Bài giảng thuyết trình - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Vậy giờ chúng ta nói đến người đứng đầu nhà nước việt nam, là nguyên thủ quốc giaviệt nam. Đó chính là chủ tịch nước, người đang đương nhiệm là chủ tịch Nguyễn XuânPhúc. Đây là 1 cơ quan đứng đầu nhà nước việt nam thay mặt cho nước VN về đối nộiđối ngoại. Đây là một cơ quan không nằm trong 4 hệ thống cơ quan mà nó là 1 cơ quanđộc lập.
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Slide giới thiệu – Tự giới thiệu 3 ý
Slide khái niệm – Tự giải thích
Slide nguyên tắc – Tự giải thích + có 6 nguyên tắc
Slide các cơ quan nhà nước – Vừa nói vừa kẻ bảng
- Theo Quy định của Hiến pháp năm 2013, bộ máy Nhà nước CHXHCNVN nó được
phân thành 4 hệ thống cơ quan (không giống như các quốc gia khác trên thế giới chỉ có
3 hệ thống cơ quan). Đây là đặc thù riêng của nước XHCN, khác với các nước tư bản
chỉ có 3 hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Show bảng
- Cột đầu tiên là hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước có chức năng lập pháp, cơ
quan quyền lực này là hôm 23/5/2021 là nước mình đi bầu cử cho cơ quan này đó (các
bạn hôm đó có ai đi bầu cử không, có đọc tiểu sử các đại biểu ưu tú vào trong quốc hội
việt nam hội đồng nhân dân trước khi bầu không).
- Tiếp theo là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước hay ở đây ghi là cơ quan quản lí
nhà nước có chức năng hành pháp, trên thế giới người ta sẽ gọi là cơ quan hành pháp
còn ở VN thì mình gọi là cơ quan hành chính. Cơ quan hành chính tức là mình hay làm
các thủ tục hành chính. Kiểu các bạn đi kí mấy cái giấy tờ ở mấy cái ủy ban nhân dân
là cơ quan hành chính đó. Và cơ quan hành chính ở việt nam có chức năng chính là
hành pháp, quản lí xã hội, cái này cũng giống trên thế giới.
- Hệ thống cơ quan thứ 3 là hệ thống cơ quan xét xử, đó là cơ quan tư pháp. Cái này ở
việt nam mình còn gọi là Tòa án nhân dân đó.
- Còn hệ thống cơ quan thứ 4, riêng việt nam mình và các nước xã hội chủ nghĩa như
là trung quốc nó có đó chính là hệ thống cơ quan kiểm sát hay mình còn gọi là viện
kiểm sát nhân dân. Và các bạn chú ý giúp mình là ở đây mình đọc là viện kiểm sát
nhân dân chứ không phải viện kiểm soát nhân dân, không được bỏ chữ o vào trong
đây. Kiểm tra và giám sát chứ không phải giám soát.
- Và 4 hệ thống cơ quan này tổ chức ở địa phương có, ở trung ương có. Mọi người
hình dung được ban đầu về hệ thống bộ máy nhà nước CHXHCNVN chưa.
- Và trong cái bảng này, các bạn có thể đã từng nghe qua và biết tên các cơ quan này,
nhưng mà cái chức năng và cái nhiệm vụ của các cơ quan này thì các bạn chưa biết là
gì. Và những cái cơ quan này sau này mình sẽ gặp họ và làm việc với họ như thế nào
mình lại không hiểu được. Và cái phần mà mình sắp nói sau đây sẽ cung cấp cho các
bạn cái kiến thức đó và chúng ta sẽ biết đến những cái cơ quan gần gũi với chúng ta
để sau này chúng ta làm việc với họ, kí các văn bản giấy tờ cho nó dễ. Slide CHỦ TỊCH NƯỚC
- Vậy giờ chúng ta nói đến người đứng đầu nhà nước việt nam, là nguyên thủ quốc gia
việt nam. Đó chính là chủ tịch nước, người đang đương nhiệm là chủ tịch Nguyễn Xuân
Phúc. Đây là 1 cơ quan đứng đầu nhà nước việt nam thay mặt cho nước VN về đối nội
đối ngoại. Đây là một cơ quan không nằm trong 4 hệ thống cơ quan mà nó là 1 cơ quan độc lập. Điều 86.
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
- Về đối ngoại: nhân danh nhà nước CHXHCNVN đàm phán, ký kết điều ước quốc tế…
- Về đối nội: Công bố Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh… Điều 87.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. (…)
- Mình có 1 câu hỏi đúng sai “Chủ tịch nước phải là đại biểu quốc hội” đúng hay sai
- Đúng vì chủ tịch nước được bầu trong số các đại biểu QH nên là đại biểu QH Slide QUỐC HỘI
- Quay lại với các cơ quan nhà nước thì đầu tiên là hệ thống cơ quan quyền lực nhà
nước có chức năng lập pháp. Thì trong HTCQQLNN chức năng lập pháp thì có ở trung
ương, thì có 1 cơ quan rất quan trọng của nhà nước VN đó là Quốc hội VN. (Ghi bảng) Trong Điều 69.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
- Như vậy Quốc hội là cơ quan lập pháp. Nó là cái cơ quan ban hành ra cái hiến pháp.
Về địa vị pháp lý hay vị trí pháp lý, QH là cơ quan đại biểu cao nhất của ND và là cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước VN. Tại vì nó là cơ quan đại biểu cao
nhất cho nên người ta gọi nó là cơ quan đại diện, nó đại diện cho ý chí nguyện vọng
của nhân dân cả nước. Các bạn nhó ngày 23/5/2021 là ngày bầu cử cho đại biểu quốc
hội, bầu cử cái cơ quan đại diện cho nhân dân, đó là quốc hội VN. Qua Slide
- Còn về chức năng quốc hội thì nó có 3 chức năng chính: thứ nhất là lập hiến, lập
pháp (lập hiến là xây dựng hiến pháp, lập pháp là xây dựng ra những cái bộ luật hình
sự, dân sự, phòng chống tham nhũng các kiểu đó); chức năng thứ 2 là quyết định các
vấn đề quan trọng của đất nước và cuối cùng là cơ quan giám sát tối cao các hoạt
động của Nhà nước, đó là 3 cái chức năng của Quốc hội.
- Mình có vài câu hỏi nhỏ thôi, QH VN là do ai bầu ra? Do nhân dân “VN” bầu ra, người
nước ngoài không được bầu.
- Nhiệm kì QH mình là mấy năm, 5 năm đúng ko, 5 năm bầu lại.
- Lãnh đạo cao nhất của QH VN là chủ tịch quốc hội, các bạn biết người nào đang
đương nhiệm cái vị trí này không? Là đồng chí Vương Đình Huệ.
- QHVN là do nhân dân cả nước VN bầu ra, còn đồng chí chủ tịch QH là do ai bầu ra?
Không phải do nhân dân mình trực tiếp bầu ra mà do chính Quốc hội bầu ra. Như vậy
người đứng đầu cao nhất cơ quan đó do cơ quan đó bầu ra chứ không do nhân dân VN bầu ra.
Qua slide + ghi bảng (TƯ: UBTVQH/ ĐP: HĐNDCC)
Cơ cấu tổ chức của QH bao gồm: ủy ban thường vụ quốc hội, hội đồng dân tộc và các
ủy ban quốc hội, đoàn đại biểu quốc hội và các đại biểu quốc hội Qua slide
Bây giờ chúng ta tìm hiểu về HĐND theo Điều 113
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu
trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Qua slide Cũng theo Điều 113
Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc
tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân phân thành 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Qua slide
Hội đồng nhân dân các cấp có Thường trực hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện còn có các ban của Hội đồng nhân dân Qua slide
Về hình thức hoạt động của HĐND thì tổ chức theo kỳ họp: mỗi năm họp HĐND 2 lần.
thì trong cuộc họp sẽ thảo luận các công việc quan trọng trong địa phương ví dụ về
kinh tế, y tế, các công tác xã hội.
Ngoài ra HĐND còn có chức năng giám sát hoạt động của thường trực HĐND, các ban, các đại biểu HĐND Slide chính phủ
- Tiếp theo chúng ta tìm hiểu về cơ quan hành chính tức là cơ quan thực hiện chức
năng hành pháp, chức năng quản lý nhà nước. Các lĩnh vực đời sống xã hội của VN từ
lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường, vv…
tất cả đều có sự quản lý của nhà nước. Và sự quản lý này nó tổ chức thành các cơ
quan, người ta gọi là cơ quan hành chính nhà nước. Tổ chức ở trung ương có và ở địa phương có luôn.
Ở trung ương thì sẽ có chính phủ của việt nam là cao nhất. Vậy thì CPVN là cơ quan
như thế nào? (Ghi bảng: Chính phủ) Qua slide theo điều 94.
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Qua slide Điều 96.
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
2. Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội
3. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học…
4. Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ, đơn vị hành chính
5. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia
6. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
7. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế
8. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Qua slide
- Chính phủ gồm có thủ tướng chính phủ, 1 nhiệm kì có 1 thủ tướng, thủ tướng đương
nhiệm là Phạm Minh Chính. Và chính phủ quản lý chung trên các lĩnh vực nhà nước xã
hội. Và trong từng ngành lĩnh vực cụ thể, chính phủ sẽ giao cho các bộ. Như vậy Bộ là
cơ quan thấp hơn so với chính phủ. Đứng đầu 1 bộ sẽ là bộ trưởng, cấp phó người ta
sẽ gọi là thứ trưởng. Hiện nay VN mình có 18 bộ quản lý trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội.
- Trong từng ngành lĩnh vực cụ thể, chính phủ sẽ giao cho 18 bộ và 4 cơ quan ngang
bộ quản lý các lĩnh vực. (Ghi bảng: Bộ, CQ ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ) Và
hiện nay có 4 cơ quan ngang bộ: thứ nhất là nơi duy nhất độc quyền phát hành tiền (cơ
quan ngân hàng nhà nước VN); thứ 2 là thanh tra chính phủ, thứ 3 là văn phòng chính
phủ, thứ 4 là ủy ban dân tộc chính phủ. Tuy nhiên những cơ quan này thì nó ở trung
ương, cho nên khi chúng ta đi kí mấy cái giấy tờ thì ít đến những cơ quan này mà chủ
yếu là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hay còn gọi là ủy ban nhân dân các
cấp. (Ghi bảng: UBND các cấp, các sở phòng ban)
- Nếu như hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thì ủy ban
nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. UBND tổ chức ở 3 cấp là cấp
tỉnh, cấp huyện và cấp xã. UBND các cấp này quản lý chung trên tất cả lĩnh vực đời
sống xã hội. Còn trong từng ngành lĩnh vực cụ thể, UBND sẽ giao cho các sở (tổ chức
cấp tỉnh), các phòng ( tổ chức cấp huyện) và các ban (tổ chức cấp xã).
Qua slide (ghi bảng: TAND tối cao, TAQS trung ương)
- Về hệ thống cơ quan xét xử hay là tòa án nhân dân. Ở trung ương thì có tòa án nhân
dân tối cao. Còn ở địa phương là tòa án nhân dân tỉnh và huyện. Không có tòa án nhân dân cấp xã. Qua slide
Có những vấn đề thì tòa án nhân dân cấp huyện người ta giải quyết nhưng có những
cái phải lên cấp tỉnh thì người ta mới giải quyết. (ghi bảng: TAND tỉnh, huyện, TAQS khu vực) Qua slide
- Tiếp theo là hệ thống cơ quan kiểm sát, hay còn gọi là viện kiểm sát nhân dân. CQKS
này nó có chức năng là kiểm tra và giám sát. Đồng phục của ngành kiểm sát là đồng
phục màu xanh và cầu vai màu đỏ. Về chức năng Điều 107.
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Thực hành quyền công tố, là ví dụ bị cáo đứng trước vành móng ngựa, có 3 thế lực đối
nghịch nhau. Thứ 1 là thẩm phán chủ tòa hội đồng xét xử. Thứ 2 là luật sư gỡ tội cho bị
cáo. Thứ 3 là kiểm sát viên (không gọi là công tố viên tại vì ở bên tư bản mới gọi là
công tố viên). Kiểm sát viên buộc tội cho bị cáo, đọc bảng cáo trạng. Như vậy thực
hành quyền công tố (thực hành là thực hiện, quyền công là quyền lực nhà nước, tố là
buộc tội) nhân danh nhà nước buộc tội bị cáo đối với hành vi người đó.
Kiểm sát hoạt động tư pháp, các cái cơ quan tư pháp khi mà họ hoạt động thì phải chịu
sự kiểm sát của viện kiểm sát. Ví dụ công an muốn bắt người thì cần có cái lệnh bắt mà
muốn có cái lệnh bắt thì phải qua phê chuẩn của viện kiểm sát. Như vậy viện kiểm sát
cho phép thì công an mới dc bắt người. Hay ví dụ là có người chết trôi sông người ta
vớt xác lên rồi báo CA thì sẽ có kiểm sát viên giám sát để coi CA có thực hiện việc
khám xét hiện trường đúng luật không, nếu vi phạm thì phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật. Đó là kiểm sát hoạt động tư pháp.
(Ghi bảng: VKSND tối cao, VKSQS trung ương) Giờ mình nói về bộ máy của nó. Ở
trung ương thì nó có VKSND tối cao và người đứng đầu viện kiểm sát nhân dân tối cao
chính là viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ở địa phương thì có viện kiểm sát
nhân dân tỉnh và viện kiểm sát nhân dân huyện (giống với tòa án nhân dân) (Ghi bảng:
VKSND tỉnh, huyện, VKSQS khu vực). Qua slide hết