất ra
hàng hoá hay dịch vụ khác, rồin ra thị trường công nghiệp hay tiêu dùng.
dụ: Các công ty sản xuất các mặt hàng đồ gỗ mua các loại máy cưa, máy khoan và các máy
tương tự khác để thực hiện sản xuất.
Doanh nghiệp trở thành khách hàng sử dụng khi sản phẩm họ mua không trở thành mt bộ phận
cấu thành trong sản phẩm của họ.
Một doanh nghip thường vừa là khách hàng sản xuất thiết bị gốc đối với nhà cung ứng này, vừa
khách hàng sử dụng đối với nhà cung ứng khác.
b. Các tổ chức thương mại
Là những tổ chức mua hàng hoá, dịch vụ để bán lại hoặc cho thuê (ở nguyên dạng đã mua) nhằm
mục đích kiếm lời.
Họ chính là các trung gian bán buôn, bán lẻ, trên thị trường. Đối với doanh nghiệp họ những
trung gian, song họ có quyn sở hữu sản phẩm đã mua nên người làm marketing công nghiệp coi
họ như những kch hàng.
c. Các tổ chức nhà nước
Bao gồm những cơ quan thuộc chính phủ, chính quyn địa phương, các ban ngành, đoàn thể mua
những hàng hoá cần thiết để thực hiện những chức năng theo sự phân công của chính quyền.
Được chia thành 3 loại:
- Chính quyền địa phương: Bao gồm UBND, HĐND các xã, huyện, thành phố, tnh; các sở ban
ngành trực thuộc như: Sở công nghiệp, sở nông nghiệp phát trin nông thôn, sở khoa học công
nghệ, sở tài nguyên môi trường…
- Chính phủ: Bao gồm các bộ, cơ quan ngang b. Việt Nam 22 b và các cơ quan ngang b:
Bộ quốc phòng, bộ Công an, bộ Ngoại giao, bộ Nội vụ, bộ Tư pháp, b Kế hoạch và đầu tư, bộ
i chính, bộ Công thương, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ Giao thông vận tải, bộ
Xây dựng, b Tài nguyên môi trường và biển, bộ Thông tin và tuyn thông, bộ Lao đng
thương binh và xã hi, bVăn hoá, thể thao và du lịch, bộ Khoa học và công nghệ, bộ Giáo dục
đào tạo, bộ Y tế, và các cơ quan ngang bộ: Uỷ bann tộc, ngân hàng nhà nước Việt Nam,
thanh tra chính phủ, văn phòng chính phủ.
Một s loại hàng hoá sản xuất ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu của khách hàng chính phủ như: các
loại vũ khí, máy móc quốc phòng, máy bay quân sự, các công trình lớn mang tầm cỡ quốc gia
như hệ thống điện cao thế, sân vận động quốc gia, đường giao thông…
- Các ban ngành, đoàn thể, tổ chức phi lợi nhuận: Ở Việt Nam có: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên,
hội nông dân, hội chữ thập đỏ, UB mặt trận Tổ Quốc… Các cơ quan này nhu cầu khác nhau
liên quan đến đặc đim của từng ngành, từng lĩnh vực trong việc mua sắm các sản phẩm, dịch
vụ phc vụ cho quá trình hoạt động.
1.1.4 Phân loại các sản phẩm, dịch vụ trong thị trường công nghiệp
Người ta chia các sản phẩm, dịch vụ trong th trường công nghiệp thành bn nhóm chính sau:
- Thiết bị nặng: Là những máy móc thiết bịng để sản xuất, có giá tr ln được coi là tài sản cố
định của tổ chức.
Nhng thiết bịy thường là những máy móc cóch cỡ lớn, khó di chuyển như: máy tin, máy
mài, máy nén thuỷ lực, máy ủi, cần cẩu, xe tải, máy biến thế, máy móc trong hệ thống dây
chuyền công nghệ
Thiết bị nặng thường được các doanh nghiệp mua đứt hoặc thuê theo hợp đồng. Ưu điểm của
việc mua đứt là doanh nghiệp có thể chủ động trong kinh doanh, tuy nhiên với mt số doanh
nghiệp thiếu vốn chưa đủ khả năng mua, h có thể đi thuê. Một số doanh nghiệp kinh doanh theo
mùa vụ như doanh nghiệp kinh doanh xây dựng cơ bản trong mùa xây dng, nhu cầu vận ti vật
liệu xây dựng lên cao họ thường đi thuê thêm xe tải thay vì đi mua.
- Thiết bị nhẹ: Là những thiết bị thể di chuyển được dễ dàng, có giá trị thấp hơn đáng kể so
với thiết bị nặng.
dụ: Máy khoan cầm tay, kéo cắt vật liệu, dụng cụ đo đạc, phần mm máy tính, máy tính bỏ
túi
- Thiết bị phụ trợ: Là những thiết bị sử dụng cho các hoạt động hỗ trợ sản xuất thường được gọi
MRO:
+ Thiết bị bảo quản (Maintenance): Bao gồm sơn, dầu mỡ bảo quản máy móc, thiết bị làm sạch,
thiết bị dọn dẹp vệ sinh…
+ Thiết bị sửa chữa (Repair): Bao gồm các thiết bị dùng để sửa chữa các loại máy móc, hệ thống
điện, nước (kìm, t, bút thử điện…)
+ Thiết bị vận hành (Operating): Bao gồmng, dầu để vận hành máy móc, văn phòng phẩm
phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành…
- Những bộ phận cấu thành: Là những sản phẩm khách hàng mua để lắp ráp vào sản phẩm cuối
cùng của họ.
dụ: các linh kiện điện tử (main, chíp, loa, màn hình, mạch…) bán cho nhà sản xuất đin thoại
di động.
Khách hàng của loi hàng hoá này thường nhà sản xuất thiết bị gốc, họ mua chúng để lắp vào
sản phẩm cuối cùng, hoặc là nhà phân phi mua để bán li kiếm lời, hoặc là những khách hàng
sử dụng mua để thay thế những thiết bị hỏng trong hệ thống máy móc.
- Vật liệu thô: Bao gồm những sản phẩm tạo ra từ công nghiệp khai thác hoặc ngành nông lâm
nghiệp.
dụ: Khoáng sản: quặng sắt, than đá, dầu thô, đồng, chì, thiếc…
Hải sản: các loại tôm, cá, động vật biển, rau biển…
Lâm sản: gỗ, cây rừng…
Các sản phẩm nông nghiệp: gạo, ngô, khoai, sắn, rau, củ, quả…
Khách hàng của những sản phẩm này c doanh nghip chế biến (khách hàng sử dụng), hay
những nhà sản xuất mua nhiên liệu để vận hành máy móc.
- Vật liệu đã chế biến: Bao gồm những loại nguyên liệu đã qua chế biến mà không phải là các bộ
phận cấu thành.
dụ: Thép cán, thu tinh, kim loi rát mng…
Khách hàng của các loại sản phẩm này thường là những nhà sản xuất máy móc thiết bị.
- Dịch vụ: Bao gồm dch vụ cần thiết phục vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Các dịch vụ được sử dụng bởi 3 do sau:
+ Các công ty cung cấp dch vụ thường cung ứng những dịch vụ có tính chuyên môn cao, khách
hàng thường khó có thể thực hiện.
+ Sử dụng dịch vcủa các công ty cung ứng dịch vụ doanh nghiệp có thể cập nhật và bắt kịp
được những thay đổi trên thị trường ở những nh vực mà họ không chuyên sâu.
+ Sử dụng dịch vbên ngoài giúp chi p thường xuyên, chi phí cố định của doanh nghiệp gim
đi đáng kể.
Bảng 1.2: Phân loi dịch v
TT
Phân loi dịch vụ
dụ minh hoạ
Dịch vụ vệ sinh
Vệ sinhng nghiệp, lau kính ở các cao ốc, giặt các loại thảm sàn, bàn ghế văn phòng có nỉ
dụ: Công ty chăm sóc nhà Homecare, công ty Hoàn Mỹ
Dịch vụ an ninh, bảo v
Gác cổng, cho thuê vệ sĩ, bảo vệ doanh nghiệp, nhà hàng, ngân hàng…
VD: Công ty Vệ sĩ - đường Ngọc Hoà…
Dịch vụ kế toán, kiểm toán
- Dịch vụ kế toán: Dịch vụ hướng dẫn nghiệp vụ kế toán; Dịch vlập Báo cáo quyết toán;
vấn hoàn thiện hệ thống kế toán; chuyển đổi nh thức báo cáo kế toán sang chuẩn kế toán quốc
tế, hoặc phù hợp với công ty mẹ;
- Dịch vụ kiểm toán: Kim toán báo o tài chính doanh nghiệp; Kiểm toán Báo cáo quyết toán
XDCB;Kiểm toán tuân thủ; Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán báo cáo tài chính của các Dự án;
Kiểm toán tỷ lệ ni địa hoá…
Dịch vụ tài cnh
Dịch vụ ngân hàng, chứng khoán…
Dịch vụ cho thuê tài chính
Cho thuê thiết bị, máy móc xây dựng lớn, xe vận tải
Dịch vụ quảng cáo, quan hệ công chúng
Thiết kế, thing, thực hin các chương trình quảng cáo truyn hình, báo chí, quảng cáo ngoài
trời, các chương trình truyn thông, dịch vụ gửi thư quảng cáo, tổ chức hội chợ
VD: Công ty quảng cáo Đất Việt, Quảng cáo Việt Mỹ (Vinataf), Quảng cáo Trẻ…
Dịch vụ điều hành, sửa chữa
Sửa chữa các thiết bị, đào tạo vận hành, sử dụng, lắp đặt
Dịch vụ nhân sự
Cung cấp nguồn nhân lực, tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo…
VD: Công ty Navigos Group (vietnamwork), báo Lao động…
Dịch vụ tư vấn
Tư vấn luật, quản trị, marketing, tư vấn kỹ thuật công nghệ…
Dịch vụ máy tính, tin học
Dịch vụ cung cấp phần mm máy tính, viết chương trình, bảo dưỡng, bảo hành, sửa cha máy
tính…
Dịch vụ kỹ thuật
Dịch vụ thiết kế hệ thống máy móc, dây chuyềnng nghệ, công suất, phòng t nghiệm…
Dịch vụ bảo hiểm
Tai nạn, cháy nổ, hàng hải, lao động…
VD: Công ty Bảo Việt, AIA, AAA…
Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
Dịch vụ của bnh viện, phòng khám tư nhân…
Dịch vụ pháp
Quan hệ lao động, thuế, bằng phát minh sáng chế…
VD: Công ty tư vấn và dịch vụ pháp lý VINAJOCU, các văn phòng luật sư…
Dịch vụ phân phi
Dịch vụ vận chuyển, dch vụ giao nhận, dịch vụ cho thuê kho bãi…
VD: Công ty kho vận Miền Nam, Công ty Kho vận giao nhn ngoại thương, Vinalink…
1.2. HỆ THỐNG MARKETING CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 1.2.1 Hệ
thống marketing công nghiệp
Một hệ thống marketing công nghiệp gồm bốn thành tố cơ bản: (1) Nhà sản xuất hàng hóa, dịch
vụ công nghiệp; (2) Nhà cung cấp cho những nhà sản xuất này; (3) Khách hàng; (4) Các kênh
phân phối nối nhà sản xuất và khách hàng
a. Nhà cung cấp nguyên liệu
Các nhà sản xuất hàng hoá và dịch vụ công nghiệp cần nguyên vật liệu để sản xuất và thường
nguyên vật liệu này được mua từ các tổ chức khác. Những nhà sản xuất mua thiết bị, sự cung cấp
vật liệu từ các nhà sản xuất khác, tng nghiệp m, ni trồng và khai thác thu hải sản,
lâm sản, để sản xuất ra hàng hvà dịch vụ.
b. Nhà sản xuất hàng hoá, dịch vụ công nghiệp
Hàng hoá và dịch vụ công nghiệp được tạo ra bởi những tổ chức kinh doanh như các phân xưởng
lắp ráp, các nhà máy sản xuất thép, nhà máy sản xuất công cụ, nhà máy sản xuất nguyên liệu
giấy, các phân xưởng chế biến, các xưởng lắp ráp, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ…
c. Khách hàng
Khách hàng của hàng hoá, dịch vụ công nghiệp bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, các tổ chức
thương mại và các tổ chức chính phủ…
d. Các kênh phân phi
- Chi nhánh của nhà sản xuất: Đây là những trung gian thuộc nhà sản xuất, thực hiện những chức
năng phân phối hàng hoá trên thị trường công nghiệp. Có hai loại:
+ Chi nhánh có dự trữ: Thực hiện chức năng lưu kho (tại kho riêng của mình) và được điều hành
bởi nhà sản xuất. Các chi nhánh này thường được đặt ở những vị trí chiến lược để phục vụ khách
hàng mục tiêu.
+ Văn phòng chi nhánh: Cũng chịu sự chi phốiđiều hành của nhà sản xuất, hoạt động n
những văn phòng bán hàng tại khu vực. Tuy nhiên, những văn phòng này không dự trữ hàng hoá,
được đặt ở những vị t chiến lược làm cơ sở cho lực lượng bán hàng của công ty trên khu vực
đó.
- Nhà phân phối công nghiệp: Nhà phân phốing nghip là trung gian bán lại ng hoá trên thị
trường công nghiệp. Họ có tên gọi riêng, điều hành mt cách độc lập với nhà sản xuất, thực hiện
chức năng lưu kho, dự trữ hàng hoá.
- Đại diện của nhà sản xuất: Là nhng đại độc lập, bán hàng trên danh nghĩa của nhà sản xuất
hưởng hoa hồng.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống marketing công nghiệp
a. Cấp độ ngànhng nghiệp:
- Các đối thủ cạnh tranh trong ngành: Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh
tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở li lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong
mt ngành các yếu tsau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ
+ Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,s lượng đối thủ cạnh tranh...
+ Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán
• Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh
nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn li
• Ngành tập trung : Ngành chỉ mt hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối iều
khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền)
+ Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các
yếu tố khiến cho vic rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn
• Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư
• Ràng buộc với người lao động
• Ràng buộc với cnh phủ, các tổ chức liên quan
• Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.
dụ: Trong ngành thép ở Việt Nam hiện nay các đối thủ đang cạnh tranh như: thép Thái
Nguyên, thép Việt Ý, thép Miền Nam
- Đối thủ cạnh tranh mi (timn): Theo M-Porter, đối thủ tiềmn là các doanh nghiệp hiện
chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm n
nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như t suất sinh li, số
lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
+ Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào mt ngành khó
khăn và tốn kémn .
1. Kỹ thuật
2. Vốn
3. Các yếu tố thương mi: Hệ thng phân phi, thương hiệu , hệ thống khách hàng ...
4. Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào (bị kiểm soát), bằng cấp , phát minh sáng chế,
nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ ....
dụ: Vận tải biển là ngành yêu cầu về lượng vn lớn, yêu cầu đa điểm cung ứng (gần sông,
biển), về nguồn nhân lực đặc thù… do đó là một trong những ngành rào cản ra nhập lớn.
Nhà cung cấp:
+ Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh,
quyn lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ mt vài nhà
cung cấp có quy mô ln sẽ to áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn b hoạt đng sản xuất kinh
doanh của ngành.
+ Khảng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay
thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp
(Switching Cost).
+ Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hin tại thông tin ln là nhân tố thúc đẩy sự phát
trin của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp
đầu vào cho doanh nghiệp.
dụ: Nhà cung cấp trong nhng ngành chế biến nông sản, khoáng sản… thường có quyền lực
lớn do doanh nghiệp phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và địa lý…
- Các khách hàng: Khách hàng mt áp lực cạnh tranh thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn b
hoạt đng sản xuất kinh doanh của ngành.
Khách hàng gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đim
chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ
khách hàng đối với ngành:
+ Quy mô
+ Tầm quan trọng
+ Chi phí chuyển đổi khách hàng
+ Thông tin khách hàng
dụ: Ngành sản xuất thiết bị điện lớn như máy biến thế cỡ lớn, thiết bị điện cho đường dây tải
trọng lớn (500kv), khách hàng duy nhất là chính phủ. Do đó quyền lực của khách hàng là rất ln.
Công ty sản xuất bao bì phục vụ cho nhu cầu nhà máy xi măng Bút Sơn, chỉ mt khách hàng
duy nhất do đó quyền lực của khách hàng trường hợp này cũng rất lớn.
- Các sản phẩm thay thế: Sản phẩm và dịch vụ thay thế là nhng sản phẩm, dịch vụ có thể tha
mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
dụ: Quạt công nghiệp đang bị thay thế dần dần bởi điều hoà công nghiệp.
b. Cấp độ vĩ
- i trường kinh tế: Bao gm các yếu tố như: tình hình phát trin hay suy thi kinh tế, t lệ
lạm phát, giá cả, t lệ thất nghiệp, thu nhập bình quân…
- i trường công nghệ: Công nghệ mới ra đời có thể thải loại một loại sản phẩm thậm chí cả
mt ngành sản xuất.
dụ: máy tính với phần mm xử lý văn bản thay thế máy đánh chữ, máy phôtô thay thế giấy
than, máy ảnh k thuật số thay thế máy ảnh phim…
- i trường chính tr/pháp luật: Bao gồm nền chính trị của mt quốc gia, hệ thống luật pháp,
các quy định,n bản, các chính sách phát trin kinh tế, các loại thuế, hạn ngạch xuất nhập
khẩu…
- i trường tự nhiên: Bao gồm các loại tài nguyên thiên nhiên: khoáng sản, đất, nước, khí
hậu…
- i trường quốc tế: Sự ảnh hưởng của toàn cầu hoá, diễn biến kinh tế, chính trị trên thế gii,
ảnh hưởng của nguồn nguyên liệu, giá cả, đối thủ cạnh tranh trên quy mô toàn cầu.
CÂU HỎI ÔN TP THẢO LUẬN
1. Hãy cho biết sản phẩm chính, khách hàng chính của mt doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, dịch
vụ công nghiệp.
2. Hãy u và giải thích sự khác biệt giữa marketing công nghiệp và marketing tiêu dùng.
3. Sản phẩmng nghiệp được chia thành những loại nào? cho dụ minh hoạ.
4. Khách hàng công nghiệp được chia thành những đối tượng nào? Định hướng marketing cho
từng đối tượng?
Chương 2: HÀNH VI MUA CỦA KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC 2.1. MÔ HÌNH HÀNH VI MUA
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 2.1.1. Khái niệm mô hình hành vi mua
Mô hình hành vi mua mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định mua, giúp cho các
nhà marketing cơ sở phân tích và thiết kế các gii pháp, chính sách thích hợp.
Trong số các mô hình hành vi mua, mô hình của Webster và Wind được xem s dng khá ph
biến.
Sơ đồ 2.1: Mô hìnhnh vi mua của khách hàng công nghiệp
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua
- Yếu tố môi trường:
Môi trường đó là các yếu tố chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hoá và các yếu tố bên ngoài tổ chức.
Các yếu tố môi trường được thể hiện cụ thlà sự ảnh hưởng của chính phủ, các tổ chức cnh
phủ và xã hi, các nhà cung cấp, khách hàng và các tổ chức đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố môi
trường cung cấp thông tin, xác định các giá tr, quy định và các điều kin chung về kinh doanh.
Dưới tác động của nhân tố môi trường, mt số xu hướng mà kháchng công nghiệp thường bộc
l là:
- Khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu đầu tư kinh doanh giảm, khách hàng công nghiệp gim sức
mua sắm các loại trang thiết bị, nguyên vật liệu…
- Gia tăng lượng dự trữ nguyên vật liệu quý hiếm và các hợp đồng dài hạn để mua chúng.
- Đẩy mạnh việc mua sắm trang thiết bị mới liên quan đến bảo vệ môi trường và đầu tư nhiều
hơn cho công nghmới…
- Ưu tiên lựa chn thiết bị, máy móc tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu…
- Đặc điểm của tổ chức
Các yếu tố về tổ chức đó là các nhóm yếu tố công nghệ, cơ cấu tổ chức, mục đích và các nhiệm
vụ và nhân viên của tổ chức. Mỗi nhóm yếu tố tổ chức có mi tương quan nhất định trong nhng
tình huống mua cụ thể và ảnh hưởng đặc thù đến cơ cấu và chứcng của trung tâm mua. Tầm
ảnh hưởng của yếu tố cần phân tích là mối tương quan giữa mc độ tập trung-phân tán trong việc
thực hiện chức năng mua sắm. Các nhóm yếu tố tổ chức tương tác lẫn nhau và tạo nên môi
trường tổ chức và ảnh hưởng đến việc hình thành các mong muốn, mục đích, thái độ và nhng
mặc định của các thành viên của trung tâm trong việc ra quyết đnh.
Cơ cấu tổ chức được Webster và Wind phân chia thành năm nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quá
tnh ra quyết định mua là truyền thông, uỷ quyền, tình trạng, khen thưởng và nhóm yếu tố thuộc
chức năng tác nghiệp. Nhiệm vụ của các nhà marketing công nghiệp nhận biết vai trò từng yếu
tố để có cách gâynh hưởng hiệu quả. Truyn thông thực hiện bốn chc năng cơ bản: thông tin;
hướng dẫn yêu cầu; ảnh hưởng và thuyết phục; và chức năng phối hợp và do đó cần đánh giá
từng thành viên của trung tâm mua có vai tnhư thế nào trong các chức năng trên. Uỷ quyền
c định quyền hành của từng thành viên của trung tâm mua về thẩm định, ra yêu cầu hay tác
động khác trong quá trình ra quyết đnh mua. Tình trạng xác định các cá nhân nào sẽ có vai trò gì
trong trung tâm mua. Hệ thống khen thưởng xác định đánh giá hành vi từng thành viên và kết
quả của họ trong việc đã tham gia vào quá trình ra quyết định mua. Và nhóm yếu tố thuộc về
chức năng tác nghiệp liên quan đến việc hình thành thủ tục mua sắmng như quá tnh ra quyết
định mua.
Các nhà làm marketing cần quan tâm đến một số khuynh hướng sau đây của khách hàng:
- Khuynh hướng nâng cấp bộ phận cung ứng: Thông thường bộ phận cung ứng thường chiếm
mt vị t thấp trong hthống thứ bậc quản trị. Tuy nhiên, do sức ép cạnh tranh gần đây đã buộc
nhiều công ty phải nâng cấp bộ phận cung ứng của mình và đưa nhng người phụ trách b phận
lên những chc vụ cao hơn. Những bộ phận này chuyển từ bộ phận cung ứng kiểu cũ, chỉ c
trọng đến việc mua được rẻ nhất thành bộ phận mua sắm nhim vụ tìm kiếm giá trị tốt nhất từ
các cung ứng. Một số công ty đa quốc gia đã nâng b phận này thành bộ phận chiến lược vật tư
với trách nhiệm tìm mua vật liệu trên khắp thế giới và làm việc với các đối tác chiến lược. Nhiều
công ty đang tìm kiếm nhng lãnh đạo gii và trả lương cao hơn.
Điều đó có nghĩa là những người hoạt đng trên th trường các doanh nghiệp phải nâng cấp các
nhân viên bán hàng của mình lên cho tương xứng với cấp bậc và trình độ của người mua của
khách hàng công nghiệp.
- Cung ứng tập trung: Trong những công ty nhiều chi nhánh, toàn bộ việc cung ứng thường do
các chi nhánh thực hiện riêng rẽ vì nhu cầu của họ không ging nhau. Nhưng gần đây, các công
ty đã bắt đầu trở lại tập trung công tác cung ứng trong mt mức độo đó. Các cơ quan đầu não
c định những vật tư cần mua cho mt số chi nhánhn lại để mua tập trung. Từng chi nhánh
có thể mua hàng từ các nguồn khác nếu họ có thể ký được những hợp đồng tốt hơn, nhưng nói
chung việc cung ứng tập trung sẽ tiết kim được nhiều cho công ty. Ngoài những ưu đãi về giá cả
phương thức giao hàng, nhiều công ty dịch vnhư nhà hàng, khách sạn thường mua tập trung
cho chuỗi đơn vị của nh để đảm bảo tính đồng bộ. Đối với mi người làm marketing công
nghiệp điều này có nghĩa là sẽ thiết lập quan hệ với ít người mua hơn nhưng ở cấp cao hơn.
- Hợp đồng dài hn: Nhng kháchng công nghiệp ngày càng chủ động đề xuất những hợp
đồng dài hạn với những người cung ứng đáng tin cậy. Các doanh nghiệp cung ứng cũng cung cấp
cho khách hàng của nh hệ thống giao dịch đơn hàng điện tử phục vụ cho việc mua bán thường
xuyên, dài hạn. Do đó, người làm marketing công nghiệp càng khó khăn hơn trong việc chen
chân o những hợp đồng cung ứng dài hạn này.
- Đánh g thành tích cung ứng: Ngày nay, nhiều công ty xây dựng chế độ khen thưởng đối với
những người qun cung ứng có thành tích mua sắm tốt, rất giống những nhân viên bán hàng
được thưởng vì thành tích bán hàng tốt. Những chế độ như vậy sẽ kích tch những nhà quản
trị cung ứng tăng cường sức ép của nh để những người bán hàng chấp nhận nhng điều kiện
lợi nhất cho họ.
- Yếu tố về quan hệ:
Các yếu tố về quan hliên quan đến khái niệm về trung tâm mua. Theo mô hình hành vi mua
Wesber và Wind, chức năng của trung tâm mua là mt trong nhng nội dung của mô nh
được hình thành bởi mi tương tác giữa các cá nhân. Các ni dung cụ thể cần nghiên cứu như là
vai tcủa các thành viên tham gia vào trung tâm mua, các mong muốn, hành vi, các mi quan
hệ.
Đặc biệt là mi quan hệ thân quen giữa những người ảnh hưng mua với những người trong
doanh nghiệp hay ngoài doanh nghiệp khách hàng. Nó ảnh hưởng đến phương thức ra quyết
định, sự lựa chn nhà cung ứng và không khí làm việc của mt tổ chức. Mối quan hệ cá nhân
ảnh hưởng mạnh đến quyết định mua, việc xác định cnh xác mức độ ảnh hưởng của nó ln
n với những người làm marketing. Dù khó khăn, nhưng vẫn phải tìmch phân tích cặn kẽ
mi quan hệ qua li này để tạo ra những kích tch marketing “đúng chỗ, đúng hướng, đúng
người”.
- Yếu tố cá nhân:
Nhóm yếu tố cui cùng cần phân tích trong mô hìnhnh vi mua của doanh nghiệp là các yếu tố
cá nhân, hay chính là hành vinhân và mối tương quan với nhau trong tổ chức. Một quyết định
mua trong tổ chức là kết quả của một quá trình thảo luận, thoả thuận hay bất cứ một tác động gây
thuyết phục nào khác, có nghĩa là do các yếu tố nh vinhâny nên.
Thông thường nhiều cá nhân ảnh hưởng đến mt quyết định trong quá trình mua sắm trong thị
trường công nghiệp. Điều quan trọng là xác định ai người quyết định chủ yếu và vai trò của
mi cá nhân. Họ có thể là người phụ trách mua, kỹ sư trưởng, nhân viên kiểm tra, giám đốc sản
xuất hay thể là mt nhân vật nào khác. Trong mỗi doanh nghiệp, vai tcủa minhân trong
quyết định mua có thể rất khác nhau, thậm c trong các doanh nghiệp cùng ngành, các nhân viên
chức năng tương tự có vai trất khác nhau trong quyết định mua. Vì vậy việc tìm hiểu vai t
cụ thể của các cá nhân trong quyết định mua trong từng tổ chức cụ thlà một cách tiếp cận hữu
hiệu trong việc thuyết phục kháchng.
Việc mua sắm mặt hàng nào, số lượng bao nhiêu yêu cầu về đặc điểm sản phẩm như thế nào
để phục vụ cho các hoạt động và mục đích của tổ chức, chẳng phải liên quan cá nhân cụ thể có
vai trò trong quyết định mua trong tổ chức và càng không liên quan đến cá tính và sở tch của
họ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, động cơ, nhận thức, cá tính và sở tch của mt cá nhân cụ thể,
nhất là người có vai trò chủ yếu lại mt trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng quyết định
mua. Những yếu tố này phụ thuộc vào trình độ học vấn, văn hoá, trình độ nghnghiệp, nhân
cách, thái độ với rủi ro
những người thích “mi chuyện đều đơn giản”, có người muốn “thứ tốt nhất”, có người muốn
“mi thứ đều đảm bảo”, có người t ra là “chuyên gia”… Vì vậy, người n hàng phải tìm hiểu
rõ từng cá nhân khách hàng để tiến hành phân loại họ mt cách chính xác. Lời khuyên cho những
nhân viên bán hàng là “lập sổ lịch khách hàng” xuất phát từ lý do nêu trên.
2.2. NHỮNG DẠNG TÌNH HUỐNG MUA CHỦ YẾU
Các chuyên gia marketing đã tổng kết ba dạng tình huống mua chủ yếu sau:
2.2.1. Mua lặp lại không thay đổi
Mua lại không thay đổi là việc mua lại các mặt hàng từ cùng một hay một vài nhà cung cấp mà
doanh nghiệp đã từng mua sắm từ trước. Việc mua sắm thể được thực hiện vào những lúc tồn
kho đạt đến mức nhất định hay sau mt khoảng thời gian nhất định. Người đi mua lựa chn
người cung ứng trong danh sách đã được duyệt, có xem xét mức độ tho mãn của h trong nhng
lần mua trước.
Nhng người cung ứng được chọn cố gắng duy t chất lượng sản phẩm và dch vụ. Những nời
cung ứng chưa được chn, hoặc là người đến sau cố gắng lợi dụng những điều khách hàng chưa
hài lòng ở đối thủ cạnh tranh hoặc tìm cách chào mt mặt hàng mới để họ sẽ xem xét đến vic
mua số lượng nào đó củanh. Những người cung ứng không được lựa chọn cố gắng giành cho
được mt đơnng nh rồi sau đó dần dần tăng tỷ lệ đặt mua của kháchng.
Trong tình huống này, sự quan tâm lớn nhất của khách hàng là việc giao hàng đúng hạn, đúng số
lượng và đúng các tiêu chuẩn k thuật. Mối đe doạ lớn nhất của các công ty cung ứng sản phẩm,
dịch vụ công nghiệp là sự chen chân của đối thủ cạnh tranh. Những công ty “ngủ quên trên thành
công”, giao hàng trễ hẹn, sản phẩm sai hỏng, dch vụ yếu kém sẽ tạo cơ hội cho đối thủ cạnh
tranh “chen chân vào”.
2.2.2. Mua lặp lại thay đổi
Là tình huống mua trong đó người mua đưa ra những đơn đặt hàng lặp lại, nhưng có những yêu
cầu điều chỉnh thay đổi quy cách sản phẩm, tính năng, giá bán và nhng điều kiện cung ứng
khác.
Trong tình huống này sự cạnh tranh giữa những nhà cung ứng thường gay gắt hơn vì hội chen
chân của những người chưa được chọn cao hơn. Những người cung ứng được chọn trước đây bắt
đầu lo lắng và buộc phải nỗ lực để giữ kch hàng. Các đối thủ cạnh tranh hi đưa ra đơn
chào hàng có lợi hơn nhằm giành lấy mi làm ăn mới. “Tìm ra cơ hội cống hiến tốt hơn cho
khách hàng” khẩu hiệu tất cả các nhà cung ứng đều phi thực hiện để tác động vào khách
hàng nếu h không muốn mất đi thị phần hoặc mun tăng thêm thị phần của mình.
2.2.3. Mua sắm phục vụ nhiệm vụ mới
Là tình huống mua người mua mua mt loại sản phẩm, dch vụ lần đầu tiên. Trong tình
huống này người mua tiến hành tất cả các giai đoạn của quá trình mua sắm, từ giai đọan đầu tiên
nhận diện nhu cầu cho đến giai đoạn thu thập thông tin phản hi và đánh giá.
Trường hợp mua mới phát sinh khi khách hàng xây dng thêm văn phòng, chi nhánh mới hay
sản xuất thêm sản phẩm mới. Chi phí rủi ro mua hàng càng lớn t số người tham gia vào
quyết định mua càng nhiều, khối lượng thông tin cần thu thập càng lớn, và thời gian quyết định
muang dài hơn. Tình huống mua sắm phục vụ nhiệm vụ mới là cơ hi và thách thức lớn nhất
đối với người làm marketing. nếu thành công nó sẽ dẫn đến những đơn đặt ng thường
xuyên cuối cùng là hình thức mua lại không có sự thay đổi. Họ cố gắng tiếp cận càng nhiều
người ảnh hưởng đến việc mua sắm càng tốt và cố gắng cung cấp nhng thông tin hữu ích đến
khách hàng. Do tính chất phức tạp của việc bán hàng trong tình huống mua này, nhiều công ty đã
sử dụng mt lực lượng bán hàng gồm nhng nhân viên bán hàng gii nhất.
Quá trình mua sắm phục vụ nhiệm vụ mới phải trải qua mt số giai đoạn đó là: biết đến, quan
tâm, đánh giá, dùng thử và chấp nhận. Các công cụ thông tin hiệu quả thay đổi theo từng giai
đoạn. Phương tiện thông tin đại chúng là quan trọng nhất trong giai đoạn quan tâm. Các nguồn
thông tin k thuật quan trọng trong giai đoạn đánh giá. Do vậy nời làm marketing phải sử
dụng những công cụ khác nhau cho từng giai đoạn của quá trình mua sắm phục vụ nhiệm vụ
mới.
2.3 NHỮNG NH HƯỞNG MUA 2.3.1. Những người tham gia vào quá trình quyết định mua
Xác định được những cá nhân nào có ảnh hưởng đến quy trình mua hàng trong tổ chức khách
hàng là một công việc quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với những nời làm marketing. Những
cá nhân này ảnh hưởng hai chiều tích cực hoặc tiêu cực. Họ có thể xúc tiến quá trình mua
hoặc ảnh hưởng để huỷ b việc mua hàng. Do đó, việc xác định những người y sẽ giúp công ty
xây dựng được những chương trình marketing dễ dàng, thuận tin, hiệu quả hơn trong việc tiếp
cận kch hàng. Có mấy loi ảnh hưởng chính sau:
- Người khởi xướng: Là những người đầu tiên nhận diện và xác đnh vấn đề mà có thể giải quyết
thông qua việc mua sắm ng hoá, dịch vụ. Thường là người sử dụng sản phẩm dịch vụ, các
quản đốc phân xưởng, giám đốc k thuật…
- Người gác cửa: Là người có vai trò điều khiển các luồng thông tin và việc tiếp cận người ra
quyết định mua. Thường là nhân viên lễ tân, trực tổng đài, nhân viên phòng cung ứng.
- Người ảnh hưởng: Là những người sẽ có ý kiến tích cực hay tiêu cực trong việc ra quyết
định mua hay không mua sản phẩm, dịch vụ. Thường là những chuyên viên kỹ thuật, phụ trách
các phòng chức năng…
- Người quyết định: Là những người quyết định những u cầu về sản phẩm và những người
cung ứng. Họ là những người có thẩm quyền trong tổ chức.
- Người phê duyệt: Là những người phê chuẩn những đề nghị của người quyết định hay người
mua. Họ thường là nời có thẩm quyền cao nhất trong tổ chức.
- Người mua: Là người giữ vai trò quan trọng trong việc lựa chọn địa đim bán hàng, các điều
kiện liên quan đến thời hạn và phương thức thanh toán, giao hàng. Trong nhng trường hợp mua
bán phức tạp người mua có thể bao gồm cả những nhà quản trị cấp cao tham gia thương lượng.
- Người sử dụng: Là những người sẽ trực tiếp sử dụng hàng hoá, dịch vụ được mua. Trong quá
tnh sử dụng, họ giúp tchức đánh g sản phẩm, làm căn cứ để thực hiện những lần mua tiếp
theo (nếu có).
Nhng ngườinh hưởng mua còn có th là những cá nhân bên ngoàing ty khách hàng. Ví dụ
như các nhân viên mua hàng có thể nghe li khuyên từ nhân viên mua hàng của các công ty
khác, hay người thân của h…. Việc nhận diện và tiếp cận những người này rất khó, tuy nhiên
người làm marketing thể mở rộng đơn đặt hàng nhở uy tín đã to dựng được, thông qua việc
giới thiệu của nhân viên mua hàng công ty này đến công ty khác.
2.3.2. Số lượng người tham gia mua và ảnh hưởng mua cơ bản
Số lượng thực tế những người tham gia mua mt sản phẩm, dịch vụ nào đó khác nhau gia các tổ
chức mua. Sự khác nhau đó thướng là do quy mô của tổ chức mua, phạm vi sử dụng, giá tr, hàm
lượng k thuật của sản phẩm. Ví dụ như khi sản phẩm mua được sử dụng ở nhiều phòng ban
khác nhau, số lượng người tham gia mua sẽ tăng lên. Sảm phẩm mua càng có giá trị lớn t số
lượng ảnh hưởng mua cũng tăng lên, tuy nhiên nếu hàm lượng kỹ thuật của sản phẩm càng cao
t số lượng ảnh hưởng mua sẽ giảm đi.
mt số quy tắc trong việc xác định số lượng ảnh hưởng mua. Số lượng người tham gia o
quá trình mua khoảng từ 1 đến 20 người, trung bình 5 người tham gia vào quá trình mua,
những công ty lớn trên 500 người thể có nhiều hơn.
nhiều người tham gia vào quá trình mua nhưng không phải ai cũng có những ảnh hưởng như
nhau, mà sẽ có mt vài người ảnh hưởng nhiều hơn người khác. Họ là những người có thể
làm cho người khác thay đổi theo ý kiến của họ. Chính vì vậy nhiệm vụ của người làm marketing
công nghiệp là phải tìm được người có ảnh hưởng mua quan trọng nhất. Trên thực tế, công việc
này không dễ dàng nhưng cũng có mt squy tắc để xác định được họ. Những người bán hàng
trực tiếp thường cơ hội nhiều nhất trong việc tiếp xúc với những ngựời tham gia mua, nên
thường h cũng phải người xác định những người ảnh hưởng mua quan trọng. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp phức tạp, cần phải dùng đến nghiên cứu marketing để tìm ra họ. Người
làm marketing phải các định được: ai người tham gia chủ yếu vào quyết định mua? Họ có ảnh
hưởng đến những quyết định o? Mức độ ảnhởng của họ ra sao? Họ sử dụng nhng tiêu
chuẩn đánh giá nào? Ngoài ra cần tìm hiểu về đặc tính cá nhân của họ như: sở tch, quan điểm,
mong muốn, kinh nghiệm mua hàng… Nếu xác định được điều đó người làm marketing sẽ có
những tác động phù hợp, đem li khả năng chiến thắng cao trong cạnh tranh.
Khi trung tâm mua sắm có nhiều người tham gia vào thì việc tiếp cận tt cả trong số họ tương đối
tốn thời gian và tin bạc. Do đó cần chọn lc những người ảnh hưởng mua quan trọng nhất để
tiếp cận. Đối với những công ty khả năng t việc tiếp cận càng nhiều ảnh hưởng mua càng
tốt. Nhân viên bán hàng của công ty gần như sống” cùng với khách hàng mua với số lượng lớn.
Nhng ảnh hưởng mua cơ bản có thể thay đổi thường xuyên do những thay đổi nhân sự trong tổ
chức của khách hàng như nghỉ việc, nghỉ hưu, tng chức… Vì vậy, tìm hiểu những người ảnh
hưởng mua cơ bn phải là việc được duy t liên tục nếu người phụ trách marketing muốn tiếp
tục giữ khách hàng.
2.3.3. Trung tâm mua hàng
Bao gồm những cá nhân trong tổ chức mua ng có liên quan trực tiếp đến tiến trình mua hàng.
Thường bao gồm: người sử dụng, người nh hưởng, người ra quyết định, người mua trực tiếp.
Họ là những người tham gia vào quá tnh mua hàng từ việc tìm kiếm thông tin, tìm kiếm đối tác,
đến việc đàm phán, ký kết hợp đồng, nhận hàng và thiết lập mi quan hệ dài hạn với nhà cung
cấp. Một tổ chức thường có mt hay mt số trung tâm mua hàng. Đối với những hàng hóa mua
thường xuyên như nguyên, nhiên vật liệu, nhiệm vụ mua hàng thường được giao cho mt bộ
phận thường được gọi là phòng vật tư, hay phòng cung ứng. Còn khi mua nhng mặt hàng phc
tạp, vi mi mt loại mặt hàng khác nhau, họ có thể thành lập nhiều trung tâm mua để tiến hành
mua hàng hoá. Các thành viên trong mi trung tâm và vai trò của họ có thể thay đổi tuỳ thuộc
o từng giai đoạn mua và loại sản phẩm cần mua.
Nhiệm vụ của người làm marketing là: 1- Xác định số lượng các trung tâm mua hàng và các
thành viên. 2- Xác định quá trình quyết định mua ở mi trung tâm. 3- Xác định được sự kc biệt
ở mỗi trung tâm khi mua các sản phẩm khác nhau. 4- Hiểu biết được đặc điểm của mi trung tâm
quan hệ của h với các trung tâm kc.
2.3.4. Một số hoạt động và quyết định của b phận cung ứng của khách hàng công nghiệp
a. Phân tích nời bán
Đây là hoạt động mà những người cung ứng hiện tại và tiềm năng được xếp hạng dựa trên các
mặt như: chất lượng sản phẩm, khả năng sản xuất, việc giao hàng, những thay đổi về giá cả, dịch
vụ, tr giúp kỹ thuật, kỹ năng của người bán…
Phân tích họ sẽ đánh giá được năng lực sự đáng tin cậy của từng người bán, tìm ra điểm mạnh
điểm yếu của từng nhà cung cấp. Từ đó giúp họ có những quyết định lựa chọn, tiếp tục hay chấm
dứt hợp đồng đối với những người bán khác nhau.
b. Phân tích giá trị
Phân tích giá trị là đánh giá các chức năng của sản phẩm cần mua sắm và giá tr kinh tế để đạt
được cũng như các phương án để đạt được các chức năng yêu cầu. Mục đích của phân tích giá trị
nhằm tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo mc độ yêu cầu về các khả năng cần thiết và độ tin
cậy của sản phẩm. i cách khác là phân tích giá tr để chọn phương án mua tốt nhất. Nội dung
của phân tích giá trị là phân tích thiết kế và phân tích giá cả.
(1) Công việc phân tích thiết kế bắt đầu t việc xem xét bản thiết kế về sản phẩm đã đảm bảo các
chức năng của sản phẩm như thế nào. Tuỳ thuộc vào kiểu chi tiết, việc đánh giá có thể được thực
hiện bởi các thành viên của b phận mua sắm, hay thể là do các chuyên gia kỹ thuật hay do
các chuyên gia từ các bộ phận khác như kỹ thuật, sản xuất, kim tra chất lượng. Theo hướng dẫn
của Hiệp hội các văn phòng mua sắm Hoa Kỳ, các vấn đề cần gii quyết trong quá tnh phân
tích giá trị đó là:
1. Những giá trị mà sản phẩm, dịch vụ có thể đem lại cho người sử dụng.
2. Tương quan giữa chi phí và giá tr (lợi ích) mà sản phẩm, dịch vụ mang lại.
3. S tương ứng giữa nhu cầu và đặc tính của sản phẩm, dch vụ đem lại đến mức độ o?
4. Có loại sản phẩm, dịch vụ hay nhãn hiệu nào đáp ứng tốt hơn nhu cầu không?
5. Có thể tự sản xuất nhng loi sản phẩm, dịch vụ đó không? Tự sản xuất có rẻ hơn đi mua
không?
6. Có thể sử dụng những mặt hàng tiêu chuẩn hoá đã có sẵn thay đặt hàng không?
7. Việc trang bị công nghệ mới, máy móc mới đem lại hiệu quả như thế nào?
8. Có thể tìm kiếm được nhà cung ứng nào tốt hơn không?
9. Có nhng người mua nào đã mua sản phẩm, dch vụ đó với giá của nhà cung ứng đã chào
hàng?
Có thể bổ sung các vấn đề cần gii quyết khác như chi phí tn kho và các vấn đề về quản trị tồn
kho. Phân tích giá trị như mt hoạt động trong tổ chức có thể có nhng yếu tố tim năng gây ra
xung đột giữa bộ phận mua sắm vớic bộ phận khác có mong muốn bổ sung các đặc tính sản
| 1/86

Preview text:

Chương 1:
Bài giảng Marketing công nghiệp
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MARKETING CÔNG NGHIỆP 1.1. Khái quát về marketing công
nghiệp 1.1.1 Khái niệm marketing công nghiệp - Khái niệm marketing:
Marketing là quá trình xúc tiến với thị trường nhằm thoả mãn những nhu cầu và ước muốn của con người.
Hoặc marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thoả mãn các
nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
Khái niệm marketing công nghiệp:
Các cá nhân và hộ giá đình có nhu cầu tiêu dùng cá nhân hay gia đình gọi là khách hàng tiêu
dùng. Các tổ chức có nhu cầu mua sắm cho các hoạt động và quá trình sản xuất của họ gọi là
khách hàng công nghiệp. Các khách hàng cá nhân hiện tại và tiềm năng lập thành thị trường tiêu
dùng. Các khách hàng tổ chức hiện tại và tiềm năng lập thành thị trường tổ chức.
Thị trường các doanh nghiệp gồm tất cả những tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ để sử dụng vào
việc sản xuất ra các sản phẩm khác hay những dịch vụ để bán, cho thuê hay cung ứng cho những người khác. Do đó:
Marketing công nghiệp là những hoạt động marketing nhằm vào việc bán các loại hàng hoá/dịch
vụ cho các doanh nghiệp hay tổ chức để sử dụng trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của họ.�
- Sự biến đổi thuật ngữ marketing công nghiệp và quá trình phát triển môn học:
+ Khi mới ra đời môn học này, người ta sử dụng thuật ngữ marketing công nghiệp (industrial
marketing) dùng để chỉ quá trình marketing những sản phẩm mang tính chất công nghiệp như hệ
thống máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp.
+ Sau đó vào những thập niên 70, 80, 90 thế kỷ XX, khoa học marketing đã có sự thay đổi khá
lớn. Về tên gọi nhiều giáo trình đã đổi tên từ Industrial marketing thành Business to Business
marketing (B2B) hay đơn giản là Business marketing. Sự thay đổi cho thấy môn học không chỉ
bó hẹp trong những sản phẩm công nghiệp nữa mà cho cả dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp và tất
cả các sản phẩm phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Khách hàng không chỉ là các doanh nghiệp kinh doanh mà cả các tổ chức chính phủ, tổ
chức phi lợi nhuận, các bệnh viện, trường học.
+ Hiện nay, một số trường đại học ở Việt Nam sử dụng nhiều thuật ngữ như: B2B marketing,
marketing công nghiệp, tiếp thị giữa các tổ chức, marketing công nghiệp… Trong đó phổ biến là
thuật ngữ marketing công nghiệp.
Trong thực tế, mỗi chúng ta thường xuyên chịu ảnh hưởng ở mức độ nào đó nhận thức được các
hoạt động, các chính sách của các nhà làm marketing, hoạt động trong thị trường tiêu dùng. Có
thể chúng ta đã từng cân nhắc để quyết định chọn mua một loại sản phẩm nào đó và các quyết
định này đã từng chịu ảnh hưởng của các hoạt động marketing. Hoặc có những người nào đó
xem một chương trình quảng cáo và xem nó như một thông điệp liên quan đến điều họ quan tâm,
mong muốn về một loại sản phẩm nào đó hay chỉ là để giải trí.
Tuy nhiên các kinh nghiệm thực tiễn về thị trường công nghiệp hay các hoạt động thuộc
marketing công nghiệp không phải lúc nào cũng được nhiều người chúng ta chứng kiến hay chịu
tác động. Trong thị trường công nghiệp, các doanh nghiệp mua bán nguyên vật liệu, các chi tiết,
bộ phận và cũng có thể là các thành phẩm. Điều giải thích cho việc công chúng ít có cơ hội tiếp
cận với các thông điệp mà các nhà làm marketing công nghiệp chính là do khách hàng ở đây là các tổ chức.
- Vai trò của marketing công nghiệp trong hoạt động của các doanh nghiệp
Khối lượng tiền lưu chuyển và hàng hóa bán cho các doanh nghiệp lớn hơn so với trường hợp
bán cho người tiêu dùng. Để sản xuất và bán được một đôi giày thì những người bán da sống
phải bán da sống cho những người thuộc da, rồi người thuộc da phải bán da thuộc cho người sản
xuất giày, người sản xuất giày bán giày cho người bán sỉ, rồi người bán sỉ lại bán giày cho người
bán lẻ, để người này cuối cùng sẽ bán cho người tiêu dùng. Ngoài ra mỗi bên tham gia trong dây
chuyền sản xuất lưu thông phân phối này còn phải mua nhiều thứ hàng hóa và dịch vụ khác nữa,
vì thế mà việc mua sắm của doanh nghiệp nhiều hơn việc mua sắm của người tiêu dùng.
Một cách ngắn gọn có thể nói rằng, tất cả các doanh nghiệp muốn bán hàng hoá dịch vụ cho một
doanh nghiệp hay tổ chức nào đó đều phải ứng dụng marketing công nghiệp .
Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất mỳ ăn liền phải mua vào các loại hàng hoá dịch vụ sau:
Nhà xưởng, dây chuyền, công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu (bột mỳ, bột ngọt, dầu ăn, gia vị,
hương liệu…), nhiên liệu (xăng dầu, than đá…), bao bì, văn phòng phẩm… ; Các dịch vụ cung
cấp nguồn lao động, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, quảng cáo, nghiên cứu thị trường, dịch vụ tư
vấn tài chính, tư vấn luật, dịch vụ bảo vệ, vệ sinh, du lịch, ăn uống…
Tất cả những công ty sản xuất những mặt hàng trên đều phải coi công ty sản xuất mỳ ăn liền là
khách hàng của họ và phải ứng dụng marketing công nghiệp cho hoạt động của mình. Như vậy,
marketing công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành và nhiều doanh nghiệp khác nhau.
1.1.2. Sự khác nhau giữa marketing công nghiệp và marketing tiêu dùng
Bảng 1.1: So sánh marketing công nghiệp và tiêu dùng Nội dung Marketing tiêu dùng Marketing công nghiệp Khách hàng
- Các cá nhân, người tiêu dùng
- Số lượng khách hàng lớn, nhưng số lượng mua nhỏ
- Khách hàng phân bố trên phạm vi địa lý rộng
- Các tổ chức, các công ty
- Số lượng khách hàng ít, nhưng mua với số lượng lớn hơn nhiều.
- Khách hàng tập trung hơn về địa lý. Mục tiêu mua
- Mua cho tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình
- Mua để sản xuất ra các hàng hoá, dịch vụ khác Nhu cầu - Cầu trực tiếp
- Cầu co giãn nhiều với giá
- Cầu thứ phát bắt nguồn từ cầu ở thị trường tiêu dùng
- Cầu ít co giãn với giá trong ngắn hạn
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua - Đơn giản
- Ít người tham gia vào quá trình quyết định mua
- Nhiều yếu tố phức tạp
- Nhiều người tham gia vào quyết định mua Cách mua hàng
- Không chuyên nghiệp, tuỳ thuộc vào từng cá nhân
- Chuyên nghiệp, theo quy trình, chính sách và thủ tục được định sẵn.
Quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp - Quan hệ lỏng lẻo
- Khách hàng thường mua qua trung gian
- Quan hệ rất chặt chẽ
- Thường mua bán trực tiếp, khách hàng thường mua lặp lại, mua thường xuyên
Vai trò của các công cụ marketing
- Xúc tiến huyếch trương, giá cả, phân phối đóng vai trò quan trọng
- Sản phẩm quan trọng, bán hàng cá nhân, phân phối vật chất quan trọng.
1.1.3. Phân loại khách hàng trong thị trường công nghiệp
Dựa vào cách thức sử dụng sản phẩm hay dịch vụ trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp
trong thị trường công nghiệp được phân thành các loại:
a. Các doanh nghiệp sản xuất:
Bao gồm các tổ chức mua sắm sản phẩm, dịch vụ nhằm mục đích sản xuất ra những sản phẩm,
dịch vụ khác để bán hay cho thuê.
Có hai loại khách hàng sản xuất:
- Nhà sản xuất thiết bị gốc: Đó là các doanh nghiệp mua sản phẩm hay dịch vụ để kết hợp thành
sản phẩm của mình, rồi bán cho thị trường công nghiệp hay thị trường tiêu dùng.
Ví dụ: Các công ty sản xuất máy tính mua chíp điện tử, các công ty sản xuất ôtô mua lốp xe, vỏ
xe về để lắp ráp. Họ chính là nhà sản xuất thiết bị gốc.
Điểm quan trọng để nhận diện ra những khách hàng này là sản phẩm của công ty cung ứng trở
thành một bộ phận cấu thành của sản phẩm cuối cùng do họ làm ra.
- Người sử dụng: Đó là doanh nghiệp mua sản phẩm hay dịch vụ để làm phương tiện sản xuất ra
hàng hoá hay dịch vụ khác, rồi bán ra thị trường công nghiệp hay tiêu dùng.
Ví dụ: Các công ty sản xuất các mặt hàng đồ gỗ mua các loại máy cưa, máy khoan và các máy
tương tự khác để thực hiện sản xuất.
Doanh nghiệp trở thành khách hàng sử dụng khi sản phẩm họ mua không trở thành một bộ phận
cấu thành trong sản phẩm của họ.
Một doanh nghiệp thường vừa là khách hàng sản xuất thiết bị gốc đối với nhà cung ứng này, vừa
là khách hàng sử dụng đối với nhà cung ứng khác.
b. Các tổ chức thương mại
Là những tổ chức mua hàng hoá, dịch vụ để bán lại hoặc cho thuê (ở nguyên dạng đã mua) nhằm mục đích kiếm lời.
Họ chính là các trung gian bán buôn, bán lẻ, trên thị trường. Đối với doanh nghiệp họ là những
trung gian, song họ có quyền sở hữu sản phẩm đã mua nên người làm marketing công nghiệp coi
họ như những khách hàng.
c. Các tổ chức nhà nước
Bao gồm những cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể mua
những hàng hoá cần thiết để thực hiện những chức năng theo sự phân công của chính quyền.
Được chia thành 3 loại:
- Chính quyền địa phương: Bao gồm UBND, HĐND các xã, huyện, thành phố, tỉnh; các sở ban
ngành trực thuộc như: Sở công nghiệp, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở khoa học công
nghệ, sở tài nguyên môi trường…
- Chính phủ: Bao gồm các bộ, cơ quan ngang bộ. Việt Nam có 22 bộ và các cơ quan ngang bộ:
Bộ quốc phòng, bộ Công an, bộ Ngoại giao, bộ Nội vụ, bộ Tư pháp, bộ Kế hoạch và đầu tư, bộ
Tài chính, bộ Công thương, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ Giao thông vận tải, bộ
Xây dựng, bộ Tài nguyên môi trường và biển, bộ Thông tin và tuyền thông, bộ Lao động –
thương binh và xã hội, bộ Văn hoá, thể thao và du lịch, bộ Khoa học và công nghệ, bộ Giáo dục
và đào tạo, bộ Y tế, và các cơ quan ngang bộ: Uỷ ban dân tộc, ngân hàng nhà nước Việt Nam,
thanh tra chính phủ, văn phòng chính phủ.
Một số loại hàng hoá sản xuất ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu của khách hàng chính phủ như: các
loại vũ khí, máy móc quốc phòng, máy bay quân sự, các công trình lớn mang tầm cỡ quốc gia
như hệ thống điện cao thế, sân vận động quốc gia, đường giao thông…
- Các ban ngành, đoàn thể, tổ chức phi lợi nhuận: Ở Việt Nam có: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên,
hội nông dân, hội chữ thập đỏ, UB mặt trận Tổ Quốc… Các cơ quan này có nhu cầu khác nhau
có liên quan đến đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực trong việc mua sắm các sản phẩm, dịch
vụ phục vụ cho quá trình hoạt động.
1.1.4 Phân loại các sản phẩm, dịch vụ trong thị trường công nghiệp
Người ta chia các sản phẩm, dịch vụ trong thị trường công nghiệp thành bốn nhóm chính sau:
- Thiết bị nặng: Là những máy móc thiết bị dùng để sản xuất, có giá trị lớn được coi là tài sản cố định của tổ chức.
Những thiết bị này thường là những máy móc có kích cỡ lớn, khó di chuyển như: máy tiện, máy
mài, máy nén thuỷ lực, máy ủi, cần cẩu, xe tải, máy biến thế, máy móc trong hệ thống dây chuyền công nghệ…
Thiết bị nặng thường được các doanh nghiệp mua đứt hoặc thuê theo hợp đồng. Ưu điểm của
việc mua đứt là doanh nghiệp có thể chủ động trong kinh doanh, tuy nhiên với một số doanh
nghiệp thiếu vốn chưa đủ khả năng mua, họ có thể đi thuê. Một số doanh nghiệp kinh doanh theo
mùa vụ như doanh nghiệp kinh doanh xây dựng cơ bản trong mùa xây dựng, nhu cầu vận tải vật
liệu xây dựng lên cao họ thường đi thuê thêm xe tải thay vì đi mua.
- Thiết bị nhẹ: Là những thiết bị có thể di chuyển được dễ dàng, có giá trị thấp hơn đáng kể so với thiết bị nặng.
Ví dụ: Máy khoan cầm tay, kéo cắt vật liệu, dụng cụ đo đạc, phần mềm máy tính, máy tính bỏ túi…
- Thiết bị phụ trợ: Là những thiết bị sử dụng cho các hoạt động hỗ trợ sản xuất thường được gọi là MRO:
+ Thiết bị bảo quản (Maintenance): Bao gồm sơn, dầu mỡ bảo quản máy móc, thiết bị làm sạch,
thiết bị dọn dẹp vệ sinh…
+ Thiết bị sửa chữa (Repair): Bao gồm các thiết bị dùng để sửa chữa các loại máy móc, hệ thống
điện, nước (kìm, tôvít, bút thử điện…)
+ Thiết bị vận hành (Operating): Bao gồm xăng, dầu để vận hành máy móc, văn phòng phẩm
phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành…
- Những bộ phận cấu thành: Là những sản phẩm khách hàng mua để lắp ráp vào sản phẩm cuối cùng của họ.
Ví dụ: các linh kiện điện tử (main, chíp, loa, màn hình, mạch…) bán cho nhà sản xuất điện thoại di động.
Khách hàng của loại hàng hoá này thường là nhà sản xuất thiết bị gốc, họ mua chúng để lắp vào
sản phẩm cuối cùng, hoặc là nhà phân phối mua để bán lại kiếm lời, hoặc là những khách hàng
sử dụng mua để thay thế những thiết bị hỏng trong hệ thống máy móc.
- Vật liệu thô: Bao gồm những sản phẩm tạo ra từ công nghiệp khai thác hoặc ngành nông lâm nghiệp.
Ví dụ: Khoáng sản: quặng sắt, than đá, dầu thô, đồng, chì, thiếc…
Hải sản: các loại tôm, cá, động vật biển, rau biển…
Lâm sản: gỗ, cây rừng…
Các sản phẩm nông nghiệp: gạo, ngô, khoai, sắn, rau, củ, quả…
Khách hàng của những sản phẩm này là các doanh nghiệp chế biến (khách hàng sử dụng), hay
những nhà sản xuất mua nhiên liệu để vận hành máy móc.
- Vật liệu đã chế biến: Bao gồm những loại nguyên liệu đã qua chế biến mà không phải là các bộ phận cấu thành.
Ví dụ: Thép cán, thuỷ tinh, kim loại rát mỏng…
Khách hàng của các loại sản phẩm này thường là những nhà sản xuất máy móc thiết bị.
- Dịch vụ: Bao gồm dịch vụ cần thiết phục vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các dịch vụ được sử dụng bởi 3 lý do sau:
+ Các công ty cung cấp dịch vụ thường cung ứng những dịch vụ có tính chuyên môn cao, khách
hàng thường khó có thể thực hiện.
+ Sử dụng dịch vụ của các công ty cung ứng dịch vụ doanh nghiệp có thể cập nhật và bắt kịp
được những thay đổi trên thị trường ở những lĩnh vực mà họ không chuyên sâu.
+ Sử dụng dịch vụ bên ngoài giúp chi phí thường xuyên, chi phí cố định của doanh nghiệp giảm đi đáng kể.
Bảng 1.2: Phân loại dịch vụ TT Phân loại dịch vụ Ví dụ minh hoạ Dịch vụ vệ sinh
Vệ sinh công nghiệp, lau kính ở các cao ốc, giặt các loại thảm sàn, bàn ghế văn phòng có nỉ…
Ví dụ: Công ty chăm sóc nhà Homecare, công ty Hoàn Mỹ…
Dịch vụ an ninh, bảo vệ
Gác cổng, cho thuê vệ sĩ, bảo vệ doanh nghiệp, nhà hàng, ngân hàng…
VD: Công ty Vệ sĩ - Võ đường Ngọc Hoà…
Dịch vụ kế toán, kiểm toán
- Dịch vụ kế toán: Dịch vụ hướng dẫn nghiệp vụ kế toán; Dịch vụ lập Báo cáo quyết toán; Tư
vấn hoàn thiện hệ thống kế toán; chuyển đổi hình thức báo cáo kế toán sang chuẩn kế toán quốc
tế, hoặc phù hợp với công ty mẹ;
- Dịch vụ kiểm toán: Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp; Kiểm toán Báo cáo quyết toán
XDCB;Kiểm toán tuân thủ; Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán báo cáo tài chính của các Dự án;
Kiểm toán tỷ lệ nội địa hoá… Dịch vụ tài chính
Dịch vụ ngân hàng, chứng khoán…
Dịch vụ cho thuê tài chính
Cho thuê thiết bị, máy móc xây dựng lớn, xe vận tải…
Dịch vụ quảng cáo, quan hệ công chúng
Thiết kế, thi công, thực hiện các chương trình quảng cáo truyền hình, báo chí, quảng cáo ngoài
trời, các chương trình truyền thông, dịch vụ gửi thư quảng cáo, tổ chức hội chợ…
VD: Công ty quảng cáo Đất Việt, Quảng cáo Việt Mỹ (Vinataf), Quảng cáo Trẻ…
Dịch vụ điều hành, sửa chữa
Sửa chữa các thiết bị, đào tạo vận hành, sử dụng, lắp đặt… Dịch vụ nhân sự
Cung cấp nguồn nhân lực, tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo…
VD: Công ty Navigos Group (vietnamwork), báo Lao động… Dịch vụ tư vấn
Tư vấn luật, quản trị, marketing, tư vấn kỹ thuật công nghệ…
Dịch vụ máy tính, tin học
Dịch vụ cung cấp phần mềm máy tính, viết chương trình, bảo dưỡng, bảo hành, sửa chữa máy tính… Dịch vụ kỹ thuật
Dịch vụ thiết kế hệ thống máy móc, dây chuyền công nghệ, công suất, phòng thí nghiệm… Dịch vụ bảo hiểm
Tai nạn, cháy nổ, hàng hải, lao động…
VD: Công ty Bảo Việt, AIA, AAA…
Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
Dịch vụ của bệnh viện, phòng khám tư nhân… Dịch vụ pháp lý
Quan hệ lao động, thuế, bằng phát minh sáng chế…
VD: Công ty tư vấn và dịch vụ pháp lý VINAJOCU, các văn phòng luật sư… Dịch vụ phân phối
Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ giao nhận, dịch vụ cho thuê kho bãi…
VD: Công ty kho vận Miền Nam, Công ty Kho vận giao nhận ngoại thương, Vinalink…
1.2. HỆ THỐNG MARKETING CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 1.2.1 Hệ
thống marketing công nghiệp
Một hệ thống marketing công nghiệp gồm bốn thành tố cơ bản: (1) Nhà sản xuất hàng hóa, dịch
vụ công nghiệp; (2) Nhà cung cấp cho những nhà sản xuất này; (3) Khách hàng; (4) Các kênh
phân phối nối nhà sản xuất và khách hàng
a. Nhà cung cấp nguyên liệu
Các nhà sản xuất hàng hoá và dịch vụ công nghiệp cần nguyên vật liệu để sản xuất và thường
nguyên vật liệu này được mua từ các tổ chức khác. Những nhà sản xuất mua thiết bị, sự cung cấp
và vật liệu từ các nhà sản xuất khác, từ công nghiệp mỏ, nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản,
lâm sản, để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ.
b. Nhà sản xuất hàng hoá, dịch vụ công nghiệp
Hàng hoá và dịch vụ công nghiệp được tạo ra bởi những tổ chức kinh doanh như các phân xưởng
lắp ráp, các nhà máy sản xuất thép, nhà máy sản xuất công cụ, nhà máy sản xuất nguyên liệu
giấy, các phân xưởng chế biến, các xưởng lắp ráp, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ… c. Khách hàng
Khách hàng của hàng hoá, dịch vụ công nghiệp bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, các tổ chức
thương mại và các tổ chức chính phủ… d. Các kênh phân phối
- Chi nhánh của nhà sản xuất: Đây là những trung gian thuộc nhà sản xuất, thực hiện những chức
năng phân phối hàng hoá trên thị trường công nghiệp. Có hai loại:
+ Chi nhánh có dự trữ: Thực hiện chức năng lưu kho (tại kho riêng của mình) và được điều hành
bởi nhà sản xuất. Các chi nhánh này thường được đặt ở những vị trí chiến lược để phục vụ khách hàng mục tiêu.
+ Văn phòng chi nhánh: Cũng chịu sự chi phối và điều hành của nhà sản xuất, hoạt động như
những văn phòng bán hàng tại khu vực. Tuy nhiên, những văn phòng này không dự trữ hàng hoá,
được đặt ở những vị trí chiến lược làm cơ sở cho lực lượng bán hàng của công ty trên khu vực đó.
- Nhà phân phối công nghiệp: Nhà phân phối công nghiệp là trung gian bán lại hàng hoá trên thị
trường công nghiệp. Họ có tên gọi riêng, điều hành một cách độc lập với nhà sản xuất, thực hiện
chức năng lưu kho, dự trữ hàng hoá.
- Đại diện của nhà sản xuất: Là những đại lý độc lập, bán hàng trên danh nghĩa của nhà sản xuất và hưởng hoa hồng.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống marketing công nghiệp
a. Cấp độ ngành công nghiệp: �
- Các đối thủ cạnh tranh trong ngành: Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh
tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong
một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ
+ Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh...
+ Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán
• Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh
nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại
• Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối (Điều
khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền)
+ Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các
yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn
• Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư
• Ràng buộc với người lao động
• Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan
• Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.
Ví dụ: Trong ngành thép ở Việt Nam hiện nay có các đối thủ đang cạnh tranh như: thép Thái
Nguyên, thép Việt Ý, thép Miền Nam…
- Đối thủ cạnh tranh mới (tiềm ẩn): Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện
chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn
nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ suất sinh lợi, số
lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
+ Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn . 1. Kỹ thuật 2. Vốn
3. Các yếu tố thương mại: Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng ...
4. Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào (bị kiểm soát), bằng cấp , phát minh sáng chế,
nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ ....
Ví dụ: Vận tải biển là ngành yêu cầu về lượng vốn lớn, yêu cầu địa điểm cung ứng (gần sông,
biển), về nguồn nhân lực đặc thù… do đó là một trong những ngành rào cản ra nhập lớn. Nhà cung cấp:
+ Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh,
quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà
cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
+ Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay
thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).
+ Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát
triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp
đầu vào cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Nhà cung cấp trong những ngành chế biến nông sản, khoáng sản… thường có quyền lực
lớn do doanh nghiệp phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và địa lý…
- Các khách hàng: Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Khách hàng gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và
chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ
khách hàng đối với ngành: + Quy mô + Tầm quan trọng
+ Chi phí chuyển đổi khách hàng + Thông tin khách hàng
Ví dụ: Ngành sản xuất thiết bị điện lớn như máy biến thế cỡ lớn, thiết bị điện cho đường dây tải
trọng lớn (500kv), khách hàng duy nhất là chính phủ. Do đó quyền lực của khách hàng là rất lớn.
Công ty sản xuất bao bì phục vụ cho nhu cầu nhà máy xi măng Bút Sơn, chỉ có một khách hàng
duy nhất do đó quyền lực của khách hàng trường hợp này cũng rất lớn.
- Các sản phẩm thay thế: Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa
mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
Ví dụ: Quạt công nghiệp đang bị thay thế dần dần bởi điều hoà công nghiệp. b. Cấp độ vĩ mô
- Môi trường kinh tế: Bao gồm các yếu tố như: tình hình phát triển hay suy thoái kinh tế, tỷ lệ
lạm phát, giá cả, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập bình quân…
- Môi trường công nghệ: Công nghệ mới ra đời có thể thải loại một loại sản phẩm thậm chí cả một ngành sản xuất.
Ví dụ: máy tính với phần mềm xử lý văn bản thay thế máy đánh chữ, máy phôtô thay thế giấy
than, máy ảnh kỹ thuật số thay thế máy ảnh phim…
- Môi trường chính trị/pháp luật: Bao gồm nền chính trị của một quốc gia, hệ thống luật pháp,
các quy định, văn bản, các chính sách phát triển kinh tế, các loại thuế, hạn ngạch xuất nhập khẩu…
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các loại tài nguyên thiên nhiên: khoáng sản, đất, nước, khí hậu…
- Môi trường quốc tế: Sự ảnh hưởng của toàn cầu hoá, diễn biến kinh tế, chính trị trên thế giới,
ảnh hưởng của nguồn nguyên liệu, giá cả, đối thủ cạnh tranh trên quy mô toàn cầu.
CÂU HỎI ÔN TẬP THẢO LUẬN
1. Hãy cho biết sản phẩm chính, khách hàng chính của một doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, dịch vụ công nghiệp.
2. Hãy nêu và giải thích sự khác biệt giữa marketing công nghiệp và marketing tiêu dùng.
3. Sản phẩm công nghiệp được chia thành những loại nào? cho ví dụ minh hoạ.
4. Khách hàng công nghiệp được chia thành những đối tượng nào? Định hướng marketing cho từng đối tượng?�
Chương 2: HÀNH VI MUA CỦA KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC 2.1. MÔ HÌNH HÀNH VI MUA
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 2.1.1. Khái niệm mô hình hành vi mua
Mô hình hành vi mua mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định mua, giúp cho các
nhà marketing có cơ sở phân tích và thiết kế các giải pháp, chính sách thích hợp.�
Trong số các mô hình hành vi mua, mô hình của Webster và Wind� được xem sử dụng khá phổ biến.
Sơ đồ 2.1: Mô hình hành vi mua của khách hàng công nghiệp
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua - Yếu tố môi trường:
Môi trường đó là các yếu tố chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hoá và các yếu tố bên ngoài tổ chức.
Các yếu tố môi trường được thể hiện cụ thể là sự ảnh hưởng của chính phủ, các tổ chức chính
phủ và xã hội, các nhà cung cấp, khách hàng và các tổ chức đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố môi
trường cung cấp thông tin, xác định các giá trị, quy định và các điều kiện chung về kinh doanh.
Dưới tác động của nhân tố môi trường, một số xu hướng mà khách hàng công nghiệp thường bộc lộ là:
- Khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu đầu tư kinh doanh giảm, khách hàng công nghiệp giảm sức
mua sắm các loại trang thiết bị, nguyên vật liệu…
- Gia tăng lượng dự trữ nguyên vật liệu quý hiếm và các hợp đồng dài hạn để mua chúng.
- Đẩy mạnh việc mua sắm trang thiết bị mới liên quan đến bảo vệ môi trường và đầu tư nhiều
hơn cho công nghệ mới…
- Ưu tiên lựa chọn thiết bị, máy móc tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu…
- Đặc điểm của tổ chức
Các yếu tố về tổ chức đó là các nhóm yếu tố công nghệ, cơ cấu tổ chức, mục đích và các nhiệm
vụ và nhân viên của tổ chức. Mỗi nhóm yếu tố tổ chức có mối tương quan nhất định trong những
tình huống mua cụ thể và ảnh hưởng đặc thù đến cơ cấu và chức năng của trung tâm mua. Tầm
ảnh hưởng của yếu tố cần phân tích là mối tương quan giữa mức độ tập trung-phân tán trong việc
thực hiện chức năng mua sắm. Các nhóm yếu tố tổ chức tương tác lẫn nhau và tạo nên môi
trường tổ chức và ảnh hưởng đến việc hình thành các mong muốn, mục đích, thái độ và những
mặc định của các thành viên của trung tâm trong việc ra quyết định.
Cơ cấu tổ chức được Webster và Wind phân chia thành năm nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình ra quyết định mua là truyền thông, uỷ quyền, tình trạng, khen thưởng và nhóm yếu tố thuộc
chức năng tác nghiệp. Nhiệm vụ của các nhà marketing công nghiệp là nhận biết vai trò từng yếu
tố để có cách gây ảnh hưởng hiệu quả. Truyền thông thực hiện bốn chức năng cơ bản: thông tin;
hướng dẫn và yêu cầu; ảnh hưởng và thuyết phục; và chức năng phối hợp và do đó cần đánh giá
từng thành viên của trung tâm mua có vai trò như thế nào trong các chức năng trên. Uỷ quyền
xác định quyền hành của từng thành viên của trung tâm mua về thẩm định, ra yêu cầu hay tác
động khác trong quá trình ra quyết định mua. Tình trạng xác định các cá nhân nào sẽ có vai trò gì
trong trung tâm mua. Hệ thống khen thưởng xác định đánh giá hành vi từng thành viên và kết
quả của họ trong việc đã tham gia vào quá trình ra quyết định mua. Và nhóm yếu tố thuộc về
chức năng tác nghiệp liên quan đến việc hình thành thủ tục mua sắm cũng như quá trình ra quyết định mua.
Các nhà làm marketing cần quan tâm đến một số khuynh hướng sau đây của khách hàng:
- Khuynh hướng nâng cấp bộ phận cung ứng: Thông thường bộ phận cung ứng thường chiếm
một vị trí thấp trong hệ thống thứ bậc quản trị. Tuy nhiên, do sức ép cạnh tranh gần đây đã buộc
nhiều công ty phải nâng cấp bộ phận cung ứng của mình và đưa những người phụ trách bộ phận
lên những chức vụ cao hơn. Những bộ phận này chuyển từ bộ phận cung ứng kiểu cũ, chỉ chú
trọng đến việc mua được rẻ nhất thành bộ phận mua sắm có nhiệm vụ tìm kiếm giá trị tốt nhất từ
các cung ứng. Một số công ty đa quốc gia đã nâng bộ phận này thành bộ phận chiến lược vật tư
với trách nhiệm tìm mua vật liệu trên khắp thế giới và làm việc với các đối tác chiến lược. Nhiều
công ty đang tìm kiếm những lãnh đạo giỏi và trả lương cao hơn.
Điều đó có nghĩa là những người hoạt động trên thị trường các doanh nghiệp phải nâng cấp các
nhân viên bán hàng của mình lên cho tương xứng với cấp bậc và trình độ của người mua của khách hàng công nghiệp.
- Cung ứng tập trung: Trong những công ty có nhiều chi nhánh, toàn bộ việc cung ứng thường do
các chi nhánh thực hiện riêng rẽ vì nhu cầu của họ không giống nhau. Nhưng gần đây, các công
ty đã bắt đầu trở lại tập trung công tác cung ứng trong một mức độ nào đó. Các cơ quan đầu não
xác định những vật tư cần mua cho một số chi nhánh còn lại để mua tập trung. Từng chi nhánh
có thể mua hàng từ các nguồn khác nếu họ có thể ký được những hợp đồng tốt hơn, nhưng nói
chung việc cung ứng tập trung sẽ tiết kiệm được nhiều cho công ty. Ngoài những ưu đãi về giá cả
và phương thức giao hàng, nhiều công ty dịch vụ như nhà hàng, khách sạn thường mua tập trung
cho chuỗi đơn vị của mình để đảm bảo tính đồng bộ. Đối với mỗi người làm marketing công
nghiệp điều này có nghĩa là sẽ thiết lập quan hệ với ít người mua hơn nhưng ở cấp cao hơn.
- Hợp đồng dài hạn: Những khách hàng công nghiệp ngày càng chủ động đề xuất những hợp
đồng dài hạn với những người cung ứng đáng tin cậy. Các doanh nghiệp cung ứng cũng cung cấp
cho khách hàng của mình hệ thống giao dịch đơn hàng điện tử phục vụ cho việc mua bán thường
xuyên, dài hạn. Do đó, người làm marketing công nghiệp càng khó khăn hơn trong việc chen
chân vào những hợp đồng cung ứng dài hạn này.
- Đánh giá thành tích cung ứng: Ngày nay, nhiều công ty xây dựng chế độ khen thưởng đối với
những người quản lý cung ứng có thành tích mua sắm tốt, rất giống những nhân viên bán hàng
được thưởng vì có thành tích bán hàng tốt. Những chế độ như vậy sẽ kích thích những nhà quản
trị cung ứng tăng cường sức ép của mình để những người bán hàng chấp nhận những điều kiện có lợi nhất cho họ. - Yếu tố về quan hệ:
Các yếu tố về quan hệ liên quan đến khái niệm về trung tâm mua. Theo mô hình hành vi mua
Wesber và Wind, chức năng của trung tâm mua là một trong những nội dung của mô hình và
được hình thành bởi mối tương tác giữa các cá nhân. Các nội dung cụ thể cần nghiên cứu như là
vai trò của các thành viên tham gia vào trung tâm mua, các mong muốn, hành vi, các mối quan hệ.
Đặc biệt là mối quan hệ thân quen giữa những người có ảnh hưởng mua với những người trong
doanh nghiệp hay ngoài doanh nghiệp khách hàng. Nó ảnh hưởng đến phương thức ra quyết
định, sự lựa chọn nhà cung ứng và không khí làm việc của một tổ chức. Mối quan hệ cá nhân có
ảnh hưởng mạnh đến quyết định mua, việc xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của nó luôn là
bí ẩn với những người làm marketing. Dù khó khăn, nhưng vẫn phải tìm cách phân tích cặn kẽ
mối quan hệ qua lại này để tạo ra những kích thích marketing “đúng chỗ, đúng hướng, đúng người”. - Yếu tố cá nhân:
Nhóm yếu tố cuối cùng cần phân tích trong mô hình hành vi mua của doanh nghiệp là các yếu tố
cá nhân, hay chính là hành vi cá nhân và mối tương quan với nhau trong tổ chức. Một quyết định
mua trong tổ chức là kết quả của một quá trình thảo luận, thoả thuận hay bất cứ một tác động gây
thuyết phục nào khác, có nghĩa là do các yếu tố hành vi cá nhân gây nên.
Thông thường nhiều cá nhân ảnh hưởng đến một quyết định trong quá trình mua sắm trong thị
trường công nghiệp. Điều quan trọng là xác định ai là người quyết định chủ yếu và vai trò của
mỗi cá nhân. Họ có thể là người phụ trách mua, kỹ sư trưởng, nhân viên kiểm tra, giám đốc sản
xuất hay có thể là một nhân vật nào khác. Trong mỗi doanh nghiệp, vai trò của mỗi cá nhân trong
quyết định mua có thể rất khác nhau, thậm chí trong các doanh nghiệp cùng ngành, các nhân viên
có chức năng tương tự có vai trò rất khác nhau trong quyết định mua. Vì vậy việc tìm hiểu vai trò
cụ thể của các cá nhân trong quyết định mua trong từng tổ chức cụ thể là một cách tiếp cận hữu
hiệu trong việc thuyết phục khách hàng.
Việc mua sắm mặt hàng nào, số lượng bao nhiêu và yêu cầu về đặc điểm sản phẩm như thế nào
là để phục vụ cho các hoạt động và mục đích của tổ chức, chẳng phải liên quan cá nhân cụ thể có
vai trò trong quyết định mua trong tổ chức và càng không liên quan đến cá tính và sở thích của
họ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, động cơ, nhận thức, cá tính và sở thích của một cá nhân cụ thể,
nhất là người có vai trò chủ yếu lại là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng quyết định
mua. Những yếu tố này phụ thuộc vào trình độ học vấn, văn hoá, trình độ nghề nghiệp, nhân
cách, thái độ với rủi ro…
Có những người thích “mọi chuyện đều đơn giản”, có người muốn “thứ tốt nhất”, có người muốn
“mọi thứ đều đảm bảo”, có người tỏ ra là “chuyên gia”… Vì vậy, người bán hàng phải tìm hiểu
rõ từng cá nhân khách hàng để tiến hành phân loại họ một cách chính xác. Lời khuyên cho những
nhân viên bán hàng là “lập sổ lý lịch khách hàng” xuất phát từ lý do nêu trên.
2.2. NHỮNG DẠNG TÌNH HUỐNG MUA CHỦ YẾU
Các chuyên gia marketing đã tổng kết ba dạng tình huống mua chủ yếu sau:
2.2.1. Mua lặp lại không thay đổi
Mua lại không thay đổi là việc mua lại các mặt hàng từ cùng một hay một vài nhà cung cấp mà
doanh nghiệp đã từng mua sắm từ trước. Việc mua sắm có thể được thực hiện vào những lúc tồn
kho đạt đến mức nhất định hay sau một khoảng thời gian nhất định. Người đi mua lựa chọn
người cung ứng trong danh sách đã được duyệt, có xem xét mức độ thoả mãn của họ trong những lần mua trước.
Những người cung ứng được chọn cố gắng duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Những người
cung ứng chưa được chọn, hoặc là người đến sau cố gắng lợi dụng những điều khách hàng chưa
hài lòng ở đối thủ cạnh tranh hoặc tìm cách chào một mặt hàng mới để họ sẽ xem xét đến việc
mua số lượng nào đó của mình. Những người cung ứng không được lựa chọn cố gắng giành cho
được một đơn hàng nhỏ rồi sau đó dần dần tăng tỷ lệ đặt mua của khách hàng.
Trong tình huống này, sự quan tâm lớn nhất của khách hàng là việc giao hàng đúng hạn, đúng số
lượng và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Mối đe doạ lớn nhất của các công ty cung ứng sản phẩm,
dịch vụ công nghiệp là sự chen chân của đối thủ cạnh tranh. Những công ty “ngủ quên trên thành
công”, giao hàng trễ hẹn, sản phẩm sai hỏng, dịch vụ yếu kém sẽ tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh “chen chân vào”.
2.2.2. Mua lặp lại có thay đổi
Là tình huống mua trong đó người mua đưa ra những đơn đặt hàng lặp lại, nhưng có những yêu
cầu điều chỉnh thay đổi quy cách sản phẩm, tính năng, giá bán và những điều kiện cung ứng khác.
Trong tình huống này sự cạnh tranh giữa những nhà cung ứng thường gay gắt hơn vì cơ hội chen
chân của những người chưa được chọn cao hơn. Những người cung ứng được chọn trước đây bắt
đầu lo lắng và buộc phải nỗ lực để giữ khách hàng. Các đối thủ cạnh tranh có cơ hội đưa ra đơn
chào hàng có lợi hơn nhằm giành lấy mối làm ăn mới. “Tìm ra cơ hội cống hiến tốt hơn cho
khách hàng” là khẩu hiệu mà tất cả các nhà cung ứng đều phải thực hiện để tác động vào khách
hàng nếu họ không muốn mất đi thị phần hoặc muốn tăng thêm thị phần của mình.
2.2.3. Mua sắm phục vụ nhiệm vụ mới
Là tình huống mua mà người mua mua một loại sản phẩm, dịch vụ lần đầu tiên. Trong tình
huống này người mua tiến hành tất cả các giai đoạn của quá trình mua sắm, từ giai đọan đầu tiên
là nhận diện nhu cầu cho đến giai đoạn thu thập thông tin phản hồi và đánh giá.
Trường hợp mua mới phát sinh khi khách hàng xây dựng thêm văn phòng, chi nhánh mới hay
sản xuất thêm sản phẩm mới. Chi phí và rủi ro mua hàng càng lớn thì số người tham gia vào
quyết định mua càng nhiều, khối lượng thông tin cần thu thập càng lớn, và thời gian quyết định
mua cũng dài hơn. Tình huống mua sắm phục vụ nhiệm vụ mới là cơ hội và thách thức lớn nhất
đối với người làm marketing. Vì nếu thành công nó sẽ dẫn đến những đơn đặt hàng thường
xuyên và cuối cùng là hình thức mua lại không có sự thay đổi. Họ cố gắng tiếp cận càng nhiều
người có ảnh hưởng đến việc mua sắm càng tốt và cố gắng cung cấp những thông tin hữu ích đến
khách hàng. Do tính chất phức tạp của việc bán hàng trong tình huống mua này, nhiều công ty đã
sử dụng một lực lượng bán hàng gồm những nhân viên bán hàng giỏi nhất.
Quá trình mua sắm phục vụ nhiệm vụ mới phải trải qua một số giai đoạn đó là: biết đến, quan
tâm, đánh giá, dùng thử và chấp nhận. Các công cụ thông tin có hiệu quả thay đổi theo từng giai
đoạn. Phương tiện thông tin đại chúng là quan trọng nhất trong giai đoạn quan tâm. Các nguồn
thông tin kỹ thuật quan trọng trong giai đoạn đánh giá. Do vậy người làm marketing phải sử
dụng những công cụ khác nhau cho từng giai đoạn của quá trình mua sắm phục vụ nhiệm vụ mới.
2.3 NHỮNG ẢNH HƯỞNG MUA 2.3.1. Những người tham gia vào quá trình quyết định mua
Xác định được những cá nhân nào có ảnh hưởng đến quy trình mua hàng trong tổ chức khách
hàng là một công việc quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với những người làm marketing. Những
cá nhân này có ảnh hưởng hai chiều tích cực hoặc tiêu cực. Họ có thể xúc tiến quá trình mua
hoặc ảnh hưởng để huỷ bỏ việc mua hàng. Do đó, việc xác định những người này sẽ giúp công ty
xây dựng được những chương trình marketing dễ dàng, thuận tiện, hiệu quả hơn trong việc tiếp
cận khách hàng. Có mấy loại ảnh hưởng chính sau:
- Người khởi xướng: Là những người đầu tiên nhận diện và xác định vấn đề mà có thể giải quyết
thông qua việc mua sắm hàng hoá, dịch vụ. Thường là người sử dụng sản phẩm dịch vụ, các
quản đốc phân xưởng, giám đốc kỹ thuật…
- Người gác cửa: Là người có vai trò điều khiển các luồng thông tin và việc tiếp cận người ra
quyết định mua. Thường là nhân viên lễ tân, trực tổng đài, nhân viên phòng cung ứng.
- Người có ảnh hưởng: Là những người sẽ có ý kiến tích cực hay tiêu cực trong việc ra quyết
định mua hay không mua sản phẩm, dịch vụ. Thường là những chuyên viên kỹ thuật, phụ trách các phòng chức năng…
- Người quyết định: Là những người quyết định những yêu cầu về sản phẩm và những người
cung ứng. Họ là những người có thẩm quyền trong tổ chức.
- Người phê duyệt: Là những người phê chuẩn những đề nghị của người quyết định hay người
mua. Họ thường là người có thẩm quyền cao nhất trong tổ chức.
- Người mua: Là người giữ vai trò quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm bán hàng, các điều
kiện liên quan đến thời hạn và phương thức thanh toán, giao hàng. Trong những trường hợp mua
bán phức tạp người mua có thể bao gồm cả những nhà quản trị cấp cao tham gia thương lượng.
- Người sử dụng: Là những người sẽ trực tiếp sử dụng hàng hoá, dịch vụ được mua. Trong quá
trình sử dụng, họ giúp tổ chức đánh giá sản phẩm, làm căn cứ để thực hiện những lần mua tiếp theo (nếu có).
Những người ảnh hưởng mua còn có thể là những cá nhân bên ngoài công ty khách hàng. Ví dụ
như các nhân viên mua hàng có thể nghe lời khuyên từ nhân viên mua hàng của các công ty
khác, hay người thân của họ…. Việc nhận diện và tiếp cận những người này rất khó, tuy nhiên
người làm marketing có thể mở rộng đơn đặt hàng nhở uy tín đã tạo dựng được, thông qua việc
giới thiệu của nhân viên mua hàng công ty này đến công ty khác.
2.3.2. Số lượng người tham gia mua và ảnh hưởng mua cơ bản
Số lượng thực tế những người tham gia mua một sản phẩm, dịch vụ nào đó khác nhau giữa các tổ
chức mua. Sự khác nhau đó thướng là do quy mô của tổ chức mua, phạm vi sử dụng, giá trị, hàm
lượng kỹ thuật của sản phẩm. Ví dụ như khi sản phẩm mua được sử dụng ở nhiều phòng ban
khác nhau, số lượng người tham gia mua sẽ tăng lên. Sảm phẩm mua càng có giá trị lớn thì số
lượng ảnh hưởng mua cũng tăng lên, tuy nhiên nếu hàm lượng kỹ thuật của sản phẩm càng cao
thì số lượng ảnh hưởng mua sẽ giảm đi.
Có một số quy tắc trong việc xác định số lượng ảnh hưởng mua. Số lượng người tham gia vào
quá trình mua khoảng từ 1 đến 20 người, trung bình có 5 người tham gia vào quá trình mua,
những công ty lớn trên 500 người có thể có nhiều hơn.
Có nhiều người tham gia vào quá trình mua nhưng không phải ai cũng có những ảnh hưởng như
nhau, mà sẽ có một vài người có ảnh hưởng nhiều hơn người khác. Họ là những người có thể
làm cho người khác thay đổi theo ý kiến của họ. Chính vì vậy nhiệm vụ của người làm marketing
công nghiệp là phải tìm được người có ảnh hưởng mua quan trọng nhất. Trên thực tế, công việc
này không dễ dàng nhưng cũng có một số quy tắc để xác định được họ. Những người bán hàng
trực tiếp thường có cơ hội nhiều nhất trong việc tiếp xúc với những ngựời tham gia mua, nên
thường họ cũng phải là người xác định những người ảnh hưởng mua quan trọng. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp phức tạp, cần phải dùng đến nghiên cứu marketing để tìm ra họ. Người
làm marketing phải các định được: ai là người tham gia chủ yếu vào quyết định mua? Họ có ảnh
hưởng đến những quyết định nào? Mức độ ảnh hưởng của họ ra sao? Họ sử dụng những tiêu
chuẩn đánh giá nào? Ngoài ra cần tìm hiểu về đặc tính cá nhân của họ như: sở thích, quan điểm,
mong muốn, kinh nghiệm mua hàng… Nếu xác định được điều đó người làm marketing sẽ có
những tác động phù hợp, đem lại khả năng chiến thắng cao trong cạnh tranh.
Khi trung tâm mua sắm có nhiều người tham gia vào thì việc tiếp cận tất cả trong số họ tương đối
tốn thời gian và tiền bạc. Do đó cần chọn lọc những người có ảnh hưởng mua quan trọng nhất để
tiếp cận. Đối với những công ty có khả năng thì việc tiếp cận càng nhiều ảnh hưởng mua càng
tốt. Nhân viên bán hàng của công ty gần như “sống” cùng với khách hàng mua với số lượng lớn.
Những ảnh hưởng mua cơ bản có thể thay đổi thường xuyên do những thay đổi nhân sự trong tổ
chức của khách hàng như nghỉ việc, nghỉ hưu, thăng chức… Vì vậy, tìm hiểu những người ảnh
hưởng mua cơ bản phải là việc được duy trì liên tục nếu người phụ trách marketing muốn tiếp tục giữ khách hàng. 2.3.3. Trung tâm mua hàng
Bao gồm những cá nhân trong tổ chức mua hàng có liên quan trực tiếp đến tiến trình mua hàng.
Thường bao gồm: người sử dụng, người ảnh hưởng, người ra quyết định, người mua trực tiếp.
Họ là những người tham gia vào quá trình mua hàng từ việc tìm kiếm thông tin, tìm kiếm đối tác,
đến việc đàm phán, ký kết hợp đồng, nhận hàng và thiết lập mối quan hệ dài hạn với nhà cung
cấp. Một tổ chức thường có một hay một số trung tâm mua hàng. Đối với những hàng hóa mua
thường xuyên như nguyên, nhiên vật liệu, nhiệm vụ mua hàng thường được giao cho một bộ
phận thường được gọi là phòng vật tư, hay phòng cung ứng. Còn khi mua những mặt hàng phức
tạp, với mỗi một loại mặt hàng khác nhau, họ có thể thành lập nhiều trung tâm mua để tiến hành
mua hàng hoá. Các thành viên trong mỗi trung tâm và vai trò của họ có thể thay đổi tuỳ thuộc
vào từng giai đoạn mua và loại sản phẩm cần mua.
Nhiệm vụ của người làm marketing là: 1- Xác định số lượng các trung tâm mua hàng và các
thành viên. 2- Xác định quá trình quyết định mua ở mỗi trung tâm. 3- Xác định được sự khác biệt
ở mỗi trung tâm khi mua các sản phẩm khác nhau. 4- Hiểu biết được đặc điểm của mỗi trung tâm
và quan hệ của họ với các trung tâm khác.
2.3.4. Một số hoạt động và quyết định của bộ phận cung ứng của khách hàng công nghiệp a. Phân tích người bán
Đây là hoạt động mà những người cung ứng hiện tại và tiềm năng được xếp hạng dựa trên các
mặt như: chất lượng sản phẩm, khả năng sản xuất, việc giao hàng, những thay đổi về giá cả, dịch
vụ, trợ giúp kỹ thuật, kỹ năng của người bán…
Phân tích họ sẽ đánh giá được năng lực và sự đáng tin cậy của từng người bán, tìm ra điểm mạnh
điểm yếu của từng nhà cung cấp. Từ đó giúp họ có những quyết định lựa chọn, tiếp tục hay chấm
dứt hợp đồng đối với những người bán khác nhau. b. Phân tích giá trị
Phân tích giá trị là đánh giá các chức năng của sản phẩm cần mua sắm và giá trị kinh tế để đạt
được cũng như các phương án để đạt được các chức năng yêu cầu. Mục đích của phân tích giá trị
là nhằm tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo mức độ yêu cầu về các khả năng cần thiết và độ tin
cậy của sản phẩm. Nói cách khác là phân tích giá trị để chọn phương án mua tốt nhất. Nội dung
của phân tích giá trị là phân tích thiết kế và phân tích giá cả.
(1) Công việc phân tích thiết kế bắt đầu từ việc xem xét bản thiết kế về sản phẩm đã đảm bảo các
chức năng của sản phẩm như thế nào. Tuỳ thuộc vào kiểu chi tiết, việc đánh giá có thể được thực
hiện bởi các thành viên của bộ phận mua sắm, hay có thể là do các chuyên gia kỹ thuật hay do
các chuyên gia từ các bộ phận khác như kỹ thuật, sản xuất, kiểm tra chất lượng. Theo hướng dẫn
của Hiệp hội các văn phòng mua sắm Hoa Kỳ, các vấn đề cần giải quyết trong quá trình phân tích giá trị đó là:
1. Những giá trị mà sản phẩm, dịch vụ có thể đem lại cho người sử dụng.
2. Tương quan giữa chi phí và giá trị (lợi ích) mà sản phẩm, dịch vụ mang lại.
3. Sự tương ứng giữa nhu cầu và đặc tính của sản phẩm, dịch vụ đem lại đến mức độ nào?
4. Có loại sản phẩm, dịch vụ hay nhãn hiệu nào đáp ứng tốt hơn nhu cầu không?
5. Có thể tự sản xuất những loại sản phẩm, dịch vụ đó không? Tự sản xuất có rẻ hơn đi mua không?
6. Có thể sử dụng những mặt hàng tiêu chuẩn hoá đã có sẵn thay vì đặt hàng không?
7. Việc trang bị công nghệ mới, máy móc mới đem lại hiệu quả như thế nào?
8. Có thể tìm kiếm được nhà cung ứng nào tốt hơn không?
9. Có những người mua nào đã mua sản phẩm, dịch vụ đó với giá của nhà cung ứng đã chào hàng?
Có thể bổ sung các vấn đề cần giải quyết khác như chi phí tồn kho và các vấn đề về quản trị tồn
kho. Phân tích giá trị như một hoạt động trong tổ chức có thể có những yếu tố tiềm năng gây ra
xung đột giữa bộ phận mua sắm với các bộ phận khác có mong muốn bổ sung các đặc tính sản