-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học Chương 4 | Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn
Tổng hợp Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học Chương 4/ Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 9 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học (CĐ)
Trường: Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 41967345
CHƯƠNG 4. CÁCH VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Sản phẩm của kết quả nghiên cứu khoa là tài liệu khoa học và mô hình mẫu được
công bố công khai rộng rãi theo yêu cầu của cơ quan chủ quản đề tài. Tài liệu khoa học thể
hiện theo nhiều dạng như bài báo khoa học, kỹ yếu hội nghị, tài liệu chuyên khảo, đồ án môn
học, khóa luận tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp, chuyên đề NCS, luận án tiến sỹ, bài giảng,
giáo trình môn học. Nội dung của chương trình bày phương pháp chung để viết báo cáo đề
tài nghiên cứu khoa học.
4.1. CÁCH VIẾT BÀI BÁO KHOA HỌC 4.1.1. Giới thiệu
Bài báo khoa học là tài liệu diễn đạt tóm tắt các kết quả nghiên cứu được công bố công
khai trên các tạp chí khoa học, kỹ yếu hội nghị khoa học.
Tạp chí khoa học được hội đồng Giáo sự Nhà nước đánh giá, xếp loại và công nhận giá trị khoa học.
Các quy định của tạp chí khoa học được công bố công khai trong tạp chí.
4.1.2. Hình thức trình bày một bài báo khoa học
Cấu trúc nội dung trình bày một bài báo gồm các phần chính như sau:
• Tên bài báo, nếu tạp chí trong nước thì cần có tên bài báo bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh.
• Tên tác giả, và nhóm tác giả, có đầy đủ thông tin về email. đơn vị làm việc.
• Giới thiệu tóm tắt bài báo bằng tiếng Việt và trình bày phần Abtracst bằng Tiếng
Anh có đính kèm từ khóa và Kyword
• Tổng quan về chủ đề nghiên cứu, nội dung của phần tổng quan là giới thiệu các
vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu, lý do chọn chủ đề và mục tiêu nghiên cứu
• Phân tích nội dung chủ đề, nội dung của phần phân tích là trình bày chi tiết các giả
thuyết, luận cứ, liên quan đến chủ đề nghiên cứu để đưa ra một kết luận mới của đề tài nghiên cứu.
• Kết quả thực nghiệm, nội dung của phần thực nghiệm là trình bày các mô hình thí
nghiệm, thực nghiệm trên các mô hình mẫu tương đương, đo lường kết quả, hoặc
thực hiện các bài trắc nghiệm để thống kê sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu.
• Kết luận, nội dung phần kết luận là trình bày các nội dung đã nghiên cứu, so sánh,
đánh giá, bàn luận các kết quả nghiên cứu để đề xuất các kết quả khoa học mới
của người nghiên cứu; đồng thới đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.
• Phần cuối của bài báo là trình bày các nội dung về tài liệu tham khảo, phần phụ
lục, và phần giới thiệu về tác giả. lOMoARcPSD| 41967345
4.2. CÁCH VIẾT TÀI LIỆU CHUYÊN KHẢO 4.2.1. Giới thiệu
Tài liệu chuyên khảo là văn bản thể hiện kết quả nghiên cứu đề tài. Tài liệu chuyên
khảo có giá trị khoa học khi được Nhà xuất bản cấp phép in ấn và xuất bản để công bố kết
quả nghiên cứu công khai, tài liệu chuyên khảo được lưu trử một số bản tại thư viện
4.2.2. Hình thức trình bày tài liệu chuyên khảo
Cấu trúc nội dung trình bày một tài liệu chuyên khảo gồm các phần chính như sau: •
Mở đầu, nội dung phần mở đầu giới thiệu tóm tắt các vấn đề liên quan đến chủ
đề nghiên cứu, lý do chọn chủ đề, phương pháp nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu nội dung
bố cục đề tài và ý nghĩa khoa học của đề tài •
Tổng quan về chủ đề nghiên cứu, nội dung của phần tổng quan là giới thiệu các
vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu. •
Các chương, phần phân tích các chủ đề, nội dung của phần phân tích là trình
bày chi tiết các giả thuyết, luận cứ, mô hình toán, mô hình phân tích của từng chủ đề cụ thể
có liên quan đến chủ đề nghiên cứu để đưa ra một kết luận mới của đề tài nghiên cứu. Từng
chủ đề chi tiết có thể kết hợp với nội dung phần thực nghiệm, nội dung của phần thực nghiệm
là trình bày các mô hình mô phỏng, mô hình thí nghiệm, thực nghiệm trên các mô hình mẫu
tương đương, đo lường kết quả, hoặc thực hiện các bài trắc nghiệm để thống kê sự hài lòng
của đối tượng nghiên cứu. •
Kết luận, nội dung phần kết luận là trình bày các nội dung đã nghiên cứu, so
sánh, đánh giá, bàn luận các kết quả nghiên cứu để đề xuất các kết quả khoa học mới, khẳng
định kết quả đóng góp của người nghiên cứu; đồng thới đề xuất các hướng nghiên cứu mới. •
Phần cuối của bài báo là trình bày các nội dung về phần phụ lục, tài liệu tham
khảo, và phần giới thiệu về tác giả.
4.3. CÁCH TRÌNH BÀY ĐỒ ÁN, KHÓA LUẬN, LUẬN VĂN, LUẬN ÁN
Trong môi trường đào tạo, đề tài NCKH thể hiện theo nhiều cấp độ khác nhau từ thấp
đến cao, đối với người học có các loại đề tài như: đồ án môn học, đề tài nghiên cứu khoa học
sinh viên, học viên, khóa luận tốt nghiệp, luận văn văn tốt nghiệp, chuyên đề nghiên cứu sinh,
luận án tiến sỹ, kết quả nghiên cứu của người giảng viên còn có các loại tài liệu nghiên cứu
khoa học là giáo trình, bài giảng, tài liệu giảng dạy.
Cấu trúc nội dung trình bày báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài, thông thường các
trường đại học sử dụng văn bản hướng dẫn trình bày luận án tiến sỹ để sử dụng chung cho
các loại báo cáo kết quả đề tài, nội dung báo cáo gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần phụ lục.
4.3.1. Phần mở đầu
Phần mở đầu bao gồm các trang: • Trang bìa chính • Trang bìa phụ • Phiếu giao nhiệm vụ
• Lời cam đoan của tác giả
• Tóm tắt đề tài (Tiếng Việt) lOMoARcPSD| 41967345 • Abstract ( Tiếng Anh) • Mục lục
• Danh mục hình ảnh Danh mục bảng biểu
• Danh mục các ký hiệu. • Từ Viết tắt
Phần mở đầu được đánh số trang theo định dạng i, ii, iii, … bắt đầu từ trang “LỜI
CAM ĐOAN”. Không đánh số cho trang bìa chính và trang bìa phụ.
4.3.2. Phần nội dung
Phần nội dung của báo cáo đề tài bao gồm những phần sau: •
Mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, sự cần thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. •
Tổng quan tình hình nghiên cứu, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Phân
tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan
mật thiết đến đề tài; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập
trung nghiên cứu, giải quyết. •
Cơ sở lý luận và giả thuyết khoa học: Trình bày các cơ sở lý thuyết, lý luận,
giả thuyết khoa học đã được sử dụng trong luận án. •
Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu đã được sử
dụng trong luận án; việc xây dựng các mô hình quan niệm; việc thực nghiệm, mô phỏng. Mô
tả phương pháp thực nghiệm và các kịch bản được dùng khi kiểm tra, thử nghiệm và thu nhận kết quả. •
Kết quả nghiên cứu, phân tích và bàn luận kết quả nghiên cứu: Mô tả các
kết quả nghiên cứu, thực nghiệm. Phần bàn luận phải căn cứ vào các dữ liệu khoa học thu
được trong quá trình nghiên cứu, thực nghiệm của đề tài hoặc đối chiếu với kết quả nghiên
cứu, thực nghiệm của các tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo. •
Kết luận và kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo: Trình bày những kết
quả mới của đề tài một cách ngắn gọn không có lời bàn và bình luận thêm. Đề xuất và kiến
nghị những nghiên cứu tiếp theo từ kết quả của đề tài •
Danh mục tài liệu tham khảo: Liệt kê các tài liệu được trích dẫn trong luận án
theo tiêu chuẩn trích dẫn kiểu IEEE đối với nhóm ngành kỹ thuật. •
Phụ lục: Phần phụ lục bao gồm những bổ sung hỗ trợ cho nội dung đề tài như
số liệu, biểu mẫu, mã chương trình, hình ảnh, tài liệu minh chứng, … nhằm làm rõ các nghiên lOMoARcPSD| 41967345
cứu đã trình bày trong phần nội dung. Các tính toán đã trình bày tóm tắt trong phần nội dung
phải được trình bày chi tiết trong phần phụ lục này.
Đối với đồ án môn học, giảng viên chỉ yêu cầu sinh viên trình báy rõ các nội dung chính sau: • Mở đầu. •
Chương 1. Tổng quan về chủ đề nghiên cứu. •
Chương 2. Phân tích nội dung lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu. •
Chương 3. Thiết kế mô hình mô phỏng và thực nghiệm. • Kết luận. •
Phần cuối của báo cáo là trình bày các nội dung về phần phụ lục, tài liệu tham khảo.
4.4. DANH MỤC CÁC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐƯỢC XẾP HẠNG 4.4.1. Giới thiệu
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều Tạp chí khoa học. Do vậy, việc lựa chọn bài báo của
một Tạp chí nào đó để người nghiên cứu thực hiện là rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất
lượng tổng quan tình hình nghiên cứu khoa học trên thế giới và độ tin cậy của các phương
pháp vận dụng khi lựa chọn trích dẫn, kế thừa trong mỗi nghiên cứu.
Chất lượng của các Tạp chí chủ yếu được đánh giá dựa trên qui trình kiểm duyệt để
đăng bài và các thống kê về chỉ số được trích dẫn của các bài báo đăng trên Tạp chí đó thông
qua chỉ số ảnh hưởng. Các chỉ số khoa học công bố được các Tổ chức xếp hạng đại học sử
dụng để đánh giá số lượng, chất lượng nghiên cứu khoa học và xếp hạng các trường đại học
trên thế giới, cũng như cá nhân nhà khoa học.
Có hai nhóm phân loại uy tín được cộng đồng khoa học công nhận trên trên thế giới.
Phân loại theo Viện thông tin khoa học Hoa Kỳ (Institute for Scientific Information,
thường gọi là ISI) và theo Scopus (Hà Lan).
Phân loại của ISI đã tồn tại lâu đời và có uy tín hơn cả. Do vậy, một số quốc gia chỉ
công nhận các tạp do ISI phân loại, mà không công nhận Scopus, chẳng hạn như: Mỹ, Đài
Loan và v.v. Các thông tin, dữ liệu và đánh giá về Kinh tế-Xã hội, Khoa học, Công nghệ và
Kỹ thuật nếu không theo ISI thì bị lệch so với thống kê quốc tế.
Công bố quốc tế là yêu cầu bắt buộc đối với các cá nhân và tổ chức thực hiện nghiên
cứu. Khi không có công bố các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí uy tín thì các trường đại
học, các cơ sở nghiên cứu khoa học sẽ không bao giờ lọt được vào bảng xếp hạng quốc tế
nào. Liên hợp quốc, các Chính phủ và các Tổ chức quốc tế thường sử dụng thống kê phân
loại này trong quản lý và hoạch định các chính sách khoa học, kỹ thuật.
Công bố quốc tế không chỉ là một đòi hỏi quan trọng mà còn là cơ sở để tài trợ cho các
nghiên cứu. Ngày nay, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam
(NAFOSTED), cũng tham khảo các công bố quốc tế để tài trợ cho các đề tài nghiên cứu khoa
học cơ bản (website: http://nafosted.gov.vn). lOMoARcPSD| 41967345
4.4.2. Phân loại tạp chí khoa học theo chuẩn quốc tế
4.4.2.1. Phân loại theo ISI (Institute for Scientific Information, Hoa Kỳ)
Viện Thông tin khoa học Hoa Kỳ đã xét chọn chất lượng của các tạp chí trên thế giới
một cách khắt khe và kỹ lưỡng để đưa vào cơ sở dữ liệu của họ. Mặc dù, vẫn còn có những
ý kiến chưa thống nhất, nhưng ISI vẫn là một trong rất ít cách phân loại được thừa nhận và
sử dụng rộng rãi khi bàn luận về chất lượng khoa học của các công trình nghiên cứu.
Những năm 1960, ISI chỉ bao gồm tập hợp SCI (Science Citation Index) với khoảng
khoảng 4.000 tạp chí chuyên ngành về Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ có chất
lượng cao và truyền thống lâu đời nhất trên thế giới (Xem thêm chi tiết trên website:
http://science.thomsonreuters.com/cgi-bin/jrnlst/jlsubcatg.cgi?PC=K).
Sau đó, SCI mở rộng thành tập hợp SCIE (Science Citation Index Expanded) với
khoảng 7.000 tạp chí Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ, Xã hội, Nhân văn và
Nghệ thuật được xuất bản từ năm 1900 đến nay
(http://science.thomsonreuters.com/cgibin/jrnlst/jlsubcatg.cgi?PC=D).
Hiện nay, ISI được phân loại cụ thể hơn, bao gồm thêm tập hợp SSCI (Social Science
Citation Index) với hơn 2.000 tập chí xuất bản từ năm 1956 và A&HCI (Arts & Humanities
Citation Index) với hơn 1.200 tập chí từ năm 1975 đến nay.
Cụ thể, ISI là tập hợp của sự phân loại minh bạch, bao hàm cả SCI, SCIE, SSCI và
A&HCI với tổng cộng khoảng 10.000 Tạp chí khoa học có chất lượng cao, trong tổng số
hàng triệu tạp chí thông thường trên thế giới.
Như vậy, theo phân loại của ISI thì trong lĩnh vực Khoa học xã hội - Hành vi, Kinh tế
và Nhân văn có 2 nhóm tạp chí được công nhận với chỉ số trích dẫn khoa học uy tín.
Nhóm thứ nhất: SSCI - Social Science Citation Index
Nhóm thứ hai: SCIE - Science Citation Index Expanded.
Cho đến nay, Việt Nam chưa có tạp chí khoa học nào được lọt vào danh sách ISI.
4.4.2.2. Phân loại theo Scopus
Bên cạnh phân loại ISI, nhiều tổ chức xếp hạng thế giới, ví dụ như Tổ chức xếp hạng
các cơ sở nghiên cứu khoa học SCIMAGO (http://scimagojr.com) hoặc Tổ chức xếp hạng
đại học (QS World University Rankings, http://www.topuniversities.com), ..., còn sử dụng
cơ sở dữ liệu từ nguồn Scopus.
Scopus được xây dựng từ tháng 11 năm 2004 và thuộc sở hữu của Nhà xuất bản
Elsevier (Hà Lan), dành cho thuê bao trực tuyến, có trả phí. Đó là một cơ sở dữ liệu thư mục
chứa bản tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học. Scopus có chứa 57 triệu bản tóm tắt, gần
22.000 danh mục từ hơn 5.000 nhà xuất bản, trong đó hơn 30.000 là Tạp chí đánh giá chuyên
ngành trong Khoa học, Kỹ thuật, Y tế, Xã hội, Nghệ thuật và Nhân văn. lOMoARcPSD| 41967345
Để được liệt kê vào danh sách Scopus, các tạp chí cũng được lựa chọn nghiêm ngặt. Số
lượng tạp chí nằm trong Scopus gần gấp đôi số lượng nằm trong ISI, nhưng không bao gồm
tất cả mà chỉ chứa khoảng 70% số lượng của ISI. Tuy nhiên, nguồn Scopus chỉ bao gồm các
bài báo xuất bản từ năm 1995 trở lại đây. Cách đánh giá chất lượng các tạp chí của Scopus
cũng dựa vào chỉ số ảnh hưởng IF, nhưng nội dung website của Scopus
(http://www.scopus.com) rất tiện ích khi sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ tra cứu
tài liệu đến đánh giá tình hình nghiên cứu khoa học của các cá nhân và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, ...
Việt Nam đã có duy nhất 01 Tạp chí toán học Acta Mathematica Vietnamica (Viện
Toán học Việt Nam) được lọt vào danh sách Scopus. Trong khi đó, Malaysia đã có 48 và
Thái Lan 21 tạp chí được công nhận xếp hạng vào hệ thống Scopus.
Các số liệu của Scopus đã được SCIMAGO sử dụng để đánh giá, xếp hạng các tạp chí
khoa học và các cơ sở nghiên cứu khoa học. Theo số liệu, trong số hơn 2.800 cơ sở nghiên
cứu mạnh ở trên thế giới, Việt Nam đã có tên 3 đơn vị: Viện Khoa học-Công nghệ Việt Nam,
Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội.
4.4.3. Phân loại tạp chí khoa học của Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước Việt Nam
Bắt đầu từ năm 2012, Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước Việt Nam đã công bố
Danh mục và số điểm được tính cho 27 ngành khác nhau.
Trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản trị có 59 Tạp chí được công nhận và tính điểm.
4.4.4. CHỈ SỐ ẢNH HƯỞNG KHOA HỌC
Khi xếp hạng các tạp chí người ta thường dựa vào các chỉ số đo chất lượng khoa học
của tạp chí, chẳng hạn như chỉ số ảnh hưởng IF (Impact Factor) và chỉ số H (H-index). IF là
chỉ số trích của Tạp chí, H-Index là chỉ số ảnh hưởng của cá nhân nhà khoa học. Rất khó
đánh giá chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học, vì cộng đồng khoa học vẫn chưa
nhất trí một chuẩn mực thống nhất cho tất cả các lĩnh vực nghiên cứu.
Tuy nhiên, hai chỉ số này có quan hệ với nhau, thường được sử dụng để ước định chất
lượng của một công trình nghiên cứu khoa học là chỉ số ảnh hưởng và số lần trích dẫn (citation index).
4.4.4. 1. Chỉ số ảnh hưởng của một Tạp chí (IF)
Chỉ số ảnh hưởng IF là số lần trích dẫn hay tham khảo trung bình các bài báo mà tạp
chí đã công bố hai năm trước. Những công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí có
chỉ số ảnh hưởng cao thường có chất lượng khoa học cao. Tuy nhiên, chỉ số ảnh hưởng của
tạp chí cũng còn phụ thuộc vào các ngành khoa học khác nhau.
Chỉ số ảnh hưởng (IF) là thông số được tính hàng năm cho mỗi tạp chí, nó thể hiện rằng
các bài trong tạp chí đó được trích dẫn nhiều hay ít. Thông số này được tính hàng năm và
thay đổi theo thời gian, có khi biến động rất lớn. lOMoARcPSD| 41967345
Chỉ số ảnh hưởng của một tạp chí trong năm N được tính bằng tổng số lần các bài báo
trong tạp chí đó được trích dẫn trong 2 năm trước N (tức là N-1 và N-2) chia cho tổng số bài
báo trong hai năm đó. Chẳng hạn, nếu một tạp chí A có tất cả 100 bài trong hai năm 2015 và
2016 và được trích dẫn tổng cộng 170 lần thì hệ số ảnh hưởng của năm 2017 sẽ là IF (2017) = 170/100 = 1,7.
Chỉ số ảnh hưởng cho biết uy tín và chất lượng của tạp chí. Chỉ số này càng cao thì tạp
chí càng có uy tín và càng khó để có bài được đăng trên tạp chí này. Một bài báo được đăng
trên một tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao sẽ được đánh giá cao, dễ được đọc và được trích
dẫn hơn. Một nhà khoa học đăng được bài trên tạp chí chất lượng và bài báo được trích dẫn
nhiều sẽ được đánh giá cao.
4.4.4.2. Chỉ số ảnh hướng của cá nhân nhà khoa học (H-Index)
Năm 2005, nhà vật lý người Mỹ Jorge Hirsch (Đại học California) đã đưa thêm chỉ số
H (H-index) để đánh giá các kết quả khoa học và làm cơ sở so sánh đóng góp khoa học của
các nhà khoa học khác nhau, trong cùng lĩnh vực. Một nhà khoa học có chỉ số H nếu trong
số N công trình của ông ta có H công trình khoa học (H < N) có số lần trích dẫn của mỗi bài
đạt được từ H trở lên. Như vậy, chỉ số H chứa đựng được cả hai thông tin: số lượng (số các
bài báo được công bố) và chất lượng, tầm ảnh hưởng (số lần được các nhà khoa học khác
trích dẫn) của hoạt động khoa học.
J.Hirsch cũng đã xem xét chỉ số H cho một số nhà khoa học và đưa ra nhận xét rằng,
trong lĩnh vực vật lý lý thuyết, các nhà khoa học Mỹ thành công (successful) sẽ có chỉ số H
= 20 sau 20 năm; một nhà khoa học nổi tiếng (outstanding) sẽ có chỉ số H = 40 sau 20 năm;
thiên tài khoa học (truly unique individual) sẽ có chỉ số H = 60 sau 20 năm. J.Hirsch đề nghị
rằng ở Mỹ một nhà khoa học có thể bổ nhiệm phó giáo sư (Associate Professor) nếu có chỉ
số H khoảng 12 và giáo sư (full professor) nếu H vào khoảng 18. Các nhà khoa học được giải
thưởng Nobel thường có chỉ số H trong khoảng từ 35 đến 100. Chỉ số H cao nhất của một số
lĩnh vực khác như Hoá-Lý: 100, Sinh học: 160, Khoa học máy tính: 70, trong khi đó lĩnh vực
Kinh tế học và Kinh doanh có chỉ số H vào khoảng 40.
Hiện nay việc tìm chỉ số H của bất cứ nhà khoa học học nào đều rất đơn giản nhờ trang web của Scopus.
4.4.5. PHÂN LOẠI CHỈ SỐ QUẢN LÝ ẤN PHẨM KHOA HỌC (ISSN & ISBN)
ISSN (International Standard Serial Number) là mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản
phẩm nhiều kỳ (Tạp chí), được công nhận trên phạm vi toàn thế giới nhằm xác định nhan đề
của các xuất bản phẩm. Khi đã có chỉ số ISSN, thì tạp chí sẽ được quốc tế thừa nhận chính
thức và giới thiệu trên quy mô toàn cầu. Đây chính là “thẻ căn cước” để đi lại trong làng
thông tin toàn cầu. Nhưng chỉ số ISSN của một tạp chí không liên quan đến chất lượng khoa
học của các bài báo được đăng ở trong đó.
Danh sách các tạp chí có mã xuất bản (ISSN) bao hàm và rộng hơn rất nhiều so với
danh sách ISI và Scopus. Hiện nay, danh sách ISI bao gồm khoảng 10.000, Scopus bao gồm
hơn 30.000 tạp chí về Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Kỹ thuật, Y, Dược và Khoa học xã hội.
Trong khi đó, danh sách Tạp chí có chỉ số xuất bản ISSN khoảng 1,3 triệu. lOMoARcPSD| 41967345
ISBN (International Standard Book Number) là mã số chuẩn quốc tế để xác định một
quyển sách. Trên thế giới, khái niệm và việc đăng ký mã số ISBN cho sách được bắt đầu từ
những năm 1966-1970 và đã trở thành thông lệ. Việt Nam mới bắt đầu từ năm 2007.
Tóm lại: Khi lựa chọn các bài báo khoa học để làm tổng quan người nghiên cứu (Học
viên cao học, Nghiên cứu sinh) bắt buộc phải tìm kiếm từ danh mục các Tạp chí đã được
phân loại theo các nhóm đã giới thiệu ở phần trên.
Một công trình khoa học tốt thì phải dựa trên 2 tiêu chí: 1. Nằm trong nhóm của ISI,
Scopus hoặc Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước phân loại. 2. Chỉ số trích dẫn (IF) cao. 4.5. TÓM TẮT 1.
Sản phẩm của kết quả nghiên cứu khoa là tài liệu khoa học và mô hình mẫu
được công bố công khai rộng rãi theo yêu cầu của cơ quan chủ quản đề tài. 2.
Tài liệu khoa học thể hiện theo nhiều dạng như bài báo khoa học, kỹ yếu hội
nghị,tài liệu chuyên khảo, đồ án môn học, khóa luận tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp, chuyên
đề NCS, luận án tiến sỹ, bài giảng, giáo trình môn học. 3.
Nội dung chính của đề tài cần có các phần sau: • Mở đầu.
• Chương 1. Tổng quan về chủ đề nghiên cứu.
• Chương 2. Phân tích nội dung lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
• Chương 3. Thiết kế mô hình mô phỏng và thực nghiệm. • Kết luận.
Có hai nhóm phân loại uy tín được cộng đồng khoa học công nhận trên trên thế giới.
Phân loại theo Viện thông tin khoa học Hoa Kỳ (Institute for Scientific Information,
thường gọi là ISI) và theo Scopus (Hà Lan)
Một công trình khoa học tốt thì phải dựa trên 2 tiêu chí: 1. Nằm trong nhóm của ISI,
Scopus hoặc Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước phân loại . 2. Chỉ số trích dẫn (IF) cao.
ISSN (International Standard Serial Number) là mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản
phẩm nhiều kỳ (Tạp chí), được công nhận trên phạm vi toàn thế giới
ISBN (International Standard Book Number) là mã số chuẩn quốc tế để xác định một quyển sách.
4.6. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Cho biết các loại sản phẩm để công khai kết quả nghiên cứu khoa học?
2. Cho biết đơn vị quy định việc công bố kết quả nghiên cứu?
3. Trình bày các loại tài liệu khoa học thể hiện kết quả nghiên cứu?
4. Bố cục của đề tài kết quả nghiên cứu cần có các phần chính nào?
5. Trình bày cách viết phần mở đầu của báo cáo kết quả nghiên cứu? lOMoARcPSD| 41967345
6. Trình bày cách viết phần tổng quan về kết quả chủ đề nghiên cứu?
7. Trình bày cách viết phần kết luận của báo cáo đề tài?
8. Cho biết các nhóm chuẩn quốc tế về phân loại các tạp chí khoa học?
9. Tiêu chí để lựa chọn thể loại tạp chí dùng để công bố công trình nghiên cứu?
10. Thế nào là ISSN và ISBN?