Bài giảng trách nhiệm xã hội chương 1 | Đại học Nội Vụ Hà Nội
1. Khái niệm phân biệt đối xử.phân biệt đối xử được hiểu là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên các tiêu chínhư: chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độtuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật,trách nhiệm gia đình.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740413
Chương 1. Cơ sở lý thuyết.
1. Khái niệm phân biệt đối xử.
phân biệt đối xử được hiểu là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên các tiêu chí
như: chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ
tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình.
2. Các công ước quốc tế về chống phân biệt đối xử.
- Công ước số 111 năm 1958 của ILO :
Theo Công ước 111, theo Công ước này, sự “Phân biệt đối xử” được cấu thành bởi 3 yếu tố sau:
Thứ nhất, yếu tố hiện thực: Công ước không đề cập đến việc phân biệt đối xử khi nó chỉ
tồn tại trong tư duy của con người mà chỉ điều chỉnh những hành vi thực tế tạo nên sự
khác biệt trong cách đối xử với NLĐ. Bởi xét về bản chất sự phân biệt đối xử không thể
tác động tiêu cực đến các quan hệ lao động và thị trường lao động khi chúng chỉ tồn tại trong suy nghĩ con người.
Thứ hai, căn cứ của sự phân biệt đối xử: Công ước đã đưa ra các căn cứ để xác định có
hay không sự phân biệt đối xử trong một hành vi thực tế, bao gồm chủng tộc, màu da,
giới tính, tôn giáo, chính kiến… có tác động triệt bỏ, hoặc làm phương hại sự bình đẳng
về cơ may hoặc về đối xử trong việc làm hoặc nghề nghiệp và mọi sự phân biệt, loại trừ
hoặc ưu đãi khác nhằm triệt bỏ hoặc nhằm làm phương hại bình đẳng về cơ may hoặc đối
xử. Hay nói cách khác một hành vi xảy ra trên thực tế sẽ bị coi là phân biệt đối xử nếu
như nó tạo ra sự loại trừ hoặc ưu đãi dựa trên các căn cứ đã được nêu tại khoản 1 Điều 1 Công ước số 111.
Thứ ba, kết quả của sự phân biệt đối xử: đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng và không
thể thiếu khi xác định sự tồn tại của sự phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động luôn làm
giảm hoặc triệt tiêu sự bình đẳng trong việc làm và nghề nghiệp. Do vậy ngoài việc thỏa
mãn 2 yếu tố nêu trên thực tế chỉ bị xem là phân biệt đối xử khi có căn cứ chắc chắn cho
rằng nó đã hoặc sẽ làm giảm hoặc triệt tiêu sự bình đẳng trong việc làm và nghề nghiệp.
Như vậy có thể thấy, các quy định trong Công ước đòi hỏi các quốc gia thành viên khi đã
tham gia công ước phải theo đuổi chính sách nhằm tăng cường sự bình đẳng về cơ hội và
xóa bỏ sự phân biệt, đối xử trong việc làm, nghề nghiệp đối với NLĐ.
- Công ước số 100 về trả công bình đẳng 1951:
Công ước 100 thúc đẩy nguyên tắc trả công bình đẳng cho những công việc có giá trị như nhau.
- Tuyên bố của ILO 1998 về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động: Tuyên bố
năm 1998 và Tuyên bố DNĐQG cũng kêu gọi các doanh nghiệp góp phần thúc đẩy
sự bình đẳng về cơ hội và đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Đội ngũ quản lý
công ty và người lao động phải rà soát lại thông lệ tuyển dụng và việc làm khác để
phát hiện bất cứ cơ sở phân biệt đối xử nào có thể dẫn đến tình trạng đối xử với một lOMoAR cPSD| 45740413
số người tìm việc hoặc người lao động kém thuận lợi hơn những người khác vì
những lý do không liên quan đến năng lực của người đó hoặc yêu cầu vốn có của công việc.
3. Các công ước được việt nam phê duyệt :
Hội nghị toàn thể của ILO thông qua ngày 25/06/1958 là 1 trong 8 Công ước cơ bản đó
(Việt Nam đã phê chuẩn công ước này.)Nhận thức đầy đủ và sâu sắc nội dung của Công
ước phân biệt đối xử, Việt Nam đã từng bước chuyển hóa nội dung của các công ước vào
trong các văn bản pháp luật từ văn bản có hiệu lực cao nhất là Hiến pháp năm 2013 tại Điều 16:
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”
Tại Điều 26 hay cụ thể hơn tại Điều 35 Hiến pháp năm 2013:
Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được
hưởng lương, chế đô nghỉ ngơi.̣
Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.”
Tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
- Phân biệt đối xử trong lao động.
- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo,
dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng
chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao
động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng
bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Việt Nam đã ban hành mới, sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật nhằm thúc đẩy
và đảm bảo quyền bình đẳng trong cơ hội và đối xử với lao động, cụ thể như: BLLĐ
năm 2019, Luật Dạy nghề năm 2006, Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Bảo hiểm
Xã hội năm 2014; Luật Người khuyết tật năm 2010. lOMoAR cPSD| 45740413
Đảm bảo quyền được bình đẳng không phân biệt đối xử trong quan hệ lao động đã
được ghi nhận trong hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam. Khoản 1 Điều 5
BLLĐ năm 2019 quy định quyền của NLĐ: “Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi
làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử”.
Hình thức phân biệt đối xử theo quan niệm của ILO ở Việt Nam được thể hiện trong
các mối quan hệ giữa những chủ thể lao động.
Các nguyên tắc cấm phân biệt đối xử của ILO đã được Việt Nam áp dụng trong nhiều
lĩnh vực, bao gồm: việc làm và nghề nghiệp, hướng nghiệp và đào tạo nghề cũng như
điều kiện lao động và điều kiện sử dụng lao động, chấm dứt việc làm. Được thể hiện
trong những quy định về việc làm, hướng nghiệp, đào tạo, thời gian làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi, an toàn lao động và vệ sinh lao động… Những quy định này áp dụng
chung cho tất cả những NLĐ không phân biệt giới tính, độ tuổi…
Dựa trên những quy định mang tính nền tảng của Hiến pháp, BLLĐ đã được ban
hành với những quy định nhằm bảo đảm sự bình đẳng cho tất cả các chủ thể khi tham
gia quan hệ lao động. BLLĐ hiện hành đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ lao động
giữa NSDLĐ và NLĐ giữa NSDLĐ cũng như NLĐ.