Bài giảng Văn minh Ấn Độ
Bộ bài giảng gồm các nội dung liên quan giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần Văn minh Ấn Độ.
Môn: Văn minh Ấn Độ
Trường: Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
VĂN MINH ẤN ĐỘ I.
CƠ SỞ HÌNH THÀNH
1. Vị trí địa lý
• Ấn Độ , Có hình một tam giác ngược, là một “tiểu lục địa” nằm ở miền Nam
châu Á, hai mặt Đông Nam và Tây Nam giáp Ấn Độ Dương. Tây Bắc là vùng
đồi núi thấp, giáp với Trung Á và Tây Nam Á.
• Ấn Độ chia làm hai miền Nam, Bắc lấy dãy núi Vinđya làm ranh giới. Miền
Bắc Ấn Độ có hai con sông lớn là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange).
Sông Ấn chia làm 5 nhánh, nên đồng bằng lưu vực sông Ấn được gọi là vùng
Pungiáp (vùng Năm sông). Tên nước Ấn Độ là gọi theo tên con sông này. Sông
Hằng ở phía Đông được coi là một dòng sông thiêng. Từ xưa nhân dân Ấn Độ
thường đến khúc sông ở thành phố Varanadi (Bênarét) để cử hành lễ tắm mang
tính chất tôn giáo. Cả hai dòng sông này đã bồi đắp thành hai đồng bằng màu
mỡ ở miền Bắc Ấn Độ, vì vậy nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh
của đất nước này. Những đặc điểm nổi bật trên về mặt địa lý đã khiến cho Ấn
Độ có một điều kiện tự nhiên thiên phú để xây dựng được nét văn minh đặc
trưng bản địa của riêng mình. Đây là một trong những điều kiện hết sức quan
trọng không thể không kể đến khi tìm hiểu nghiên cứu về Ấn Độ. Tuy nhiên
nếu chỉ có như vậy sẽ chưa thấy hết được về mặt tự nhiên của Ấn Độ mà phải
kể đến về mặt địa hình . Cấu trúc 3 phần phức tạp địa hình từ bắc xuống nam
là dãy himalaya, đồng bằng Ấn- Hằng và cao nguyên decan.
o Phía Bắc là dãy Himalaya hùng vĩ án ngữ theo một vòng cung dài 2.600 km,
trong đó có tới 40 ngọn núi cao trên 7.000m so với mặt biển, biên giới tự nhiên
giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Theo trí tưởng tưởng của người Ấn Độ cổ thì đây là
những ‘trụ trời” đã nâng vòm trời lên cho nhân gian sinh sống.
o Himalaya theo tiếng Sanxkrít, có nghĩa là “nơi cư trú của tuyết” hay “xứ sở của
tuyết”. Trong trí tưởng tưởng của người Ấn Độ thì Himalaya là nơi tiếp giáp
giữa cõi trời và trần gian, là nơi trú ngụ và đi về của các thần linh nên nơi đây
thường là chốn tu hành khổ luyện của những đạo sĩ muốn tĩnh tâm thiền định,
chiêm nghiệm về bản chất của vũ trụ và nhân sinh, tìm con đường giải thoát cho
chúng sinh khỏi cảnh lầm than, khổ ải của cuộc đời.
Ấn Độ ngày nay là một nước có diện tích lớn vào hàng thứ 7 trên thế
giới (3.280.483 km2) và có số dân đông thứ hai, sau Trung Quốc.
Nhìn trên bản đồ, Ấn Độ gần như chiếm trọn cả vùng Nam Á. Thời
cổ trung đại, lãnh thổ của Ấn Độ rộng lớn hơn, bao gồm cả các nước
Pakixtan, Bănglađét, Nêpan ngày nay.
2. Thời gian
Từ khi bước vào xã hội có nhà nước cho đến khi bị thực dân anh chinh phục
lịch sử ấn độ có thể chia thành 4 thời kì lớn
1) Thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn (từ đầu thiên kỷ III đến giữa
thiên kỷ II TCN):
còn gọi là thời kỳ văn hoá Haráppa và Môhenjô Đarô (do việc phát
hiện ra hai thành phố Haráppa và Môhenjô Đarô bị chôn vùi dưới đất
ở vùng lưu vực sông Ấn). Chủ nhân của nền văn minh này là người
Đraviđa, qua nghiên cứu các hiện vật tìm được và tìm hiểu cấu trúc của
hai thành phố này cho thấy: đây là thời kỳ xã hội người Đraviđa đã có
sự phân hoá giai cấp, nhà nước đã hình thành
(hình ảnh thành phố harappa cổ)
(hình ảnh thành phố harappa cổ)
(tượng người đàn ông ngồi suy nghĩ)
Từ khoảng đầu thiên kỷ III TCN, nhà nước Ấn Độ đã ra đời, nhưng cả
giai đoạn từ đó cho đến khoảng giữa thiên kỷ II TCN, trước đây chưa
được biết đến. Mãi đến năm 1920 và 1921,Các nhà khảo cổ đã tìm ra cái
nôi đầu tiên của Ấn Độ tại lưu vực sông Ấn.nhờ việc phát hiện ra hai
thành phố Harappa và Môhenjô Đarô cũng rất nhiều hiện vật bị chôn vùi
dưới đất có niên đại từ 3.000 dến 1.800 trước công nguyên. Nó nằm ở
trung tâm sông Ấn và các nhánh sông, và mở rộng tới lưu vực sông
Ghaggar-Hakra, sông Ganges-Yamuna Doab, Gujarat, và phía Bắc Afghanistan
Nền văn minh này nổi bật với việc xây dựng các thành phố bằng gạch, hệ
thống cống rãnh thoát nước và những tòa nhà nhiều tầng. Giữa những
khu định cư là những trung tâm đô thị lớn như Harappavà Mohenjo-daro,
cũng như Dholavira, Ganweriwala, Lothal, Kalibangavà Rakhigarhi. Có
giả thuyết cho rằng các xáo trộn địa chất cũng như những thay đổi về khí
hậu mà hậu quả dẫn đến sự phá rừng chính là nguyên nhân dẫn đến sự
suy sụp của nền văn minh này. Sự suy thoái của nền văn minh sông Ấn
cũng bao gồm sự đổ vỡ của xã hội đô thị tại Ấn Độ, cũng như các đặc
trưng của đô thị như sự sử dụng chữ viết và seals.
➢ Những hiện vật khảo cổ học chỉ giúp người ta biết được tình
hình phát triển của các ngành kinh tế và văn hóa, qua đó có thể
suy ra đây là thời kỳ đã có nhà nước, chứ chưa biết được lịch sử
cụ thể, vì vậy người ta gọi thời kỳ này là thời kỳ văn hóa
Harappa hoặc thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn
2) Thời kỳ Vêđa (từ giữa thiên kỷ II đến giữa thiên kỷ I TCN)
Đây là thời kỳ văn minh Ấn Độ gắn với con sông Hằng và được phản ánh trong
bộ kinh Veda. Vêđa vốn là những tác phẩm văn học, gồm có 4 tập là: Rich Vêđa,
Xama Vêđa, Atácva Vêđa và Yagiva Vêđa, trong đó Rich Vêđa được sáng tác vào
khoảng giữa thiên kỷ II đến cuối thiên kỷ II TCN, còn 3 tập Vêđa khác thì được
sáng tác vào khoảng đầu thiên kỷ I TCN.
Chủ nhân của thời kỳ Vêđa là người Arya (nghĩa là “Người cao quý”) mới di cư từ
Trung á vào Ấn Độ. Địa bàn sinh sống của họ trong thời kỳ này chủ yếu là vùng
lưu vực sông Hằng. Trong giai đoạn đầu của thời Vêđa, người Arya đang sống
trong giai đoạn tan rã của xã hội nguyên thủy đến khoảng cuối thiên kỷ II TCN, họ
mới tiến vào xã hội có nhà nước. Chính trong thời kỳ này, ở Ấn Độ đã xuất hiện
hai vấn đề có ảnh hưởng rất quan trọng và lâu dài trong xã hội nước này, đó là chế
độ đẳng cấp (varna) và đạo Bàlamôn. Vào khoảng những năm 600 TCN trên lãnh
thổ Ấn Độ tồn tại nhiều quốc gia nhỏ, giữa chúng thường xuyên xảy ra những cuộc
chiến tranh xâm lược, thâu tóm lẫn nhau. Đến thời kỳ này, còn lại 4 quốc gia lớn là
Kashi, Koshala, Magadha và Vrijis, trong đó Magadha là quốc gia mạnh nhất.
3) Ấn Độ từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ XII:
❖ Các quốc gia ở miền Bắc Ấn Độ và sự xâm lược của Alêchxăngđrơ
Makêđônia. Bắt đầu từ thế kỷ VI TCN, Ấn Độ mới có sử sách ghi chép về
tình hình chính trị của đất nước mình. Lúc bấy giờ ở miền Bắc Ấn Độ có 16
nước, trong đó mạnh nhất là nước Magađa hạ lưu sông Hằng.Trong số các
nước như ở Tây Bắc Ấn Độ, chỉ có nước Po là tương đối lớn. Năm 327
TCN,sau khi tiêu diệt Ba Tư, quân đội Makêđônia do Alêchxăngđrơ chỉ huy
đã tấn công Ấn Độ.Quân đội của nước họ đã chiến đấu rất dũng cảm nhưng
cuối cùng bị thất bại. Alêchxăngđrơ định tiến sang phía Đông tấn công nước
Magađa nhưng quân sĩ đã quá mệt mỏi sau một cuộc trường trinh nhiều năm
nên phải rút lui, chỉ để lại một lực lượng chiếm đóng ở hai cứ điểm đã chiếm được.
➢ Đây là thời kỳ hình thành các quốc gia sơ kỳ. Đây cũng là thời kỳ
các vương quốc ở Ấn Độ tranh giành quyền bá chủ ở lưu vực sông
Hằng, trong đó vương quốc Magađa là vương quốc lớn mạnh nhất ở vùng Bắc Ấn.
❖ Ấn Độ từ thế kỷ IV đến thế kỷ II TCN:
-Vương triều Môrya (321 – 187 TCN) do Sanđra Gúpta, biệt hiệu là Môrya
(chim công) lập nên sau khi đánh thắng quân Makêđônia, giải phóng đất nước.
Đây là triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Ấn Độ cổ đại, đặc biệt giai đoạn
cường thịnh là thời Asôca (273 – 236 TCN). Đạo Phật trở thành quốc giáo.
- Vương triều Môrya (321-187 TCN)
Ngay sau khi Alêchxăngđrơ rút lui, ở Ấn Độ đã dấy lên phong trào đấu tranh giải
phóng chống lại sự chiếm đóng của quân Makêđônia. Thủ lĩnh của phong trào này
là Sanđragupta, biệt hiệu là Môrya (chim công). Quân Makêđônia bị đuổi khỏi Ấn
Độ, Sanđragupta làm chủ được cả vùng Pungiáp. Tiếp đó, ông tiến quân về phía
Đông giành được ngôi vua ở Magađa; lập
nên một triều đại mới gọi là vương triều Môrya, triều đại huy hoàng nhất trong lịch
sử Ấn Độ cổ đại. Đến thời Axôca (273-236 TCN), vương triều Môrya đạt đến giai
đoạn cường thịnh nhất. Đạo Phật ra đời từ khoảng thế kỉ V TCN, đến thời kì này
được phát triển nhanh chóng và trở thành quốc giáo. Sau khi Axôca chết, vương
triều Môrya suy sụp nhanh chóng, nước Magađa thống nhất dần dần tan rã, đến
năm 28 TCN thì diệt vong. Giai đoạn này phật trở thành quốc giáo
* Ấn Độ từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ IV sau công nguyên:
❖ Nước Cusan
Trong khi tình hình chia cắt ở Ấn Độ đang diễn ra trầm trọng thì vào thế kỉ
I, tộc Cusan (cùng một huyết thống với người Tuốc) từ Trung Á tràn vào
chiếm được miền Tây Bắc Ấn Độ lập thành một nước tương đối lớn. Vua
nước Cusan lúc bấy giờ là Canixca (78-123) cũng là một ngƣời rất tôn sùng đạo
Phật nên thời kì này Phật giáo cũng rất hưng thịnh. Sau khi Canixca chết,
nước Cusan ngày càng suy yếu, lãnh thổ chỉ còn lại vùng Pungiáp và tồn tại
đến thế kỉ V thì diệt vong.
❖ Vương triều Gúp ta (từ thế kỷ IV đến thế kỷ VI):
(Tượng Sandra gupta ở New Delhi
o Trong thế kỉ III, Ấn Độ lại bị chia cắt trầm trọng. Năm 320, vương
triều Gupta được thành lập, miền Bắc và một phần miền Trung Ấn
Độ tạm thời thống nhất một thời gian. Từ năm 500-528, phần lớn
miền Bắc Ấn Độ bị người Eptalil xâm chiếm và thống trị, đến năm
535, triều Gupta diệt vong
➢ Đây là thời kỳ xác lập chế độ phong kiến ở Ấn Độ. Giai đoạn này được
xem là “Thời đại cổ điển” trong lịch sử Ấn Độ. Các phương diện chính
trị - xã hội và nền văn hóa được định hình, trở thành bản sắc của Ấn Độ.
❖ Vương triều Hác sa (thế kỷ VII đến thế kỷ XII):
o là thời kỳ tồn tại chế độ phong kiến phân tán ở Ấn Độ. Trong thời
kỳ này, có một giai đoạn dưới thời trị vì của Hác sa, Ấn Độ trở thành
một vương quốc tương đối hùng mạnh ở miền Bắc Ấn Độ, đến năm
648, khi Hác sa chết, quốc gia do ông dựng lên cũng tan rã theo.
Từ đó cho đến thế kỷ XII là thời kỳ Ấn Độ liên tiếp ngoại tộc xâm
chiếm. Đến năm 1200, toàn bộ miền Bắc Ấn Độ bị nhập vào Ápganixtan.
4) Ấn Độ từ thế kỉ XIII - XIX
Vương triều Hồi giáo Đêli (1206 – 1526) (di sản đỏ ở đelhi)
Đây là thời kỳ thống trị của người Hồi giáo. Năm 1206, viên tổng đốc của
Ápganixtan ở miền Bắc Ấn Độ đã tách miền Bắc Ấn Độ thành một nước
riêng tự mình làm vua (xuntan), đóng đô ở Đêli, gọi là nước Xuntan Đêli
(hay vương triều Hồi giáo Đêli).
Năm 1206, viên Tổng đốc của Ápganixtan ở miền Bắc Ấn Độ đã tách miền Bắc
Ấn Độ thành một nước riêng tự mình làm Xuntan (vua), đóng đô ở Đêli, gọi là
nước Xuntan Đêli (vương quốc Hồi giáo Đêli). Từ đó đến năm 1526, ở miền
Bắc Ấn Độ đã thay đổi đến 5 vương triều, nhưng đều do người ngoại tộc theo
Hồi giáo thành lập, đồng thời đều đóng đô ở Đêli, nên thời kì này gọi là thời kì
Xuntan Đêli (hay vương triều Hồi giáo Đêli).
❖ Vương triều Môgôn (1526 – 1857)
Là thời kỳ Ấn Độ bị Mông Cổ xâm lược và thống trị. Từ giữa thế kỷ XVIII,
thực dân Anh bắt đầu chinh phục Ấn Độ, đến năm 1849, Ấn Độ hoàn toàn bị
biến thành thuộc địa của Anh, vương triều Môgôn tồn tại đến năm 1857 thì
bị diệt vong.
- Thời kì Môgôn (1526-1857) Nước Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn thành lập
năm 1206. Sau khi Thành Cát Tư Hãn chết (1227), đế quốc Mông Cổ chia thành
nhiều nước. Dòng dõi của người Mông Cổ ở Trung Á đều Tuốc hóa và đều theo
đạo Hồi. Từ thế kỉ XIII, người Mông Cổ ở Trung Á nhiều lần tấn công Ấn Độ.
Năm 1526, họ chiếm được Đêli, thành lập vương triều mới gọi là vương triều
Môgôn (Mông Cổ). Từ giữa thế kỉ XVIII, thực dân Anh bắt đầu chinh phục Ấn
Độ. Đến năm 1849, Ấn Độ hoàn toàn biến thành thuộc địa của Anh, vương triều
Môgôn đến năm 1857 bị diệt vong